Lộ cảnh nóng 19+ của Hoạn Thư trong phim Kiều, netizen ném đá: "Thô bỉ, rẻ tiền"

 

Phải chăng vì muốn lôi kéo khán giả đến rạp nên ê kíp làm phim Kiều đã cố gắng nhồi nhét cảnh nóng phản cảm?

    Sau 2 ngày chiếu sớm đầu tiên, Kiều (2021) của đạo diễn Mai Thu Huyền đã nhận về vô số lời chê bai, chỉ trích của khán giả bởi kịch bản khó hiểu, rời rạc, xa rời nguyên tác, chuyển cảnh cẩu thả, diễn xuất không lột tả được nhân vật. Chưa kể, những cảnh nóng xuất hiện trong Kiều quá nhiều khiến người xem thấy phản cảm.

    Current Time0:02
    /
    Duration1:34
    Auto

    Cảnh nóng của Thúc Sinh và Hoạn Thư trong phim Kiều

    Trong số đó phải kể đến cảnh nóng của Thúc Sinh (Lê Anh Huy) và Hoạn Thư (Cao Thái Hà). Thúc Sinh sau khi cứu Kiều (Trình Mỹ Duyên) thoát khỏi lầu xanh đã đưa nàng về vùng thâm sơn hẻo lánh. Tại đây cả hai đã có những ngày tháng yên bình bên nhau. Hiếu Bá (Hiếu Hiền) vì không chiếm được Kiều nên đã đưa tin đến tai Hoạn Thư. Hoạn Thư liền đi tìm và vô tình chứng kiến cảnh Thúc Sinh và Kiều đang ân ái với nhau. Sau đó, Hoạn Thư liền nảy sinh ảo giác, ngỡ rằng Thúc Sinh đang ân ái với mình nhưng thực chất là cô tự tưởng tượng ra.

    Lộ cảnh nóng 19+ của Hoạn Thư trong phim Kiều, netizen ném đá: Thô bỉ, rẻ tiền - Ảnh 2.
    Lộ cảnh nóng 19+ của Hoạn Thư trong phim Kiều, netizen ném đá: Thô bỉ, rẻ tiền - Ảnh 3.

    Hoạn Thư cứ ngỡ mình đang ân ái với Thúc Sinh

    Lộ cảnh nóng 19+ của Hoạn Thư trong phim Kiều, netizen ném đá: Thô bỉ, rẻ tiền - Ảnh 4.

    Đến cuối cùng chợt nhận ra tất cả chỉ là do mình tưởng tượng

    Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng vì muốn lôi kéo khán giả đến rạp nên ê kíp làm phim đã cố gắng nhồi nhét cảnh nóng phản cảm? Chẳng biết Kiều sẽ đem về doanh thu bao nhiêu nhưng hiện tại bộ phim đã ngập trong "gạch đá" của cư dân mạng.

    - Đỉnh cao của văn học Việt bị biến thành phim mối tình tay ba + phim nóng

    - Nói không phải nịnh chứ nhìn thô dễ sợ

    - Trời má ơi, sao cái cảnh này nó thô bỉ mà chả có tí nghệ thuật hay chút tinh tế nào vậy? Ơn giời, tôi quyết không đi xem đâu

    - Nếu có ý định đi coi thì cân nhắc lại nha, rẻ tiền thật sự

    - Kiệt tác của văn học Việt Nam mà làm thành cái thể loại gì đây? Chả hiểu sao người nổi tiếng còn cố PR cho cái phim này nữa, mà không được kiểm duyệt à ta

    - Tục tĩu và thô thiển. Từ một tác phẩm "xé lòng" thành bộ phim hài hước như vậy chỉ có những bộ óc siêu đẳng mới làm được. Quan ngại cho nền điện ảnh nước nhà!

    Nguồn: Maybe You Missed This F***king News

    Phim Kiều tập trung xoay quanh khoảng thời gian gia đình Vương viên ngoại gặp án oan, con gái cả Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha và em trai. Sống cuộc đời đau khổ ở lầu xanh, Kiều vô tình gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có đem lòng yêu thương. Tuy nhiên, Thúc Sinh ở nhà đã có vợ là Hoạn Thư. Ghen tức chuyện chồng có tình nhân, Hoạn Thư lên kế hoạch hãm hại Kiều.

    Nguồn ảnh: Chụp màn hình

    >

    Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ "dắt mũi"

     

    Nếu như cách đây 10 năm, lộ clip nóng là một thứ gì đó rất kinh khủng thì hiện tại, mọi thứ xem ra đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

      Điều đầu tiên cần phải khẳng định, cách đây hơn 10 năm thì việc lộ clip nóng 18+ được xem là một thảm họa đối với những nhân vật xuất hiện trong clip đó. Phải mất rất lâu thì mọi thứ mới đi vào dĩ vãng đối với CĐM và chính nạn nhân của vụ việc cũng phải đối diện với những ánh mắt soi xét, dè bỉu của cư dân mạng.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 1.

      Nhưng bây giờ thì sao? Lộ clip 18+ vẫn là một điều tương đối ghê gớm, nhưng câu chuyện đó rất dễ dàng để lùi vào dĩ vãng, còn người trong cuộc thì có thể còn trở nên nổi tiếng, thậm chí còn kiếm được tiền của cộng đồng mạng.

      Lộ clip 18+, là tai nạn, hãm hại hay cơ hội?

      Thật khó để khẳng định những nạn nhân trong các vụ lộ clip 18+ là do tai nạn, bị hãm hại hay là một sự cố nào đó ngoài ý muốn của người trong cuộc. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh tích cực trong vài vụ lộ clip gần đây thì đều thấy được sức mạnh của các nạn nhân, đặc biệt là các nữ streamer đều trở lại cực kỳ mạnh mẽ.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 2.

      Lượng tương tác "kinh khủng" sau khi nữ streamer vượt qua được biến cố

      Điều này có thể hiểu là, tùy vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người để đưa ra một hướng giải quyết khác nhau. Có người thì có thể bị dư luận “đè bẹp”, người khác thì thậm chí còn tranh thủ những dư luận xã hội đó để trở nên nổi tiếng. Nếu xem xét hai vụ lộ clip của hai nữ streamer mới nổi gần đây thì đều có một điểm chung, cả hai trở lại rất mạnh mẽ và câu chuyện lộ clip nhanh chóng bị quên lãng.

      Nhưng cơ hội là gì? Đó chính là có thể phủ sóng được bộ nhận diện của bản thân vượt xa ra khỏi quy mô của một cộng đồng cố định. Lại lấy ví dụ của hai nữ streamer trẻ gần đây, nếu như trước sự việc mà cả hai đều nói là “tai nạn”, gần như chỉ có người trong cộng đồng tựa game như Liên Quân hay Free Fire mới biết đến các nữ streamer này.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 3.

      Lượng follow tăng cao sau tai nạn

      Nhưng sau đó thì sao, ngay cả những người không quan tâm đến game cũng biết đến hai streamer này. Rồi sau đó, từ các nền tảng như YouTube, TikTok, Facebook hay Instagram, tất cả đều tăng lượng follow một cách chóng mặt, điều mà có thể phải mất rất lâu thì bản thân streamer đó mới gây dựng được, nếu như không có sự việc mà người trong cuộc nói là “tai nạn” hay “bị hãm hại”.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 4.

      100.000 subs chỉ sau một thời gian ngắn, thứ gì tạo nên được điều "thần kỳ" đó?

      Lấy ví dụ về nữ streamer trẻ của tựa game Free Fire, trước khi xảy ra tai nạn, channel YouTube của nữ streamer này chỉ vỏn vẹn 150.000 người đăng ký, nhưng sau khi sự việc lộ clip xảy ra, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã tăng lên 250.000 và hiện tại là 260.000. Cái này nói lên điều gì? Đó là khi bùng nổ clip nóng thì có thể tạo được sự thu hút rất lớn đối với cư dân mạng. Còn sau đó, khi sự việc “êm xuôi rồi thì sao”, thì tốc độ tăng trưởng lại trở về như cũ.

      Kiếm tiền từ chính cộng đồng mạng

      Một lần nữa lại phải khẳng định, ở đây chúng ta không nói việc lộ clip 18+ là vô tình hay cố ý, là tai nạn hay một kịch bản khéo léo được dựng nên. Nhưng sau khi sự việc qua đi, hệ quả được xem là tích cực đối với nạn nhân trong vụ việc là gì? Như đã nói ở trên, đó chính là tăng lượng người theo dõi tại nhiều nền tảng.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 5.

      Lượng người đăng ký, lượng người xem là một trong những nguồn "kiếm tiền" từ YouTube hay Facebook

      Nhưng tăng theo dõi không phải chỉ để cho đẹp con số. Trong một thời đại bùng nổ về các nền tảng livestream thì người dùng hoàn toàn có thể kiếm tiền từ Facebook, YouTube… Các khoản donate, lượng người xem một clip… đều là nguồn thu cho chủ nhân của các nền tảng đó.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 6.

      Những content mới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn views là một trong những nguồn kiếm tiền từ YouTube

      Lấy ví dụ về nữ streamer Liên Quân bị lộ clip, sau đó chỉ vài ngày khi trở lại livestream, lượng người xem tăng nhanh chóng mặt và có thể nguồn donate từ Facebook cũng tỉ lệ thuận với số người xem. Đó là cách kiếm tiền từ chính cộng đồng mạng, những người luôn sẵn sàng theo dõi các scandal mà không biết một phần công sức của mình đang đóng góp rất nhiều vào nguồn thu của các streamer.

      Lộ clip 18+, nạn nhân kêu bị hãm hại và cách kiếm tiền từ chính CĐM, những người rất dễ dắt mũi - Ảnh 7.

      Những content được tạo ra để thu hút người xem "hậu scandal"

      Tựu chung lại, lộ clip 18+ là tai nạn hay cơ hội tùy thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá của mỗi người. Đặc biệt với người trong cuộc có biết tận dụng những sự cố đó để quay trở lại thật mạnh mẽ hay không. Nếu làm được điều đó thì như đã nói ở trên, lợi ích mang lại là khó có thể đong đếm được. Suy cho cùng chỉ có cư dân mạng là rất dễ bị “dắt mũi” mà thôi.

      >

      Mở hộp ROG Phone 5, smartphone RAM 18GB đầu tiên trong lịch sử

       

      Siêu phẩm ROG Phone 5 có thể chiến tốt mọi game mobile.

        Để có cái nhìn rõ nhất về siêu phẩm Asus ROG Phone 5, mời các bạn theo dõi clip mở hộp và chơi thử trên chiếc điện thoại RAM 18GB đầu tiên trong lịch sử.

        00:13:59

        ROG Phone 5 Unboxing (Minecraft, Fortnite, Call of Duty Mobile)

        Asus ROG Phone 5 được trang bị chip Snapdragon 888 và màn hình Amoled 144Hz. Sở hữu lượng pin lên đến 6000 mAh, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm để chiến game cả ngày mà không lo hết pin.

        ROG Phone 5 có điểm đơn nhân là 1113 và đa nhân là 3468. Khi xuất xưởng, máy sẽ chạy Android 11 với nhiều phiên bản khác nhau, từ 8/12/16/18GB RAM và bộ nhớ giao động từ 512 GB đến 1 TB. Với sức mạnh kể trên, Asus ROG Phone 5 sẽ chiến tốt mọi tựa game mobile ở thời điểm hiện tại.

        >

        Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào?

         

        Đây đều là những tựa game đỉnh cao của thế giới, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, chúng đều yểu mạng tại thị trường Việt Nam.

          Trong nhiều năm qua, không ít lần chúng ta thấy những tựa game online đỉnh cao của thế giới nhưng lại nhanh chóng "chết yểu" khi du nhập vào Việt Nam. Vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu đến từ phía cộng đồng, nhiều game cực kỳ chất lượng và được bạn bè quốc tế yêu thích lại không tìm được đất sống trên đất nước hình chữ S. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên do gốc rễ của vấn đề này.

          Phần đông game thủ Việt không thích phong cách phương Tây

          Về vấn đề này thì Granado Espada có thể coi là một ví dụ tiêu biểu. Ra mắt vào năm 2006, Granado Espada thực sự đã làm mưa làm gió trên thị trường quốc tế. Với cốt truyện hấp dẫn, gameplay độc đáo kết hợp giữa nhập vai và hành động thời gian thực, Granado Espada từng được coi là hiện tượng của dòng game MMORPG. Thậm chí, trò chơi này còn giành được giải thưởng game có đồ họa đẹp nhất và game hay nhất Hàn Quốc năm 2006.

          Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 1.

          Thành công trên thị trường quốc tế là vậy tuy nhiên Granado Espada không hề có bất kỳ chỗ đứng nào tại thị trường Việt Nam. Được NPH FPT chính thức ra mắt vào năm 2009, Granado Espada hoàn toàn mờ nhạt giữa hàng tá những game kiếm hiệp lúc bấy giờ. Phong cách Trung cổ Châu Âu cùng gameplay khá khó khiến trò chơi không lấy được cảm tình từ game thủ Việt. Không lâu sau đó, Granado Espada rút lui khỏi thị trường Việt Nam như một kẻ thất bại.

          Ngoài Granado Espada, nhiều cái tên khác có thể kể đến như Shaiya Online, Runes of Magic – Chúa Tể Phục Sinh... Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Những tựa game này ít nhiều mang phong cách phương Tây nhưng vẫn được cộng đồng Việt Nam chấp nhận, ví dụ như MU Online, Con Đường Tơ Lụa.

          Game không hỗ trợ "auto"

          Ngay từ những ngày đầu tiên, cộng đồng game thủ Việt đã bị "dạy hư" bởi những game online có hỗ trợ tính năng tự động đánh (hay còn gọi là auto). Hai ví dụ tiêu biểu nhất có thể kể đến là Võ Lâm Truyền Kỳ và MU Online. Thòi quen ban đầu này đã ăn sâu vào một bộ phận không nhỏ game thủ Việt, khiến họ không thích hoặc thậm chí là tẩy chay luôn những trò chơi không có auto.

          Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 2.

          Chúng ta có thể lấy ví dụ về tựa game Runes of Magic (hay được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Chúa Tể Phục Sinh). Với những người hay theo dõi các tin tức game quốc tế, chắc chắn sẽ biết Runes of Magic là một trong những tượng đài lớn nhất của thể loại game MMORPG. Từng được ví là một "phiên bản khác" của World of WarCraft, trò chơi này đã thu hút cả triệu game thủ trên toàn thế giới. Thậm chí ngay ở thời điểm hiện tại (năm 2021), Runes of Magic vẫn đang duy trì được lượng người chơi không nhỏ trên các máy chủ của mình.

          Thành công là vậy tuy nhiên Runes of Magic cũng chỉ tồn tại được ở Việt Nam vỏn vẹn hơn 1 năm. Lý do lớn nhất (được cộng đồng phản ánh) khiến Runes of Magic thất bại tại Việt Nam là game không hề hỗ trợ auto. Người chơi sẽ phải tự tay thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ trong game, từ di chuyển, giết boss cho đến đánh quái luyện cấp. Việc đi ngược với xu thế và sở thích của game thủ Việt khiến Runes of Magic, một tượng đài của làng MMORPG cũng phải thất bại thảm hại tại Việt Nam.

          Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 3.

          Võ Lâm Truyền Kỳ 3 thất bại khi không có auto.

          Nhìn vào viễn cảnh của Runes of Magic thì chúng ta cũng có thể lờ mờ hiểu rằng đến cả "vị thần tối thượng" World of WarCraft có xuất hiện tại Việt Nam thì cũng chết yểu mà thôi. Mà không nói đâu xa, ngay cả đậm chất kiếm hiệp như Võ Lâm Truyền Kỳ 3 cũng đã thất bại muối mặt vì hệ thống non-target, không auto của mình.

          Game quá... khó

          Như đã nói ở trên, một bộ phận không nhỏ game thủ Việt thường "rất lười" khi chơi game. Đây không hẳn là thói quen xấu (vì chơi game cơ bản là giải trí, mà đã là giải trí thì được phép lười), tuy nhiên nó không phù hợp để trải nghiệm những game online hàng đầu của thế giới.

          Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 4.

          Những game online bom tấn có nội dung tốt thường đòi hỏi người chơi phải tìm hiểu, rèn luyện và thậm chí là chăm chỉ tập luyện thì mới có thể cảm nhận được cái hay. Game thủ Việt thường không có đủ kiên nhẫn như vậy. Họ có thể dễ dàng tiếp cận game nhưng cũng có thể rời bỏ rất nhanh. Chỉ cần game hơi "hardcode" một chút là khiến rất nhiều game thủ bỏ cuộc rồi.

          Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 5.

          Như bộ đôi World of Tanks hay War Thunder là một ví dụ. Xét trên bình diện quốc tế, đây được xem là những tựa game mô phỏng chiến tranh vào loại hàng đầu thế giới. Với World of Tanks, tựa game này còn nổi tiếng đến nỗi được xuất hiện rất nhiều trong các chương trình giảng dạy phổ thông nhằm cho người học có cái nhìn chân thực về Thế chiến II. Ấy thế nhưng khi được đưa về Việt Nam, bộ đôi này lại chẳng làm nên "cơm cháo" gì.

          >

          So sánh làng game Việt xưa và nay: "Khi mọi thứ càng ngày càng dễ dàng hơn cho người chơi"

           

          Các tựa game ngày càng có xu hướng dễ, ít thử thách hơn so với trước.

            Còn nhớ thời điểm mà các tựa game online mới ra mắt tại Việt Nam, những VLTK, MU Online hay thậm chí cả một số siêu phẩm nước ngoài như Lineage II, Silkroad cũng nhanh chóng tạo được sức hút và tầm ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng game thủ Việt. Không ít người đã bỏ cả thanh xuân, đắm mình trong các thế giới ảo, tựa game nhập vai ấy. Nhưng ở thời điểm hiện tại, không khí của làng game dường như đã khác hẳn. Vẫn còn đó không ít những tựa game nhập vai phổ biến trên smartphone, nhưng mọi thứ thì đã khác xưa quá nhiều. Và dường như, theo thời gian, các tựa game đang ngày càng trở nên "dễ dãi" hơn với người chơi thì phải.

            Thời xưa chơi game thật khó

            Thời xưa chơi game thật khó - một câu nói bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên chắc chắn phải kể tới vấn đề về cơ sở hạ tầng, khi mà vào những thập niên 2000, việc sở hữu được một dàn PC đủ khỏe, cân mọi thể loại đồ họa game chắc chắn là ước mơ không thành hiện thực của rất nhiều người. Và viễn cảnh mà các quán net cỏ chật cứng máy, những game thủ phải "cắm chuột thông đêm" cày cuốc đã không còn là câu chuyện xa lạ. Mấy ai đủ sức có hẳn một dàn PC để tự cày ở nhà.

            So sánh làng game Việt xưa và nay: Khi mọi thứ càng ngày càng dễ dàng hơn cho người chơi - Ảnh 1.

            Thời xưa các quán net cỏ là tụ điểm chính của dân cày game

            Khó khăn về hạ tầng là một chuyện, nhưng cái khó thứ hai, và cũng chính là thứ đã tạo nên cảm hứng cho không ít các game thủ lúc bấy giờ chính là khi chúng ta đề cập về độ khó của game. Ở vào thời điểm ấy, làm gì có thuật ngữ "auto" chứ. Chơi VLTK thì phải train tay, MU Online thì cắm chuột trong khi quẩy Thiên Long Bát Bộ còn mệt hơn khi phải mất công lure quái. Mệt đấy, nhưng mà vui. Và trên hết, các trang bị ở thời điểm ấy cũng thật sự hiếm có khó tìm, mất công mất sức mới có thể farm được và cảm giác vui sướng lúc ấy chắc chắn không thể dùng lời để diễn tả.

            So sánh làng game Việt xưa và nay: Khi mọi thứ càng ngày càng dễ dàng hơn cho người chơi - Ảnh 2.

            Mage quẩy Evil, DK quẩy kiếm bằng cách cắm chuột thay cho auto trong MU Online

            Mà làm nhiệm vụ thời đấy cũng đâu dễ. Chẳng thế mà trên nhiều diễn đàn, một trong những tuyến chủ đề hot nhất chính là hướng dẫn build đồ, làm nhiệm vụ hay nâng điểm nhân vật sao cho đúng cách. Thời đấy làm gì đã có nhiều tin tức như bây giờ để mà học hỏi. Muốn tìm gì, cứ phải lên diễn đàn rồi hóng các "cao nhân" giải quyết thôi.

            Mọi thứ giờ đây lại trở nên quá đơn giản, ít thách thức

            Ngày xưa chơi game mệt, khổ nhưng mà vui. Còn thời nay thì sao, câu chuyện lại đổi chiều hoàn toàn, thậm chí là quay ngoắt 180 độ. Thật khó để có thể tìm được một tựa game cày cuốc nào không có auto ở thời điểm hiện tại. Không có auto đồng nghĩa phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu, phải ngồi trước màn hình hàng giờ đồng hồ để train tay. Vậy thì ai chơi nữa, nhất là trong bối cảnh mà thời gian đang là thứ vô cùng xa xỉ với nhiều game thủ.

            So sánh làng game Việt xưa và nay: Khi mọi thứ càng ngày càng dễ dàng hơn cho người chơi - Ảnh 3.

            Nhờ auto, các tựa game đang ngày một dễ dàng, dễ tiếp cận và dễ chơi hơn

            Đối với nhiều người, auto trong game là một phát kiến vĩ đại, giúp họ tiết kiệm không ít công sức. Nhưng đồng thời, nó cũng là tác nhân phá hỏng không ít những trải nghiệm game đáng quý. Auto ra đời, đồng nghĩa với việc người chơi dành ít thời gian cho game hơn. Và nếu như trước kia, những câu chuyện tâm sự, chém gió, tương tác trong game đã trở thành lẽ sống thì giờ đây, khi ai cũng auto, cắm chuột, server có khác gì đang "chết". 

            Ngoài ra, giờ đây chơi game dễ quá, khi mà với nhiều tựa game mobile, chẳng cần phải đọc hiểu gì nhiều, người chơi chỉ đơn giản click chuột theo hướng dẫn cho tới khi hết sạch nhiệm vụ. Mà hệ thống nhiệm vụ cũng đơn giản, nếu không phải nói chuyện thì là đánh quái, và quả thật, chẳng cần làm gì nhiều ngoài một thao tác click chuột. Làm nhiệm vụ hết thì tiến hành auto cày cấp, đi phó bản cũng auto được luôn. Chỉ như vậy thôi là đủ để xong một ngày rồi.

            So sánh làng game Việt xưa và nay: Khi mọi thứ càng ngày càng dễ dàng hơn cho người chơi - Ảnh 4.

            Nhưng cũng vì thế mà các tựa game hiện tại đang ngày một trở nên dễ dàng, dễ dãi hơn nhiều với người chơi

            Đồ hiếm bây giờ cũng chẳng còn hiếm, khi mà với các chuỗi hệ thống event, sự kiện diễn ra dồn dập, dường như chẳng có món đồ nào mà tiền không mua được. Khoảng cách giữa dân nghèo và dân Pay to Win cứ thế chênh lệch và lớn dần. Để rồi từ lúc nào, các tựa game cũng mất dần đi ý nghĩa và sự hấp dẫn của nó. Thật khó để có thể tìm ra một tựa game mang tính thử thách cao cho người chơi ở thời điểm hiện tại. Thế nên, trong suy nghĩ của nhiều người, thà cứ chơi game khó mà khổ như xưa, còn hơn là bị đối xử một cách "dễ dãi" như ở thời điểm hiện tại.

            >

            Tìm kiếm Blog này

            Được tạo bởi Blogger.

            Nhãn