Thuật ngữ bóng đá có thể xuất hiện trong các môn Esports tại ASIAD

 

Những thuật ngữ vốn dùng trong bóng đá có thể được dùng trong LMHT nói riêng và Esports nói chung tại ASIAD sắp tới.

Như đã biết, cách đây ít lâu, truyền thông xứ Trung tiết lộ các thuật ngữ in-game (trong trò chơi) đặc trưng của Liên Minh Huyền Thoại và những tựa game đối kháng sẽ có thể được thay đổi sao cho phù hợp với một giải đấu như ASIAD. Đây là thông tin có độ tin cậy cao, khi ASIAD luôn là một sự kiện thể thao truyền thống. Trong khi Esports nói chung và các tựa game như LMHT nói riêng luôn có nhiều từ ngữ nhạy cảm đặc thù.

Trong các môn Esports đối kháng như LMHT thì những từ ngữ nhạy cảm là chuyện thường thấy

Trong các môn Esports đối kháng như LMHT thì những từ ngữ nhạy cảm là chuyện thường thấy

Khi đó, nhiều khán giả đã lo ngại những thay đổi sẽ khiến các bộ môn như LMHT mất đi sự đặc trưng vốn có. Tuy vậy, cũng có không ít ý kiến ủng hộ việc thay đổi cho phù hợp tinh thần ASIAD. Bởi lẽ, nếu muốn được công nhận rộng rãi như một môn thể thao thực thụ, Esports hay các bộ môn như LMHT cần có những thay đổi tuân theo quy định của các sự kiện thể thao truyền thống. Hơn nữa, ASIAD Hàng Châu sẽ có thể là một bước đệm lớn, giúp Esports được biết đến rộng rãi hơn nữa.

Từng có thông tin BTC ASIAD sẽ thay đổi các thuật ngữ cho phù hợp với tinh thần của sự kiện

Từng có thông tin BTC ASIAD sẽ thay đổi các thuật ngữ cho phù hợp với tinh thần của sự kiện

Mới đây, theo một số thông tin từ LPL, các bên đang lên kế hoạch để các thuật ngữ trong bóng đá có thể được đưa vào sử dụng ở trong các bộ môn đối kháng như LMHT tại ASIAD sắp tới. Theo ông Wang - Bình luận viên đang trực tiếp tác nghiệp tại Road to ASIAN Games 2022 (giải đấu chia hạt giống cho Esports tại ASIAD), ví dụ khi một người chơi hạ gục 3 tuyển thủ đối phương trong một quãng thời gian nhất định, nếu bình thường sẽ gọi là Triple Kill. Nhưng trong trường hợp này, sẽ được đổi thành hattrick (1 cầu thủ ghi 3 bàn thắng trong một trận đấu bóng đá).

Theo BLV đang làm việc tại RDAG 2022 thì các thuật ngữ bóng đá có thể được sử dụng

Theo BLV đang làm việc tại RDAG 2022 thì các thuật ngữ bóng đá có thể được sử dụng

Thông tin từ BLV Wang có độ tin cậy cao khi ông đang trực tiếp làm việc tại một giải đấu trực thuộc ASIAD. Chưa kể, việc thay đổi và sử dụng các thuật ngữ bóng đá một cách hợp lý thì sẽ hoàn toàn không đánh mất đi sự đặc biệt của các bộ môn Esports đối kháng, khi bóng đá cũng là một môn thể thao đối kháng có tính cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên, có lẽ người hâm mộ sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian, trước khi những chỉnh sửa được Ban tổ chức ASIAD chính thức thông báo.

>

Trúng xổ số độc đắc, người đàn ông mở tiệc tại nghĩa trang

 

Theo phong tục địa phương, người đàn ông may mắn quyết định quay về quê nhà và tổ chức một bữa tiệc với 200 bàn tiệc ở nghĩa trang để chiêu đãi các linh hồn.

Theo truyền thông Thái Lan, một người đàn ông ở tỉnh Chumphon, Thái Lan đã mua một vé số và vô cùng may mắn trúng giải độc đắc trị giá 24 triệu baht (khoảng 16,3 tỷ đồng).

Sau khi trở thành triệu phú, người đàn ông này đã dành khoảng 240.000 baht (khoảng 163 triệu đồng) tương đương với 1% số tiền thưởng, để làm một việc không ai ngờ tới, đó là mở một buổi tiệc chiêu đãi tại nghĩa trang quê nhà.

Trúng xổ số độc đắc, người đàn ông mở tiệc tại nghĩa trang - Ảnh 1.

Người đàn ông này cho rằng may mắn quá lớn đến với anh, khiến anh có cảm giác không thật. Anh tin rằng các linh hồn ngụ tại khu nghĩa trang quê nhà đã phù hộ, ban cho anh may mắn và giúp anh trúng số. Theo phong tục địa phương, anh quyết định quay về quê nhà và tổ chức một bữa tiệc với 200 bàn tiệc ở nghĩa trang để chiêu đãi các linh hồn.

Qua các hình ảnh được đăng tải trên mạng, mỗi bàn tiệc có tổng cộng khoảng 8 món, từ món nguội, cơm chiên, gà hầm, cá hấp kiểu Thái, súp cho đến tráng miệng. Giá mỗi bàn là 1.200 baht (khoảng 817.000 đồng).

Trúng xổ số độc đắc, người đàn ông mở tiệc tại nghĩa trang - Ảnh 2.

Anan Bamrungpruek, người phụ trách cung cấp thực phẩm cho "bữa tiệc nghĩa trang" này, tiết lộ với giới truyền thông rằng người trúng giải độc đắc rất hào phóng, chi mạnh tay và giao cho anh toàn quyền xử lý, chế biến các món ăn theo đúng phong tục địa phương.

Đồng thời, để chia sẻ may mắn và niềm vui của mình khi trúng giải thưởng lớn, chủ nhân bữa tiệc cũng rất hoan nghênh tất cả người dân địa phương đến chung vui, đặc biệt là những gia đình nghèo có thể đến bữa tiệc để lấy thức ăn về nhà.

(Nguồn: ET

>

Người đàn ông đẩy công ty hàng không xuống đáy chỉ bằng một tấm vé: Hãng tưởng hời to nhưng lại lỗ 500 tỷ đồng, kết cục gói gọn hai chữ "thảm hại"

 

Thế nhưng trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass, Steve Rothstein đã bay hơn 10.000 chuyến, “vắt” American Airlines đến sức cùng lực kiệt.

Người đàn ông đẩy công ty hàng không xuống đáy chỉ bằng một tấm vé: Hãng tưởng hời to nhưng lại lỗ 500 tỷ đồng, kết cục gói gọn hai chữ "thảm hại"

Vào cuối những năm 70, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Kỷ nguyên của thập niên 80 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ. Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hàng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Do tình hình ngày càng tồi tệ trong ngành du lịch và lữ hành Hoa Kỳ, American Airlines đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra một khoản lỗ lớn vào năm 1980.

Ý tưởng “cứu nguy" trong lúc khó khăn

Để khắc phục tình hình, American Airlines đã đưa ra một chiến lược xoay chuyển tình thế của hãng hàng không về dòng tiền và khả năng sinh lời. Khi đó, hãng hàng không này thua lỗ tới 76 triệu USD nên rất cần tiền mặt, mà lãi suất ngân hàng lại quá cao. Vì vậy, công ty quyết định tung ra dịch vụ vé hạng nhất không giới hạn này dành cho những hành khách giàu có nhất.

Năm 1981, hãng hàng không giới thiệu đến khách hàng loại vé AAirpass. Chỉ cần bỏ ra 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng), khách hàng có thể đi đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Người mua có thể bỏ thêm 150.000 USD (tương đương 3,5 tỷ đồng) cho người đi cùng.

Năm 1990, giá vé là 600.000 USD (tương đương 14 tỷ đồng) dành cho hai người. Năm 1993, giá cho loại vé này tăng lên 1,01 triệu USD (tương đương 23,7 tỷ đồng) và đến năm 1994, hãng dừng bán. Tuy nhiên, 28 người đã sở hữu tấm vé với mức giá chỉ có một lần trong đời như vậy.

Steve Rothstein, một nhân viên ngân hàng đầu tư thời bấy giờ tại Chicago, đã là một trong những hành khách thân thiết của American Airlines.

Người đàn ông đẩy công ty hàng không xuống đáy chỉ bằng một tấm vé: Hãng tưởng hời to nhưng lại lỗ 500 tỷ đồng, kết cục gói gọn hai chữ thảm hại - Ảnh 1.

Ông Steve Rothstein. Ảnh: The Guardian

Với số tiền ưu đãi 383.000 USD, Rothstein mua được cả AAirpass và vé hành khách đi kèm. Đối với American Airlines khi đó, đây khoản tiền chữa cháy cho năm tài chính không mấy sáng sủa. Thế nhưng điều mà hãng không hề nghĩ tới là trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass trọn đời, Steve Rothstein bay tất cả hơn 10.000 chuyến.

Đặc quyền khi sở hữu tấm vé quyền lực

Ông Rothstein bay hàng ngàn chuyến tới New York, Los Angeles và San Francisco. Ông thường xuyên thăm viếng London, có khi ngắm màn sương mù không dưới 10 lần/tháng. Có hôm rảnh rang, ông cất công bay tới Ontario chỉ để thưởng thức bánh sandwich địa phương. Và nhiều lần cảm thấy tinh thần thiện lành bất chợt, ông mời một người lạ gặp ở sân bay lên khoang hạng nhất cùng mình.

“ Hợp đồng ghi là vô tận vô thời hạn mà. Vì lý gì mà không tuân theo đúng những gì đã viết?”, ông nói.

Trong vòng 25 năm tiếp theo, Rothestein đã đặt hơn 10.000 chuyến, tích lũy hơn 30 triệu dặm bay, tiêu hết 21 triệu USD (tương đương 494 tỷ đồng) tiền vé máy bay, thuế phí. Ông bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles… hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích. Ông còn bay sang London (Anh), đôi khi cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.

Tuy nhiên, hãng bay nhanh chóng nhận ra AAirpass có một lỗ hổng nghiêm trọng: Họ bị “mất” nhiều hơn là “được” trong giao dịch này. Người đứng đầu hãng lúc đó là CEO Robert Crandall cho biết: “Công chúng luôn thông minh hơn bất kỳ tập đoàn nào. Và họ lập tức phát hiện ra chúng tôi đã mắc sai lầm về giá cả”.

Quyết định đẩy hãng hàng không rơi vào bế tắc

Hãng bay Mỹ nhanh chóng thu hồi vé của hai hành khách trên và họ cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm được lý do. Rothstein đã thực hiện 3.000 chuyến bay trong 4 năm, hủy 2.500 chuyến bay trong số đó, vấn đề nằm ở việc ông đã đặt nhiều chuyến bay cho người lạ. Những giao dịch này đều không vi phạm hợp đồng, nhưng hãng coi đó là hành động không trung thực.

Người đàn ông đẩy công ty hàng không xuống đáy chỉ bằng một tấm vé: Hãng tưởng hời to nhưng lại lỗ 500 tỷ đồng, kết cục gói gọn hai chữ thảm hại - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: NBC News

Năm 2008, Rothstein và một số người khác bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Ông đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa.

Sau các vụ kiện, nhóm của Rothstein không lấy lại được AAirpass. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực. Tuy nhiên, hiện tại Cuba đã là tỷ phú, và sở hữu máy bay riêng. Dù vậy, ông vẫn nói rằng tấm vé AAirpass là giao dịch tuyệt vời nhất trong đời mình.

Về sau, vào năm 2004, American mở bán AAirpass không giới hạn lần cuối với giá 3 triệu USD cộng với một thẻ đồng hành giá 2 triệu USD. Nhưng do lùm xùm trước đây, hãng không bán được tấm vé nào. Cuối cùng, cái kết của hãng hàng không cũng chẳng tránh khỏi hai chữ ‘thảm hại”. Năm 2011, họ tuyên bố phá sản để tái cơ cấu công ty.

Nguồn: Medium, The Guardian

>

Bi kịch của siêu anh hùng có tốc độ vượt cả ánh sáng

 

Diễn xuất và phần kịch bản được đầu tư giúp bom tấn “The Flash” ghi điểm. Dẫu vậy, tác phẩm lại có khâu kỹ xảo đáng thất vọng.

The Flash là phần phim thứ 13, cũng là một trong những dự án cuối cùng khép lại Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU). Sau thất bại nặng nề của Shazam! Fury of the Gods , người hâm mộ hy vọng tác phẩm gặt hái thành công tại phòng vé, vực dậy tiếng tăm cho thương hiệu siêu anh hùng.

Trước khi phát hành, dự án càng được chú ý hơn vì những ồn ào đời tư của tài tử Ezra Miller. Theo IMDb, tác phẩm đứng thứ 5 trong danh sách 10 bom tấn được trông đợi nhất hè năm nay, vượt mặt Fast X, Transformers: Rise of the Beasts lẫn Mission: Impossible 7 .

Khi người hùng sửa sai

Nhân vật chính trong phim là người hùng tia chớp Barry Allen (Ezra Miller) - nổi tiếng với biệt danh The Flash. Anh chàng sở hữu khả năng di chuyển cực nhanh, vượt cả tốc độ ánh sáng. Dẫu vậy, nhân vật vẫn phải đối diện bi kịch gia đình, sau khi bố anh bị bắt vì tình nghi sát hại mẹ anh.

Bi kịch của siêu anh hùng có tốc độ vượt cả ánh sáng - Ảnh 1.

Phim kể về số phận The Flash (Ezra Miller) - nổi tiếng là siêu anh hùng nhanh nhất Vũ trụ DC.

Một lần, Barry nhận ra mình không chỉ dịch chuyển đến được mọi không gian, mà còn có thể du hành vượt thời gian. Thế nên anh quyết định sẽ quay ngược quá khứ, về lại thời điểm mẹ bị sát hại để thay đổi mọi thứ.

Hành động ích kỷ của Barry khiến hàng loạt sự kiện bị thay đổi, đẩy Trái Đất đến nguy cơ diệt vong. Không còn cách nào khác, anh phải hợp lực với một phiên bản khác của chính mình trong quá khứ, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp từ Người Dơi (Michael Keaton).

Không như nhiều phim siêu anh hùng chỉ tập trung vào màn hành động, The Flash đào sâu tâm lý nhân vật, lật mở nhiều góc khuất nội tâm của Barry Allen. Người xem hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ giữa anh và cha mẹ, cũng như những vết thương tinh thần người hùng phải chịu đựng.

Đảm nhận phần kịch bản, Christina Hodson - nổi tiếng với Bumblebee (2018) và Birds of Prey (2020) - muốn tạo ra một câu chuyện lớp lang. Bên cạnh tình cảm gia đình, phim còn mang thông điệp sâu sắc về cách đối diện nỗi đau quá khứ. Dù là siêu anh hùng hay người phàm, ai cũng sẽ trưởng thành, trở nên mạnh mẽ hơn nếu biết đứng lên từ thất bại.

Những khái niệm về đa vũ trụ, dòng thời gian, xuyên không gian đều được biên kịch giải thích đơn giản, giúp người xem dễ hiểu. Cô lồng ghép các tình tiết hài hước hợp lý, vừa đủ để duy trì tính giải trí, nhưng không làm mất đi sự nghiêm túc của câu chuyện. Càng về cuối, càng có nhiều cú twist xuất hiện, mang lại bất ngờ cho người xem.

Kỹ xảo là điểm trừ đáng tiếc

Với kinh phí đắt đỏ, các bom tấn hè năm nay đều được đánh giá cao về phần hình ảnh, hành động, chẳng hạn như Fast X, Transformers 7… Thế nhưng, bom tấn nhà DC lại nhiều nhiều lời chê về mảng kỹ xảo. Phần lớn ý kiến đánh giá bom tấn chưa xứng tầm với kinh phí xấp xỉ 220 triệu USD.

Bi kịch của siêu anh hùng có tốc độ vượt cả ánh sáng - Ảnh 2.
Bi kịch của siêu anh hùng có tốc độ vượt cả ánh sáng - Ảnh 3.

Tác phẩm nhận ý kiến không tốt về phần kỹ xảo, hình ảnh.

Trước đó, dự án bị trì hoãn, dời lịch phát hành vì nhiều lần thay đổi đạo diễn. Các nhà làm phim được lựa chọn ban đầu như Seth Grahame-Smith, Rick Famuyiwa, John Francis Daley… đều tuyên bố từ bỏ vì bất đồng quan điểm.

Cuối cùng, ngồi ghế đạo diễn là Andy Muschietti - người từng thành công với các dự án kinh dị Mama (2013), It (2017), It Chapter Two (2019). Dù chưa có kinh nghiệm với thể loại siêu anh hùng, nhà làm phim vẫn dẫn dắt tốt câu chuyện, mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.

Dẫu vậy, phần kỹ xảo không đạt chất lượng cao, khiến người xem có cảm giác khâu hậu kỳ được làm gấp rút. Các hiệu ứng vi tính trông không thật, đặc biệt là khi nhân vật chính sử dụng siêu năng lực, chạy xuyên qua các thành phố lẫn quốc gia. Thậm chí trong nhiều phân đoạn, chất lượng hình ảnh và kỹ xảo còn thấp hơn so với nhiều phim truyền hình hiện nay.

Thậm chí, cảnh chiến đấu cuối phim cũng chưa thực sự làm người xem thỏa mãn. Phần ánh sáng, màu sắc lẫn hiệu ứng kỹ xảo được xử lý không tốt, ít nhiều làm giảm tính thẩm mỹ, khiến chất lượng phim đi xuống.

Theo Variety , đạo diễn Andy Muschietti khá thẳng thắn chia sẻ về phần kỹ xảo của phim. Anh cho rằng tất cả đều “có mục đích”, nhằm mang đến cho người xem góc nhìn khác thường của nhân vật chính. Song, phần lớn người hâm mộ đều không hài lòng trước luận điểm này.

Diễn xuất nâng tầm tác phẩm

Dù hiệu ứng kỹ xảo đáng thất vọng, tác phẩm vẫn cuốn hút nhờ diễn xuất tròn trịa của dàn diễn viên. Trong phim, Ezra Miller cùng lúc phải diễn 2 vai, ứng với 2 phiên bản của The Flash ở hiện tại và quá khứ.

Một mặt, anh phải trở thành một Barry vô tư, sôi nổi và giàu năng lượng. Mặt khác, anh là Barry có nhiều tâm sự vì từng trải qua sai lầm lẫn mất mát. Một người thoải mái bộc lộ cảm xúc còn người kia luôn e ngại, giữ chừng mực. Dù đảm nhận vai diễn nào, Ezra Miller cũng thành công và mang lại nhiều cảm xúc cho phim.

Bi kịch của siêu anh hùng có tốc độ vượt cả ánh sáng - Ảnh 4.

Với khuôn mặt đậm chất điện ảnh, ngôi sao lột tả trọn vẹn sự cô độc và tự ti của nhân vật. Hóa ra ẩn sau lớp áo siêu anh hùng vẫn là một đứa trẻ chịu nhiều thương tổn, khao khát tình thương.

Các diễn viên phụ cũng duyên dáng, giúp tác phẩm hấp dẫn hơn. Michael Keaton chứng minh “gừng càng già càng cay”. Ở tuổi 71, tài tử vẫn giữ phong độ, thể hiện được phong thái của một Người Dơi lão làng, giàu kinh nghiệm.

Các diễn viên Ben Affleck, Michael Shannon dù ít đất diễn nhưng không gặp khó khăn khi trở lại với vai diễn quen thuộc. Đặc biệt, sự xuất hiện của Sasha Calle với vai Supergirl cũng là một yếu tố thú vị trong phim.

Bỏ qua các hạn chế, The Flash vẫn chiếm được thiện cảm của người hâm mộ. Tác phẩm được đánh giá là “bức thư tình” gửi đến những ai yêu mến DCEU, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.

>

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+

 

The Idol - phim truyền hình ăn khách mới của HBO thổi bùng làn sóng tranh luận trên mạng xã hội do ngập ngụa cảnh 18+. Tuy nhiên, nếu so sánh với những “tiền bối” đi trước, phim có Jennie (BlackPink) dường như vẫn ở mức độ bình thường.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 1.

Cảnh sex là một trong những yếu tố hút người xem của Bridgerton. Ảnh: Netflix.

Bridgerton

Vào thời điểm lên sóng năm 2020, Bridgerton nhanh chóng gây tiếng vang không chỉ bởi khai thác chủ đề tình yêu, bối cảnh và trang phục hoành tráng, mà còn bởi những cảnh trần trụi và chân thực.

Dù lấy bối cảnh nước Anh vào những năm 1800, các nhân vật trong phim dường như không bị bó buộc bởi khuôn mẫu xã hội hay các nguyên tắc. Họ không ngại “lên giường” với nhau trong khi học cách hòa nhập với xã hội trên hành trình tìm kiếm bạn đời.

Ở phần 1, cặp đôi chính tiểu thư Daphne Bridgerton (Phoebe Dynevor đóng) và Công tước Hastings, Simon Basset (Regé‑Jean Page đóng), có tổng cộng 9 cảnh “giường chiếu” và vô số những phân đoạn ôm hôn ngọt ngào khác. Trong đó, nóng bỏng nhất là liên hoàn cảnh dài ba phút, từ hiên nhà hoang, phòng ngủ đến phòng sách rồi ra bờ sông.

Cảnh sex giảm đáng kể trong phần hai, nhưng cũng đủ để người xem “đỏ mặt”.

Phần ngoại truyện Queen Charlotte: A Bridgerton Story lấy lại phong độ khi đầy rẫy cảnh 18+ như tán tỉnh trong bồn tắm, quan hệ đồng giới hay qua đời trong lúc ân ái.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 2.

Industry kể về môi trường công sở nhưng thời lượng tại phòng làm việc ít hơn trên giường. Ảnh: BBC.

Industry

Cũng phát hành vào năm 2020, Industry tập trung vào nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đầy tham vọng làm việc tại ngân hàng đầu tư ở London (Anh).

Ngay từ tập thứ 2, phim gây sốc cho người xem bởi những cảnh khỏa thân không che.

Người xem chứng kiến các nhân vật cởi bỏ nội y và lén xem phim khiêu dâm.

Sang những tập khác, Industry phát sóng cảnh sử dụng ma tuý và cảnh “giường chiếu” trần trụi.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 3.

Games Of Thrones nổi tiếng với nhiều cảnh trần trụi. Ảnh: HBO.

Game Of Thrones

Lên sóng từ năm 2011, Games Of Thrones liên tục “tấn công” người xem bởi những phân cảnh tình dục và bạo lực đẫm máu.

Theo thống kê, loạt phim có hơn 82 cảnh nóng trong 8 mùa, nhiều nhất là trong mùa đầu tiên. Dù vậy, phim vẫn gây tiếng vang lớn, trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng.

Game Of Thrones cũng gây tranh cãi với một số cảnh sex bạo lực, bao gồm cảnh Sansa Stark bị Ramsay Bolton cưỡng hiếp trong đêm tân hôn và mối quan hệ loạn luân giữa Cersei và Jaime Lannister.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 4.

Euphoria cũng "cha đẻ" với The Idol và cảnh thân mật bỏ xa "đàn em". Ảnh: HBO.

Euphoria

Cùng được tạo ra dưới bàn tay nhào nặn của Sam Levinson, Euphoria cũng tràn ngập cảnh nóng như The Idol, nhưng bộ phim năm 2019 lại nhận được sự hoan nghênh từ giới phê bình, bỏ xa “hậu bối”.

Loạt phim tập trung vào Rue (Zendaya), thiếu nữ 17 tuổi nghiện ma tuý đang trong thời gian phục hồi, và những người bạn cùng lớp của cô.

Ngay từ tập đầu tiên, khán giả được thấy liên tục ba cảnh đậm chất tình dục, bao gồm cảnh hẹn hò giữa hồ bơi, cưỡng hiếp và nhóm thiếu niên cởi trần trong khi xem những bức ảnh khiêu dâm bị rò rỉ của một nhân vật khác trong phim.

Tim Winter, chủ tịch Parents Television Council - tổ chức vận động chống những nội dung không lành mạnh trên truyền hình Mỹ, chỉ trích Euphoria “đang tiếp thị một cách công khai và cố ý nội dung người lớn cực kỳ phản cảm - tình dục, bạo lực, ngôn từ tục tĩu và sử dụng ma túy - cho thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên".

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 5.

Obsession bị chỉ trích vì khai thác mối quan hệ phi đạo đức giữa cha và vị hôn thê của con trai. Ảnh: Netflix.

Obsession

Thời điểm lên sóng vào đầu năm nay, Obsession bị đánh dấu cảnh báo do có những cảnh trần trụi và không phù hợp với mọi lứa tuổi.

Trong phim, Richard Armitage vào vai bác sĩ phẫu thuật tên là William có mối quan hệ bất chính với vị hôn thê của con trai Jay là Anna (Charlie Murphy).

Cảnh nóng bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội nhất là William “tự an ủi” trên chiếc giường trong phòng khách sạn mà Anna thuê trong chuyến đi Paris (Pháp).

Phần lớn người xem bị sốc vì cảnh phim trần trụi, chân thực quá mức. Họ cũng khó chịu khi nam chính được xây dựng với hình tượng biến thái và vô đạo đức.

Không chỉ vậy, phim cũng đề cập đến mối quan hệ BDSM (bạo dâm và khổ dâm).

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 6.

Dù chứa nhiều cảnh sex, Normal People vẫn được đánh giá cao. Ảnh: BBC.

Normal People

Normal People lên sóng vào năm 2020 và nhanh chóng trở thành chương trình hấp dẫn nhất từ trước đến nay của BBC. Phim kể về chuyện tình kéo dài nhiều năm giữa hai người trẻ Marianne Sheridan (Daisy Edgar-Jones) và Connell Waldron (Paul Mescal) trong bối cảnh xã hội suy thoái ở Ireland.

Như The Idol , cảnh nóng là “đặc sản” của phim. Tổng cộng có hơn 41 phút cảnh 18+ trong suốt 12 tập.

Dù bị một số khán giả khiếu nại vì chiếu cảnh nhạy cảm trên sóng truyền hình, Normal People là series hiếm hoi không bị “ném đá” vì phản cảm, dung tục. Mỗi cảnh “nóng” đều mang giá trị truyền đạt câu chuyện và cảm xúc của từng nhân vật.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 7.

Sex/Life gây sốc vì những cảnh khỏa thân chân thực của đàn ông. Ảnh: Netflix.

Sex/Life

Sex/Life lên sóng vào năm 2021, xoay quanh mối tình tay ba giữa bà mẹ 2 con Billie với chồng Cooper và tình cũ Brad.

Ngay từ tên phim và đoạn giới thiệu, người xem chắc chắn mường tượng được Sex/Life chứa đựng những khoảnh khắc 18+ trước cả khi xem phim. Tuy nhiên, không ít người bị sốc bởi mức độ “chơi lớn” của đạo diễn.

Trong một cảnh trong mùa đầu tiên, Brad phô bày bộ phận nhạy cảm nhất khi đang tắm. Nhờ đó, nam diễn viên Adam Demos nổi tiếng chỉ sau một đêm.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 8.

Skins gây tiếng vang vì mạnh dạn khai thác những chủ đề nhạy cảm và nhức nhối về thanh thiếu niên. Ảnh: E4.

Skins

Là một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Anh những năm 2000, Skins tập trung vào một nhóm thanh thiếu niên đam mê các tệ nạn như ma túy, rượu và tình dục.

Bất chấp nội dung gây tranh cãi khi khai thác các vấn đề nhạy cảm như giới tính, tình dục thanh thiếu niên, lạm dụng chất kích thích và cái chết, phim không chỉ thu hút lượng người xem đông đảo, mà còn nhận được đánh giá cao từ giới phê bình. Tiêu biểu là thắng giải BAFTA, được ví là Oscar nước Anh.

April Pearson, người đóng vai Michelle trong hai mùa đầu tiên, tiết lộ không có điều phối viên cảnh nóng nào trên trường quay, do đó các phân cảnh 18+ dường như không có giới hạn.

“Tôi đã 18 tuổi ngay khi bắt đầu quay phim. Vì vậy, tôi có nhiều cảnh sex hơn những người khác. Ngày đầu tiên quay phim của tôi là một cảnh 18+”, nữ diễn viên kể trên podcast riêng.

Theo Daily Mail

>

HLV Bengi khẳng định sẽ không bước ra sân khấu để cấm chọn khiến fan T1 sửng sốt

 

HLV Bengi và T1 đang thực hiện phong cách cấm chọn khá lạ lẫm so với phần còn lại của làng LMHT.

Thông thường, trong các trận đấu Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) chuyên nghiệp, việc Huấn luyện viên bàn chiến thuật với tuyển thủ nhưng vẫn góp mặt trên sân khấu trong phần cấm chọn là bình thường. Tại đây, các HLV sẽ truyền đạt những thông tin, nhận định cuối cùng đến các học trò, cũng như góp ý về các lượt chọn tướng của họ. Đây là hình ảnh vô cùng quen thuộc đến mức, mọi sự thay đổi đều sẽ tạo cảm giác lạ lẫm.

Các HLV tham gia trực tiếp vào khâu cấm chọn trước khi vào trận là chuyện quá đỗi bình thường

Các HLV tham gia trực tiếp vào khâu cấm chọn trước khi vào trận là chuyện quá đỗi bình thường

Nhưng mới đây, chính T1 lại "tiên phong" trong việc tạo nên sự khác biệt. Cụ thể, trong trận gặp OK BRION (OKBRO), HLV Bengi đã không xuất hiện trên sân khấu trong phần cấm chọn của hai đội. Thay vào đó, vị HLV này vẫn ngồi quan sát trong phòng chờ và để các cộng sự làm thay công việc của mình với các tuyển thủ. Đây là điều khá lạ lùng khi trừ trường hợp bất khả kháng, còn lại các HLV trưởng đều muốn chỉ đạo nốt những chiến thuật cuối cùng.

Nhưng HLV Bengi mới đây chỉ xuất hiện trong phòng chờ

Nhưng HLV Bengi mới đây chỉ xuất hiện trong phòng chờ

Tuy nhiên, theo HLV Bengi, việc này là để ông có cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất về chiến thuật của T1 cũng như các đội đối thủ. Ông cũng cho biết, ngồi lại phía sau sẽ giúp ông biết được những lựa chọn có tốt hay không cũng như lên sẵn những bài vở cho những ván đấu tiếp theo sau đó. Ngoài ra, HLV Bengi cũng khẳng định, trừ khi trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng. Còn lại, ông và T1 cũng thống nhất sẽ duy trì phong cách huấn luyện và chỉ đạo này trong các trận tương lai.

Chỉ có cộng sự của HLV Bengi tham gia vào khâu cấm chọn trên sân khấu thi đấu

Chỉ có cộng sự của HLV Bengi tham gia vào khâu cấm chọn trên sân khấu thi đấu

Nhiều người hâm mộ T1 tỏ ra khá bất ngờ với sự thay đổi mới của T1. Tuy nhiên, đại đa số nhận định thì cho rằng điều này hoàn toàn bình thường nếu vẫn giúp T1 có những kết quả tích cực. Cụ thể, người hâm mộ T1 cho rằng, HLV Bengi và các cộng sự chắc chắn đã lên một kế hoạch tỉ mỉ cho các tuyển thủ từ trước. Do đó, việc ông có ra mặt trực tiếp trên sân khấu hay không cũng không quá quan trọng. Hơn nữa, trong trường hợp bất khả kháng, HLV Bengi vẫn sẽ trực tiếp xử lý mọi việc.

HLV Bengi cho biết sẽ tiếp tục phong cách này trong thời gian tới

HLV Bengi cho biết sẽ tiếp tục phong cách này trong thời gian tới

Chính vì vậy, có lẽ khán giả sẽ ít thấy hẳn hình ảnh HLV Bengi trên sân khấu trong lúc T1 cấm chọn trước mỗi ván đấu. Nhưng sự thay đổi sẽ luôn được hoan nghênh, nếu đội tuyển đó vẫn gặt hái những chiến thắng trên hành trình cạnh tranh danh hiệu.


>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn