Jenny Huỳnh tiết lộ gu người yêu lý tưởng: Có 4 tiêu chí, bật cười với điều cuối cùng

 

Liên tục bị fan "hỏi dò" chuyện tình cảm, Jenny Huỳnh lên luôn clip tiết lộ gu bạn trai lý tưởng của mình.

Nổi tiếng với loạt thành tích, gương mặt khả ái và tính tình dễ thương, không khó để Jenny Huỳnh trở thành cái tên được giới trẻ yêu thích. Là một YouTuber có hàng triệu lượt theo dõi, sở hữu các tài khoản MXH với lượt tương tác khủng, Jenny Huỳnh thường xuyên nhận về rất nhiều câu hỏi từ người hâm mộ mình. Một trong số đó là thắc mắc về tình trạng yêu đương và gu người yêu của cô nàng.

Không ít những lần trước đây, Jenny Huỳnh né tránh việc trả lời về vấn đề yêu đương bằng việc "nói lái" sang những thứ yêu thích như chuối, bơ hay em cún cưng mình đang nuôi. Nhưng lần này, Jenny trả lời thẳng vào vấn đề. "Người yêu lý tưởng? - Học giỏi, chịu khó, kiên nhẫn, sến".

Nguồn: Jenny Huỳnh

Sau khi đoạn clip được đăng tải, đã có không ít fan của Jenny vào bình luận với thái độ vui vẻ: "Người giỏi thì người yêu cũng phải giỏi theo mới xứng được", "Người yêu lý tưởng của Jenny phải siêu sến mới chịu cơ",... hay có cả những bình luận tự tag chính mình vào để ứng tuyển khi Jenny đưa đáp án: "Em nè chị ơi, đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chị nè", "Dù không giỏi nhưng có thể làm bất cứ điều gì Jenny muốn, haha",...

Dù đã có tiêu chuẩn người yêu cho riêng mình, nhưng Jenny Huỳnh ở thời điểm hiện tại đang tập trung cho việc học hơn tất cả.

Jenny Huỳnh tiết lộ gu người yêu lý tưởng: Có 4 tiêu chí, bật cười với điều cuối cùng - Ảnh 2.

Sau khi đậu Đại học Stanford (Mỹ), Jenny Huỳnh càng trở nên nổi tiếng hơn và được nhiều bạn trẻ hâm mộ.


>

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

 

Các cuộc khai quật mới tiết lộ rằng đội quân đất nung của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thực chất còn đa dạng và phức tạp hơn về mặt quân sự so với giả định.

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Đội quân đất nung là một phần quan trọng trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng – lăng mộ hoàng gia cổ đại lớn nhất thế giới. Khoảng 8.000 bức tượng có niên đại hơn 2.200 năm với kích cỡ bằng người thật đã được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc vào năm 1974. Di tích lịch sử này nhanh chóng được Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận vào năm 1987.

Tuy nhiên, một số cuộc khai quật mới đang được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về những người bảo vệ cổ xưa của hoàng đế nhà Tần.

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 1.

Đội quân đất nung trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: sixthtone)

Các bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều khác nhau về cử chỉ và nét mặt, một số bức tượng thậm chí còn có màu sắc khác biệt. Đội quân này đã góp phần tiết lộ nhiều về công nghệ, quân sự, nghệ thuật và văn hóa của vương triều nhà Tần.

Đội quân đất nung được Tần Thủy Hoàng tạo dựng ngay từ khi ông xây dựng quân đội năm 246 trước Công nguyên, ngay sau khi ông lên ngôi khi mới 13 tuổi. Đội quân được tạo ra phục vụ lễ an táng khi hoang đế qua đời. Hàng nghìn năm sau, những người lính vẫn đứng vững, thể hiện trình độ thủ công và nghệ thuật phi thường từ 2.200 năm trước.

Bảo tàng trưng bày đội quân đất nung được chia thành ba khu vực chính bao gồm ba hầm và một phòng triển lãm. Hầm số 1 có diện tích lớn nhất (khoảng 230 x 60 m) và được biết đến nhiều nhất. Đây là nơi trưng bày đơn vị bộ binh chính của quân đội, bao gồm hơn 6.000 bộ hình tượng binh lính và ngựa bằng đất nung.

Về phía tây bắc là hầm số 3 - được khai quật hoàn toàn vào cuối những năm 1980. Hầm có diện tích nhỏ nhất (21 x 17 m) nhưng có vai trò rất quan trọng bởi đây từng là trung tâm chỉ huy của quân đội. Hầm chỉ chứa 68 bức tượng nhỏ và tất cả đều là sĩ quan cấp cao, từ vị trí này, họ sẽ chỉ đạo quân đội của mình.

Hầm số 2 nằm ở phía đông bắc của khu phức hợp. Không giống như hai khu vực còn lại, hầm này có diện tích khoảng 96 x 84 m, dù phần lớn chưa được khai quật hết nhưng đây lại là địa điểm hấp dẫn nhất trong quần thể vì nó hé mở nhiều bí ẩn về dàn quân cổ đại. Tại đây trưng bày sư đoàn “lực lượng đặc biệt” của quân đội, bao gồm nhiều cung thủ, xe ngựa (hay còn gọi là chiến xa), lực lượng hỗn hợp và kỵ binh.

Kể từ khi phát hiện ra đội quân đất nung, hơn 8.000 tượng binh lính, 130 xe ngựa và 670 con ngựa đã được phát hiện. Các nhạc công đất nung, nghệ sĩ nhào lộn và thê thiếp cũng đã được tìm thấy. Ngoài ra còn phát hiện một số loài chim, chẳng hạn như chim nước, sếu và vịt. Người ta tin rằng hoàng đế Tần muốn có cuộc sống như vậy khi ở thế giới bên kia.

Hiện nay, việc tiếp tục khai quật phần còn lại của hầm số 2 được kỳ vọng rất nhiều. Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện mới về các nhân vật được chôn tại lăng mộ này có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc chưa từng có về hoạt động của đội quân đất nung và vương triều nhà Tần đã tạo ra nó.

Công trình khảo cổ kéo dài hàng thập kỷ

Phải mất nửa thế kỷ để các cuộc khai quật tại hầm số 2 mới có thể bắt đầu một cách nghiêm túc. Một số người nông dân ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc, đã phát hiện ra dấu vết đầu tiên của các chiến binh đất nung vào đầu những năm 1970. Các cuộc khai quật bắt đầu gần như ngay lập tức và ban đầu được tiến hành với tốc độ điên cuồng.

Đến năm 1979, hàng trăm bức tượng đất sét đã được khai quật và danh tiếng của địa điểm này đã lan rộng khắp Trung Quốc. Các nhà khảo cổ đều đồng tình với kết luận rằng các chiến binh đất nung này từng tạo thành một phần của “nghĩa địa khổng lồ” được Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc cổ đại - cho xây dựng trước khi ông qua đời vào năm 210 trước Công nguyên.

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 2.

Hai tượng chiến binh đất nung và tượng ngựa khai quật năm 1974, được trưng bày ở Bắc Kinh. (Ảnh: VCG)

Tuy nhiên, quá trình khai quật lăng mộ khổng lồ này gặp không ít khó khăn bởi các phương pháp khai quật được sử dụng ở Tây An lúc bấy giờ còn khá hạn chế. Nhiều chuyên gia phàn nàn rằng kỹ thuật đào được tiến hành thô sơ như “thu hoạch khoai tây” khiến những bức tượng bị nhuốm bẩn và biến dạng nặng nề.

Để bảo tồn giá trị độc đáo và tính nguyên trạng của địa điểm này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định tạm dừng các cuộc khai quật cho đến khi các nhà khảo cổ đưa ra một kế hoạch để khai quật những di sản này một cách tối ưu hơn.

Quá trình khai quật được bắt đầu lại vài năm sau đó, nhưng kể từ đó, người ta luôn nhấn mạnh vào việc bảo vệ các di tích bằng mọi giá. Rút kinh nghiệm từ những vụ khai quật thất bại đầu tiên do không áp dụng đúng kỹ thuật. Hậu quả là lớp sơn trên các bức tượng thường phai màu và vỡ vụn chỉ trong vài giây sau khi được đưa lên khỏi mặt đất. Các nhà nghiên cứu đã quyết định đợi cho đến khi công nghệ được phát triển để bảo quản và phục chế lại từng hình vẽ có niên đại 2.200 năm tuổi khi các bức tượng được khai quật.

Các cuộc khai quật chính thức tại hầm số 2 bắt đầu vào năm 1994. Trong những năm tiếp theo, các nhà khảo cổ học áp dụng phương pháp dọn sạch lớp đất mặt khỏi hố, tiến hành các cuộc khảo sát sơ bộ trước khi khai quật. Trong giai đoạn này, họ đã phát hiện ra bức tượng mặt xanh nổi tiếng có các đặc điểm và màu sắc sống động như thật gây chấn động thế giới.

Tuy nhiên, sau đó, đội lại tạm dừng khai quật ở hầm số 2 một lần nữa cho đến năm 2015. Hiện nay, giới khảo cổ đã có thể tiếp cận các công cụ khoa học cho phép họ thu thập thông tin rộng hơn và sâu hơn về địa điểm đào so với những năm 1990.

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 3.

Nhóm khảo cổ học làm việc ở hầm số 2. (Ảnh: Zhu Sihong)

Nếu như công việc khai quật trước đây chỉ tập trung hoàn toàn vào bản thân các di tích, thì các nhà nghiên cứu ngày nay còn thu thập thông tin về môi trường xung quanh, bao gồm cả đất xung quanh vị trí các cổ vật nằm. Phân tích hóa học có thể giúp các nhà nghiên cứu tái tạo được hình dạng ban đầu của pho tượng vào hơn 2.000 năm trước bằng cách phát hiện dấu vết của gỗ, vải hoặc sơn bị xuống cấp qua nhiều thế kỷ.

Máy quét tia X cũng giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu các di tích trước khi chúng được khai quật. Ngoài máy ảnh tia cực tím cho phép họ thu được thông tin về các vật thể không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhóm cũng sử dụng công nghệ quét hình ảnh siêu quang phổ để tạo cơ sở dữ liệu màu cho các chiến binh đất nung.

Những kỹ thuật này không chỉ cho phép các nhà nghiên cứu ghép lại một bức tranh chính xác hơn về đội quân đất nung ban đầu mà còn cung cấp những hiểu biết mới hấp dẫn về các chiến thuật quân sự mà nhà Tần sử dụng.

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 4.

(Phải) “Người mặt xanh” được khai quật ở hầm số 2; (Trái) “Người mặt xanh” sau khi được phủ PEG - một vật liệu bảo tồn. (Ảnh: sixthtone)

Lợi ích của cách tiếp cận chậm rãi và chính xác

Quá trình để hoàn thành công việc này mất đến hàng chục năm. Các cuộc khai quật ở Tây An đã được tiến hành với tốc độ chóng mặt. Ngoài việc thực hiện các biện pháp phân tích và bảo quản các bức tượng khi chúng được khai quật thì mỗi bức tượng cũng cần được lắp ráp lại một cách tỉ mỉ, vì hầu hết đều bị hư hỏng nặng sau khai quật.

Hầm số 1 từng bị hỏa hoạn lớn từ nhiều thế kỷ trước, trong khi hầm số 2 cũng có dấu hiệu từng trải qua một vụ cháy. Tại các hầm này cũng xuất hiện nhiều hố và giếng do nông dân địa phương đào. Kết quả là các cổ vật bị đập vỡ thành những mảnh nhỏ và bị trộn lẫn vào nhau khiến các nhà khảo cổ học phải đối mặt với quá trình phục chế khó khăn.

“Hãy tưởng tượng bạn đang mang một chồng 100 chiếc đĩa sứ và rồi bất ngờ vấp ngã... Các mảnh vỡ nằm rải rác khắp nơi, và bạn phải tìm ra thứ tự chính xác của chúng” , nhà khảo cổ học Trung Quốc Shen Maosheng nói.

Sau 50 năm làm việc ở Tây An, các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc khai quật Đội quân Đất nung mới chỉ hoàn thành 1/6. Tại Hầm số 1, hơn 3/4 số chiến binh vẫn chưa được khai quật, còn Hầm số 2 mới chỉ hoàn thành khoảng 100 m2 khai quật kể từ khi dự án bắt đầu vào năm 2015 - một phần rất nhỏ trong tổng diện tích của hầm.

Tuy nhiên, những cuộc khám phá ban đầu đã khai mở nhiều phát hiện đáng chú ý. Một trong số đó là sự mở rộng “đội hình cung thủ” ở hầm số 2. Tại đây, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một số bức tượng cung thủ với đội hình được chia thành hai phần: một số đang cúi người như đang bắn nỏ và một số đứng bắn tên bằng một cây cung nặng hơn.

Trong khi đó, ở đội hình chiến xa, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mỗi chiến xa được kéo bởi bốn con ngựa, với hai người lính đứng ở mỗi bên xe. Trên thực tế, những người lính sẽ đứng trên xe ngựa trong tư thế xông trận, song những hạn chế về chiều cao của các hố dưới lòng đất buộc nhà Tần phải đặt họ sang một bên trong lăng mộ.

Có lẽ phát hiện hấp dẫn nhất là bức tượng đại tướng - một bức tượng đại diện cho một chỉ huy quân đội - được đặt ở ngay phía trước đơn vị. Được biết, những sự xuất hiện của những đại tướng như vậy là cực kỳ hiếm. Trong tổng số 1.000 chiến binh đất nung được phát hiện cho đến nay, chỉ có 9 người là sĩ quan cấp cao. Tuy nhiên, thông tin về vị tướng này vẫn còn là một bí ẩn.

Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng - Ảnh 5.

Trái: Chuyên gia kiểm tra các mảnh vỡ được khai quật từ Hầm số 2; Phải: Địa điểm khai quật tại Hầm số 2. (Ảnh: sixthtone)

“Ông ta là chỉ huy cao nhất của đơn vị 'Lực lượng đặc biệt' này sao? Tại sao ông ấy lại đứng ở phía trước? Liệu đây có phải là đặc điểm của quân đội Tần, yêu cầu các tướng phải dẫn đầu từ phía trước hay vị tướng đặc biệt này tiên phong dẫn đầu vì lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo tài ba?” , một nhà khảo cổ họ Chu nói.

Lan Desheng, chuyên gia phục chế tại bảo tàng nơi trưng bày Đội quân đất nung cho biết, lời giải cho những câu hỏi này sẽ cần nhiều thời gian. Chuyên gia này cũng ước tính, việc khôi phục hoàn toàn các bức tượng có thể cần hơn 10 năm - lâu hơn khoảng thời gian quân Tần cần để thống nhất Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu đã cân nhắc sử dụng tính năng quét máy tính để tăng tốc quá trình phục chế, nhưng cho đến nay họ nhận thấy việc sử dụng kỹ thuật này là không hiệu quả.

Ông Shen cho biết: “Để đo chính xác kích thước của các mảnh vỡ bằng máy tính, trước tiên chúng phải được làm sạch. Tuy nhiên, tất cả các mảnh vỡ đều có hình lục giác không đều và mỗi mặt phải được làm sạch cẩn thận. Bạn không rửa qua loa như rửa khoai tây được. Điều này cùng với việc khối lượng chiến binh cần khôi phục rất lớn sẽ khiến nhiệm vụ này trở nên bất khả thi. Vì vậy, chúng tôi vẫn sử dụng phương pháp thủ công với đội ngũ các kỹ thuật viên có kinh nghiệm ghép các mảnh vỡ lại với nhau”.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nó đòi hỏi phải thu thập đủ các mảnh ghép. Trong khi đó, phần lớn các tượng binh sĩ, vũ khí, xe đẩy được chôn làm bằng vật liệu dễ vỡ. Nhiều loại thậm chí bị phân hủy trong đất, chỉ để lại những dấu vết mờ nhạt trông giống như cánh ve sầu. Bởi vậy, để phục chế những cổ vật này đòi hỏi nỗ lực lớn từ các chuyên gia.

Năm 2009, các nhà khảo cổ ở hầm số 1 đã khai quật được phần còn lại của hai chiếc xe ngựa chỉ bằng dấu vết của một mảnh vỡ hình chữ nhật. Ban đầu, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đó là một loại ghế đặt trên các xe gỗ, song họ nhận ra chất liệu của nó quá mỏng để có thể chịu được trọng lượng của một người.

Sau đó, vào cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu vết của nhiều đầu mũi tên được gói gọn gàng bên trong một chiếc rương đựng vũ khí. Các nhà khảo cổ đã gửi di vật này đến Viện Khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc để lấy mẫu.

Tại đây, các nhà nghiên cứu nhẹ nhàng bóc lớp sơn mài trên bề mặt và phát hiện ra những khối than được kết lại với nhau bằng một lớp sợi tơ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 30 năm khai quật, dấu vết của sợi tơ được phát hiện tại khu vực Đội quân đất nung. Đây cũng là một ví dụ hiếm hoi về lao động nữ đóng góp cho dự án bởi công việc tơ lụa thường được thực hiện bởi phụ nữ trong thời kỳ đó.

Đối với nhóm nghiên cứu ở Tây An, việc phát hiện ra chiếc rương vũ khí là một lời nhắc nhở về lợi ích của cách tiếp cận chậm rãi và chính xác. Mặc dù nhiều người ở Trung Quốc tỏ ra nôn nóng muốn dự án khai quật nhanh chóng hoàn tất để khám phá hết sự kỳ bí đội quân nhà Tần, song các chuyên gia biết rằng họ đang tham gia vào một dự án nhiều thế hệ.

“Chúng tôi không khai quật để đào kho báu, cũng không phải để trưng bày các di tích văn hóa dưới lòng đất càng sớm càng tốt. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng vào công việc khảo cổ học đa ngành, đa góc độ, đa cấp độ và toàn diện nhằm phân tích sâu sắc các giá trị, tinh thần và tư tưởng khoa học thể hiện trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng và các chiến binh đất nung” , Li Gang, giám đốc Bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nói.

Nguồn: Sixth Tone

>

Vừa bại trận trước OKBRO, T1 bị streamer danh tiếng chỉ ra một loạt vấn đề trầm trọng

 

T1 lại tiếp tục chuỗi thua của mình, lần này đối thủ là OKBRO.

Trước một đối thủ như OK BRION (OKBRO), người hâm mộ T1 kỳ vọng đội nhà sẽ có một chiến thắng. Không chỉ củng cố vị trí trên bảng xếp hạng, mà còn để lấy lại tinh thần sau quãng thời gian vô cùng tồi tệ chỉ có thua và thua. Chưa kể, nếu thắng lợi trước OKBRO, đây sẽ là tiền đề tốt trước khi T1 bước vào 2 tuần thi đấu cuối cùng trong hoàn cảnh có thể vẫn sẽ chưa có sự phục vụ của Faker.

Vừa bại trận trước OKBRO, T1 bị streamer danh tiếng chỉ ra một loạt vấn đề trầm trọng - Ảnh 1.

T1 hướng tới một chiến thắng vì đối thủ chỉ là OKBRO - một trong những đội yếu nhất LCK hiện tại

Thế nhưng, kết quả cuối cùng lại đi ngược lại tất cả những kỳ vọng của người hâm mộ T1. Ngay cả khi nắm giữ rất nhiều lợi thế ở ván 1, T1 cũng không thể nào kết thúc trận đấu như mong muốn. Để rồi, trận thua ngay ván mở màn như báo hiệu một ngày thi đấu không như ý đối với các tuyển thủ T1. Họ thất thủ trước một trong những đội tuyển được xem là yếu nhất giải ở thời điểm hiện tại - OKBRO với tỉ số 1-2.

Vừa bại trận trước OKBRO, T1 bị streamer danh tiếng chỉ ra một loạt vấn đề trầm trọng - Ảnh 2.

Nhưng cuối cùng T1 vẫn phải nhận thất bại

Ngay sau khi T1 thất bại, nam streamer LS - người từng gắn bó với T1 nói riêng cũng như LCK và làng LMHT lâu năm, đã chỉ ra rất nhiều vấn đề của đội tuyển này. Ngay trong trận đấu với T1, anh đã chia sẻ: "Tôi không hiểu các tuyển thủ T1 làm gì. Họ không thể cấm chọn, họ không dám chơi mạo hiểm, họ cũng không thể kiểm soát lợi thế, không phối hợp giao tranh... Họ có quá nhiều vấn đề chứ không chỉ đơn giản là vắng Faker. T1 không chỉ mới vắng Faker lần đầu nhưng lần này có lẽ là tệ nhất".

Vừa bại trận trước OKBRO, T1 bị streamer danh tiếng chỉ ra một loạt vấn đề trầm trọng - Ảnh 3.

Nam streamer LS cho rằng vấn đề của T1 rất nhiều chứ không chỉ nằm trong việc vắng Faker

Quả thật, đúng như LS chia sẻ, sau khi Faker vắng mặt thì T1 dường như không còn là một đội tuyển hùng mạnh nữa. Keria không còn tỏa sáng như trước với những pha xử lý thiên tài, Zeus gần như biến mất, Oner xuống dốc cả về phong độ lẫn kỹ năng, và chỉ còn mỗi Gumayusi đơn độc để rồi khi anh mắc sai lầm thì T1 chấm dứt mọi hy vọng như cách họ để thua OKBRO ngay cả khi đội tuyển này còn chưa tụ tập đầy đủ ở Rồng Ngàn Tuổi.

Về lý thuyết (và có lẽ là thực tế), T1 vẫn có thể dự playoffs cũng như Chung kết thế giới. Nhưng không chỉ là mùa giải 2023, fan T1 đang thực sự lo lắng vì Faker có thể sẽ giải nghệ bất kỳ lúc nào và nhiều người không dám tưởng tượng đến viễn cảnh đó cũng sẽ là hồi kết cho cái tên T1.

>

Chỉ một con số này, game "mũi nhọn" đang khiến con cưng của Riot cảm thấy tổn thương

 

Cùng là giải đấu quốc tế, nhưng sức nóng của tựa game "mũi nhọn" lại hoàn toàn đá bay con cưng của Riot

Khởi động nửa cuối năm 2023, các tựa game Mobile đang đồng loạt mang tới rất nhiều giải đấu hấp dẫn cho người hâm mộ. Ở thời điểm hiện tại, hai giải đấu lớn của tựa game Liên Quân Mobile và Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến đang diễn ra song song và thu hút được sự chú ý trên toàn cầu. Nếu như ở Liên Quân Mobile, mùa giải APL 2023 đã quay trở lại sau gần 1 năm vắng bóng thì giải đấu WRL ASIA 2023 cũng được coi là một trong những giải đấu quan trọng nhất của tựa game Tốc Chiến trong khu vực Châu Á.

Chỉ một con số này, game "mũi nhọn" đang khiến con cưng của Riot cảm thấy tổn thương - Ảnh 1.

Dù đều được đánh giá là những giải đấu hàng đầu, nhưng dường như tựa game "mũi nhọn" của Esport Việt Nam lại tỏ ra áp đảo hơn hẳn so với đối thủ của mình. Hiện tại, cả hai giải đấu đều đã đi tới vòng Chung kết, song sức hút của Liên Quân Mobile đang thực sự "bùng cháy" trên mọi mặt trận truyền thông trong và ngoài nước. Chỉ tính riêng trong ngày thi đấu trước đó, khi đội tuyển Saigon Phantom (SGP) của Việt Nam cạnh tranh để giành vé vào Chung kết Tổng thì lượt theo dõi trên livestream ở Youtube đã lên tới con số hàng trăm nghìn - một con số ấn tượng mà bất cứ tựa game mobile nào đều hằng mong muốn ở thời điểm hiện tại.

Chỉ một con số này, game "mũi nhọn" đang khiến con cưng của Riot cảm thấy tổn thương - Ảnh 2.

Chỉ mới ở game đấu đầu tiên trong chuỗi B07 của SGP, APL 2023 đã thu hút gần 200 nghìn mắt theo dõi vô cùng nhanh chóng.


Trong khi đó, Tốc Chiến lại hoàn toàn lép vế. Dù đã đi tới những trận chiến cuối cùng của mùa giải WRL ASIA 2023, song số view "lẹt đẹt" đáng thất vọng đang khiến người hâm mộ không khỏi hoài nghi về sức ảnh hưởng của tựa game tới với cộng đồng trong nước. Ngay trong hôm nay (23/07) trận Chung kết Tổng của WRL ASIA đang diễn ra trong sự theo dõi của vỏn vẹn vài trăm khán giả Việt Nam - một con số đáng buồn khi mà lẽ ra, Tốc Chiến có thể hoàn toàn làm tốt hơn nhiều lần.

Chỉ một con số này, game "mũi nhọn" đang khiến con cưng của Riot cảm thấy tổn thương - Ảnh 3.

"Dead game" có lẽ đang là cái mác đáng buồn mà nhiều game thủ Việt Nam nói về Tốc Chiến ở thời điểm hiện tại.


Quả thực, sự chênh lệch này là một viễn cảnh không ai mong muốn, đặc biệt trong bối cảnh nền Esports nước nhà đang hướng tới sự phát triển toàn diện. Không rõ liệu Tốc Chiến sẽ có những thay đổi nào trong tương lai hay không? Chỉ có thể khẳng định rằng ở thời điểm hiện tại, Liên Quân Mobile đang làm tốt hơn Tốc Chiến nhiều lần trong việc thu hút được sự chú ý của các game thủ trong nước.

>

Không cần diện đồ hở, MC Remind khiến fan nam mê mẩn vì điều này!

 

Sự nỗ lực của nữ MC trong công cuộc xây dựng tên tuổi và khẳng định mình khiến người hâm mộ ngày càng yêu mến.

Một trong những "làn gió mới" của VCS Mùa Xuân 2023 không ai khác chính là sự xuất hiện của MC Remind. Nhanh nhẹn, linh hoạt, cô nàng nhanh chóng để lại dấu ấn, có thời điểm còn là cái tên được nhắc đến nhiều bậc nhất VCS,  thậm chí lấn át cả đàn chị Mai Dora.

Không cần diện đồ hở, MC Remind khiến fan nam mê mẩn vì điều này! - Ảnh 1.

Trước đó, Remind vốn là một streamer quen mặt trong cộng đồng, chơi giỏi LMHT và tựa game bắn súng VALORANT.

Không cần diện đồ hở, MC Remind khiến fan nam mê mẩn vì điều này! - Ảnh 2.

Khi mới vào nghề, cô nàng cũng là tuyển thủ chuyên nghiệp, là đội trưởng của team nữ EVOS.

Với những ai biết đến Remind từ sớm, chắc hẳn sẽ ấn tượng mãi những câu chuyện cười "thiếu muối", một phần làm nên thương hiệu của cô. Nói không quá, điều này đã trở thành "gia vị" không thể thiếu mỗi lần nữ MC lên sóng. Nó khiến cho nữ MC xinh đẹp dù không cần diện đồ hở vẫn "gây sốt" như thường!

Không cần diện đồ hở, MC Remind khiến fan nam mê mẩn vì điều này! - Ảnh 3.

Trong những ngày đầu tác nghiệp, Remind đã không khỏi choáng ngợp, thể hiện chưa hoàn hảo trong các số lên sóng đầu tiên. Tuy nhiên chỉ trong vòng một tháng, nữ MC đã nhanh chóng cải thiện hình ảnh của mình với những ấn tượng tốt hơn trong mắt người xem. Bản thân nữ MC đã nỗ lực trong từng cơ hội tác nghiệp của mình và được khán giả ghi nhận cố gắng cũng như đóng góp tại VCS Mùa Xuân 2023 và mùa giải đang diễn ra. Hãy tiếp tục ủng hộ cô gái bé nhỏ này nhé!

Không cần diện đồ hở, MC Remind khiến fan nam mê mẩn vì điều này! - Ảnh 4.
>

Sử gia chứng minh Tào Tháo là đại anh hùng, không phải gian thần

 

Không những bác bỏ nhận định gian thần, vị sử gia lớn này còn chứng minh Tào Tháo là một vị tuyệt đại anh hùng. Tất cả dẫn chứng đều được lấy từ các tư liệu lịch sử và được phân tích chi tiết khiến câu chuyện của ông cuốn hút không kém Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Sử gia chứng minh Tào Tháo là đại anh hùng, không phải gian thần

Đã có nhiều cuốn sách bình chú, kiến giải Tam quốc diễn nghĩa , nhưng ít người bình được đến hợp lý, thuyết phục mà thú vị như Lã Tư Miễn. Bằng vốn kiến thức uyên bác của một sử gia, ông gần như lật lại nhiều tích truyện tưởng đã được mặc định trong tác phẩm của La Quán Trung.

Sử gia chứng minh Tào Tháo là đại anh hùng, không phải gian thần - Ảnh 1.

Cuốn Tam Quốc sử thoại của Lã Tư Miễn.

“Bây giờ tôi phải thanh minh thay cho một vị tuyệt đại anh hùng. Đó chính là Ngụy Vũ đế”. Câu mở đầu cho chương 12 trong cuốn Tam quốc sử thoại (Châu Hải Đường dịch, NXB Hội Nhà văn), Lã Tư Miễn đã viết như vậy.

Cách viết có vẻ khiêu khích này đã chính thức làm cho nhiều fan cứng của Tam Quốc diễn nghĩa cảm thấy khó chấp nhận. Xưa nay, trong bảng phong thần của Tam Quốc, Tào Tháo được định danh là gian thần, điều này gần như không thể chối cãi.

Ngay Nam Cao, trong tác phẩm Đôi mắt được đưa vào giảng dạy ở nhà trường cũng không tránh khỏi định kiến ấy. Qua góc nhìn của nhân vật chính tên Hoàng: Tào Tháo thừa tài năng, đa mưu túc trí nhưng vẫn không phải là anh hùng chân chính. Vậy mới có câu cảm thán đậm mùi suồng sã: “Tài thật, tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo”.

Để bắt đầu chiêu tuyết (rửa sạch oan ức) cho Tào Tháo, sử gia họ Lã đã đưa ra rất nhiều bằng chứng thuyết phục. Đầu tiên, ông truy tìm cách nói “gian thần” từ đâu mà ra?

“Tất nhiên đó là chịu ảnh hưởng của Diễn nghĩa, song Diễn nghĩa cũng ắt có căn cứ của nó. Tiền thân của tiểu thuyết diễn nghĩa là thuyết thư (kể chuyện trong sách), người kể chuyện chẳng thể có kiến giải đặc biệt nào cả, chẳng qua chỉ là chiều theo tâm lý của xã hội. Hơn nữa một kiến giải, nếu không phù hợp với tâm lý của đa số mọi người, cũng nhất định không thể lưu truyền được rộng rãi như thế”.

Sử gia chứng minh Tào Tháo là đại anh hùng, không phải gian thần - Ảnh 3.

Tào Tháo trong lịch sử là một đại anh hùng, theo Lã Tư Miễn.

Kế đến, bằng vào những tư liệu lịch sử (chứ không phải chuyện thuyết thư), Lã Tư Miễn lần lượt ném ra nhiều thông tin chấn động: “ Ngụy Vũ đế rốt cuộc là người như thế nào? Chỉ cần xem bản sắc lệnh mà ông ban ra vào ngày Kỷ Hợi, tháng 12, năm Kiến An thứ 15 (210) là có thể biết rõ. Ngụy Vũ đế vào năm 20 tuổi được cử Hiếu liêm. Ông nói: 'Ta vào khi ấy, vì vốn chẳng phải người có danh tiếng gì, sợ rằng bị người đương thời coi rẻ, nên rất mong muốn được làm một viên quận thú tốt'. Đích xác, sau này ông làm tới chức Tế Nam tướng, có nhiều chính tích, nhưng vì đắc tội với hoạn quan, lại bị cường hào oán hận, sợ rằng vì thế mà chuốc lấy tai họa cho gia đình, nên đã thác bệnh xin từ chức”. Khi đó Tào Tháo mới chừng 30 tuổi.

Về ẩn cư, Tào Tháo không nản lòng thoái chí, mà kiên nhẫn đọc sách, luyện võ, chờ thời. Sau đó, khi được tái nhập quan trường, ông nói: “Ta vào lúc bấy giờ, lại mong mỏi được lập công cho nước nhà, sau này chết đi trên mộ dựng một tấm bia, đề là: Mộ của Tào hầu – Chinh Tây tướng quân nhà Hán”.

Sử gia chứng minh Tào Tháo là đại anh hùng, không phải gian thần - Ảnh 5.

Tào Tháo của Lã Tư Miễn rất khác so với Tào Tháo trong sách La Quán Trung.

Trong truyện Tam Quốc, người ta sở dĩ vu cho Tào Tháo tội bất trung muốn soán ngôi nhà Hán, cũng là nguồn gốc sinh ra cái định danh “gian thần”, theo Lã Tư Miễn đều là dựa vào những thông tin không chính xác.

Có thể kể đến: “Năm Kiến An thứ 17 (212) bọn Đổng Chiêu nói, Tào Tháo nên được tấn thăng nên tước công, và đem chuyện này bàn với Tuân Úc, Tuân Úc nói Ngụy Vũ đế vốn là khởi nghĩa quân để khuông phù cho nhà Hán, chẳng nên làm vậy. Ngụy Vũ đế vì thế mà không thể yên được trong lòng. Tuân Úc lo buồn mà chết. Một năm sau cái chết của Tuân Úc, Ngụy Vũ đế bèn được thăng lên làm Ngụy công. Câu này rõ ràng là câu thêu dệt. Nếu Ngụy Vũ đế thật sự muốn thoán ngôi nhà Hán thì có sợ gì Tuân Úc? Hơn nữa, tiến thăng làm Ngụy công thì có liên quan gì đến việc thoán ngôi nhà Hán?”.

Ví dụ thứ hai, Lã Tư Miễn kể lại năm Kiến An thứ 24 (219), Tôn Quyền muốn đánh Kinh Châu, dâng thư xưng thần, lại nói đến thiên mệnh rằng Tào Tháo nên làm Hoàng đế. Tào Tháo đưa thư cho mọi người xem rồi bảo: Thằng nhóc này lại muốn ta ngồi xổm trên lò lửa ư?

Chưa hết, ở lời chú trong Tam Quốc chí, dẫn sách Ngụy thị Xuân Thu nói: Hạ Hầu Đôn nói với Tào Tháo rằng: Từ xưa đến nay, những bậc có thể vì dân trừ hại, được nhân dân hướng về, thì chính là chủ của nhân dân. Công lao và đức hạnh của ngài đều rất lớn, nên làm Hoàng đế”.

Tào Tháo trả lời: “Nếu như thiên mệnh ở ta, thì ta là Chu Văn vương vậy” (Chu Văn Vương là người có được hai phần ba thiên hạ mà vẫn có thể phụng sự nhà Ân).

Tất cả chuyện này cho thấy rõ rằng Tào Tháo không có ý thoán ngôi nhà Hán.

Sử gia chứng minh Tào Tháo là đại anh hùng, không phải gian thần - Ảnh 6.

Trận Xích Bích của La Quán Trung và phiên bản điện ảnh của Ngô Vũ Sâm đều khác trận Xích Bích trong lịch sử.

Những ví dụ như vậy còn dài, và chân dung Tào Tháo trong sử thoại, quả thật là một hình ảnh đảo ngược với Tào Tháo của Tam quốc diễn nghĩa.

Tam Quốc sử thoại là tác phẩm được Lã Tư Miễn viết cho các bạn trẻ yêu thích lịch sử, theo đề nghị của học trò mình là Dương Khoan. Những câu chuyện trong Tam Quốc diễn nghĩa hầu như đều được ông lật lại, phân tích, đối chiếu, so sánh với các nguồn tư liệu lịch sử và đưa ra một chân tướng gần nhất với sự thật.

Bố cục sách theo kiểu chương hồi, hé lộ không ít những câu chuyện thú vị khác, ví như chân tướng của trận Xích Bích , thanh minh cho Ngụy Diên hay là những chuyện hư hư thực thực quanh mức độ ảnh hưởng của các hoạn quan lên các bậc vua chúa trong lịch sử...

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn