Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt

 

Không có những phim này, bữa cơm của khán giả Việt thiếu đi một phần ngon miệng.

Thường xuyên được mua bản quyền trình chiếu trên mạng hay truyền hình, thậm chí sở hữu lượt xem kỷ lục, những bộ phim sau đây luôn luôn được khán giả đón xem dù ra mắt đã lâu. Thậm chí có những bộ phim được mệnh danh là phim "lùa cơm", tức trở thành một phần không thể thiếu giúp bữa ăn mỗi ngày thêm phần ngon miệng.

Doraemon

Nhắc đến những phim "lùa cơm" của khán giả Việt thì không thể thiếu đi hoạt hình Nhật Bản (anime). Trong số đó, Doraemon được xem là bộ phim kinh điển, không ai là không biết và không yêu mến. Hành trình trưởng thành của Nobita và hội bạn dưới sự dẫn dắt, che chở của mèo máy Doraemon đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Đặc biệt là cho đến nay, phim vẫn không ngừng ra mắt ngoài rạp lẫn trên truyền hình, khiến người xem không thể rời mắt.

Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 1.
Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 2.

Thám Tử Lừng Danh Conan

Nhắc đến Doraemon mà thiếu đi Thám Tử Lừng Danh Conan là một sai lầm lớn. So với Doraemon, mức độ phổ biến của Thám Tử Lừng Danh Conan không hề kém cạnh, thậm chí đôi lúc có phần hơn. Nhiều khán giả khẳng định thích vừa xem Thám Tử Lừng Danh Conan vừa ăn cơm, thậm chí làm việc nhà, trông trẻ... như một cách "giết thời gian" hiệu quả. Song, những vụ án hóc búa và óc suy luận đại tài của chàng thám tử trung học Shinichi Kudo vẫn có sức hút to lớn, chưa từng "hạ nhiệt" suốt hơn 2 thập kỷ qua.

Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 3.

Gia Đình Là Số 1

Khó có thể tìm được một bộ phim Hàn có sức hút dai dẳng như Gia Đình Là Số 1 với khán giả Việt. Ra mắt 3 phần phim, Gia Đình Là Số 1 kể về những tình huống dở khóc dở cười, được thực hiện dưới hình thức sitcom xoay quanh gia đình ông Lee Sun Jae. Không chỉ được xem đi xem lại nhiều lần, những trích đoạn của phim trên mạng cũng thu về lượt xem hàng chục triệu. Thậm chí Việt Nam đã từng mua bản quyền chuyển thể phim, được khán giả vô cùng đón nhận.

Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 4.
Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 5.

Chân Hoàn Truyện & Như Ý Truyện

Mảng phim Hoa ngữ, đặc biệt là thể loại cung đấu, có sức hút đặc biệt đối với khán giả Việt. Chính vì vậy, hai dự án Chân Hoàn Truyện và Như Ý Truyện dễ dàng được yêu thích, thậm chí xem đi xem lại suốt nhiều năm. Cả hai phim đều có tính kết nối, khi Chân Hoàn Truyện xảy ra trước còn Như Ý Truyện xảy ra sau. Những trò tranh đoạt quyền thế của phi tần chốn hậu cung đều có sức hấp dẫn riêng, và dù đã ra mắt đã lâu (với Chân Hoàn Truyện là hơn 10 năm) nhưng cho đến nay, phim vẫn được yêu thích và thịnh hành nhờ cộng đồng người hâm mộ đông đảo tại Việt Nam.

Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 6.
Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 7.

Kính Vạn Hoa & Gia Đình Phép Thuật

Chẳng cần đi đâu xa khi món Việt vẫn ngon nhất, hấp dẫn nhất. Không ít dự án phim truyền hình Việt được ưa chuộng tại giờ cơm trưa, nhưng trong số đó Kính Vạn Hoa và Gia Đình Phép Thuật (hay những phim thiếu nhi nói chung) lại được ưu ái hơn cả. Chuyển thể từ truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Kính Vạn Hoa kể về những cuộc phiêu lưu, khám phá của bộ ba học sinh Quý - Long - Hạnh. Còn Gia Đình Phép Thuật được chuyển thể từ Hàn Quốc, xoay quanh gia đình phù thủy Ma đến với thế giới con người sinh sống, cùng nhau chống lại thế lực hắc ám.

Cả Kính Vạn Hoa hay Gia Đình Phép Thuật chỉ là một số đại diện cho những siêu phẩm thuộc tuổi thơ hàng triệu khán giả Việt, và cho đến nay vẫn có chỗ đứng riêng. Những đề tài về diễn viên, tình tiết phim vẫn đang không ngừng được bàn tán, chia sẻ trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.

Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 8.
Loạt phim không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của khán giả Việt - Ảnh 9.

Nguồn ảnh: HTV, Nippon TV, MBC

>

Cái kết buồn của 'người phụ nữ đẹp nhất thế giới' giúp phát minh ra Internet

 

Dù xinh đẹp, tài giỏi và nổi tiếng, cuộc đời của minh tinh Hedy Lamarr vẫn vô cùng lận đận.


Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 1.

Thế kỷ XX - thời kỳ vàng son của điện ảnh thế giới đã chứng kiến rất nhiều nữ minh tinh đi vào huyền thoại như Marilyn Monroe, Audrey Hepburn, Elizabeth Taylor, Vivien Leigh… và đương nhiên không thể thiếu được Hedy Lamarr.

Từng được vinh danh là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới", Hedy Lamarr là một trong những huyền thoại màn bạc của Hollywood thập niên 1940. Nhưng điều khiến bà được người hâm mộ toàn cầu tôn vinh hơn cả đó chính là sự nghiệp đồ sộ với tư cách là nhà toán học và hóa học, người sáng chế ra những phát minh có ảnh hưởng lớn đến ngành truyền thông không dây ngày nay của nữ minh tinh này. Đáng tiếc thay, dù xinh đẹp và tài năng, nhưng đường tình của Hedy Lamarr lại lận đận vì tài tử Cuốn Theo Chiều Gió - Clark Gable.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 2.

Nữ minh tinh đầu tiên đóng cảnh nóng trên màn ảnh Hollywood và gia thế đáng nể

Hedy Lamarr sinh trưởng trong một gia đình giàu có, có mẹ là một nghệ sĩ dương cầm người Hungary gốc Do Thái thuộc tầng lớp tư sản cấp cao, còn cha là một chủ ngân hàng sinh ra ở Lviv, Ukraine. Nhờ sự hậu thuẫn từ gia đình cùng sắc đẹp trời phú, Hedy đã thực hiện giấc mơ trở thành người nổi tiếng từ lúc còn rất nhỏ.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 3.

Dù sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Hedy đã quyết tâm đi theo con đường trở thành một minh tinh màn bạc của Hollywood

Năm 17 tuổi, Hedy nhận được vai diễn đầu đời trong bộ phim Geld Auf Der Strase. Thế nhưng tên tuổi của bà đã lên một tầm cao mới khi mở đầu cho "giường chiếu" đầu tiên trên thế giới trong bộ phim Ecstasy.

Bộ phim này từng bị lên án và cấm trình chiếu tại Mỹ. Tuy nhiên, tiếng tăm từ vai diễn trong phim đã giúp Hedy được các nhà sản xuất Hollywood chú ý. Sau đó bà được hãng MGM mời ký hợp đồng, chính thức tiến đến kinh đô điện ảnh danh giá nước Mỹ.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 4.

Hedy Lamarr vươn lên thành sao sau vai diễn gây xôn xao dư luận trong Ecstasy

Sau khi một bước thành sao nhờ Ecstasy, sự nghiệp của Hedy Lamarr nghiêng hẳn về tuyến vai diễn quyến rũ, cô cũng trở thành biểu tượng của gợi cảm. Cũng từ đó, công chúng gọi cô là "người đàn bà đẹp nhất thế giới" khi thường xuyên đóng vai người phụ nữ quyến rũ trong các bộ phim nổi tiếng như Boom Town, Samson and Delilah, Tortilla Flat, Lady of the Tropics, My Favorite Spy, Algiers... Đáng tiếc thay, Hedy lại không được lòng giới phê bình chỉ vì... nhan sắc quá vượt trội.

Hedy Lamarrr - nữ diễn viên được mệnh danh là người phụ nữ đẹp nhất thế giới ở thế kỉ 20

Nhà khoa học thiên tài với phát minh vĩ đại, đặt nền tảng của những phương thức liên lạc không dây

Không chỉ là minh tinh nổi tiếng Hollywood, "người đẹp nhất thế giới" còn chứng minh thực lực và tài năng xuất chúng của mình khi lấn sân sang lĩnh vực khoa học sáng chế. Bà là người đã cải thiện thiết kế đèn giao thông, phát minh viên sủi, nâng cấp đôi cánh cho máy bay Howard Hughes, nhưng thành tựu quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất chắc chắn là phương pháp chuyển đổi tần số - tiền thân của Bluetooth, Wi-Fi và GPS.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 5.

Ít ai biết hệ thống liên lạc không dây (Internet) ngày nay chính là thành quả dựa trên nghiên cứu của Hedy Lamarr

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 6.

Hedy có niềm đam mê bất tận với khoa học và phát minh

Vào năm 1940, Hedy đã có cuộc gặp gỡ với nhà soạn nhạc George Antheil, một người bạn có cùng niềm đam mê phát minh. Hedy và George chế tạo thành công hệ thống nhảy tần có khả năng thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi, nhờ đó tránh bị gây nhiễu và theo dõi.

Với phát minh này, cả hai nhận được bằng sáng chế số US2292387A vào năm 1942. Thế nhưng Hải quân Mỹ lại chỉ tiếp nhận sáng chế này mà không sử dụng cho tới năm 1962.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 7.

Hedy và George đã phát triển một thiết bị có khả năng dẫn đường ngư lôi đến mục tiêu bằng tín hiệu radio có khả năng "nhảy" giữa 88 tần số khác nhau

Và đến hàng chục năm sau, tài năng của Hedy mới được công nhận nhận. Vào năm 1997, khi bà đã 82 tuổi, Electronic Frontier Foundation (Tổ chức Biên giới Điện tử) vinh danh bà với 2 giải thưởng danh dự cho những thành tựu đã đạt được. Đến năm 2014, tên tuổi của bà được đưa vào Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia.

1 giải thưởng đã được đặt theo tên của nữ minh tinh này, cụ thể là Hedy Lamarr Award for Innovation in Entertainment Technology. Đây là giải thưởng dành cho những người phụ nữ có những phát kiến lớn trong công nghệ và giải trí. Đặc biệt cũng vào năm 2006, châu Âu đã kêu gọi lấy ngày 9 tháng 11, ngày sinh của Hedy Lamarr làm "Ngày của các nhà phát minh".

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 8.

Hedy Lamarr vừa sở hữu nhan sắc nổi trội lại có được cả trí tuệ đáng nể

Đường tình đầy trắc trở: Những mối tình chóng vánh và 5 lần ly hôn trước tuổi 35 vì 1 nỗi niềm với người yêu cũ

Dù xinh đẹp và tài năng, thế nhưng cuộc đời của Hedy Lamarr lại không mấy yên ả. Bà trải qua nhiều cuộc tình chóng vánh, 5 lần ly hôn trước tuổi 35 và đau khổ nhất là mối quan hệ cứ hợp rồi lại tan với nam tài tử Cuốn Theo Chiều Gió - Clark Gable.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 9.

Mọi bi kịch trong tình yêu của Hedy Lamarr đều bắt nguồn từ nam diễn viên Clark Gable

Sau khi vụt bước thành sao nhờ Ecstasy, Hedy kết hôn với doanh nhân Fritz Mandel. Không lâu sau đó, bà đã gặp được nam diễn viên Clark Gable và mê mẩn trước vẻ hào hoa phong nhã của ông.

Mặc dù tại thời điểm đó chàng đại úy điển trai Rhett Butler trong bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió đang hẹn hò với Claudette Colbert, thế nhưng Hedy Lamarr vẫn sẵn sàng ly hôn và về bên Gable. Ai ngờ rốt cuộc sau đó, Hedy lại không thể giữ được trái tim của tài tử đào hoa này.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 10.

Cuộc hôn nhân đầu tiên của Hedy tan vỡ một phần là vì sự quản lý quá nghiêm khắc của người chồng

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 11.

Hedy Lamarr phải lòng Clark Gable khi đóng chung trong bộ phim Boom Town

Sau thời gian ngắn hẹn hò, Clark Gable đã phũ phàng chia tay với Hedy và kết hôn với nữ minh tinh Carole Lombard. Và để vơi đi nỗi đau bị phản bội, nữ diễn viên đã kết hôn với nhà biên kịch Gene Markey. Thế nhưng đến năm 1942, sau khi Carole Lombard không may qua đời trong 1 vụ tai nạn máy bay, Hedy nhanh chóng ly hôn với người chồng thứ 2 để trở về bên Gable.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 12.

Đám cưới của Clark Gable và Carole Lombard năm 1939 khiến Hedy phải tìm đến cuộc hôn nhân thứ 2

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 13.

Cuộc hôn thứ 2 ngắn ngủi của Hedy và nhà văn Gene Markey

Thế nhưng Gable vẫn đào hoa như xưa, cứ ở bên Hedy một thời gian ngắn là lại ngoại tình với một nữ diễn viên trẻ đẹp khác. Và cứ thế, mỗi lần bị phản bội là y như rằng "người đẹp nhất thế giới" lại dùng 1 cuộc hôn nhân khác để thay thế. Để rồi các cuộc hôn nhân của Hedy đều bắt nguồn từ những lần chia tay với Clark Gable.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 14.

Gable tiếp tục bỏ rơi Hedy để chạy theo nữ diễn viên Virgina Grey

Hedy Lamarr có thêm 3 cuộc hôn nhân ngắn ngủi với diễn viên John Loder, Ernest Stauffer, "ông vua dầu lửa" Howard Lee

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 15.

Các cuộc hôn nhân của Hedy Lamarr đều được cho là màn đáp trả lại người tình cũ Clark Gable

Trong những năm tháng tuổi xế chiều, nữ minh tinh vẫn không thể tìm được về bên tình yêu đích thực, gặp không ít rắc rối về pháp lý với các bên truyền thông và cũng không thể tìm được tác phẩm ưng ý để trở lại màn ảnh. Bà sống cô độc tại Mỹ và qua đời vì bệnh tim, hưởng thọ 85 tuổi.

Cái kết buồn của người phụ nữ đẹp nhất thế giới giúp phát minh ra Internet - Ảnh 16.

Nguồn ảnh: People, Getty Images

>

Làm cách nào người Ai Cập cổ di chuyển hàng tấn đá xây kim tự tháp?

 

Một trong những câu hỏi hóc búa nhất liên quan đến các công trình kỳ vĩ thời cổ đại cuối cùng có vẻ như đã được sáng tỏ.

Một trong những vấn đề mà các sử gia Ai Cập, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và cả những người đam mê thuyết âm mưu đã cố gắng đi tìm câu trả lời suốt hàng thế kỷ, đó là làm thế nào mà người Ai Cập cổ, với công nghệ thô sơ của 4.000 đến 5.000 năm trước có thể xây được những kỳ quan vĩ đại như vậy?

 Làm cách nào người Ai Cập cổ di chuyển hàng tấn đá xây kim tự tháp? - Ảnh 1.

Chưa kể đến việc đặt các khối đá xếp chồng lên nhau một cách đối xứng gần như hoàn hảo về hình học, một vấn đề nan giải là họ làm thế nào để di chuyển các khối đá vôi, đá granite nặng trên 2 tấn để xây một công trình như Đại Kim tự tháp Giza (5,5 triệu tấn đá vôi, 8.000 tấn đá granite khai thác cách đó 800km)? Nhiều người cho rằng, việc xây dựng như vậy không thể thiếu công nghệ vô cùng hiện đại hay thậm chí có sự góp sức của người ngoài hành tinh.

Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra manh mối về một phương pháp đơn giản hơn nhiều. Cụ thể, họ tìm thấy một nhánh sông Nile cạn khô từng dẫn thẳng đến công trình Đại Kim tự tháp 4.500 năm trước.

Nghiên cứu mới được công bố hồi đầu tuần này đã giải thích cách người Ai Cập cổ di chuyển hàng triệu tấn đá qua 6,5km của một vùng đất cứ ngỡ là toàn sa mạc cạn khô. Theo nhà địa lý và tác giả nghiên cứu Hader Sheesh, "Việc xây dựng kim tự tháp mà không có nhánh sông Nile này là bất khả thi".

 Làm cách nào người Ai Cập cổ di chuyển hàng tấn đá xây kim tự tháp? - Ảnh 2.
 Làm cách nào người Ai Cập cổ di chuyển hàng tấn đá xây kim tự tháp? - Ảnh 3.

Đại Kim tự tháp Giza là công trình vĩ đại cao đến 139m, với cấu trúc hình học gần như hoàn hảo, được trang trí với những chi tiết tinh tế, nằm ở ngoại ô Cairo và là minh chứng cho quyền lực và sự giàu có tột đỉnh của các Pharaoh vào thời hoàng kim của Ai Cập cổ đại.

Khu phức hợp không chỉ gồm 1 kim tự tháp cao 139m mà là 3 cái khác nhau, cùng tượng Nhân sư Giza, được xây làm lăng mộ cho 3 Pharaoh suốt 20 năm từ 2560 TCN đến 2540 TCN.

Theo National Geographic, mỗi khối đá trong hàng triệu khối xây nên Đại Kim tự tháp nặng ít nhất 2,5 đến 15 tấn. Nó là công trình cổ nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, nhưng là cái duy nhất còn khá nguyên vẹn và giữ kỷ lục là công trình cao nhất được loài người xây dựng trong gần 4.000 năm.

 Làm cách nào người Ai Cập cổ di chuyển hàng tấn đá xây kim tự tháp? - Ảnh 4.
 Làm cách nào người Ai Cập cổ di chuyển hàng tấn đá xây kim tự tháp? - Ảnh 5.

Tranh vẽ quá trình xây dựng kim tự tháp

Tuy nhiên, trước khi có xác nhận về nhánh sông Nile cạn khô, các nhà khoa học đã đoán được phương pháp di chuyển bằng đường thủy này. Một tư liệu papyrus cổ được phát hiện năm 2013 cho thấy một cảng biển cổ ở Hồng Hải, nơi mà những tảng đá được mang lên thuyền bè vận chuyển.

Để tìm ra nhánh sông Nile này, nhóm nhà khoa học đã đào lỗ trên sa mạc xung quanh các kim tự tháp để tìm kiếm phấn hoa cổ đại từ các loài thực vật như papyrus và cỏ nến, vốn phát triển mạnh trong môi trường nước.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời kỳ cai trị của Pharaoh Khufu, Khafre và Menkaure, khoảng 4.500 năm trước, một nhánh ổn định của sông Nile đã trải dài về phía các kim tự tháp.

Nhánh sông này hiện đã biến mất từ lâu. Phấn hoa từ các loài thực vật chịu hạn như cỏ cho thấy nhánh sông này đã cạn kiệt trong nhiều thế kỷ vào thời điểm Vua Tutankhamun lên nắm quyền, vào khoảng năm 1350 TCN, theo tờ The Times.

Nguồn: Insider

>

"Mỏ vàng đặc biệt" ở nơi khắc nghiệt của Trái Đất: Quý hơn lithium, giới khoa học không ngừng săn tìm!

 

Các nhà khoa học đang săn tìm thứ gì tại lõi khô cằn của sa mạc vùng Nam Mỹ này?

Khu vực khô hạn nổi tiếng từ lâu trên Trái Đất đã bị "xa lánh" như một vùng đất hoang hầu như không có sự sống. Có chăng chỉ tốt cho việc khai thác khoáng sản và kim loại quý. Tuy nhiên, đối với những nhà nghiên cứu, nơi đây có một "mỏ vàng đặc biệt", đáng quý hơn rất nhiều!

Đó là gì?

SỰ SỐNG KINH NGẠC NƠI LÕI KHÔ CẰN CỦA ATACAMA

Thật dễ dàng để tưởng tượng tại sao "Cha đẻ thuyết tiến hóa" Charles Darwin, nhìn qua một vùng đất trống cách đây 187 năm rồi tuyên bố vùng này (sa mạc Atacama ở phía bắc Chile) là nơi "không có gì có thể tồn tại".

Thật vậy, mặc dù các nguồn nước rải rác hỗ trợ một số đời sống động thực vật, nhưng trong hơn một thế kỷ qua, hầu hết các nhà khoa học đều chấp nhận kết luận của Charles Darwin rằng ở đây - tại phần khô hạn nhất của sa mạc Atacama, được gọi là lõi siêu khô cằn, ngay cả những dạng sống bền bỉ nhất cũng không thể tồn tại lâu!

Nhưng Charles Darwin có lẽ đã sai và đó là lý do Gómez-Silva ở đây.

Dậy trước bình minh để đánh bại cái nóng gay gắt nhất trong ngày, rồi lái xe đi về phía nam dọc theo Dãy núi Bờ biển của Chile, đoàn khoa học rẽ vào đất liền về phía lõi khô cằn của sa mạc Atacama. Tại đây, Gómez-Silva - Nhà vi sinh vật học sa mạc của Đại học Antofagasta (Chile) sẽ tìm kiếm một loại nấm cực nhỏ mà ông hy vọng có thể phân lập và phát triển trong phòng thí nghiệm của mình. Chúng là thứ mà đối với những người làm khoa học như ông, còn quý và hiếm hơn lithium hay bất kỳ kim loại khác.

 Mỏ vàng đặc biệt ở nơi khắc nghiệt của Trái Đất: Quý hơn lithium, giới khoa học không ngừng săn tìm! - Ảnh 1.

Nhà khoa học Gómez-Silva (đội mũ) đang thu thập đá muối tại lõi khô cằn của sa mạc (Ảnh: Lindzi Wessel)

Dù biết đang ở nơi khô hạn nhất trên Trái Đất, nhưng Gómez-Silva tin ở đây có nước, ẩn mình trong những tảng đá muối xung quanh. Giống như lọ đựng muối trong nhà bếp sẽ hấp thụ nước trong thời tiết ẩm ướt, đá muối ở Atacama hấp thụ một lượng nhỏ hơi ẩm thổi vào dưới dạng sương mù đại dương vào ban đêm. Và đó là nơi vi sinh vật tìm nơi ẩn náu.

Khi độ ẩm và ánh sáng Mặt Trời cùng xuất hiện, những loài vi sinh này bắt đầu quang hợp và phát triển cộng đồng của chúng.

Gómez-Silva là một thành viên trong nhóm các nhà khoa học quyết tâm tìm kiếm các vi sinh vật sống ở đây - trong sa mạc lâu đời nhất thế giới, một nơi khô cằn kể từ khi khủng long cuối kỷ Jura đi lang thang trên Trái Đất khoảng 150 triệu năm trước.

Bất cứ thứ gì cố gắng tồn tại ở đây đều phải đối mặt với một loạt thách thức khủng khiếp - tất nhiên, bên cạnh việc thiếu nước: Bức xạ Mặt Trời cường độ cao; Nồng độ cao của các hóa chất độc hại; Và sự khan hiếm của các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, những thứ bất thường và nhỏ bé vẫn phát triển, và các nhà nghiên cứu như Gómez-Silva nói rằng các nhà khoa học có rất nhiều điều để học hỏi từ chúng.

"Việc tìm và chứng minh khả năng tồn tại bền bỉ của những sinh vật nhỏ bé liên quan đến việc thay đổi cách nhìn của thế giới về sa mạc Atacama, một khu vực trong lịch sử đã được đánh giá cao về khai thác các khoáng sản quý hơn bao giờ hết. Chúng tôi tin rằng Atacama nên được đánh giá cao như một nơi để mô tả các dạng sống chưa từng được biết đến trên Trái Đất, từ đó giúp giới khoa học phát triển các công cụ mới trong công nghệ sinh học, để trả lời các câu hỏi về nguồn gốc của sự sống và hướng dẫn chúng ta cách tìm kiếm sự sống trên những hành tinh khác".

ATACAMA - NƠI THÁCH THỨC SỰ SỐNG HÀNH TINH

Atacama trải dài khoảng 966 km dọc theo bờ biển Nam Mỹ, và nằm ở phía đông gần núi lửa Altiplano của dãy núi Andes, ở phía tây là bờ Thái Bình Dương của Chile. Có kích thước tương đương với Cuba, sa mạc Atacama này là nơi thách thức sự sống nhất trên Trái Đất.

Không chỉ là một trong những sa mạc cao nhất trên thế giới, Atacama còn là nơi khô hạn bậc nhất hành tinh. Nhiều vùng của sa mạc này nhận được lượng mưa chỉ vài mm mỗi năm, nếu có. Thành phố Arica của sa mạc Atacama, ngay dưới biên giới của Peru, giữ kỷ lục về đợt khô hạn dài nhất thế giới - các nhà nghiên cứu tin rằng không có một giọt mưa nào rơi xuống vùng này trong hơn 14 năm vào đầu những năm 1900.

 Mỏ vàng đặc biệt ở nơi khắc nghiệt của Trái Đất: Quý hơn lithium, giới khoa học không ngừng săn tìm! - Ảnh 2.

Sa mạc Atacama được mệnh danh là "sao Hỏa trên Trái Đất" (Ảnh: Internet)

Nếu không có nước, ít loài có thể tồn tại: Tế bào co lại, protein phân hủy và các thành phần tế bào không thể di chuyển.

Bầu khí quyển ở độ cao lớn của sa mạc không thể ngăn chặn được các tia có hại của Mặt Trời. Và việc thiếu nước chảy để lại kim loại quý cho các công ty khai thác, nhưng đồng nghĩa với việc phân phối chất dinh dưỡng qua hệ sinh thái bị hạn chế, cũng như sự pha loãng của các hợp chất độc hại.

Nơi các thủy vực tồn tại trong sa mạc - thường ở dạng các lưu vực theo mùa được cung cấp bởi các sông ngầm - chúng thường có nồng độ cao của muối, kim loại và các nguyên tố, bao gồm cả asen, gây độc cho nhiều tế bào.

Nhìn thấy những điều kiện như vậy trong chuyến thám hiểm Atacama vào những năm 1850 theo lệnh của chính phủ Chile, ngay cả nhà tự nhiên học người Đức -Chile Rodulfo Philippi cũng phải thốt lên rằng: Thứ giá trị nhất của Atacama nằm ở việc khai thác khoáng sản!

Khai thác khoáng sản là quá đủ để khiến Atacama trở nên đáng mơ ước đối với Chile. Nơi đây có trữ lượng Kali nitrat (diêm tiêu, KNO3) khổng lồ - một nguồn nitrat được sử dụng trong phân bón và chất nổ, và nó được mệnh danh là "vàng trắng" do nhu cầu lớn trên toàn cầu hồi thế kỷ 19.

Bên cạnh Kali nitrat, hoạt động khai thác khoáng sản vẫn rất nhộn nhịp tại Atacama. Ngày nay, Chile là nhà xuất khẩu đồng số 1 thế giới; nằm trong top đầu về lithium; đồng thời là nhà cung cấp chính của bạc và sắt, cùng các kim loại và khoáng sản có giá trị khác.

 Mỏ vàng đặc biệt ở nơi khắc nghiệt của Trái Đất: Quý hơn lithium, giới khoa học không ngừng săn tìm! - Ảnh 3.

Khai thác mỏ có lịch sử lâu đời ở Atacama và ngày nay sa mạc là nguồn cung cấp lithium chính, trong số các kim loại khác. Ảnh chụp từ trên không năm 2018 này cho thấy hoạt động khai thác lithium trong lưu vực muối của sa mạc (Nguồn ảnh: OTON BARROS, DSR / OBT / INPE)

Khai thác khoáng sản đã tạo nên dấu ấn rất riêng trên sa mạc Atacama. Nhìn từ không gian, Salar de Atacama, một bãi muối có kích thước gần gấp 4 lần thành phố New York (Mỹ), hiển lên các mỏ liti màu nhạt. Các mỏ vàng và đồng xuất hiện dưới dạng các mỏ đào, như những vết sẹo trên bề mặt sa mạc khô cằn.

Trên mặt đất cũng vậy, không khó để tìm thấy các di tích về lịch sử khai phá của khu vực. Gần nơi Gómez-Silver thu thập đá muối ở vùng Yungay là một nghĩa trang với những ngôi mộ có niên đại từ những năm 1800 đến giữa thế kỷ 20. Họ là công nhân của các mỏ muối bị bỏ hoang và gia đình của họ.

"MỎ VÀNG ĐẶC BIỆT" CỦA NHÀ KHOA HỌC

Năm 1994, Đại học Antofagasta (Chile) thiết lập một trạm nghiên cứu nhỏ ở Yungay với sự hỗ trợ của NASA, nơi các nhà thiên văn học quan tâm đến điều kiện khắc nghiệt giống sao Hỏa của sa mạc Atacama.

NASA đã bắt đầu nghiên cứu liệu sự sống có thể tồn tại trong đất và đá khô ở đây vào giữa những năm 1960 hay không. Nhưng phải đến năm 2003, khi một bài báo nổi tiếng nêu chi tiết lý do tại sao sa mạc Atacama lại là một nơi tương tự sao Hỏa, thì nghiên cứu vi sinh vật trong khu vực mới thực sự bắt đầu thành công. Các cuộc điều tra về Atacama đã tăng lên đều đặn kể từ khi các nhà khoa học từ các lĩnh vực bao gồm sinh thái học, di truyền học và vi sinh học nỗ lực tham gia.

"Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ mới tiếp cận bề nổi của Atacama. Bởi phần lớn sự sống ở đây vẫn chưa được biết đến" - Cristina Dorador, nhà vi sinh vật Atacama tại Đại học Antofagasta (Chile) cho biết.

Cristina Dorador nghiên cứu các thảm vi sinh vật phát triển mạnh bên dưới lớp vỏ của các mỏ muối Atacama. Ở đó có hàng triệu vi sinh vật thuộc nhiều loại khác nhau. Các loài tụ lại với nhau thành từng lớp rõ ràng, nhiều màu sắc.

Các nhà khoa học tin rằng đây là những hệ sinh thái sớm nhất hình thành trên Trái Đất. Khi chúng phát triển, một số thảm vi sinh vật tạo thành những trầm tích nhiều lớp có thể bị bỏ lại dưới dạng hóa thạch thạch anh, được gọi là stromatolit. Cổ nhất trong số các stromatolite này có niên đại 3,7 tỷ năm, khi bầu khí quyển của Trái Đất không có oxy!

 Mỏ vàng đặc biệt ở nơi khắc nghiệt của Trái Đất: Quý hơn lithium, giới khoa học không ngừng săn tìm! - Ảnh 4.

Khách du lịch trên bãi muối ở sa mạc Atacama (Nguồn: Internet)

Các chiến lược sinh tồn sáng tạo có rất nhiều ở Atacama, điều này thu hút các nhà khoa học quan tâm đến việc tìm hiểu cuộc sống có thể đã thay đổi như thế nào theo thời gian.

Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu ở Chile đã báo cáo việc phát hiện ra một loài vi khuẩn mới sống ngoài sương bám trên các sợi mạng nhện trong một hang động Atacama ven biển, có vị trí thuận lợi để nuốt sương mù vào buổi sáng sớm. Dunaliella, một dạng tảo đơn bào màu xanh lá cây, là loài đầu tiên trong chi của nó được tìm thấy sống bên ngoài môi trường nước, và những người phát hiện ra nó cho rằng sự thích nghi của nó có thể giống như những loài thực vật nguyên thủy đã tạo ra khi lần đầu tiên đến đất liền.

Các vi khuẩn khác đóng vai trò tích cực trong việc tìm kiếm nước. Vào năm 2020, một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ đã mô tả một loại vi khuẩn sống trong đá thạch cao tiết ra một chất để hòa tan các khoáng chất xung quanh nó, giải phóng các phân tử nước riêng lẻ cô đọng bên trong đá.

David Kisailus, một kỹ sư hóa học và môi trường tại Đại học California (Mỹ) cho biết: "Chúng gần giống như những người thợ mỏ… đang đào tìm nước".

Những ví dụ như thế này chỉ là một vài trong số những minh chứng thể hiện cách vi sinh vật ở Atacama dạy chúng ta về sự sống sót ở môi trường khắc nghiệt trên Trái Đất. Và những bài học như vậy có thể giúp chúng ta nhận ra manh mối trong việc tìm kiếm sự sống trên các thế giới ngoài hành tinh khác, hoặc giúp chúng ta thích nghi với những thay đổi môi trường đến với chính mình.

Michael Goodfellow, Giáo sư danh dự về hệ thống vi sinh vật tại Đại học Newcastle, Vương quốc Anh, cho biết các lập luận về bảo tồn và khám phá vi sinh vật vượt ra ngoài sự tò mò của giới khoa học.

Michael Goodfellow đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm kiếm các loài vi khuẩn mới trong môi trường khắc nghiệt như Atacama, Nam Cực và các rãnh sâu dưới đáy đại dương với hy vọng xác định các phân tử mới để sử dụng trong kháng sinh.

Ông cho rằng khảo sát sinh học như vậy trong môi trường khắc nghiệt nên được coi là một chiến lược quan trọng để đối đầu với cuộc khủng hoảng kháng thuốc kháng sinh xảy ra trên thế giới, giết chết ít nhất 700.000 người mỗi năm trên toàn cầu.

Trong những chuyến đi đầu tiên đến vùng lõi siêu khô cằn của Atacama, Michael Goodfellow và các đồng nghiệp của ông không thực sự mong đợi sẽ tìm thấy nhiều thứ. Dẫu vậy, tạo hóa luôn khiến con người phải kinh ngạc.

Trước sự ngạc nhiên của họ, các nhà khoa học đã có thể phân lập một số lượng nhỏ vi khuẩn đất từ nhóm Actinomycetes, một loại vi khuẩn đất phổ biến trên toàn cầu từ lâu đã trở thành trọng tâm quan trọng của nghiên cứu kháng sinh. Kể từ đó, nghiên cứu trên các vi khuẩn này đã tạo ra hơn 40 phân tử mới, một số trong số đó ức chế vi khuẩn gây bệnh phổ biến trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Michael Seeger, nhà hóa sinh tại Đại học Kỹ thuật Federico Santa Maria ở Chile, cho biết nghiên cứu sinh học ở các sa mạc như Atacama cũng có các ứng dụng công nghệ.

Một ví dụ chính là các vi sinh vật chiếm khoảng 10% sản lượng đồng của Chile. Đồng thường được tìm thấy trong hỗn hợp các kim loại, và các vi sinh vật có thể giúp chiết xuất nó bằng cách ăn bớt các vật liệu khác trong quặng.

Bằng cách cho các vi sinh vật này không tiếp xúc với các đống vật liệu do quá trình khai thác hoặc hỗn hợp quặng để lại mà chỉ có nồng độ đồng nhỏ tồn tại, các nhà sản xuất đồng có thể đảm bảo ít đồng bị bỏ lại tại các điểm khai thác của họ.

Michael Seeger nói rằng, những vi khuẩn nghiền kim loại như vậy phải có khả năng xử lý nồng độ axit cao vì chúng tạo ra axit như một chất thải. Để phát triển mạnh trong điều kiện có tính axit cao, những loài ưa axit này phải có những khả năng thích ứng đặc biệt như màng tế bào chuyên để ngăn chặn các phần tử axit, nhanh chóng loại bỏ các yếu tố gây hại đó ra khỏi tế bào và các enzym có khả năng sửa chữa nhanh chóng các protein và DNA.

Sa mạc Atacama có khả năng chứa đầy những loài kỳ lạ như thế này, với những khả năng chuyên biệt giúp chúng trở nên hữu ích cho ngành công nghiệp và các mục đích thực tế khác.

Michael Seeger nói: Các vi khuẩn ưa asen có thể hữu ích để làm sạch các nguồn nước ô nhiễm, và các gen vay mượn từ các vi khuẩn chịu mặn hoặc chịu hạn có thể được chuyển vào vi khuẩn đất để thúc đẩy nông nghiệp ở một quốc gia đang đối mặt với tình trạng sa mạc hóa ngày càng gia tăng.

Protein hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt cũng có thể có các ứng dụng y tế quan trọng. Ví dụ, xét nghiệm PCR Covid sẽ không thể thực hiện được nếu không có một loại enzyme vi khuẩn có thể tạo ra các sợi DNA trong nhiệt độ khắc nghiệt và ban đầu được lấy ra từ một suối nước nóng Yellowstone ở Mỹ.

Các nhà sinh học hy vọng việc nghiên cứu các enzym có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện khắc nghiệt tương tự từ vi sinh vật sa mạc có thể dẫn đến những đột phá bổ sung về công nghệ sinh học trong tương lai.

Atacama, dù khắc nghiệt theo nhiều cách khác nhau, vẫn có khả năng chứa những vi sinh vật có nhiều khả năng hơn so với những gì chúng ta đã biết, và vì vậy điều quan trọng đối với các nhà khoa học là phải tìm ra những gì đang tồn tại ở đó!

Bài viết sử dụng nguồn: KM

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn