Nghe hư cấu như trong truyện Doraemon phải không? Tuy nhiên đây lại là sự thật 100%.
Không khí chúng ta hít thở hàng ngày có thể biến thành gạch để lát sàn nhà, tường… Bạn có tin được chuyện này không? Nghe hư cấu như trong truyện Doraemon phải không? Tuy nhiên đây lại là sự thật 100%.
Ra đời vào năm 2019, công ty Carbon Craft Design tại Ấn Độ do kiến trúc sư Tejas Sidnal thành lập, hiện đang sở hữu một công nghệ có thể chiết xuất carbon đen từ không khí ô nhiễm. Qua quá trình tài chế và xử lý, carbon đen này có thể sử dụng để sản xuất gạch xây dựng.
Theo nhiều báo cáo, Ấn Độ hiện đang là quốc giá có không khí ô nhiễm nhất thế giới. Trong danh sách 30 thành phố, khu đô thị có chất lượng không khí tệ nhất hành tình thì Ấn Độ đã chiếm tới 21 vị trí. Hàng năm, Ấn Độ ghi nhận hơn 1 triệu người tử vong do các bệnh phát sinh từ không khí độc hại.
Do bị ô nhiễm nặng nề, không khí tại Ấn Độ có chứa hàm lượng lớn carbon đen. Chính điều này đã thôi thúc Tejas Sidnal thành lập ra Carbon Craft Design để vừa tận dụng nguồn khí thải, vừa làm trong sạch môi trường.
Để hoàn thiện dây chuyền của mình, Carbon Craft Design đã hợp tác với một doanh nghiệp khác có tên Graviky Labs. Sau khi thu thập được carbon đen từ không khí, người ta sẽ pha trộn nó với xi măng và đá cẩm thạch vụn. Theo Carbon Craft Design, một viên gạch thành phẩm của họ sẽ chứa khoảng 70% là chất thải.
Hiện, loại gạch làm từ không khí ô nhiễm này được bán với giá khoảng 29$/m2. Mức giá trên được xem là cao hơn mặt bằng chung so với gạch truyền thống tại Ấn Độ. Carbon Craft Design hy vọng khi dây chuyền được phát triển với quy mô lớn hơn thì giá thành sẽ hạ và được nhiều người đón nhận.