Kim cương đỏ là màu kim cương đắt nhất và hiếm có nhất trên thế giới, thậm chí kim cương màu này có độ quý hiếm còn hơn cả kim cương hồng hoặc xanh.
Khác với các loại kim cương màu khác, sắc tố màu đỏ của kim cương màu này không được tạo ra từ các tạp chất như nitơ có trong thành phần của viên kim cương.
Một số nhà nghiên cứu đá quý tin rằng màu đỏ của kim cương xuất phát từ những thay đổi cấu trúc nguyên tử – một hiện tượng gọi là biến dạng dẻo – xảy ra trong quá trình viên kim cương bị đẩy lên bề mặt Trái đất.
Tương tự như kim cương hồng, áp suất cực lớn đã tác động đến cấu trúc phân tử của chúng. Với lý thuyết này, áp suất càng cao có nghĩa là màu đỏ càng đậm.
Kể từ năm 1985, mỏ kim cương Argyle ở Tây Úc là nguồn cung cấp gần như tất cả số ít kim cương đỏ được đưa vào thị trường. Tuy nhiên, ba viên nổi tiếng nhất thế giới lại đến từ các nguồn khác và từ lúc mỏ kim cương Argyle chưa được khai thác. Do đó Argyle không phải là nguồn duy nhất của loại kim cương màu này.
Kim cương có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc, từ những viên màu hồng ấn tượng đến những viên màu đen cổ xưa được cho là hình thành ngoài vũ trụ. Khác với những loại lấy màu từ tạp chất, kim cương đỏ là carbon nguyên chất và cực hiếm, ước tính thế giới chỉ có 20 - 30 mẫu vật.
Phần lớn kim cương đỏ hiện diện ở Nam Phi, Australia và Brazil.
Quá trình hình thành chính xác của kim cương đỏ vẫn là một bí ẩn gây tranh cãi trong giới địa chất. Một số chuyên gia cho rằng màu đỏ bắt nguồn từ quá trình biến dạng dẻo, khi áp suất dưới bề mặt Trái đất làm thay đổi cấu trúc phân tử của viên kim cương, theo công ty Diamond Rocks London. Công ty The Diamond Pro cho biết, một cách giải thích khác là các biến dạng trong đất góp phần tạo nên màu đỏ.
Kết quả của quá trình này là đa số kim cương đỏ đều có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng nửa carat đến một carat. Dù vậy, chúng nằm trong số những viên kim cương đắt nhất thế giới, với mức giá thường là khoảng một triệu USD mỗi carat. Loại kim cương này hiếm đến mức, từ năm 1957 đến 1987, không có viên kim cương màu đỏ thuần nào được Viện Đá quý Mỹ (GIA) xếp loại.
Viên kim cương đỏ lớn nhất thế giới, Red Shield hay Moussaieff Red, được phát hiện ở Brazil vào năm 1989 và bán với giá 8 triệu USD năm 2021. Red Shield nặng 5,11 carat, tương ứng khoảng 1,6 triệu USD cho mỗi carat.
Cho tới giữa những năm 1950, cách duy nhất để có thể sở hữu 1 viên kim cương là phải khai thác từ các mỏ trong tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình hình thành kim cương trong tự nhiên đòi hỏi phải có nhiệt độ và áp suất rất lớn (khoảng 1.200 độ C và 5 gigapascal). Những điều kiện nêu trên thường thấy ở độ sâu từ 140 đến 190km dưới lớp vỏ Trái Đất. Đó là chưa kể đến thời gian từ 1 đến 3,3 tỷ năm để hình thành và chỉ được ngẫu nhiên đẩy lên bề mặt bởi các lực kiến tạo địa chất.
Sự khan hiếm nguồn cung cấp kim cương vào năm 1953 đã dẫn đến sự ra đời của kim cương nhân tạo được tổng hợp bằng 2 phương pháp HPHT (cao áp - cao nhiệt) và CVD (lắng đọng hóa học pha hơi). Phương pháp HPHT có nhiệm vụ tái tạo lại điều kiện sâu dưới lòng đất. Trong khi đó, phương pháp CVD sử dụng sự bay hơi hóa học của hợp chất khí carbon dưới tác động của tia nhiệt Plasma để phân chia các phân tử khí nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng là carbon lắng tụ, từ đó phát triển nên mầm kim cương. 2 phương pháp trên hiện đang được sử dụng rộng rãi để tạo ra kim cương trong phòng thí nghiệm.
Cách nhận biết kim cương đơn giản tại nhà
Chà giấy nhám : kim cương tự nhiên sở hữu độ cứng 10/10 trên thang đo Mohs, vì vậy không dễ bị trầy xước bởi ngoại cảnh. Để kiểm tra kim cương thật giả, bạn có thể dùng giấy nhám chà lên bề mặt viên đá. Nếu thấy xuất hiện các vết xước, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là kim cương giả.
Lửa "thử" kim cương thật - giả : kim cương tự nhiên được hình thành trong lòng đất ở độ sâu 145 km dưới áp suất và nhiệt độ 900 - 1.300℃. Vì vậy, bạn có thể đốt viên kim cương dưới ánh lửa ngọn nến để nhận biết kim cương thật.
Bước 1: hơ kim cương dưới ngọn lửa trong 20 giây.
Bước 2: thả viên kim cương vào cốc nước mát.
Bước 3: lấy kim cương trong cốc ra và nhẹ nhàng lau sạch.
Nếu là kim cương thật, viên đá quý vẫn tỏa sáng lấp lánh. Ngược lại, viên kim cương giả sẽ bị trầy xước, rạn nứt và không giữ được hình dạng ban đầu.
Soi viên kim cương bằng cách "đọc báo":
Bạn hãy đặt viên kim cương xuống một trang báo trong không gian đủ ánh sáng. Kim cương tự nhiên có khả năng khúc xạ và bẻ cong ánh sáng tốt. Vì vậy, bạn gần như không thể đọc được dòng chữ trên báo. Nếu bạn có thể nhìn rõ chữ hoặc dòng chữ hơi mờ, rất có thể đó là kim cương giả. Tuy nhiên trường hợp ngoại lệ có thể xảy đối với những viên kim cương thật có giác cắt không cân đối.
Áp dụng "thí nghiệm sương mù":
Bạn có thể hà hơi vào viên kim cương và quan sát phản ứng xảy ra. Do kim cương thật không giữ nhiệt nên khi hà hơi vào sẽ không xuất hiện vết mờ trên bề mặt. Nếu là kim cương giả, bề mặt sẽ phủ một lớp sương mờ và tan sau vài giây.