So sánh hai chế độ Tinh Võ Sư, fan ước Liên Minh Huyền Thoại và Tốc Chiến "đổi chỗ" cho nhau!

 

Chế độ Tinh Võ Sư đều đã cập bến các tựa game của Riot, thế nhưng cơ chế lại hoàn toàn khác biệt.

Những ngày vừa qua, Riot khiến fan phát cuồng khi ra mắt dòng sự kiện Soul Fighter - Tinh Võ Sư. Không chỉ mang tới dòng trang phục độc quyền cực kỳ bắt mắt, nhà phát hành (NPH) này còn sáng tạo ra thêm nhiều chế độ chơi mới với từng tựa game của mình. Cụ thể, người chơi sẽ được trải nghiệm chế độ Võ Đài ở Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) và Thẻ Đấu Tay Đôi ở Tốc Chiến.

So sánh hai chế độ Tinh Võ Sư: nhiều fan ước LMHT và Tốc Chiến "đổi chỗ" cho nhau! - Ảnh 1.

Tinh Võ Sư đang khiến cộng đồng game "chao đảo" suốt những ngày vừa qua.

Chế độ Võ Đài của LMHT cho phép người chơi bắt cặp với một đồng đội bất kỳ. Sau đó cả hai sẽ cùng chiến đấu với 3 bộ đôi khác trong các sàn đấu ngẫu nhiên. Để có thể giành chiến thắng sau cùng, người chơi sẽ cần lựa chọn khéo léo các thẻ thăng cấp phù hợp và tận dụng các trang bị mới đầy quyền năng trong chế độ hấp dẫn này.

photo-1689995714187

Trong khi đó ở Tốc Chiến, Thẻ Đấu Tay Đôi lại yêu cầu các game thủ tự lựa chọn cho mình 3 vị tướng yêu thích. Kế đó, họ sẽ được ghép với một đối thủ ngẫu nhiên và được tùy ý chiến đấu trong các trận chiến 1 vs 1. Trong chế độ này, người chơi sẽ khởi đầu với cấp độ 11, không thể mua trang bị và được phép thay đổi luân phiên 3 vị tướng đã chọn mà không bị giới hạn thời gian. Để giành chiến thắng, người chơi cần có được 4 mạng hạ gục trước đối thủ của mình.

photo-1689996371421

Sở hữu cơ chế rất khác nhau, song không thể phủ nhận mỗi chế độ đều có những điểm hay riêng. Dẫu vậy, rất nhiều game thủ lại có mong muốn Riot "đổi chỗ" hai chế độ này để "phù hợp" hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, việc ghép cặp ở LMHT có quá nhiều sự chênh lệch về trình độ. Trong khi đó với các game thủ Tốc Chiến, họ mong muốn thời gian trải nghiệm Thẻ Đấu Tay Đôi được kéo dài hơn, thay vì chỉ đơn thuần "lao vào" giao chiến liên tục.

photo-1689996727599

Sẽ ra sao nếu Thẻ Đấu Tay Đôi và Võ Đài được hoán đổi với nhau?

Quả thực sẽ vô cùng thú vị nếu những người chơi LMHT và Tốc Chiến có thể cùng "đổi chỗ" để tham gia sự kiện hấp dẫn này. Tuy nhiên, liệu Riot có lắng nghe yêu cầu "lạ lùng" này không lại là một câu chuyện khác. Dù sao, sự kiện Tinh Võ Sư cũng đang rất thành công khi thu hút được sự yêu mến của cộng đồng game thủ trên toàn thế giới.

>

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích

 

Trong các câu chuyện hư cấu mà mọi đứa trẻ từng đọc khi còn nhỏ ẩn chứa không ít ví dụ về việc giáo dục con cái sai cách của các bậc làm cha làm mẹ.

Làm cha mẹ có lẽ là một trong những công việc khó khăn nhất trên đời, và không ai dám đảm bảo trong quá trình nuôi dạy con cái, mình chưa bao giờ mắc sai lầm. Có rất nhiều hành vi, câu nói quen thuộc của các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là thuộc thế hệ trước vô cùng độc hại nhưng phổ biến và quen thuộc. Ngay cả trong những câu chuyện cổ tích mộng mơ cũng không phải ngoại lệ. Khi phân tích ra, chúng ta có thể thấy rất nhiều ông bố bà mẹ độc hại đã xuất hiện trong truyện trẻ con mà ai cũng từng được đọc hồi bé.

Chế giễu ước mơ của con (Truyện Nàng tiên cá)

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích - Ảnh 1.

Ariel có một giấc mơ: cô muốn lên đất liền và đi bộ trên mặt đất. Tuy nhiên, thay vì ủng hộ con gái, cha cô lại giễu cợt ý tưởng này và phớt lờ nó. Sau tất cả, chúng ta đều nhớ đến cái kết bi thảm mà nàng tiên cá xinh đẹp phải gánh chịu.

Trẻ nhỏ có ước mơ là điều hoàn toàn tự nhiên và đáng khuyến khích. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ coi đó là những suy nghĩ vô nghĩa hoặc viển vông. Sự thờ ơ như vậy không chỉ làm giảm lòng tin của trẻ đối với người lớn mà còn có thể khiến trẻ trở nên thiếu tự tin.

Thay vì mặc kệ và coi lời của con chỉ là lời nói của trẻ con, cha của Ariel đáng lẽ phải ngồi nói chuyện với con gái. Ông có thể cảnh báo cô về những mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu con lên đất liền và cân nhắc thật kỹ ước muốn của con.

Chăm sóc con quá mức (Truyện Thumbelina)

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích - Ảnh 2.

Mẹ của chú cóc Thumbelina đã chăm sóc cậu con trai yêu quý của mình quá mức đến nỗi bà thậm chí còn chọn vợ cho cậu khi trưởng thành. Vì sự bảo bọc này, Thumbelina trở thành một người lớn bất lực, không thể tự làm bất cứ điều gì và không thể giữ được cô dâu của mình.

Trong cuộc sống thực, những đứa trẻ lớn lên với sự chăm sóc, bao bọc quá mức như vậy sẽ trở thành người không thể tự lập. Lẽ ra mẹ Cóc nên để con mình thất bại và tự đương đầu với sóng gió cuộc đời. Nếu muốn kết hôn, Thumbelina nên tự mình đi tìm một người vợ tương lai. Cha mẹ không nên sợ hãi khi để con mắc lỗi. Thất bại giúp họ học hỏi và tìm cách đạt được mục tiêu của mình.

Xem thường con (Truyện Cô bé Lọ lem)

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích - Ảnh 3.

Mối quan hệ giữa mẹ kế và Lọ Lem là một minh họa hoàn hảo cho việc người lớn xem thường con trẻ. Bất kể cô con gái riêng chăm chỉ của mình làm gì, người mẹ kế luôn tìm ra điều gì đó để phàn nàn. Các con gái của bà nhìn thấy cách mẹ đối xử với chị gái của mình cũng đã học theo và góp phần khiến họ trở thành những người tự luyến quá mức.

Tất nhiên, trẻ em khó có thể làm điều gì đó thực sự gây ấn tượng với cha mẹ vì chúng không có đủ kiến thức và kỹ năng. Nếu như dì ghẻ tỏ lòng tán thưởng và có thể khen ngợi Lọ Lem mà không hạ thấp nhân cách, khả năng của cô bé, thì câu chuyện cổ tích có lẽ đã có một kết thúc khác. Ví dụ, cả gia đình sẽ cùng nhau chuyển đến lâu đài và chung sống hạnh phúc. Trong cuộc sống thực, tất nhiên, chúng ta không cần phải vỗ tay mỗi khi con tự buộc dây giày, nhưng để ý đến điều đó và khen ngợi con là điều quan trọng nên làm.

Không tôn trọng ý kiến cá nhân (Truyện Vua Chích Chòe)

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích - Ảnh 4.

Nhiều vị vua trong truyện cổ tích có xu hướng không tôn trọng suy nghĩ cá nhân của con gái họ. Các công chúa thường bị ép kết hôn để củng cố quyền lực của vương quốc, vì mục đích chính trị hoặc thậm chí không có lý do chính đáng. Rất may, trong truyện cổ tích, mọi chuyện thường được giải quyết êm đẹp nhờ một phép màu nào đó.

Nhưng chúng ta không sống trong truyện cổ tích, và việc bỏ qua ý kiến của một đứa trẻ thường dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Trẻ em có thể trở nên xa cách với cha mẹ hoặc không bao giờ học được cách thiết lập và bảo vệ ranh giới cũng như lợi ích của mình.

Hãy nhớ rằng một vị vua trước hết là một người cha và con gái là một người trưởng thành có quan điểm riêng cần được lắng nghe. Và điều này nên được áp dụng không chỉ với những nàng công chúa trong truyện cổ tích.

Đặt trách nhiệm quá sức lên con trẻ (Truyện Cô bé quàng khăn đỏ)

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích - Ảnh 5.

Nếu chúng ta tạm quên rằng đây là một câu chuyện cổ tích và nhìn câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ qua con mắt của một người lớn, một số chi tiết sẽ thực sự làm bạn ngạc nhiên. Vì sao bố mẹ cô bé lại có thể bảo đứa con gái nhỏ của mình vào rừng một mình dù rõ ràng đây là một nơi đầy hiểm nguy rình rập?

Trong cuộc sống thực, một số bậc cha mẹ cũng có thể đặt những trách nhiệm không phù hợp với lứa tuổi của con mình lên vai chúng. Điều này khiến những đứa trẻ phải trưởng thành quá sớm, khi chúng còn chưa sẵn sàng. Cách tiếp cận này không chỉ dẫn đến những tình huống nguy hiểm mà trẻ chưa thể xử lý mà còn dễ nảy sinh các vấn đề tâm lý.

Với trẻ nhỏ, nếu bảo con làm việc nhà là một ý kiến hay. Nhưng nếu bạn để con nhỏ tự đi xa, ở một mình thì nhất định là sai. Trên thực tế, trong câu chuyện, người mẹ hoàn toàn có thể chọn đi gặp bà cùng với con gái của mình.

Phớt lờ con (Truyện Karlsson trên mái nhà)

6 ví dụ kinh điển về dạy con sai cách trong truyện cổ tích - Ảnh 6.

Việc bỏ bê trẻ em đôi khi trở nên nguy hiểm và gây tổn thương cho tâm lý của trẻ hơn cả sự kiểm soát quá mức. Trong câu chuyện cổ tích này, cậu bé nhân vật chính đã trèo lên mái nhà và khiến cha mẹ mình sợ chết khiếp. Khi cậu kể với họ về người bạn mới của mình, cha mẹ hoàn toàn không nghe con nói.

Ví dụ này thực sự không quá xa vời với cuộc sống thực. Nếu bạn không chú ý đến con mình và luôn bận rộn với việc khác, nói với chúng rằng bạn không có thời gian cho con thì một ngày nào đó, bạn sẽ thực sự “đánh mất” con mình. .

Các bậc cha mẹ nên chú ý, quan tâm đến con mình. Hãy lắng nghe con bạn thường xuyên hơn, đặc biệt là khi chúng đang cố gắng chia sẻ điều gì đó với bạn.

>

Fan T1 xót xa cho Gumayusi nhưng vẫn bày tỏ phẫn nộ với 1 cái tên

 

Người hâm mộ T1 có nhiều thái cực cảm xúc đối với các tuyển thủ sau trận thua HLE.

Chiều ngày 21/07 (giờ Việt Nam), T1 đã có cuộc đối đầu với Hanwha Life Esports (HLE). Đây là trận đấu đầu tiên của họ tại tuần thi đấu thứ 7 thuộc khuôn khổ vòng bảng LCK Mùa Hè 2023. HLE cũng là một đối thủ mạnh và trong bối cảnh T1 tiếp tục chưa có sự phục vụ trở lại của Faker, không nhiều người hâm mộ dám tin một chiến thắng cho đội nhà. Tuy nhiên, màn trình diễn của các tuyển thủ vẫn đáng lưu ý và nhiều người mong chờ một trận đấu hay như khi gặp Dplus KIA tuần trước.

T1 được kỳ vọng có thể gây bất ngờ như trong trận gặp DK

T1 được kỳ vọng có thể gây bất ngờ như trong trận gặp DK

Nhưng, mọi sự hy vọng chỉ được đền đáp bằng thất vọng. Không phải tất cả các tuyển thủ của T1 không nỗ lực, nhưng căn bản, họ đã thua cả về mặt thể hiện lẫn nhân sự. Trong một ngày mà HLE quyết tâm giành chiến thắng trước T1 để phục thù trận lượt đi cũng như giành vé vào playoffs sớm, đội tuyển "toàn sao" này không mắc bất kỳ sai lầm nào. Gumayusi đã nỗ lực tột cùng nhưng tất cả đều không đủ.

Nhưng chỉ một mình Gumayusi nỗ lực là không đủ

Nhưng chỉ một mình Gumayusi nỗ lực là không đủ

Đáng nói, sau trận đấu, không ít khán giả dành lời khen cho "Thái tử". Sau khi T1 vắng Faker, theo nhiều nhận định, Gumayusi là tuyển thủ duy nhất còn giữ được sự kỷ luật, phong độ đỉnh cao đã giúp anh xứng đáng khoác chiếc áo T1. Thậm chí, một fan của đội còn nhận định thẳng thắn: "Hoặc là từ mùa sau T1 xây dựng đội hình chỉ chơi xoay quanh Gumayusi hoặc tự các tuyển thủ còn lại phải nhìn lại mình và cố gắng, hoặc tự ra đi. Nhìn cậu ấy gây hơn 5k sát thương trong một giao tranh mà T1 vẫn thua thật không biết phải nói sao nữa".

Thậm chí chính khán giả cũng xót xa cho Xạ Thủ sinh năm 2002

Thậm chí chính khán giả cũng xót xa cho Xạ Thủ sinh năm 2002

Nhưng người hâm mộ T1 cũng không ngần ngại chỉ ra cái tên gây thất vọng nhất trận đấu này, không phải Poby mà chính là Oner. Trong ván thi đấu đầu tiên, Oner hoàn toàn vô hại với vị tướng Poppy dù đây là một trong những tướng tanker cứng cáp và dễ gây áp lực lên đối phương nhất. Thậm chí, pha chiêu cuối Sứ Giả Phán Quyết của Oner ở tình huống giao tranh cuối cùng gần hang Rồng gián tiếp khiến T1 mất đi tài nguyên chống các pha lao vào và để bị HLE hủy diệt hoàn toàn sau đó.

Oner có ngày thi đấu đáng quên, như pha Sứ Giả Phán Quyết vô hại này

Oner có ngày thi đấu đáng quên, như pha Sứ Giả Phán Quyết vô hại này

Tình hình ván 2 cũng không khá hơn khi Oner tỏ ra bị động hơn hẳn so với Grizzly của HLE. Nếu không nhờ vị tướng Vi cũng là một tướng cơ động và cứng cáp, có lẽ Oner đã nằm xuống không ít lần. Thậm chí, anh cũng Trừng Phạt thua so với người đàn em bên kia chiến tuyến và kém hơn về tài nguyên, khả năng gank các đường... dù Grizzly chỉ mới được đôn lên đội 1 HLE thời gian gần đây, sau khi Clid dính rắc rối.

Anh bị chỉ trích và bị cho là điểm yếu lớn nhất của T1

Anh bị chỉ trích và bị cho là điểm yếu lớn nhất của T1

Từ lâu, Oner luôn bị xem là mắt xích yếu nhất của T1 và điều này càng lộ rõ khi Faker rời đi. Ở một thời kỳ mà Rừng đóng vai trò điều khiển trận đấu, điểm yếu Oner có thể xem là "chí tử" đối với T1. Và nếu bản thân tuyển thủ này không sớm lấy lại phong độ cao nhất, có lẽ như một số khán giả nhận định, ngày anh rời T1 không còn xa.

>

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối vụ án 2.700 năm

 

Chuyên gia khảo cổ không ngờ vật lạ màu xanh mà cậu bé chăn cừu vấp phải trên đường lại giúp tìm ra manh mối của một vụ án 2.700 năm trước.

Câu chuyện hy hữu này bắt đầu xảy ra từ năm 1977 ở hồ Đan Giang Khẩu thuộc hạ lưu sông Hán Giang (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Đây là nơi rất giàu tài nguyên về thủy sản, đồng thời cũng là hồ chứa quan trọng trong công trình "Nam thủy Bắc điều", một dự án vận chuyển nước rất lớn ở Trung Quốc. Do đó, người dân địa phương thường thả lưới ở hồ chứa này để đánh bắt cá.

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối của vụ án 2.700 năm - Ảnh 1.

Hồ Đan Giang Khẩu là hồ chứa quan trọng trong dự án vận chuyển nước ở Trung Quốc.

Một ngày nọ trong mùa hè năm 1977, có hai người dân tới đây đánh bắt cá. Khi chuẩn bị kéo lưới lên, họ thấy lưới rất nặng và mừng thầm chắc có cá lớn lọt lưới. Đến khi cả hai cố gắng kéo lưới đánh cá lên, họ phát hiện ra không có cá ở trong lưới, thay vào đó là một vài đồ vật bằng đồng cũ kỹ. 

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối của vụ án 2.700 năm - Ảnh 2.

Hai người dân tìm được nhiều món đồ bằng đồng dưới hồ Đan Giang Khẩu.

Hai người dân biết đây là đồ cổ nên thả thêm mấy mẻ lưới. Quả nhiên, lần nào họ cũng vớt được một thứ. Sau đó, cả hai đã quyết định bán những món đồ tìm thấy ở hồ Đan Giang Khẩu cho những người buôn bán cổ vật và họ đã phát tài nhờ bán được với giá cao.

Kể từ đó, có nhiều người tìm đến hồ Đan Giang Khẩu với hy vọng có thể tìm được báu vật ở dưới nước giống như hai người dân may mắn trên.

Không chỉ những kẻ trộm mộ mà ngay cả một số thợ săn cổ vật cũng đổ xô tới đây. Vì vậy, khu vực này xuất hiện vô số hố trộm. Sau đó, khi mực nước trong hồ chứa tăng lên, tình trạng nhiều người tới đây tìm kiếm cổ vật mới tạm dừng.

Đến năm 1999, khi hồ Đan Giang Khẩu cạn nước, có hai cậu bé chăn cừu đã đến đây. Một cậu bé vô tình vấp phải một vật gì đó có ánh sáng xanh mờ. Cậu bé này rất tò mò và nhặt vật lạ này lên. Nó có hình dạng giống như một chiếc nồi đồng với nhiều hoa văn phức tạp.

Ngay sau đó, tin tức này đã được thông báo đến ban quản lý di tích văn hóa của địa phương. Cơ quan này đã nhanh chóng tổ chức một đội khảo cổ tới hiện trường tìm thấy đồ đồng để tiến hành khảo sát. Khi các chuyên gia sử dụng các công cụ tiên tiến để khảo sát, họ phát hiện ra có rất nhiều vật bằng kim loại ở dưới lòng đất. 

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối của vụ án 2.700 năm - Ảnh 3.

Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều cổ vật hàng nghìn năm dưới lòng hồ Đan Giang Khẩu.

Kết quả, nhóm chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều đồ vật bằng ngọc và đồ đồng từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc ở khu vực xung quanh nơi cậu bé chăn cừu nhặt được vật lạ. Các nhà khảo cổ học suy luận rằng nhiều khả năng có một số ngôi mộ cổ quy mô lớn của nước Sở, một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu, Chiến Quốc, nằm ở dưới lòng hồ Đan Giang Khẩu.

Sau khi có suy luận này, các nhà khảo cổ lập tức xin phép cấp trên cho khai quật ở khu vực này. Lòng hồ khi đó đang khô cạn, đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành khai quật. Khi được sự đồng ý của cấp trên, các chuyên gia khảo cổ đã nỗ lực chạy đua với thời gian để tiến hành công tác khai quật. Chính trong cuộc khai quật đặc biệt này, có một thanh kiếm bằng đồng đã được phát hiện.

Bí ẩn thanh kiếm tiết lộ manh mối vụ án 2.700 năm

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối của vụ án 2.700 năm - Ảnh 4.

Thanh kiếm bằng đồng 2.700 năm tuy đã có nhiều dấu vết rỉ sét nhưng được đánh giá là một bảo vật vô cùng quý hiếm.

Có rất nhiều cổ vật, báu vật được tìm thấy trong đợt khai quật ở hồ Đan Giang Khẩu vào năm 1999. Điều này khiến giới khảo cổ vô cùng ngạc nhiên, nhưng đồng thời cũng kéo theo vô số câu hỏi đặt ra. Trong đó, có nghi vấn liên quan đến thanh kiếm bằng đồng trên. Vì sao một thanh kiếm bằng đồng vô cùng quý giá lại xuất hiện trong một ngôi mộ nhỏ của nước Sở?

Bởi theo các chuyên gia, xét về quy mô, ngôi mộ này chỉ là nơi an nghỉ của tướng lĩnh cấp bậc không quá lớn của nước Sở. Vậy, ai mới là chủ nhân thực sự của thanh kiếm đồng này?

Từ chữ "Thái Hầu" hay "Sái Hầu" được khắc trên thân kiếm, các chuyên gia suy luận rằng đây có thể là thanh kiếm của một vị vua nước Sái trong thời Xuân Thu. Tuy nhiên, sau đó, các chuyên gia lại gặp khó khăn vì họ không tìm thấy có một vị vua nào trong sử sách có tên giống như chữ khắc trên thân kiếm.

Cuối cùng, nhóm các nhà khảo cổ đã mời Tôn Khải Khang, một chuyên gia của Ủy ban Quản lý di tích văn hóa tỉnh Hồ Bắc, tới để nghiên cứu và phân tích. Theo phân tích của ông Tôn Khải Khang, một chữ cổ khiến các nhà khảo cổ học phân vân có thể dịch là "thuẫn". Theo ghi chép trong lịch sử, đây là một loại vũ khí cổ xưa. Do đó, có khả năng tên của vị vua chư hầu này có liên quan đến loại vũ khí này.

Với gợi ý này, các nhà khảo cổ học đã tìm kiếm trong các ghi chép lịch sử của các vị vua thời Xuân Thu. Cuối cùng, họ chú ý đến cái tên Sái Ai Hầu (? - 675 TCN), tên thật là Cơ Hiến Vũ, vị vua thứ 13 của nước Sái, một chư hầu của nhà Chu.

Như vậy, danh tính chủ nhân của thanh kiếm đồng này chính là Sái Ai Hầu, một vị vua của nước Sái thời Xuân Thu. Thanh kiếm này có niên đại khoảng 2.700 năm.

Từ những ghi chép trên thanh kiếm cùng sự nỗ lực tìm kiếm, tra cứu các thông tin từ những tài liệu cổ, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bi kịch đáng tiếc của chủ nhân thanh kiếm.

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối của vụ án 2.700 năm - Ảnh 5.

Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ liên quan tới mỹ nhân, vị vua nước Sái phải chịu cảnh giam lỏng ở nước Sở cho đến chết.

Theo những ghi chép trong lịch sử, vào năm 684 TCN, Sai Ai Hầu và Tức Hầu (vua nước Tức) đều sang nước Trần. Đến khi trở về, vợ của vua nước Tức đi qua nước Sái. Lúc bấy giờ, Sái Ai Hầu thất lễ với phu nhân của nước Tức khiến cho Tức Hầu nổi giận. Do đó, Tức Hầu đã bí mật liên kết với Sở Văn Vương tương kế, tựu kế rằng hãy dẫn quân đánh nước Tức. Khi đó, nước Tức sẽ vờ cầu cứu nước Sái, và nhân đó đại quân của nước Sở có thể đánh nước Sái.

Sở Văn Vương đã nghe theo mưu kế này. Ông mang quân đi đánh nước Tức. Tức Hầu đã cầu cứu Sái Ai Hầu. Quả nhiên, Sái Ai Hầu mang quân đi cứu nước Tức. Tuy nhiên, do không chống nổi đại quân nước Sở nên Sái Ai Hầu đã bị bắt sống.

Sở Ai Hầu tuy là quân vương của một nước nhưng lại phải chịu cảnh giam cầm suốt 9 năm ở nước Sở. Do căm thù vua nước Tức nên ông vờ tán tụng sắc đẹp của vợ vua nước Tức với Sổ Văn Vương. Vì ham mê nhan sắc của Tức phu nhân, Sở Văn vương đã mang quân đi tiêu diệt nước Tức và lấy vị phu nhân này làm vợ.

Dù mưu kế thành công nhưng Sở Ai Hầu vẫn không được cho về nước. Cuối cùng, vị quân vương này mất ở nước Sở vào năm 675 TCN. Người nước Sái sau đó đã lập con trai ông là Cơ Hật lên nối ngôi, sử gọi là Sái Mục Hầu.

Cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh, chuyên gia không ngờ tìm ra manh mối của vụ án 2.700 năm - Ảnh 6.

Thanh kiếm đồng của Sái Ai Hầu là một bảo vật hiếm có. Nó cũng là manh mối quan trọng giúp các chuyên gia tìm ra bi kịch của Sái Ai Hầu.

Về phần thanh kiếm đồng trên, theo các chuyên gia, đây là vật bất ly thân của Sái Ai Hầu. Tuy nhiên, sau khi ông bị giam lỏng ở nước Sở, thanh kiếm này cũng trở thành chiến lợi phẩm ở quốc gia này. Vậy, tại sao thanh kiếm của một vị vua lại xuất hiện trong ngôi mộ của một vị tướng bình thường ở nước Sở?

Theo suy đoán của các chuyên gia, rất có thể Sở Văn Vương đã ban tặng thanh kiếm này cho vị tướng có công bắt sống vua nước Sái lúc bấy giờ.

Trên thực tế, vào thời điểm cách đây khoảng 2.700 năm, việc được nhà vua ban thưởng chiến lợi phẩm chính là vinh dự cao nhất. Chính vì vậy, sau khi vị tướng này qua đời, việc lấy thanh kiếm của nhà vua làm vật tùy táng là điều hợp lý.

Thanh kiếm đồng này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng của tỉnh Hồ Bắc.

>

Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao?

 

Tình duyên lận đận nhưng về công việc, Ngọc Trinh lại phất lên như "diều gặp gió". Cô được mời tham gia nhiều dự án phim lớn và sở hữu loạt kênh mạng xã hội với hàng triệu lượt theo dõi.

Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 1.

Ngọc Trinh sinh năm 1989 tại Trà Vinh. Cô tham gia các cuộc thi nhan sắc từ năm 16 tuổi và đoạt một số giải thưởng như á hậu Hoa hậu Trang sức 2007, Siêu mẫu ăn ảnh cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2005, Hoa hậu Việt Nam Quốc tế 2011...

 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 2.

Ngọc Trinh được ông bầu Vũ Khắc Tiệp xây dựng hình ảnh là một "nữ hoàng nội y" nhờ sở hữu số đo 3 vòng gợi cảm là 87-56-92. Tuy nhiên, Ngọc Trinh chỉ thật sự gây chú ý khi có những phát ngôn gây tranh cãi về tình, tiền.

 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 3.
 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 4.
 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 5.

Tới tháng 8/2017, Ngọc Trinh hạnh phúc khoe có tình yêu mới. Lần này, Ngọc Trinh giấu mặt bạn trai, cô chỉ hé lộ những món quà lãng mạn mà đằng trai dành cho mình. Sau đó một thời gian, Ngọc Trinh lại chia tay. Từ năm 2019 đến nay, Ngọc Trinh rất kín tiếng chuyện yêu đương dù cuối năm 2021, cô bị một người đẹp bóng gió là cướp người yêu.

 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 6.

Tình duyên lận đận nhưng về công việc, Ngọc Trinh lại lên như "diều gặp gió". Cô đầu tư xây dựng các kênh mạng xã hội riêng như Youtube, Tiktok, IG... và nhiều thời điểm dẫn đầu hàng loạt ngôi sang hạng A về lượng người theo dõi.

 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 7.

Ngọc Trinh cũng đắt show sự kiện và phim ảnh, được mời tham gia nhiều phim đầu tư lớn, có sự xuất hiện của các ngôi sao hạng A như Vu quy đại náo, Chị mẹ học yêu, Chị chị em em... Ở mảng kinh doanh cô còn ra một số thương hiệu riêng.

 
Cuộc sống của Ngọc Trinh ở tuổi U40 sau 7 năm chia tay tỷ phú Hoàng Kiều hơn 45 tuổi ra sao? - Ảnh 8.

Ở tuổi 34, Ngọc Trinh vẫn rất xinh và chưa kết hôn. Cô thay đổi hình ảnh với mái tóc ngắn ngây thơ, cuốn hút. Ngọc Trinh thường chia sẻ một số clip vui vẻ, hạnh phúc bên bố mẹ và các cháu.

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn