Tom Cruise nhảy dù tới 500 lần cho phân cảnh mạo hiểm chưa từng có

 

Như thường lệ, Tom Cruise sẽ tiếp tục tự mình thực hiện các màn hành động mạo hiểm trong Nhiệm vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần 1, nhưng lần này, nam diễn viên sẽ đưa mọi thứ lên một tầm cao mới.

Tom Cruise nhảy dù tới 500 lần cho phân cảnh mạo hiểm chưa từng có

Thương hiệu phim điệp viên gắn liền với tên tuổi của nam tài tử Tom Cruise sẽ ra mắt phần tiếp theo vào năm 2023, mang tên Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần 1 (tựa gốc: Mission: Impossible Dead Reckoning Part One). Dưới bàn tay của vị đạo diễn quen thuộc - Christopher McQuarrie, siêu phẩm này sẽ là một trong những bom tấn được mong đợi nhất trong năm tới, đặc biệt là sau cú hit phá vỡ nhiều kỷ lục phòng vé của Tom Cruise - Top Gun: Maverick. Mới đây, hãng phim đã tung ra đoạn hậu trường đặc biệt, hé lộ quá trình dày công chuẩn bị cho pha mạo hiểm mà chính Cruise từng mô tả là “nguy hiểm nhất từ trước đến nay”.

00:02:03

Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần Một

Như thường lệ, Tom Cruise sẽ tiếp tục tự mình thực hiện các màn hành động mạo hiểm trong Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần 1, nhưng lần này, nam diễn viên sẽ đưa mọi thứ lên một tầm cao mới. Nổi bật nhất là pha mạo hiểm khi Tom Cruise lái chiếc mô tô với tốc độ cao lao qua vách núi, nhảy khỏi chiếc mô tô đang bay rồi nhảy dù xuống đất.

Như đoạn hậu trường tiết lộ, Na Uy là địa điểm được lựa chọn để thực hiện cảnh quay. Thử thách lớn này cũng là điều mà Tom Cruise đã ấp ủ từ lâu, và cũng là món quà anh muốn dành tặng khán giả. “Chúng tôi đã chuẩn bị mấy năm. Tôi đã muốn làm điều này từ khi còn nhỏ”. Anh cũng đã tự tay lên kế hoạch tổng thể, bởi để cảnh quay này có thể diễn ra trọn vẹn, đoàn làm phim sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ cùng sự góp mặt của các chuyên gia.

Tom Cruise đã dành 1 năm để tham gia huấn luyện nhảy dù cơ bản và nâng cao, rèn luyện và diễn tập mọi khía cạnh nhỏ mỗi ngày, hết lần này đến lần khác. “Tom Cruise là một cá nhân phi thường. Anh ấy là người có nhận thức (về không gian) tốt nhất mà tôi từng gặp” - huấn luyện viên nhảy dù Miles Daisher nhận xét. Nam diễn viên gần như nhảy dù 30 lần mỗi ngày, và cho đến khi cảnh quay chính thức bấm máy, anh đã nhảy dù hơn 500 lần tất cả.

Tom Cruise nhảy dù tới 500 lần cho phân cảnh mạo hiểm chưa từng có - Ảnh 3.

Bên cạnh việc nhảy dù, giai đoạn chuẩn bị cho yếu tố quan trọng thứ hai trong cảnh quay: Lái xe mô tô địa hình. “Tôi phải làm thật giỏi, để không bị sai sót điểm rơi nào” là những áp lực không nhỏ khi Tom Cruise tập luyện. Đoàn làm phim đã phải làm lại con dốc ở Anh, theo nhiều mô hình khác nhau, độ dốc khác nhau, để Tom Cruise có thể luyện tập chuẩn xác.

“Chúng tôi làm mô hình các mẫu dốc để tính toán đường bay của Tom. Chúng tôi phải có khả năng dự đoán chính xác nơi Tom sẽ rơi xuống trong không gian ba chiều” - đạo diễn Christopher McQuarrie chia sẻ. Ngoài ra, việc tính toán các góc máy để bắt trọn khoảng khắc khi Tom Cruise thực hiện pha mạo hiểm này cũng đã được bàn bạc và lên kế hoạch kỹ lưỡng, thử nghiệm rất nhiều lần. Đặc biệt hơn nữa, phân cảnh này đã được lựa chọn để khởi đầu cho ngày chính thức bấm máy của Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần 1.

Tom Cruise nhảy dù tới 500 lần cho phân cảnh mạo hiểm chưa từng có - Ảnh 4.

Trong Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần 1, ngoài ngôi sao hạng A đảm nhận vai điệp viên “không thể ngăn cản” Ethan Hunt, còn là sự trở lại của các vai diễn ấn tượng như Simon Pegg trong vai phù thủy công nghệ Benji Dunn, Rebecca Ferguson trong vai Ilsa Faust và Ving Rhames trong vai hacker Luther Stickell - nhân vật duy nhất xuất hiện trong mọi bộ phim Mission: Impossible ngoài Ethan, cùng nhiều diễn viên tên tuổi khác.

Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi Nghiệp Báo Phần 1 dự kiến khởi chiếu vào 2023

>

Nờ Ô NÔ chứng nào tật nấy, tiếp tục làm từ thiện kiểu “người nghèo ăn gì thì cho ăn đó” khi sang Thái Lan

 

Một lần nữa, hành động của TikToker Nờ Ô NÔ lại gây tranh cãi.

Nờ Ô NÔ chứng nào tật nấy, tiếp tục làm từ thiện kiểu “người nghèo ăn gì thì cho ăn đó” khi sang Thái Lan

Cách đây không lâu, làn sóng tẩy chay TikToker Nờ Ô NÔ đã diễn ra mạnh mẽ trên MXH vì thanh niên này làm từ thiện với phong cách phản cảm, đặc biệt là câu nói “Hello bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn. Trước phản ứng này, Nờ Ô NÔ đã lên tiếng xin lỗi và thay đổi cách làm từ thiện theo hướng nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau khi ồn ào xảy ra, Nờ Ô NÔ tiếp tục gây tranh cãi khi quay lại series “Người nghèo ăn gì, Nờ Ô NÔ cho ăn đó”. Trong clip, thanh niên giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ở Thái Lan.

“Vô tình mình đi trên con phố, gặp một bà cô ngồi cạnh một chú cún. Điều mà mình bất ngờ là chú cún không hề bị ốm, tuy chủ nghèo nhưng chó không bao giờ chê chủ. Rất đáng yêu nên Tuấn đã quyết định cho 2.000 bath (gần 1,4 triệu đồng). Chúc 2 mẹ con giữa trời đông không còn cô đơn nữa” - TikToker nói.

Nờ Ô NÔ chứng nào tật nấy, tiếp tục làm từ thiện kiểu “người nghèo ăn gì thì cho ăn đó” khi sang Thái Lan - Ảnh 1.

Nờ Ô NÔ trong đoạn clip làm từ thiện ở Thái Lan

Ở phần bình luận, nhiều người đã để lại ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng cách dùng từ “cho” trong tên series “Người nghèo ăn gì, Nờ Ô NÔ cho ăn đó” hay “cho 2.000 bath” là không lịch sự, vẫn mang tính miệt thị. Việc thanh niên này chủ động nhắc lại những cụm từ từng bị chỉ trích như “trời đông cô đơn” cũng khiến nhiều người không đồng tình.

Bên cạnh đó, một vài ý kiến cho rằng nội dung mà Nờ Ô NÔ chia sẻ trong clip là bình thường nhưng thái độ nói chuyện của thanh niên này vẫn cục súc, khó chịu. Ở thời điểm mới bị tẩy chay, Nờ Ô NÔ đã làm series từ thiện mới, với phong cách nhỏ nhẹ hơn rất nhiều.

Một số bình luận của cộng đồng mạng phía dưới clip của Nờ Ô NÔ:

- Tưởng thay đổi hoá ra như cũ à? Mới cảm động được vài hôm thì giờ lại cảm lạnh rồi.

- Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.

- Rồi này là thay đổi chưa?

- Thay “cho” thành “mời” thì lịch sự hơn nhiều rồi đó.

- Ồn ào vừa lắng xuống một tí là bản tính lại quay về như cũ.

Cách đây vài ngày, Nờ Ô NÔ cũng bị chỉ trích khi ra sức khen đồ ăn Thái Lan và chê đồ ăn Việt Nam. Ngoài những nhận xét về chất lượng đồ ăn như “Thịt nướng của Thái Lan ngon hơn của Việt Nam gấp 100 lần”, thanh niên này còn cho rằng “Người Thái ăn buffet lịch sự lắm, không giống người Việt Nam”.

Nờ Ô NÔ chứng nào tật nấy, tiếp tục làm từ thiện kiểu “người nghèo ăn gì thì cho ăn đó” khi sang Thái Lan - Ảnh 2.

Nờ Ô NÔ trong clip chê đồ ăn Việt Nam

Hiện tại, dù liên tiếp vấp phải các làn sóng chỉ trích nhưng Nờ Ô NÔ vẫn lập kênh TikTok mới và có lượng người theo dõi tăng chóng mặt. Việc này khiến nhiều người khó hiểu và kêu gọi tiếp tục tẩy chay.

>

Một trận đấu chuyên nghiệp suýt bị hủy vì tuyển thủ LMHT sử dụng trang bị lỗi

 

Làng Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) chuyên nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi lỗi game.

Tại mùa giải 2022 vừa qua, rất nhiều lỗi trong Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) đã xuất hiện tại giải đấu chuyên nghiệp. Điều này gây ra rất nhiều sự tranh cãi, bất công đối với những đội tuyển tham gia thi đấu. Vì vậy Riot Games đã nhận phải nhiều sự phản đối về vấn đề này.

Một trận đấu chuyên nghiệp suýt bị hủy vì tuyển thủ LMHT sử dụng trang bị lỗi - Ảnh 1.

Riot Games đã nhận phải nhiều chỉ trích vì để lỗi game xuất hiện tại giải đấu

Sang tới mùa giải 2023, tình hình dường như chẳng được cải thiện chút nào khi lỗi vẫn xuất hiện. Cụ thể, tại giải đấu Demacia Cup thuộc khu vực LPL, Ban tổ chức đã phải cấm người chơi sử dụng 2 trang bị Jak’Sho Vỏ Bọc Cộng Sinh và Giáp Liệt Sĩ.

Lý do tới từ việc khi tướng sở hữu hai trang bị này, hiệu ứng đòn đánh cường hóa của Giáp Liệt Sĩ luôn được kích hoạt. Hệ quả là chúng đem lại sát thương quá lớn cho người chơi dù thuộc nhóm trang bị Chống Chịu.

Một trận đấu chuyên nghiệp suýt bị hủy vì tuyển thủ LMHT sử dụng trang bị lỗi - Ảnh 2.

Hai trang bị này bị Ban tổ chức giải đấu Demacia Cup cấm sử dụng cùng nhau

Dù đã đưa ra thông báo cấm nhưng theo thói quen, một vài tuyển thủ vẫn sử dụng 2 trang bị này. Tại trận đấu giữa Invictus Gaming và Team WE, người Đi Rừng Tianzhen đã vô tình mua Jak’Sho Vỏ Bọc Cộng Sinh và Giáp Liệt Sĩ. Hệ quả là trọng tài đã suýt hủy trận đấu này nếu như Tianzhen không chấp nhận việc bán Giáp Liệt Sĩ.

Một trận đấu chuyên nghiệp suýt bị hủy vì tuyển thủ LMHT sử dụng trang bị lỗi - Ảnh 3.

Thật may mắn là lỗi này mới xảy ra ở một giải đấu mang tính giao hữu

Dù hành động kể trên đã khiến Tianzhen lỗ khá nhiều tiền nhưng Invictus Gaming vẫn giành chiến thắng cuối cùng. Thật may mắn là lỗi này chỉ diễn ra ở giải đấu mang tính giao hữu như Demacia Cup. Hy vọng Riot Games sẽ sửa lỗi kể trên thật nhanh chóng để đảm bảo tính công bằng cho LMHT tại mùa giải mới.

>

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ

 

SpaceX và Qatar Airways vừa kết hợp đưa 2 trái bóng chính thức của World Cup vào vũ trụ trước cả khi giải đấu được bắt đầu.

SpaceX và Qatar Airways vừa kết hợp đưa 2 trái bóng chính thức của World Cup vào vũ trụ trước cả khi giải đấu được bắt đầu.

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ - Ảnh 1.

SpaceX và Qatar Airways vừa ghi một bàn thắng phi thường theo đúng nghĩa đen khi phóng hai quả bóng thi đấu chính thức của FIFA World Cup ra ngoài vũ trụ. Được biết hai quả bóng được đưa vào bầu khí quyển và đạt độ cao 123km so với Trái Đất và có tốc độ tới 8272 km/h.

Chúng đã trải qua hành trình từ Los Angeles đến Doha rồi lại được vận chuyển đến Florida để thực hiện vụ phóng.

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ - Ảnh 2.

Theo như space.com, chúng đã có mặt trên tên lửa Falcon 9 trong chặng đầu tiên của hành trình dài tới 1300km, sau đó trở lại Trái Đất trên tàu không người lái của SpaceX và đáp xuống vị trí cách bờ biển Đại Tây Dương vài trăm km. Sau đó chúng được Qatar Airways đưa tới Sân bay Quốc tế Famad, nơi chúng được trao cho các quan chức của World Cup.

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ - Ảnh 3.

Đây là hành trình huyền thoại của một giải đấu huyền thoại - Qatar Airways cho biết.

Trái bóng chính thức của World Cup được Adidas sử dụng keo và mực in bền vững. Nó có tên là Al Rihla - hành trình hoặc chuyến du ngoạn trong tiếng Arab. Chính vì vậy chuyến hành trình lên vũ trụ của trái bóng này càng đặc biệt hơn cả.

Tuy nhiên đây cũng không phải là lần đầu tiên bóng đã được đưa ra ngoài vũ trụ. Vào năm 2018, các phi hành gia người Nga đã từng đưa một quả bóng Adidas Telstar 18 đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trước khi quay trở lại Sân vận động Luzhniki ở Moskva. Nó đã di chuyển 50 triệu km trong 74 ngày trên không gian.

Theo một số nguồn tin, Adidas sẽ gửi một số quả bóng lên tàu vũ trụ Dragon do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ký hợp đồng để nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia của ISS.

>

3 tựa game vui nhộn, phù hợp để kết nối với bạn bè mùa Giáng Sinh năm nay

 

Những tựa game dưới đây chắc chắn sẽ mang tới không khí ấm áp, gắn kết trong ngày Giáng Sinh giữa bạn bè và gia đình của người chơi.

Giáng Sinh luôn mang tới một không khí ấm áp, là thời điểm không thể tuyệt vời hơn để gắn kết những mối quan hệ bạn bè, gia đình. Đặc biệt, nếu không thể thực hiện những hoạt động ngoại khóa, các tựa game dưới đây hoàn toàn có thể trở thành công cụ kết nối cực kỳ phù hợp với mọi người chơi trong kỳ Giáng Sinh sắp tới.

The Game of Life 2

Không có khái niệm thắng thua trong trò chơi này. The Game of Life 2 đơn giản chỉ mang tới những trải nghiệm sống mới mẻ, những hướng đi, lựa chọn mà người chơi chưa có cơ hội được thử trong cuộc sống thật.

3 tựa game vui nhộn, phù hợp để kết nối với bạn bè mùa Giáng Sinh năm nay - Ảnh 1.

Đưa người chơi nhập vai vào những nhân vật hoàn toàn mới lạ, The Game of Life 2 sẽ vận hành phụ thuộc theo những quyết định của người chơi. Từ việc lựa chọn công việc, trang phục, tất cả đều diễn biến và xảy ra theo những biến số khác nhau. Với tối đa 4 người chơi, các game thủ hoàn toàn có thể thử trải nghiệm một cuộc sống mới mẻ, khác biệt với ngoài đời cùng những người bạn, gia đình của mình. Trò chơi đơn giản là mang tới sự gắn kết, và thành công sẽ được định nghĩa tùy theo suy nghĩ của mỗi người khi đó có thể là một công việc với thù lao rủng rỉnh, một cuộc sống với gia đình quây quần, gắn kết...

Overcooked! 2

Biến khu bếp của mình trở thành một bãi chiến trường với những thử thách đúng nghĩa, đó chính xác là những gì mà Overcooked! 2 sẽ mang tới cho người chơi.

3 tựa game vui nhộn, phù hợp để kết nối với bạn bè mùa Giáng Sinh năm nay - Ảnh 2.

Tùy theo từng màn chơi, yêu cầu về thực đơn của khách hàng sẽ thay đổi. Và nhiệm vụ của người chơi cũng như bạn bè là làm sao để phục vụ được nhiều món ăn một cách nhanh, hoàn hảo nhất song song với việc để tâm né tránh đi các chướng ngại vật và những thứ gây cản trở quá trình nấu ăn của họ. Overcooked! 2 mang tới hệ thống bản đồ rất đa dạng với nhiều chướng ngại vật hài hước, vui nhộn. Tựa game có thể hỗ trợ chơi 4 người cùng lúc, và chắc chắn là lựa chọn không thể phù hợp hơn cho dịp Giáng Sinh năm nay.

Mario Kart 8 Deluxe

Nếu như muốn tìm kiếm những trò chơi có tính cạnh tranh, ganh đua cao hơn thay vì phối hợp và tương tác cùng đồng đội như hai tựa game kể trên, Mario Kart 8 Deluxe sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho mùa Giáng Sinh năm nay.

3 tựa game vui nhộn, phù hợp để kết nối với bạn bè mùa Giáng Sinh năm nay - Ảnh 3.

Mario Kart 8 Deluxe hỗ trợ tối đa 4 người chơi trên một máy, 8 người chơi trên hệ thống của Nintendo. Và bên cạnh những đường đua quen thuộc với các nhân vật thú vị, Mario Kart 8 Deluxe cũng đã cập nhật thêm các hiệu ứng bản đồ để mang tới một không khí Giáng Sinh gần gũi nhất dành cho người chơi.


>

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác!

 

Nữ chính của hoạt hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng nhà Disney được lấy cảm hứng từ cái tên nổi tiếng hàng đầu.

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác!

Ra mắt vào năm 1959, hoạt hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng đã tạo nên nhiều cột mốc thú vị cho Disney. Phim có vị hoàng tử đầu tiên có tên gọi chứ không “vô danh” như phối ngẫu của Bạch Tuyết và Lọ Lem, cũng như là vị hoàng tử đầu tiên dám đương đầu với hiểm nguy để giải cứu công chúa. Ngoài ra, đây còn là dự án hoạt hình đầu tiên mà nữ chính được lấy cảm hứng từ một nữ minh tinh có thật.

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác! - Ảnh 1.

Thời điểm hoạt hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng đi vào sản xuất, Disney đã tham khảo hình ảnh của “biểu tượng sắc đẹp màn ảnh” thập niên 50-60 Audrey Hepburn để tạo nên nàng công chúa Aurora. Những điểm mạnh về ngoại hình của Hepburn như làn da trắng ngần, vòng eo con kiến và đôi mắt mộng mơ đều được lấy cảm hứng rõ rệt để áp dụng cho Aurora trong hoạt hình.

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác! - Ảnh 2.

Thế nhưng về sau, thiết kế nhân vật Aurora đã được thay đổi đôi nét theo chia sẻ của chuyên viên hoạt hình Ron Dias. "Ban đầu, Aurora giống Audrey Hepburn lắm, cô ấy nhẹ nhàng hơn, khuôn mặt bầu bĩnh hơn. Thế nhưng sau đó Eyvind Earle đã thay đổi tạo hình", Dias cho biết. Aurora về sau có gương mặt góc cạnh hơn, đôi mắt sắc sảo hẳn ra và trang phục cũng có điểm nhấn khác biệt. Dù có ít thoại và thời lượng lên hình nhưng nhan sắc của Aurora hoàn toàn nổi bật, có nét riêng biệt chứ không bị lẫn với Bạch Tuyết hay Lọ Lem trước đó.

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác! - Ảnh 3.

Thực chất tầm ảnh hưởng của Audrey Hepburn còn lan toả đến tận những thập niên sau, khi cô còn là nguồn cảm hứng góp phần tạo nên 2 nàng công chúa Disney khác là Belle và Jasmine.

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác! - Ảnh 4.

Với Belle, Audrey Hepburn và Vivien Leigh là 2 cái tên gạo cội được tham khảo để tạo nên nhan sắc của nàng công chúa tài năng này. James Baxter - giám chế hoạt hình của Disney thời điểm đó cho biết ông muốn Belle có môi dày, lông mày rậm và mắt nhỏ hơn tiên cá Ariel một chút, thế nên đã nghiên cứu nhan sắc của Hepburn để lấy tư liệu.

Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác! - Ảnh 5.
Mỹ nhân hạng A đứng sau tạo hình Công Chúa Ngủ Trong Rừng: Còn là cảm hứng của 2 công chúa Disney khác! - Ảnh 6.

Bộ váy của Belle gợi nhớ đến trang phục của Audrey Hepburn

Chưa dừng lại ở đó, váy áo của Audrey Hepburn trên màn ảnh cũng được trưng dụng để tạo nên bộ cánh dạ hội cho Belle. Cụ thể, trang phục của nhân vật Ann trong phim Roman Holiday mà Audrey Hepburn thể hiện có phần gợi nhắc đến nàng Belle khi khiêu vũ với Quái Vật. Ngoài ra, câu chuyện chu du khắp nơi của Ann trong phim cũng giống với Jasmine của Aladdin.

Nguồn ảnh: Disney

>

Sự thật đằng sau tập Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải kiểm tra y tế

 

Sự cố khiến chính phủ Nhật Bản phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, đồng thời mở ra cho các nhà khoa học cơ hội để tìm hiểu về một trong những chứng bệnh kỳ lạ nhất hành tinh.

Sự thật đằng sau tập Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải kiểm tra y tế

25 năm trước, vào đúng 18h51 ngày 16 tháng 12 năm 1997, hàng trăm trẻ em trên khắp Nhật Bản bị co giật. Tổng cộng 685 trẻ, bao gồm 310 bé trai và 375 bé gái, đã được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện. Trong vòng hai ngày, 12.000 trẻ em đã báo cáo các triệu chứng của bệnh tật. Nguyên nhân gây ra đợt bùng phát hàng loạt và đột ngột này là một thủ phạm khó có thể ngờ đến: một tập phim trong loạt phim hoạt hình Pokémon.

Tập phim đó là Dennō Senshi Porygon (Người lính điện Porygon), là phần thứ 38 trong mùa đầu tiên của loạt phim hoạt hình Pokémon. Hai mươi phút sau bộ phim hoạt hình bắt đầu chiếu, một vụ nổ đã xảy ra trong phim, được minh họa bằng một kỹ thuật hoạt hình được gọi là paka paka, phát ra ánh sáng nhấp nháy màu đỏ và xanh lam xen kẽ với tốc độ 12Hz trong sáu giây. Ngay lập tức, hàng trăm trẻ em bị co giật động kinh do nhạy cảm ánh sáng, hay còn gọi là động kinh cảm quang.

Vấn đề là, đây chỉ là một phần chứ không phải tất cả số trường hợp nhập viện.

Sự thật đằng sau tập Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải kiểm tra y tế - Ảnh 3.

Pokémon Shock đã ảnh hưởng tới khoảng 12.000 người

Takuya Sato, 10 tuổi, nói: “Vào cuối chương trình, có một vụ nổ và cháu phải nhắm mắt lại vì ánh sáng vàng khổng lồ giống như đèn flash của máy ảnh”.

Một cô bé 15 tuổi ở Nagoya thì kể lại: “Khi nhìn những ánh đèn xanh và đỏ nhấp nháy trên màn hình, cháu cảm thấy cơ thể mình trở nên căng thẳng. Cháu không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra sau đó”.

Hiện tượng này, được giới truyền thông Nhật Bản đặt tiêu đề là "Pokémon Shock", đã trở thành một tin tức lớn không chỉ trong nước mà đã được đưa tin trên khắp thế giới. Các nhà sản xuất phim hoạt hình đã bị cảnh sát thẩm vấn, trong khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp. Giá cổ phiếu của Nintendo, công ty đứng sau trò chơi Pokémon, lập tức giảm 3,2%.

Đối với các chuyên gia y tế, con số 12.000 trẻ em cần điều trị y tế không nói lên điều gì. Chương trình đó đã được 4,6 triệu hộ gia đình theo dõi. Khoảng 5.000 người thì có một người mắc bệnh động kinh cảm quang, tỷ lệ 0,02%. Nhưng số lượng trẻ em báo cáo các triệu chứng dường như vượt quá mọi tỷ lệ.

Bí ẩn đó đã tồn tại trong bốn năm, cho đến khi nó thu hút sự chú ý của Benjamin Radford, một nhà nghiên cứu tại Ủy ban điều tra các thông tin gây hoài nghi ở Mỹ.

"Cuộc điều tra đã bị đình trệ, bí ẩn dần biến mất mà không có lời giải thích”, ông nói. “Tôi muốn xem liệu mình có thể giải quyết vụ án này hay không”.

Cùng với Robert Bartholomew, một nhà xã hội học y tế, ông bắt đầu kiểm tra dòng thời gian của các sự kiện và khám phá ra một chi tiết quan trọng. Ông nói: “Điều mà mọi người đã bỏ lỡ là nó không chỉ diễn ra trong một đêm mà diễn ra trong nhiều ngày, và sự lây lan xảy ra trong trường học và trên các phương tiện truyền thông đại chúng”.

Sự thật đằng sau tập Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải kiểm tra y tế - Ảnh 4.

Một bức tranh ghi lại hiện tượng MSI trong lịch sử

Phát hiện của Radford và Bartholomew là phần lớn trẻ em bị ảnh hưởng đã bị ốm sau khi nghe về tác hại mang lại của tập phim. Mặc dù việc phát sóng tập phim hoạt hình vào ngày 16 tháng 12 thực sự đã khiến hàng trăm trẻ em gặp phải các triệu chứng do chứng động kinh nhạy cảm với ánh sáng, nhưng một điều gì đó khác đã xảy ra trong các trường hợp tiếp theo. Ngày hôm sau, trong các sân chơi và lớp học, trong các bản tin thời sự và trên bàn ăn sáng, tất cả đều nói về Pokémon Shock. Tại thời điểm đó, nhiều trẻ em bắt đầu cảm thấy mình không khỏe. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi một số chương trình tin tức đã thực sự chiếu lại đoạn clip gây ảnh hưởng. Nhưng theo Radford, lần này, các triệu chứng được báo cáo (nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa) lại “có nhiều đặc điểm của bệnh xã hội tập thể (mass sociogenic illness - MSI) hơn là chứng động kinh cảm quang”.

MSI, còn được gọi là chứng rối loạn tâm thần tập thể (mass psychogenic illness - MPI), hay thông tục hơn là chứng cuồng loạn tập thể, là một hiện tượng được ghi chép đầy đủ với nhiều trường hợp nổi bật trong lịch sử. Ví dụ như đại dịch khiêu vũ ở độ tuổi trung niên cho đến sự bùng phát của những tràng cười không thể kiểm soát ở Tanzania vào năm 1962.

“MSI rất phức tạp và thường bị hiểu lầm, nhưng về cơ bản, đó là khi sự lo lắng biểu hiện thành các triệu chứng thể chất có thể lây lan qua tiếp xúc xã hội. Nó thường được tìm thấy trong các đơn vị xã hội khép kín như nhà máy và trường học, nơi có hệ thống phân cấp xã hội mạnh mẽ. Các triệu chứng là có thật - các nạn nhân không giả mạo hay bịa ra - nhưng nguyên nhân bị gán sai”, Radford cho biết. Tình trạng này được cho là gần giống nhất với hiệu ứng giả dược ngược. Tức là mọi người có thể làm cho mình bị bệnh chỉ bằng một suy nghĩ.

Sự kiện Pokémon Shock không phải là trường hợp duy nhất được gây ra bởi một chương trình truyền hình. Vào tháng 5 năm 2006, trường trung học Padre António Vieira ở Lisbon đã báo cáo 22 trường hợp nhiễm một loại virus không xác định và lây lan nhanh trong hội trường của trường. Các học sinh phàn nàn về tình trạng khó thở, phát ban, chóng mặt và ngất xỉu. Trường học đóng cửa khi tin tức về virus lây lan. Không lâu sau, nó đã ảnh hưởng đến hơn 300 học sinh tại 15 trường học ở Bồ Đào Nha, nhiều trường trong số đó đã phải đóng cửa.

Các bác sĩ đã gặp khó khăn và không thể tìm thấy bằng chứng nào về virus, ngoài các triệu chứng của học sinh. Tiến sĩ Mario Almeida, một bác sĩ, cho biết vào thời điểm đó: “Tôi không biết căn bệnh nào chọn lọc đến mức chỉ tấn công học sinh”.

Sau đó, một sự thật kỳ lạ bắt đầu lộ diện. Ngay trước khi dịch bệnh bùng phát, bộ phim nổi tiếng dành cho thanh thiếu niên Morangos com Açúcar (tạm dịch là Dâu tây có đường) đã phát sóng một cốt truyện trong đó một căn bệnh khủng khiếp đã tấn công một trường học. Trong phim, khi thực hiện một thí nghiệm với virus, một nhân vật đã vô tình giải phóng nó và các học sinh ngay lập tức bị đánh gục, căn bệnh lây lan không thương tiếc khắp ngôi trường hư cấu mang tên Colegio Da Barra.

Quay trở lại thế giới thực, khi năm học sắp kết thúc và nhiều học sinh căng thẳng về các kỳ thi, câu chuyện chỉ đơn giản là đã có tác động mạnh mẽ hơn đến các khán giả trẻ so với dự kiến.

Sự thật đằng sau tập Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải kiểm tra y tế - Ảnh 5.

Một cảnh trong phim tài liệu Ghostwatch

Tuy nhiên, không chỉ học sinh dễ mắc bệnh. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1992, một buổi phát sóng dịp Halloween đã gây ra sự hoảng loạn trên khắp Vương quốc Anh.

Khi đó, hãng thông tấn Anh đã phát chương trình trực tiếp Ghostwatch (Theo dấu hồn ma). Nội dung chương trình kể về hành trình giải mã các hiện tượng siêu nhiên ở một khu nhà của người thu nhập thấp phía Bắc London.

Dài 90 phút, chương trình bắt đầu một cách chậm rãi rồi đẩy dần độ căng thẳng với hàng loạt tình tiết ớn lạnh như những chiếc bóng lơ lửng, âm thanh bất thường, đồ đạc xê dịch, tiếng mèo kêu ai oán… Đỉnh điểm là cảnh toàn bộ ekip của chương trình bất ngờ vừa bỏ chạy khỏi hiện trường, hoảng hốt thông báo rằng họ đã vô tình giải thoát những hồn ma tàn ác ra khắp nước Anh.

Ngay sau đó, hơn 30.000 người trong tâm trạng sợ hãi hoặc tức giận đã tấn công tổng đài của hãng thông tấn Anh. Các tờ báo ngày hôm sau đã chỉ trích nặng nề chương trình. Sáu trường hợp trẻ em từ 10-14 tuổi có các triệu chứng của PTSD (Rối loạn Stress sau sang chấn) đã được ghi nhận.

Mặc dù sau đó đội ngũ làm chương trình đã phân bua rằng Ghostwatch được lên kịch bản và quay trước nhiều tuần, nhưng phong cách phim tài liệu và sự trình diễn theo kiểu truyền hình thực tế của nó đã khiến nhiều người xem tin những sự kiện trên TV là có thật.

Trên thực tế, các trường hợp của Ghostwatch hay Pokémon Shock có thể không đáp ứng chính xác các định nghĩa trong sách giáo khoa về MSI, vì chúng không liên quan đến việc mọi người phát triển các triệu chứng. Nhưng, theo quan điểm Radford, chúng giống nhau.

“Nói đúng ra, sự hoảng loạn không phải là MSI, nhưng chúng có liên quan với nhau. Đó là, có một yếu tố lây lan xã hội, trong đó nỗi sợ hãi được hợp pháp hóa và kết hợp trong bối cảnh không chắc chắn. Nhiều người báo cáo đã nhìn thấy và trải qua đủ loại hiện tượng kỳ lạ mà đơn giản là chúng không hề xảy ra”, ông nói.

Hầu hết mọi người cho rằng họ sẽ phản ứng khác đi trong những trường hợp như vậy. Nhưng nếu xem lại các trường hợp trong lịch sử, bạn có thể dễ dàng nhận ra những người bị ảnh hưởng không hề ngu ngốc, cả tin hay điên rồ. Tức là, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể sẽ phản ứng giống như vậy. Nói cách khác, tất cả chúng ta đều có khả năng bị khuất phục trước MSI. Vì vậy, hãy ghi nhớ điều đó vào lần tới khi bạn quyết định muốn xem gì.

Tham khảo TheGuardian

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn