Elon Musk cho biết thử nghiệm cấy ghép não Neuralink đầu tiên trên người có thể bắt đầu ngay trong nửa cuối năm 2023.
Neuralink, startup công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập, cho biết đã nhận được sự đồng thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên con người.
Lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào năm 2017, Neuralink là một BCI (Brain Computer Interface) có thể được cấy ghép bằng robot phẫu thuật (hiển thị trong hình trên). Khi thiết bị Neuralink được cấy vào não bệnh nhân, nó có thể giao tiếp với máy tính bên ngoài. Tóm lại, nó cho phép bộ não của bạn kết nối với công nghệ.
Với việc được các cơ quan quản lý Hoa Kỳ cấp phép, Elon Musk cho biết thử nghiệm cấy ghép não Neuralink đầu tiên trên người có thể bắt đầu ngay trong nửa cuối năm 2023 này. “Có vẻ như trường hợp đầu tiên sẽ xảy ra vào cuối năm nay,” vị tỷ phú cho biết trong bài phát biểu tại sự kiện VivaTech ở Paris mới đây. Tuy nhiên, Elon Musk từ chối đề cập đến những thông tin chi tiết khác như có bao nhiêu bệnh nhân sẽ được cấy ghép và trong bao lâu.
Trên thực tế, Neuralink đã bắt đầu chương trình tiếp nhận tình nguyện viên đăng ký vào đầu năm nay. Trong đó, người tham gia sẽ được đánh giá tổng quát xem liệu họ có đủ điều kiện sơ bộ cho các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai hay không. Công ty cho biết trên trang web của mình rằng "bất kỳ ai ở Hoa Kỳ ít nhất 18 tuổi và ở độ tuổi trưởng thành theo quy định tại tiểu bang nơi họ sinh sống. Những người muốn tham gia phải cam kết chấp nhận rủi ro bị liệt tứ chi, liệt nửa người, giảm thị lực, mất thính lực và/hoặc không có khả năng nói.
Mặc dù có nhiều cuộc thảo luận xung quanh khả năng sử dụng Neuralink, nhưng trọng tâm hiện tại của công ty là giúp những người bị liệt nửa người hoặc liệt tứ chi có cuộc sống dễ dàng và bình thường hơn. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách cho phép bệnh nhân điều khiển các thiết bị, chẳng hạn như điện thoại thông minh và chuột máy tính, chỉ bằng việc sử dụng suy nghĩ của họ.
Ngoài thiết bị cấy ghép, Neuralink cũng đã thiết kế một robot phẫu thuật chuyên dụng để thực hiện quá trình cấy ghép. Cho đến nay, công ty chỉ tiến hành nghiên cứu trên động vật.
Neuralink nghe có vẻ như là một bước nhảy vọt thú vị về mối quan hệ giữa con người và máy tính. Tuy nhiên việc cấy ghép các thiết bị điện tử, dù là tối tân nhất vào não bộ đã làm dấy lên không ít lo ngại hoặc thậm chí gây nên ám ảnh về sự xâm phạm đến quyền riêng tư cũng như gây nguy hại cho sức khỏe con người. Sẽ thế nào nếu gần như mọi suy nghĩ của chúng ta đều được máy móc thu thập và gửi về cho Neuralink? Đó thực sự là một kịch bản tồi tệ của công nghệ tưởng chừng như siêu việt này.
Là hành trình sửa chữa và giải cứu đa vũ trụ của "người nhanh nhất nhân loại", The Flash không thể thiếu những chi tiết ẩn về DC và cả nền văn hoá đại chúng.
Wonder Woman (lại) đóng cameo
Công chúa Diana rất siêng năng đóng cameo trong phim DC gần đây khi sau Shazam! 2, The Flash là dự án tiếp theo có cô tham gia. Khi Batman và The Flash truy đuổi kẻ xấu ở Gotham, Wonder Woman đã xuất hiện để chi viện.
Loạt phim kinh điển
Nhiều siêu phẩm nổi tiếng xuất hiện trong The Flash, như Scooby Doo - một trong những dự án đời đầu do James Gunn chấp bút, hay Back to the Future - bộ phim có sự thay đổi về diễn viên khi dòng thời gian bị Barry Allen phá vỡ.
Tiệm Grayson’s
Đối diện căn hộ nhỏ của Barry Allen có một cửa hàng tên Grayson’s. Cái tên này gợi nhớ đến Dick Grayson, cũng chính là Robin thế hệ đầu tiên.
Warner Bros. ngầm công nhận Justice League của Zack Snyder
Có 2 tình tiết trong The Flash cho thấy DC và Warner Bros. đã công nhận phiên bản Justice League của Zack Snyder. Một là việc Iris West từng gặp Barry Allen nhiều năm trước (khi anh cứu cô trong hình dạng The Flash), và việc The Flash từng đi ngược thời gian 1 giây vốn chỉ xảy ra trong Snyder Cut.
Một loạt Batman xuất hiện
Bên cạnh các phiên bản Batman của Ben Affleck và Michael Keaton giữ vai trò lớn, The Flash còn có các phiên bản Người Dơi khác khiến khán giả phấn khích. Đầu tiên là phiên bản Batman của Adam West trong loạt phim truyền hình thập niên 60. Phiên bản này xuất hiện trong vùng speed force khi các vũ trụ sắp đâm vào nhau.
Cũng xuất hiện trong phân đoạn trên là phiên bản Batman của Lewis Wilson trong loạt phim năm 1943.
Cuối cùng là phiên bản Batman của George Clooney. Nam tài tử xuất hiện với hình tượng Bruce Wayne ở cảnh cuối thay vì Ben Affleck, cho thấy Barry Allen có lẽ chưa thật sự thành công.
Superman và Supergirl "thời hoàng kim"
Trong phân đoạn va chạm đa vũ trụ, hình ảnh Superman và Supergirl thuở xưa bất ngờ xuất hiện. Hai nhân vật kinh điển do Christopher Reeve và Helen Slater thể hiện xuất hiện bên nhau, cùng nhìn vào vùng nhiễu loạn đa vũ trụ trước Barry Allen thành công ngăn chặn thảm hoạ.
Superman của Nicolas Cage
Bên cạnh Christopher Reeve, phiên bản Superman "lỗi" của Nicolas Cage cũng xuất hiện. Trong cảnh phim, nhân vật này đang chiến đấu với một con nhện khổng lồ.
"Túi cười" của Joker
Tại Hang Dơi của Batman "già", Barry Allen #2 đã tìm thấy một túi nhỏ phát ra tiếng cười. Đây là "đồ chơi" của Joker trong phim Batman 1989 có Michael Keaton đóng. Ngoài ra, một bản Joker khác của Cesar Romero cũng góp mặt trong cảnh "va chạm đa vũ trụ" của The Flash.
The Flash Jay Garrick
Một phiên bản The Flash đã xuất hiện chớp nhoáng vài giây trong cảnh "va chạm". Đó là phiên bản The Flash của Jay Garrick (The Flash đầu tiên) do Teddy Sears thể hiện trong series đình đám của CW.
Đạo diễn góp vui
"Cha đẻ" phim The Flash - Andy Muschietti cũng góp mặt trong phim của mình. Anh thủ vai một vị phóng viên bị Barry Allen cướp mất bữa sáng trước khi anh đến vụ xét xử cha của mình.
Aquaman
Vị anh hùng của Atlantis xuất hiện bất ngờ trong after-credit của The Flash. Anh có bữa "nhậu" với Barry Allen nhưng sau đó say bí tỉ, thậm chí ngã vào vũng nước ven đường rồi ngủ.
Dữ liệu từ đài quan sát Trái Đất của NASA cho thấy vết rách hình chữ Y giữa lục địa lớn thứ 2 của Trái Đất đang ngày càng rộng ra.
"Đới tách giãn Đông Phi" - một mạng lưới các thung lũng trải dài khoảng 3.500 km từ Biển Đỏ đến Mozambique - đang rõ rệt hơn sau 35 triệu năm hình thành, tạo nên một vết rách khổng lồ chia tách châu Phi làm 3 phần, theo NASA.
Một phần của hệ thống thung lũng khổng lồ Đới tách giãn Đông Phi, thật ra là một vết nứt lục địa lớn - Ảnh: IRENA
Dọc theo vết rách khổng lồ này, ở phía Đông châu Phi, mảng kiến tạo Somalia (còn gọi là mảng Somali) đang bị kéo về phía Đông, ngày một rời xa mảng Nubian (mảng Châu Phi) cổ xưa hơn của lục địa trong một quá trình gọi là "kiến tạo mảng", có thể hiểu nôm na là sự di chuyển của các mảnh vỏ Trái Đất.
Hai mảng Somalia và Nubian cũng đang tách dần khỏi mảng Ả Rập ở phía Bắc, Hiệp hội Địa chất London (Anh) cho biết.
Cách các mảng kiến tạo đang di chuyển và tách dần ra khỏi nhau ở châu Phi - Ảnh: HIỆP HỘI ĐỊA CHẤT MỸ
Nói với Live Scicence, TS Cynthia Ebinger, Chủ nhiệm Khoa Địa chất - Trường Đại học Tulane (Mỹ) cho biết đường rạn nứt này bắt đầu giữa vùng Ả Rập và Sừng châu Phi phía Đông lục địa, sau đó kéo dài dần về phía Nam theo thời gian, chạm đến phía Bắc Kenya vào 25 triệu năm trước.
Đới tách giãn Đông Phi gồm 2 tập hợp vết nứt rộng song song trong vỏ Trái Đất, với một vết đi qua Ethiopia và Kenya, một vết vòng cung từ Uganda đến Malawi.
Sự tồn tại của các vết nứt rõ rệt hơn, rộng ra trung bình 6,35 mm mỗi năm, cùng với các khu vực động đất và núi lửa ngoài khơi cho thấy châu Phi đang dần bị tách ra.
Hiệp hội Địa chất London cho rằng Đới tách giãn Đông Phi hình thành do nhiệt tỏa ra từ phần yêu hơn, nóng hơn, nằm phía trên lớp phủ Trái Đất, tức ngay bên dưới vỏ hành tinh, ở khu vực Kenya và Ethiopia. Sức nóng này làm cho vỏ bên trên bị nâng lên, giãn ra, khiến đá lục địa nứt vỡ.
Qua hàng chục triệu năm, quá trình này đã thúc đẩy nhiều hoạt động núi lửa, bao gồm sự hình thành của ngọn núi cao nhất châu Phi Killimanjaro.
Có 3 kịch bản được các nhà khoa học đưa ra cho tương lai châu Phi. Kịch bản có khả năng cao nhất là mảng Somalia tách ra khỏi phần còn lại của châu lục, tạo nên một vùng biển mới ở giữa. Lục địa mới sẽ gồm Somalia, Eritrea, Djibouti, phần phía Đông của Ethiopia, Kenya, Tanzania và Mozambique.
Kịch bản thứ hai là phần tách ra chỉ gồm phía Đông Tanzania và Mozambique. Dự kiến sự phân tách này sẽ xảy ra trong vòng 1 đến 5 triệu năm tới.
Tuy nhiên, vẫn còn một kịch bản thứ 3 là Đới tách giãn Đông Phi trở thành một vết nứt không thành công bởi các lực địa chất thúc đẩy nó quá chậm, như thung lũng tách giãn ở Bắc Mỹ, đã uốn cong khoảng 3.000 km vùng Thượng Trung Tây, nhưng không đủ mạnh để tách đôi lục địa.
Những thuật ngữ vốn dùng trong bóng đá có thể được dùng trong LMHT nói riêng và Esports nói chung tại ASIAD sắp tới.
Như đã biết, cách đây ít lâu, truyền thông xứ Trung tiết lộ các thuật ngữ in-game (trong trò chơi) đặc trưng của Liên Minh Huyền Thoại và những tựa game đối kháng sẽ có thể được thay đổi sao cho phù hợp với một giải đấu như ASIAD. Đây là thông tin có độ tin cậy cao, khi ASIAD luôn là một sự kiện thể thao truyền thống. Trong khi Esports nói chung và các tựa game như LMHT nói riêng luôn có nhiều từ ngữ nhạy cảm đặc thù.
Khi đó, nhiều khán giả đã lo ngại những thay đổi sẽ khiến các bộ môn như LMHT mất đi sự đặc trưng vốn có. Tuy vậy, cũng có không ít ý kiến ủng hộ việc thay đổi cho phù hợp tinh thần ASIAD. Bởi lẽ, nếu muốn được công nhận rộng rãi như một môn thể thao thực thụ, Esports hay các bộ môn như LMHT cần có những thay đổi tuân theo quy định của các sự kiện thể thao truyền thống. Hơn nữa, ASIAD Hàng Châu sẽ có thể là một bước đệm lớn, giúp Esports được biết đến rộng rãi hơn nữa.
Mới đây, theo một số thông tin từ LPL, các bên đang lên kế hoạch để các thuật ngữ trong bóng đá có thể được đưa vào sử dụng ở trong các bộ môn đối kháng như LMHT tại ASIAD sắp tới. Theo ông Wang - Bình luận viên đang trực tiếp tác nghiệp tại Road to ASIAN Games 2022 (giải đấu chia hạt giống cho Esports tại ASIAD), ví dụ khi một người chơi hạ gục 3 tuyển thủ đối phương trong một quãng thời gian nhất định, nếu bình thường sẽ gọi là Triple Kill. Nhưng trong trường hợp này, sẽ được đổi thành hattrick (1 cầu thủ ghi 3 bàn thắng trong một trận đấu bóng đá).
Thông tin từ BLV Wang có độ tin cậy cao khi ông đang trực tiếp làm việc tại một giải đấu trực thuộc ASIAD. Chưa kể, việc thay đổi và sử dụng các thuật ngữ bóng đá một cách hợp lý thì sẽ hoàn toàn không đánh mất đi sự đặc biệt của các bộ môn Esports đối kháng, khi bóng đá cũng là một môn thể thao đối kháng có tính cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên, có lẽ người hâm mộ sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian, trước khi những chỉnh sửa được Ban tổ chức ASIAD chính thức thông báo.
Theo phong tục địa phương, người đàn ông may mắn quyết định quay về quê nhà và tổ chức một bữa tiệc với 200 bàn tiệc ở nghĩa trang để chiêu đãi các linh hồn.
Theo truyền thông Thái Lan, một người đàn ông ở tỉnh Chumphon, Thái Lan đã mua một vé số và vô cùng may mắn trúng giải độc đắc trị giá 24 triệu baht (khoảng 16,3 tỷ đồng).
Sau khi trở thành triệu phú, người đàn ông này đã dành khoảng 240.000 baht (khoảng 163 triệu đồng) tương đương với 1% số tiền thưởng, để làm một việc không ai ngờ tới, đó là mở một buổi tiệc chiêu đãi tại nghĩa trang quê nhà.
Người đàn ông này cho rằng may mắn quá lớn đến với anh, khiến anh có cảm giác không thật. Anh tin rằng các linh hồn ngụ tại khu nghĩa trang quê nhà đã phù hộ, ban cho anh may mắn và giúp anh trúng số. Theo phong tục địa phương, anh quyết định quay về quê nhà và tổ chức một bữa tiệc với 200 bàn tiệc ở nghĩa trang để chiêu đãi các linh hồn.
Qua các hình ảnh được đăng tải trên mạng, mỗi bàn tiệc có tổng cộng khoảng 8 món, từ món nguội, cơm chiên, gà hầm, cá hấp kiểu Thái, súp cho đến tráng miệng. Giá mỗi bàn là 1.200 baht (khoảng 817.000 đồng).
Anan Bamrungpruek, người phụ trách cung cấp thực phẩm cho "bữa tiệc nghĩa trang" này, tiết lộ với giới truyền thông rằng người trúng giải độc đắc rất hào phóng, chi mạnh tay và giao cho anh toàn quyền xử lý, chế biến các món ăn theo đúng phong tục địa phương.
Đồng thời, để chia sẻ may mắn và niềm vui của mình khi trúng giải thưởng lớn, chủ nhân bữa tiệc cũng rất hoan nghênh tất cả người dân địa phương đến chung vui, đặc biệt là những gia đình nghèo có thể đến bữa tiệc để lấy thức ăn về nhà.
Thế nhưng trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass, Steve Rothstein đã bay hơn 10.000 chuyến, “vắt” American Airlines đến sức cùng lực kiệt.
Vào cuối những năm 70, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Kỷ nguyên của thập niên 80 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ. Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hàng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Do tình hình ngày càng tồi tệ trong ngành du lịch và lữ hành Hoa Kỳ, American Airlines đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra một khoản lỗ lớn vào năm 1980.
Ý tưởng “cứu nguy" trong lúc khó khăn
Để khắc phục tình hình, American Airlines đã đưa ra một chiến lược xoay chuyển tình thế của hãng hàng không về dòng tiền và khả năng sinh lời. Khi đó, hãng hàng không này thua lỗ tới 76 triệu USD nên rất cần tiền mặt, mà lãi suất ngân hàng lại quá cao. Vì vậy, công ty quyết định tung ra dịch vụ vé hạng nhất không giới hạn này dành cho những hành khách giàu có nhất.
Năm 1981, hãng hàng không giới thiệu đến khách hàng loại vé AAirpass. Chỉ cần bỏ ra 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng), khách hàng có thể đi đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Người mua có thể bỏ thêm 150.000 USD (tương đương 3,5 tỷ đồng) cho người đi cùng.
Năm 1990, giá vé là 600.000 USD (tương đương 14 tỷ đồng) dành cho hai người. Năm 1993, giá cho loại vé này tăng lên 1,01 triệu USD (tương đương 23,7 tỷ đồng) và đến năm 1994, hãng dừng bán. Tuy nhiên, 28 người đã sở hữu tấm vé với mức giá chỉ có một lần trong đời như vậy.
Steve Rothstein, một nhân viên ngân hàng đầu tư thời bấy giờ tại Chicago, đã là một trong những hành khách thân thiết của American Airlines.
Ông Steve Rothstein. Ảnh: The Guardian
Với số tiền ưu đãi 383.000 USD, Rothstein mua được cả AAirpass và vé hành khách đi kèm. Đối với American Airlines khi đó, đây khoản tiền chữa cháy cho năm tài chính không mấy sáng sủa. Thế nhưng điều mà hãng không hề nghĩ tới là trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass trọn đời, Steve Rothstein bay tất cả hơn 10.000 chuyến.
Đặc quyền khi sở hữu tấm vé quyền lực
Ông Rothstein bay hàng ngàn chuyến tới New York, Los Angeles và San Francisco. Ông thường xuyên thăm viếng London, có khi ngắm màn sương mù không dưới 10 lần/tháng. Có hôm rảnh rang, ông cất công bay tới Ontario chỉ để thưởng thức bánh sandwich địa phương. Và nhiều lần cảm thấy tinh thần thiện lành bất chợt, ông mời một người lạ gặp ở sân bay lên khoang hạng nhất cùng mình.
“ Hợp đồng ghi là vô tận vô thời hạn mà. Vì lý gì mà không tuân theo đúng những gì đã viết?”, ông nói.
Trong vòng 25 năm tiếp theo, Rothestein đã đặt hơn 10.000 chuyến, tích lũy hơn 30 triệu dặm bay, tiêu hết 21 triệu USD (tương đương 494 tỷ đồng) tiền vé máy bay, thuế phí. Ông bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles… hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích. Ông còn bay sang London (Anh), đôi khi cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.
Tuy nhiên, hãng bay nhanh chóng nhận ra AAirpass có một lỗ hổng nghiêm trọng: Họ bị “mất” nhiều hơn là “được” trong giao dịch này. Người đứng đầu hãng lúc đó là CEO Robert Crandall cho biết: “Công chúng luôn thông minh hơn bất kỳ tập đoàn nào. Và họ lập tức phát hiện ra chúng tôi đã mắc sai lầm về giá cả”.
Quyết định đẩy hãng hàng không rơi vào bế tắc
Hãng bay Mỹ nhanh chóng thu hồi vé của hai hành khách trên và họ cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm được lý do. Rothstein đã thực hiện 3.000 chuyến bay trong 4 năm, hủy 2.500 chuyến bay trong số đó, vấn đề nằm ở việc ông đã đặt nhiều chuyến bay cho người lạ. Những giao dịch này đều không vi phạm hợp đồng, nhưng hãng coi đó là hành động không trung thực.
Hình minh họa. Ảnh: NBC News
Năm 2008, Rothstein và một số người khác bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Ông đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa.
Sau các vụ kiện, nhóm của Rothstein không lấy lại được AAirpass. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực. Tuy nhiên, hiện tại Cuba đã là tỷ phú, và sở hữu máy bay riêng. Dù vậy, ông vẫn nói rằng tấm vé AAirpass là giao dịch tuyệt vời nhất trong đời mình.
Về sau, vào năm 2004, American mở bán AAirpass không giới hạn lần cuối với giá 3 triệu USD cộng với một thẻ đồng hành giá 2 triệu USD. Nhưng do lùm xùm trước đây, hãng không bán được tấm vé nào. Cuối cùng, cái kết của hãng hàng không cũng chẳng tránh khỏi hai chữ ‘thảm hại”. Năm 2011, họ tuyên bố phá sản để tái cơ cấu công ty.
Diễn xuất và phần kịch bản được đầu tư giúp bom tấn “The Flash” ghi điểm. Dẫu vậy, tác phẩm lại có khâu kỹ xảo đáng thất vọng.
The Flash là phần phim thứ 13, cũng là một trong những dự án cuối cùng khép lại Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU). Sau thất bại nặng nề của Shazam! Fury of the Gods , người hâm mộ hy vọng tác phẩm gặt hái thành công tại phòng vé, vực dậy tiếng tăm cho thương hiệu siêu anh hùng.
Trước khi phát hành, dự án càng được chú ý hơn vì những ồn ào đời tư của tài tử Ezra Miller. Theo IMDb, tác phẩm đứng thứ 5 trong danh sách 10 bom tấn được trông đợi nhất hè năm nay, vượt mặt Fast X, Transformers: Rise of the Beasts lẫn Mission: Impossible 7 .
Khi người hùng sửa sai
Nhân vật chính trong phim là người hùng tia chớp Barry Allen (Ezra Miller) - nổi tiếng với biệt danh The Flash. Anh chàng sở hữu khả năng di chuyển cực nhanh, vượt cả tốc độ ánh sáng. Dẫu vậy, nhân vật vẫn phải đối diện bi kịch gia đình, sau khi bố anh bị bắt vì tình nghi sát hại mẹ anh.
Một lần, Barry nhận ra mình không chỉ dịch chuyển đến được mọi không gian, mà còn có thể du hành vượt thời gian. Thế nên anh quyết định sẽ quay ngược quá khứ, về lại thời điểm mẹ bị sát hại để thay đổi mọi thứ.
Hành động ích kỷ của Barry khiến hàng loạt sự kiện bị thay đổi, đẩy Trái Đất đến nguy cơ diệt vong. Không còn cách nào khác, anh phải hợp lực với một phiên bản khác của chính mình trong quá khứ, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp từ Người Dơi (Michael Keaton).
Không như nhiều phim siêu anh hùng chỉ tập trung vào màn hành động, The Flash đào sâu tâm lý nhân vật, lật mở nhiều góc khuất nội tâm của Barry Allen. Người xem hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ giữa anh và cha mẹ, cũng như những vết thương tinh thần người hùng phải chịu đựng.
Đảm nhận phần kịch bản, Christina Hodson - nổi tiếng với Bumblebee (2018) và Birds of Prey (2020) - muốn tạo ra một câu chuyện lớp lang. Bên cạnh tình cảm gia đình, phim còn mang thông điệp sâu sắc về cách đối diện nỗi đau quá khứ. Dù là siêu anh hùng hay người phàm, ai cũng sẽ trưởng thành, trở nên mạnh mẽ hơn nếu biết đứng lên từ thất bại.
Những khái niệm về đa vũ trụ, dòng thời gian, xuyên không gian đều được biên kịch giải thích đơn giản, giúp người xem dễ hiểu. Cô lồng ghép các tình tiết hài hước hợp lý, vừa đủ để duy trì tính giải trí, nhưng không làm mất đi sự nghiêm túc của câu chuyện. Càng về cuối, càng có nhiều cú twist xuất hiện, mang lại bất ngờ cho người xem.
Kỹ xảo là điểm trừ đáng tiếc
Với kinh phí đắt đỏ, các bom tấn hè năm nay đều được đánh giá cao về phần hình ảnh, hành động, chẳng hạn như Fast X, Transformers 7… Thế nhưng, bom tấn nhà DC lại nhiều nhiều lời chê về mảng kỹ xảo. Phần lớn ý kiến đánh giá bom tấn chưa xứng tầm với kinh phí xấp xỉ 220 triệu USD.
Trước đó, dự án bị trì hoãn, dời lịch phát hành vì nhiều lần thay đổi đạo diễn. Các nhà làm phim được lựa chọn ban đầu như Seth Grahame-Smith, Rick Famuyiwa, John Francis Daley… đều tuyên bố từ bỏ vì bất đồng quan điểm.
Cuối cùng, ngồi ghế đạo diễn là Andy Muschietti - người từng thành công với các dự án kinh dị Mama (2013), It (2017), It Chapter Two (2019). Dù chưa có kinh nghiệm với thể loại siêu anh hùng, nhà làm phim vẫn dẫn dắt tốt câu chuyện, mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.
Dẫu vậy, phần kỹ xảo không đạt chất lượng cao, khiến người xem có cảm giác khâu hậu kỳ được làm gấp rút. Các hiệu ứng vi tính trông không thật, đặc biệt là khi nhân vật chính sử dụng siêu năng lực, chạy xuyên qua các thành phố lẫn quốc gia. Thậm chí trong nhiều phân đoạn, chất lượng hình ảnh và kỹ xảo còn thấp hơn so với nhiều phim truyền hình hiện nay.
Thậm chí, cảnh chiến đấu cuối phim cũng chưa thực sự làm người xem thỏa mãn. Phần ánh sáng, màu sắc lẫn hiệu ứng kỹ xảo được xử lý không tốt, ít nhiều làm giảm tính thẩm mỹ, khiến chất lượng phim đi xuống.
Theo Variety , đạo diễn Andy Muschietti khá thẳng thắn chia sẻ về phần kỹ xảo của phim. Anh cho rằng tất cả đều “có mục đích”, nhằm mang đến cho người xem góc nhìn khác thường của nhân vật chính. Song, phần lớn người hâm mộ đều không hài lòng trước luận điểm này.
Diễn xuất nâng tầm tác phẩm
Dù hiệu ứng kỹ xảo đáng thất vọng, tác phẩm vẫn cuốn hút nhờ diễn xuất tròn trịa của dàn diễn viên. Trong phim, Ezra Miller cùng lúc phải diễn 2 vai, ứng với 2 phiên bản của The Flash ở hiện tại và quá khứ.
Một mặt, anh phải trở thành một Barry vô tư, sôi nổi và giàu năng lượng. Mặt khác, anh là Barry có nhiều tâm sự vì từng trải qua sai lầm lẫn mất mát. Một người thoải mái bộc lộ cảm xúc còn người kia luôn e ngại, giữ chừng mực. Dù đảm nhận vai diễn nào, Ezra Miller cũng thành công và mang lại nhiều cảm xúc cho phim.
Với khuôn mặt đậm chất điện ảnh, ngôi sao lột tả trọn vẹn sự cô độc và tự ti của nhân vật. Hóa ra ẩn sau lớp áo siêu anh hùng vẫn là một đứa trẻ chịu nhiều thương tổn, khao khát tình thương.
Các diễn viên phụ cũng duyên dáng, giúp tác phẩm hấp dẫn hơn. Michael Keaton chứng minh “gừng càng già càng cay”. Ở tuổi 71, tài tử vẫn giữ phong độ, thể hiện được phong thái của một Người Dơi lão làng, giàu kinh nghiệm.
Các diễn viên Ben Affleck, Michael Shannon dù ít đất diễn nhưng không gặp khó khăn khi trở lại với vai diễn quen thuộc. Đặc biệt, sự xuất hiện của Sasha Calle với vai Supergirl cũng là một yếu tố thú vị trong phim.
Bỏ qua các hạn chế, The Flash vẫn chiếm được thiện cảm của người hâm mộ. Tác phẩm được đánh giá là “bức thư tình” gửi đến những ai yêu mến DCEU, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.