Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần

 

Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần, điều kỳ lạ là các nhà khoa học không biết nguồn gốc của sự rung động, và điều kỳ lạ hơn nữa là sự rung chuyển này chỉ bắt đầu vào ngày 6 tháng 6 năm 1961.

Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần

Vào ngày 6 tháng 6 năm 1961, nhà địa chất Oliver lần đầu tiên phát hiện ra rung động định kỳ này, ông tin rằng nó đến từ lòng đất của mảng Đại Tây Dương, và rằng rung động sẽ mạnh hơn ở Bán Cầu Nam vào mùa đông.

Tuy nhiên giới khoa học hiện nay lại cho rằng rung động thường xuyên định kỳ này là các trận động đất nhỏ cũng đã bị thu hẹp từ Đại Tây Dương đến phần dưới bề mặt của Vịnh Guinea ở Tây Phi.

Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần - Ảnh 1.

Nhịp đập - hay còn được gọi là “microseism” (tạm dịch: động đất hiển vi) trong từ điển của ngành địa chấn học - lần đầu tiên được ghi nhận vào đầu thập niên 60 bởi nhà nghiên cứu Jack Oliver, lúc bấy giờ ông đang công tác tại Đài quan sát Địa chất Lamont-Doherty. Theo nhận định của ông, nhịp đập tới từ “miền Nam hoặc khu vực sát xích đạo của biển Đại Tây Dương”; nhịp sẽ mạnh hơn vào những tháng hè của Bán Cầu Bắc (cũng là tháng mùa đông của những khu vực Bán Cầu Nam).

Lý thuyết hiện tại cho rằng động đất thực chất là sự giải phóng năng lượng từ lớp vỏ, dẫn đến sự xuất hiện của sóng địa chấn. Tuy nhiên, có quá nhiều nguyên nhân có thể hình thành các trận động đất nhỏ, ngoài các hoạt động của lớp vỏ, núi lửa phun trào, các vụ thử hạt nhân, thì thậm chí cả các hoạt động của con người cũng có khả năng dẫn đến những trận động đất yếu, nhưng những trận động đất này không theo chu kỳ và đây là lần đầu tiên các nhà khoa học gặp phải tình trạng Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần.

Về nguyên nhân của rung động, giới khoa học vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích rõ ràng trong suốt nhiều thập kỷ nghiên cứu, nhưng có một số nhà khoa học cho rằng thủ phạm của rung động thực sự là Mặt Trời, cách xa 150 triệu km.

Garrett Uler, một nhà khoa học tại Đại học Washington, tin rằng do Vịnh Guinea gần xích đạo và Mặt Trời tác động lên xích đạo nhiều nhiệt hơn những nơi khác, nên các dòng hải lưu gần xích đạo sẽ thường xuyên va vào bờ biển của Vịnh Guinea, gây ra những trận động đất siêu nhỏ, tình huống này giống như khi bạn gõ nhẹ vào mặt bàn thì đầu kia của mặt bàn sẽ rung lên.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với lời giải thích này. Nhóm các nhà khoa học của Trung Quốc lại tin rằng nguồn gốc của vi địa chấn xung 26 giây không phải là sóng đánh vào thềm lục địa, mà là hoạt động của núi lửa, bởi vì có một ngọn núi lửa trên đảo gần Vịnh Guinea, và núi Aso của Nhật Bản cũng đã từng gây ra các trận động đất nhỏ.

Thế nhưng, cả hai cách giải thích này đều không giải quyết được một vấn đề, đó là nếu các trận động đất vi mô định kỳ là do sóng biển hoặc hoạt động núi lửa gây ra thì tại sao điều này không xảy ra ở những nơi khác trên Trái Đất, tại sao lại có động đất dưới lòng đất ở Vịnh Guinea?

Trái Đất có nhiều khu vực gần xích đạo giống như Vịnh Guinea, và cũng có rất nhiều khu vực gần núi lửa, vậy tại sao những trận động đất định kỳ như vậy chỉ xảy ra ở đây?

Vì vậy, cho đến nay, trận động đất siêu nhỏ với chu kỳ 26 giây dưới lòng đất ở Vịnh Guinea vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải, vẫn còn những lỗ hổng trong lời giải thích về sức nóng của Mặt Trời khiến sóng ập vào bờ biển, hay lời giải thích về núi lửa gần đó. Bởi vậy, dù ở thế kỷ 21 ngày nay, Trái Đất vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn đối với con người.

Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần - Ảnh 3.

Hơn nửa thế kỷ sau lần đầu tiên giới khoa học nghe thấy nhịp đập lạ kỳ, câu trả lời vẫn chưa ngã ngũ. Nhiều nhà khoa học cho rằng vẫn còn những khía cạnh đáng để nghiên cứu hơn trong ngành địa chấn, đơn cử như vẽ bản đồ địa chất Trái Đất, còn nhịp đập kỳ lạ “không có ý nghĩa gì với việc tìm hiểu cấu trúc lòng đất”.

Trên thực tế, trong lĩnh vực khoa học, từ lâu đã có câu nói "loài người hiểu biết về vũ trụ hơn Trái Đất", bởi vì muốn lên vũ trụ thì con người chỉ cần đạt tốc độ vũ trụ cấp 1 (với Trái Đất thì vận tốc vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s), nhưng muốn khám phá bên trong Trái Đất thì nó lại đòi hỏi phải khoan sâu xuống đất. Và cho tới tận ngày nay, nhưng lỗ sâu nhất do con người khoan mới chỉ đạt độ sâu chưa đầy 13 km, và nó thậm chí còn chưa xuyên qua lớp vỏ chứ đừng nói đến lớp phủ và lõi.

Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do nhiệt độ bên trong Trái Đất quá cao, tầng đá quá cứng, khi mũi khoan chạm tới độ sâu 10.000 mét, lực hấp dẫn của chính nó và lực hấp dẫn của Trái Đất đã lấn át mũi khoan, và khi đó việc khoan sâu hơn vào bên trong Trái Đất sẽ giống như việc bạn dùng sợi bún để chọc thủng đá.

Còn nếu bạn nghĩ đến việc khoan từ đáy biển thì lại càng không thể, bởi vì nơi sâu nhất của rãnh Mariana cũng chưa đầy 12 km, trong khi đó độ dày trung bình của vỏ Trái Đất lên tới 37 km. Do đó, việc khoan lỗ từ đáy biển dưới áp suất cao của nước biển là rất khó và có nhiều nguy hiểm khó lường tới.

Do đó, trong tương lai gần, trước khi có một bước đột phá lớn trong công nghệ vật liệu, con người thực sự không thể khám phá bên trong Trái Đất, và những điều chưa được giải quyết bên trong Trái Đất sẽ vẫn còn trong giai đoạn bí ẩn chưa được giải quyết trong một thời gian dài.

>

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi đến mức không ngờ

 

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ có rất nhiều thay đổi. Đây là những gì các nhà khoa học cảnh báo.

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi đến mức không ngờ

Mặt Trăng là "miền đất hứa" mà con người muốn chinh phục. Việc sống trên Mặt Trăng là không dễ dàng. Vậy, nếu con người được sinh ra trên hành tinh này, chuyện gì sẽ xảy ra?

Theo đó, các nhà khoa học cho biết, lực hấp dẫn của Mặt Trăng sẽ khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn. Ngay khi còn là bào thai, con người sẽ phát triển chậm hơn. Chính vì vậy, thời gian người mẹ mang thai trên Mặt Trăng có thể dài hơn thời gian mang thai trên Trái Đất. Hãy tưởng tượng thời gian mang thai ở trong không gian là khoảng một năm, việc sinh con ra cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khi ở trên Trái Đất.

Bởi cứ mỗi tháng ở trong không gian, người mẹ có thể mất khoảng 1 – 2% mật độ xương. Điều này sẽ khiến việc sinh con trở nên khó khăn hơn rất nhiều và cũng rất nguy hiểm.

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi đến mức không ngờ - Ảnh 1.

Sinh con trên Mặt Trăng là việc không hề dễ dàng. Ảnh: BI

Vì việc sinh nở có nguy cơ làm gãy xương chậu của người mẹ, nên các bác sĩ đỡ đẻ ngoài không gian sẽ áp dụng phương pháp mổ đẻ. Đây là phương pháp để đảm bảo an toàn cho người mẹ khi sinh con trên Mặt Trăng.

Điều này tạo ra những khác biệt đầu tiên giữa các em bé ở Trái Đất và Mặt Trăng. Cụ thể, đầu của những người sinh thường trên Trái Đất đã tiến hóa đủ nhỏ để lọt lòng. Nhưng vì không có truyền thống sinh thường trên Mặt Trăng nên những người Mặt Trăng trong tương lai có thể tiến hóa. Đầu của họ sẽ to hơn so với đồng loại ở trên Trái Đất. Những đứa trẻ được sinh ra trên Mặt Trăng thậm chí còn có thể tiến hóa để có màu da khác với những đứa trẻ trên Trái Đất. Bởi các hắc tố trong da giúp bảo vệ con người khỏi bức xạ Mặt Trời. Làn da càng sẫm màu thì con người càng có nhiều lớp bảo vệ tự nhiên.

Do Mặt Trăng không có bầu khí quyển nên khả năng con người được bảo vệ khỏi bức xạ sẽ thấp hơn đáng kể. Chính vì vậy, màu da của người Mặt Trăng trong tương lai có thể tiến hóa thành màu sẫm để có đủ khả năng bảo vệ cần thiết.

Tuy nhiên, do phần lớn cuộc đời người Mặt Trăng chỉ ở trong nhà hoặc trong bộ đồ bảo hộ nên con người trên hành tinh này có thể tiến hóa để có màu da nhợt nhạt hơn so với người Trái Đất.

Đâu là thách thức khi con người ở trên Mặt Trăng?

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi đến mức không ngờ - Ảnh 2.

Để sống được trên Mặt Trăng, con người cần vượt qua nhiều thách thức khắc nghiệt. Ảnh: Space

Bề mặt của Mặt Trăng là một nơi khó sống. Đây là nơi không có bầu khí quyển, không có sự bảo vệ khỏi bức xạ của Mặt Trời, hay thậm chí không có cách để duy trì oxy. Người ở trên bề mặt Mặt Trăng có thể nhận lượng bức xạ ion nặng, mạnh gấp hơn 400 lần liều lượng an toàn, đủ để mất mạng trong vòng 10 tiếng ngay cả khi mặc bộ đồ vũ trụ.

Do đó, con người có thể cần đến robot, máy in 3D để xây dựng nơi ở có mái che trên Mặt Trăng, hoặc chuẩn bị những chỗ ẩn náu trong hang hình thành từ các ống nham thạch trong quá khứ của Mặt Trăng.

Tuy nhiên, con người sẽ duy trì cuộc sống bằng cách nào? Theo đó, thực phẩm cần được vận chuyển từ Trái Đất trong thời gian đầu. Thực vật sống cần có đất nhà kính và không khí giàu CO2, loại khí hiếm hoi ở Mặt Trăng. Tuy nhiên, loại khí này có thể được tổng hợp từ các nguyên liệu tái chế.

Các cư dân trên Mặt Trăng cũng phải tập thể dục hàng giờ một ngày để duy trì khối lượng xương và cơ bắp. Nguyên nhân do trọng lực Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 của Trái Đất. Vì vậy, vận động mỗi ngày giúp con người duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi đến mức không ngờ - Ảnh 3.

Muốn sinh tồn lâu dài trên Mặt Trăng, con người cần vượt qua nhiều thử thách. Ảnh: Peepo

Theo các chuyên gia, chu kỳ ngày đêm ở hầu hết những vị trí trên bề mặt Mặt Trăng bao gồm 14 ngày có ánh sáng Mặt Trời liên tục, sau đó sẽ là 14 ngày chìm trong bóng tối, giá lạnh.

Vì thiếu khí quyển nên nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này có thể dao động từ 120 độ C vào ban ngày đến -180 độ C vào ban đêm. Ngoài ra, những vùng tối vĩnh viễn (PSR) trên Mặt Trăng còn lạnh tới -240 độ C.

Những điều này sẽ tạo thành môi trường khắc nghiệt mà những cuộc thám hiểm Mặt Trăng tương lai phải đối mặt. Khả năng kiểm soát nhiệt của robot Mặt Trăng phải đủ mạnh để giúp chúng có thể sóng sót qua những đêm dài và lạnh giá.

Trên thực tế, những hố trũng nằm trong vùng PSR chính là những nơi khuất Mặt Trời và có thể chứa băng nước. Do đó, đây có thể là tài nguyên lý tưởng để giúp tạo ra oxy, nước và nhiên liệu tên lửa. Mặc dù việc tìm ra cách để sinh sống và làm việc hiệu quả trên Mặt Trăng, nhất là cực nam với nhiều PSR là điều không dễ dàng, nhưng các chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu.

Nhà khoa học Dean Eppler tại tập đoàn Aerospace Corporation cho biết, sinh tồn ở trong đêm Mặt Trăng không những là vấn đề quan trọng đối với cực nam mà còn với tất cả những nơi mà con người muốn hoạt động trên hành tinh này.

Các chuyên gia trong chương trình Artemis của NASA hiện đang cố gắng giải quyết những vấn đề về việc sinh tồn trong đêm ở Mặt Trăng. Do đó, con người sẽ có thể tìm ra giải pháp phù hợp trong tương lai.

Bài viết tham khảo nguồn: Space, Whatif

>

Dàn diễn viên Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 sau 25 năm: Người 'mất tích', người chiến đấu với ung thư

 

Bộ phim Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 đã lên sóng được 25 năm, cuộc sống của các diễn viên chính trong phim giờ đây đã thay đổi rất nhiều.

Bộ phim Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 lên sóng năm 1998 với 9 tập kể về câu chuyện 5 người bạn học cùng lớp có chung đam mê điều tra phá án: Minh tổ cú (Tuấn Long), Sơn sọ (Đức Thịnh), Quang sọt (Hàn Quang Tú), Sáng béo (Tùng Lâm).

Với sự thông minh, nhanh trí của mình, bộ 5 này đã giúp tìm ra nhiều khúc mắc, góp phần giữ gìn an ninh cho trường lớp và khu tập thể nơi mình đang ở. Bộ phim đã lên sóng 25 năm nhưng vẫn là kỷ niệm đẹp với nhiều khán giả.

Dàn diễn viên Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 sau 25 năm: Người 'mất tích', người chiến đấu với ung thư - Ảnh 1.

4 diễn viên nhí làm nên thành công của Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 cách đây 25 năm.

Sau nhiều năm lên sóng, các "thám tử nhí" của Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 giờ đây đã thay đổi rất nhiều. Trưởng nhóm "đặc nhiệm" là Minh tổ cú do Tuấn Long đảm nhiệm.

Là nam chính, lại được giao vai trưởng nhóm cộng thêm nét diễn thông minh, linh hoạt, Tuấn Long trở thành diễn viên nhí sáng giá ở thời điểm bấy giờ.

Dàn diễn viên Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 sau 25 năm: Người 'mất tích', người chiến đấu với ung thư - Ảnh 2.

Sau vai Minh tổ cú, Tuấn Long tiếp tục đóng phim nhưng hiện đã giải nghệ.

Sau vai diễn Minh tổ cú, Tuấn Long tiếp tục thử sức với điện ảnh thông qua một số bộ phim khác như: Bạn cùng lớp, Nhà có cánh cổng sắt... Tuy nhiên, đến năm 18 tuổi anh giã từ nghiệp diễn và công tác trong ngành công an. Đến nay Tuấn Long gần như không còn xuất hiện ở làng giải trí.

Sơn sọ là vai diễn của Đức Thịnh - "đàn anh" trong nhóm "thám tử nhí", anh lớn hơn cả nhóm 3 tuổi, lại có ngoại hình cao lớn hơn hẳn. Cũng nhờ vậy, Đức Thịnh đã khắc họa thành công hình ảnh Sơn sọ giỏi võ, điềm tĩnh của "đội đặc nhiệm".

Dàn diễn viên Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 sau 25 năm: Người 'mất tích', người chiến đấu với ung thư - Ảnh 3.

Sơn sọ hiện tại đang chiến đấu với bệnh ung thư.

Sau bộ phim Đội Đặc Nhiệm Nhà C21, Đức Thịnh tham gia thêm một số phim khác nhưng chưa vượt qua được cái bóng của Sơn sọ. Tuy nhiên, anh vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giải trí với vai trò ca sĩ, nhạc sĩ, MC... Anh là tác giả của ca khúc Trăm năm không quên do ca sĩ Quang Hà thể hiện khá thành công.

Đến năm 2020, Đức Thịnh phát hiện bị ung thư hạch giai đoạn hai. Kể từ đó tới nay, chàng "Sơn sọ" đã nhiều lần truyền hóa chất, quyết tâm chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Trong thời gian điều trị, anh không chỉ tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện hỗ trợ các bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn.

Trong số các diễn viên nam chính của Đội Đặc Nhiệm Nhà C21, ngoài Đức Thịnh còn có Hán Quang Tú (vai Quang sọt) vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Anh chàng Quang sọt thông minh, có ngoại hình nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn ngày nào giờ đây đã trở thành 1 diễn viên chuyên nghiệp.

Dàn diễn viên Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 sau 25 năm: Người 'mất tích', người chiến đấu với ung thư - Ảnh 4.

Hán Quang Tú vẫn tiếp tục theo đuổi nghiệp diễn.

Sau vai Quang sọt, Hán Quang Tú tham gia thêm nhiều phim truyền hình nổi tiếng: Của để dành, Lạc lối, Rừng đen... Anh tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội loại xuất sắc vào năm 2018 và còn được giữ lại trường làm giảng viên. Hiện tại Hán Quang Tú vẫn tiếp tục tham gia các dự án phim ảnh, sân khấu phù hợp, anh cũng có cuộc sống riêng hạnh phúc.

Không như 3 anh chàng còn lại, Tùng Lâm lại "mất tích" hoàn toàn khỏi màn ảnh nhỏ kể từ sau vai diễn Sáng béo của Đội đặc nhiệm nhà C21. Từng gây ấn tượng với hình ảnh chàng béo ngộ nghĩnh, hay tự ái nhưng sau bộ phim này, Tùng Lâm không tham gia thêm bất cứ vai diễn nào khác.

Dàn diễn viên Đội Đặc Nhiệm Nhà C21 sau 25 năm: Người 'mất tích', người chiến đấu với ung thư - Ảnh 5.

Sáng béo - Tùng Lâm hoàn toàn "mất tích" khỏi làng giải trí.

Nam diễn viên chia sẻ: "Lớn lên tôi thấy mình không còn duyên với nghệ thuật, cũng không còn thích đóng phim nữa nên không theo nghiệp diễn. Tôi đóng phim từ nhỏ rất nhiều nhưng Sáng Béo là vai diễn ấn tượng nhất".

Sau vai Sáng béo, Tùng Lâm tập Judo chuyên nghiệp trong 4 năm và giảm được hơn 20kg. Sau 4 năm theo đuổi bộ môn Judo, Tùng Lâm theo học chuyên ngành kinh tế tại Trung Quốc và trở về kinh doanh theo truyền thống của gia đình.

>

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại

 

Năm 1905, nhà cải cách người Anh William Tebb đã thu thập bằng chứng về 219 vụ việc trong đó nạn nhân suýt bị chôn sống, 149 trường hợp đã bị chôn sống thật và 10 trường hợp các bác sĩ mổ thi thể của người sống vì họ nghĩ bệnh nhân đã chết.

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại

Một người phụ nữ lớn tuổi người Ecuador mới đây đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế sau khi bất ngờ tỉnh lại trong tang lễ của chính mình.

Bà Bella Montoya, 76 tuổi, sống ở thành phố Babahoyo, thủ phủ của tỉnh Los Ríos được tuyên bố là đã chết vào trưa ngày 9/6. Trước đó vào lúc 9 giờ sáng, bà được đưa vào bệnh viện Martín Icaza trong tình trạng tăng huyết áp, bệnh tim trở nặng và biến chứng đột quỵ.

Các bác sĩ đã thực hiện toàn bộ quy trình hồi sức nhưng không thể ngăn quá trình ngừng tim, tuần hoàn và hô hấp cho bệnh nhân. Sau khi kiểm tra không còn dấu hiệu của sự sống, bà Bella được xác nhận đã qua đời.

Thi thể của bà được chuyển tới một nhà xác và bảo quản trong một chiếc quan tài từ 14 giờ cho tới 18 giờ cùng ngày. Thế nhưng khi con trai bà Bella, Gilbert Barbera, tới để thực hiện thủ tục an táng cho mẹ mình, anh nói mình bất ngờ nghe thấy tiếng đập trong quan tài.

Gilbert ngay lập tức mở nó ra và phát hiện bà Bella vẫn còn sống. Một video được lan truyền khắp Twitter cho thấy điều gì xảy ra tiếp theo:

00:02:14

Bà Bella Montoya, 76 tuổi, sống ở thành phố Babahoyo, Ecuador tỉnh dậy sau khi được cho là đã chết vào ngày 9/6.

Cùng với một nhân viên nhà tang lễ, Gilbert nghiêng người bà Bella giúp bà có thể thở, trong khi những người khác gọi đội cứu hộ tới. Họ đưa bà Balla lên cáng, ra xe cứu thương để trở lại bệnh viện Martín Icaza.

Các bác sĩ đã đặt nội khí quản cho bà ấy và đưa bà vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Cùng khoảng thời gian đó, Gilbert tới văn phòng Cục Đăng ký Dân sự để hủy giấy chứng tử cho mẹ mình.

Bệnh viện Martín Icaza, nơi các bác sĩ trước đó xác nhận bà Bella đã chết cũng bị thanh tra đặc biệt bởi một ủy ban từ Bộ Y tế Ecuador. Nhưng đúng một tuần sau khi nằm trong ICU, bà Bella một lần nữa được các bác sĩ tại bệnh viện Martín Icaza xác nhận là đã tử vong vào ngày 16/6. Nguyên nhân ghi trong hồ sơ là do tai biến mạch máu não, thiếu máu cục bộ.

"Lần này mẹ tôi đã thực sự qua đời", Gilbert nói sau một ngày nhận được quyết định hủy giấy chứng tử cho bà Bella. Điều đó có nghĩa là anh sẽ lại phải quay lại văn phòng để xin giấy chứng tử cho mẹ mình lần nữa.

Những người chết "sống lại"

Vụ việc hi hữu xảy ra ở Ecuador chỉ là một trong số nhiều câu chuyện kỳ lạ về người chết "sống lại" được ghi nhận liên tục trong những năm gần đây.

Chẳng hạn, vào tháng 2 năm nay, một bà lão 82 tuổi sống ở thành phố New York cũng bất ngờ tỉnh dậy trong nhà tang lễ, sau gần 3 tiếng đồng hồ được cho là đã chết. Tháng 12 năm ngoái, tại một bệnh viện dưỡng lão ở Mỹ, một phụ nữ trung niên cũng được phát hiện còn sống và thở hổn hển trong túi đựng thi thể ở một nhà tế bần.

Trước đó 2 tiếng rưỡi đồng hồ, một y tá xác định người phụ nữ này đã chết thông qua bài kiểm tra đồng tử giãn, không có phản xạ thở và mạch đập.

Năm 2021, một người đàn ông 40 tuổi ở Ấn Độ gặp tai nạn xe máy cũng bị xác nhận là đã chết trong một tài liệu khám nghiệm tử thi có chữ ký của cả gia đình nộp cho cảnh sát.

Người đàn ông sau đó được đưa vào nhà xác và bảo quản lạnh trong 7 tiếng đồng hồ, trước khi chị dâu của ông ấy tới nhìn mặt em rể lần cuối và bất ngờ thấy thi thể cử động.

Anh ấy ngay lập tức được ủ ấm rồi chuyển ra xe cấp cứu để đưa tới một trung tâm y tế gần đó. Người đàn ông sau đó được xác nhận đã qua cơn nguy kịch.

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại - Ảnh 2.

Vụ việc hi hữu xảy ra ở Ecuador chỉ là một trong số nhiều câu chuyện kỳ lạ về người chết "sống lại".

Không chỉ được ghi nhận phổ biến ở thời hiện đại, hiện tượng người chết sống lại cũng từng xuất hiện nhiều trong lịch sử, đặc biệt là vào thế kỷ 18. Đó là thời kỳ dịch tả hoành hành, vì có quá nhiều nạn nhân và các bác sĩ sợ việc tiếp xúc lâu với họ gây ra nguy cơ lây lan dịch bệnh, việc kiểm tra các xác chết được tiến hành rất sơ sài.

Kết quả là đã có những người bị đem đi chôn sống. Họ sau đó được phát hiện đã tỉnh lại dưới hầm mộ, có râu tóc dài ra, với hai tay giơ lên và lòng bàn tay hướng lên trên.

Tác giả Christine Quigley tường thuật lại trong cuốn sách The Corpse: A History rằng vào đầu những năm 1900, mỗi tuần đều có một người bị chôn sống được phát hiện.

Năm 1905, nhà cải cách người Anh William Tebb đã thu thập bằng chứng về 219 vụ việc trong đó nạn nhân suýt bị chôn sống, 149 trường hợp đã bị chôn sống thật và 10 trường hợp các bác sĩ mổ thi thể của người sống vì họ nghĩ bệnh nhân đã chết.

Cá biệt, Tebb phát hiện 2 trường hợp "người chết" thức dậy ngay giữa lúc việc ướp xác họ đang được tiến hành.

Lý giải của khoa học: Tại sao điều đó lại xảy ra?

Stephen Hughes, giáo sư y khoa tại Đại học Anglia Ruskin, Anh Quốc cho biết quy trình kiểm tra tử vong ngày nay chỉ bao gồm bài kiểm tra đồng tử, phản xạ thở và mạch đập. "Thật không may, đã có những trường hợp cái chết được xác nhận bởi quy trình này, nhưng bệnh nhân lại có dấu hiệu sự sống trở lại sau đó", giáo sư Hughes nói.

Có một lời giải thích khoa học cho hiện tượng này, được gọi là "Hội chứng Lazarus" – lấy cảm hứng từ một nhân vật trong Kinh Thánh.

Kinh Tân Ước chép lại rằng Chúa Jesus có một môn đệ tên là Lazarus sống ở thị trấn Bethany gần Jerusalem. Một ngày nọ, Lazarus bị ốm nặng, hai em em gái của chàng là Mary và Martha đã đi tìm Chúa Jesus với hi vọng Ngài sẽ chữa trị được cho anh trai mình.

Nhưng khi Jesus tới được nơi, Lazarus đã chết được 4 ngày và người ta đã mai táng anh bên dưới một ngôi mộ. Jesus sau đó yêu cầu dân làng rời tảng đá khỏi ngôi mộ để ông làm Lazarus sống lại.

"Ta là sự tái sinh, là sự sống: Ai tin ta, dầu đã chết, cũng sẽ được sống; còn ai vẫn đang sống và tin ta, người đó sẽ không bao giờ chết", Jesus nói.

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại - Ảnh 3.

Một bức tranh tái hiện câu chuyện Chúa Jesus hồi sinh Lazarus.

Mặc dù câu chuyện mang màu sắc huyền bí, Lazarus sau đó đã được các nhà khoa học lấy tên để đặt cho hiện tượng mà họ định nghĩa là "sự trở lại tự nhiên của nhịp tim bình thường sau những nỗ lực hồi sức tim phổi thất bại".

Lazarus cũng được dùng để chỉ sự hoạt động trở lại của trái tim sau khi bệnh nhân được tuyên bố là đã chết. Theo Cleveland Clinic, thứ tự cơ bản của một trường hợp Lazarus sẽ gồm 6 bước:

1. Bệnh nhân bị ngừng tim.

2. Các bác sĩ thực hiện hồi sức tim phổi CPR với hi vọng cứu sống bệnh nhân

3. Bác sĩ xác nhận CPR không hiệu quả và kết luận bệnh nhân đã chết.

4. Một bác sĩ khác kiểm tra lâm sàng thấy đồng tử giãn, không có mạch đập và phản xạ thở nên xác nhận bệnh nhân đã chết. Không có bất kỳ can thiệp y tế nào nữa được thực hiện kể từ giây phút đó.

5. Vài phút hoặc thậm chí nhiều tiếng đồng hồ sau, bệnh nhân tự nhiên có phản xạ thở và nhịp tim trở lại.

6. Các bác sĩ xác nhận chức năng tuần hoàn của bệnh nhân đã phục hồi. Bệnh nhân được chăm sóc tích cực.

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại - Ảnh 4.

Để tránh hội chứng Lazarus, các bác sĩ ngày nay được yêu cầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) liên tục trong 20 phút bất chấp phản ứng của bệnh nhân. Họ cũng chỉ được thổi ngạt dưới 12 lần/phút. Và phải tiếp tục theo dõi nạn nhân ít nhất 10 phút sau CPR thất bại.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn không chắc chắn về nguyên nhân của hội chứng Lazarus, nhưng họ có một giả thuyết gọi là "bẫy khí".

Đó là khi không khí được đẩy vào phổi quá nhanh trong quá trình hô hấp nhân tạo, bệnh nhân thậm chí còn không có thời gian để thở ra, dẫn tới việc không khí tích tụ, làm tăng áp suất bên trong lồng ngực.

"Bẫy khí" này cuối cùng đè nén tĩnh mạch ngực và tim, khiến máu không thể lưu thông, vô hình trung tiếp tục gây ngừng tuần hoàn.

Phải mất một thời gian, không khí bị mắc kẹt mới dần dần rời khỏi phổi, làm giảm áp suất trong lồng ngực. Cuối cùng, máu từ tĩnh mạch mới có thể chảy ngược về tim, sau đó được bơm đến các phần còn lại của cơ thể.

Lúc này, trái tim sẽ được khởi động trở lại và bệnh nhân dường như "sống lại" từ cái chết được xác định trước đó.

Hạ thân nhiệt và tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra cái chết lâm sàng

Hội chứng Lazarus là một ví dụ điển hình của tình trạng chết lâm sàng, được định nghĩa là tình trạng không có mạch, không có nhịp tim và hơi thở. Trong khi đó, một định nghĩa về cái chết khác gọi là cái chết sinh học, khi não bộ bệnh nhân hoàn toàn ngừng hoạt động.

Một khi cái chết sinh học xảy ra, chúng ta hiện chưa có cách nào để đảo ngược nó, mặc dù các nhà khoa học đang cố gắng thử nghiệm nhiều phương pháp trên động vật với hi vọng cứu được những bộ não đã chết.

Đối với cái chết lâm sàng trên người, hi vọng nó có thể đảo ngược được vẫn tồn tại, đặc biệt là trong nhiều trường hợp nạn nhân bị hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt có thể khiến nhịp tim và nhịp thở chậm lại, đến mức gần như không thể phát hiện được, nhưng sự thật là nạn nhân vẫn còn sống.

Năm 2013, một sản phụ ở Canada bị vỡ ối và sinh em bé ngay trên vỉa hè trong thời tiết lạnh cóng đã được xác nhận là sinh thai chết lưu, chỉ vì bác sĩ không thể bắt được mạch cho đứa trẻ.

Thế nhưng, hai giờ sau, đứa bé bắt đầu cử động và "sống lại".

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại - Ảnh 5.

Cụ Janina Kolkiewicz, 91 tuổi, người tỉnh dậy trong một kho lạnh ở Ba Lan vào năm 2014 vì bị tưởng nhầm là đã chết.

Năm 2014, một cụ bà 91 tuổi người đã bất ngờ tỉnh dậy trong một nhà xác ở Ba Lan. Cụ Janina Kolkiewicz trước đó được xác nhận là đã chết và được đưa vào một kho lạnh để bảo quản thi thể.

Sau 11 tiếng đồng hồ, một nhân viên nhà xác phát hiện chiếc túi đựng thi thể của cụ Kolkiewicz động đậy. Anh đã gọi cho gia đình và đội cứu hộ, những người sau đó đã sưởi ấm cho cụ Kolkiewicz bằng một bát súp, trà nóng và hai chiếc bánh kếp.

Các sự kiện tương tự đã được ghi nhận ở người được cho là đã chết cóng ngoài trời lại, bị chôn vùi trong một trận tuyết lở hoặc đơn giản là hạ thân nhiệt.

Khi tim, vì bất kỳ lý do gì, ngừng đập, các mô mà nó phục vụ sẽ bị thiếu cả oxy và glucose, đồng thời có thể tích tụ các chất thải độc hại. Điều này dần dần giết chết các tế bào. Khi đủ số người trong số họ chết, các cơ quan chính sẽ bị suy và toàn bộ cơ thể được cho là đã chết.

Các tế bào mỏng manh của não đặc biệt dễ bị thiếu oxy và chúng thường sẽ bắt đầu chết trong khoảng 4 đến 6 phút. Tuy nhiên, việc giảm nhiệt độ có thể kéo dài thời gian này đáng kể: cái lạnh làm giảm nhu cầu oxy và glucose của tế bào và chúng chuyển sang trạng thái ngủ đông.

Điều này tạo ra cái chết lâm sàng nhưng ngăn chặn cái chết sinh học xảy ra, cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại.

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại - Ảnh 6.

Xanax, một loại thuốc an thần có thể gây ra cái chết giả.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc là nguyên nhân tiếp theo có thể khiến người sống bị nhầm tưởng là đã chết. Điển hình là những bệnh nhân được cho dùng quá liều Diazepam (biệt dược của Valium) hoặc Alprazolam (biệt dược của Xanax).

Đây là những loại thuốc an thần được sử dụng nhằm bảo vệ não bộ khỏi hư hại và kết hợp gây mê trong những cuộc phẫu thuật lớn, đặc biệt là phẫu thuật tim mạch khi cần phải ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân.

Trong điều kiện bình thường, dùng quá liều Valium hoặc Xana được cho là có thể dẫn tới hạ nhịp tim, suy giảm hô hấp và giảm khả năng phản ứng, dẫn tới hiện tượng chết lâm sàng.

Bởi thuốc an thần có tác dụng bảo vệ não, khi chúng được đào thải khỏi cơ thể, bệnh nhân sau đó vẫn có thể tỉnh lại từ trạng thái chết lâm sàng và khỏe mạnh bình thường.

Năm 2014, một thanh niên 24 tuổi ở Kenya tên là Paul Mutora cũng bị nhầm tưởng là đã chết sau khi các nhân viên y tế tiêm cho cậu một loại thuốc có tên là Atropine. Đây là một loại thuốc điều trị chất độc thần kinh, có tác dụng làm chậm nhịp tim.

Đó là nguyên nhân khiến Mutora bị tưởng nhầm là đã chết, trước khi anh này tỉnh dậy sau 15 tiếng đồng hồ nằm trong nhà xác và khiến các nhân viên tại đây có một phen hoảng loạn.

Catalepsy: Một hiện tượng kỳ lạ "sao chép" cái chết

Trở lại với trường hợp của bà Bella Montoya, 76 tuổi, ở Ecuador – người mới đây đã tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình - truyền thông địa phương cho biết bà có thể đã mắc một tình trạng được gọi là Catalepsy, trong đó bệnh nhân bị mất ý thức và cảm giác cơ thể, đưa họ vào trạng thái cứng đờ, bất động – thường dễ bị nhầm với giai đoạn thứ ba của cái chết gọi là cương thi (Rigor mortis).

Theo thang đo pháp y, một cái chết thông thường trải qua 5 giai đoạn. Giai đoạn 1 (mờ giác mạc), xảy ra ngay lập tức. Giai đoạn 2 (tử thi xanh xao) xảy ra trong vòng 15-120 phút đầu tiên.

Giai đoạn 3 (cương thi) xảy ra bắt đầu từ tiếng thứ 2 và đạt đỉnh vào tiếng thứ 12, trong đó cơ bắp thi thể trở nên cứng ngắc, không thể cử động. Phải sau 36 tiếng đồng hồ, độ cứng này mới tan dần, thi thể chuyển sang giai đoạn 4 (đọng máu) khi máu lắng xuống phần dưới của thi thể rồi đến giai đoạn 5 (phân hủy).

Bà lão tỉnh dậy trong tang lễ của chính mình: Khoa học của hiện tượng "người chết" sống lại - Ảnh 7.

Catalepsy, trong đó bệnh nhân bị mất ý thức và cảm giác cơ thể, đưa họ vào trạng thái cứng đờ, bất động – thường dễ bị nhầm với giai đoạn thứ ba của cái chết gọi là cương thi (Rigor mortis).

Trong tình trạng Catalepsy, các bệnh nhân có xu hướng sao chép sự co cứng của thi thể với triệu chứng cứng đờ cơ bắp, bất động và không phản ứng với kích thích bên ngoài. Ngay cả khi bác sĩ tác động lực vật lý mạnh như bấm vào nhân trung, họ cũng không phản ứng để tỉnh lại.

Hơi thở và nhịp tim của họ cũng chậm lại khiến những người rơi vào Catalepsy thường bị nhầm lẫn là đã chết.

Theo một nghiên cứu năm 2013, chứng Catalepsy là kết quả của việc tắc nghẽn một số thụ thể dopamin trong các mạch thần kinh liên quan đến hành vi vận động. Những người hay rơi vào tình trạng này nhất là bệnh nhân động kinh, Parkinson, tâm thần phân liệt.

Đặc biệt, người sử dụng ma túy và chất gây nghiện như ketamine, cocaine hoặc một số loại thuốc chống loạn thần cũng có thể rơi vào trạng thái này.

Hiện tại không có bất kỳ loại thuốc nào được cấp phép để điều trị Catalepsy, các bác sĩ chỉ có thể tác động vào căn bệnh gốc là nguyên gây ra nó, hoặc đơn giản là đợi cho tình trạng đó tự nhiên thuyên giảm.

Tóm lại, khoa học có rất nhiều giả thuyết giải thích hiện tượng người chết "sống lại" đang ngày càng xuất hiện nhiều trên tin tức truyền thông và mạng xã hội thời gian gần đây. Nhưng dù nguyên nhân là gì, lời giải thích cuối cùng vẫn là những bệnh nhân này chưa thực sự chết.

Hạ thân nhiệt, phản ứng cứng đờ catalepsy, một số loại biệt dược và đặc biệt là hội chứng Lazarus sau hồi sức tim phổi có thể gây ra những cái chết giả. Điều này nhắc nhở bác sĩ và các nhân viên y tế phải hết sức thận trọng trong việc xác nhận một bệnh nhân hay ai đó đã tử vong, nhằm tránh những sự việc đáng tiếc tương tự xảy ra trong tương lai.

Tổng hợp

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn