Sivir là chủ lực rất mạnh nhưng lại ít khi được tận dụng ở thời điểm hiện tại.
Sức mạnh của Sivir “biến ảnh”
Kể từ khi ra mắt tới nay, Biệt Đội Vô Cực được nhiều cao thủ đánh giá là chủng tộc vô cùng mạnh. Khả năng nhân bản các tướng chủ lực (bao gồm Sivir) hay chống chịu (đi kèm với trang bị tối ưu) khiến Biệt Đội Vô Cực sở hữu lợi thế lớn ở cuối trận.
Với riêng Sivir, việc đặt nhân vật này vào ô nhân bản sẽ giúp người chơi sở hữu miễn phí 1 đơn vị chủ lực vô cùng mạnh. Hơn nữa, đơn vị nhân bản của Sivir cũng nhận được hiệu ứng Xạ Kích nên khả năng tăng tiến sức mạnh mà đội hình này sở hữu càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Xây dựng đội hình xoay quanh Sivir
Ở giai đoạn đầu trận, người chơi nên để ý và mua Pantheon, Lucian ngay khi có thể. Điều này sẽ giúp kích hoạt mốc 3 Biệt Đội Vô Cực từ sớm và giữ máu khá hiệu quả. Tại cấp độ 5, người chơi có thể bổ sung 2 đơn vị Đấu Sĩ vào sân để đảm bảo khả năng chống chịu.
Tới giai đoạn giữa trận, người chơi nên dừng việc mua kinh nghiệm khi đạt tới cấp độ 6. Thay vào đó, việc xoay cửa hàng và tìm cách nâng cấp Sivir lên 3 sao sẽ là ưu tiên hàng đầu để sở hữu sát thương chủ lực mạnh mẽ. Ngoài ra, Riven và Shen cũng là những đơn vị mạnh mà người chơi nên sở hữu ở giai đoạn này.
Sau khi hoàn thành việc nâng cấp Sivir, người chơi cần đẩy lên cấp độ 8 thật nhanh chóng và hoàn thành mốc 5 Biệt Đội Vô Cực. Nếu có thể thì Ezreal Tối Thượng sẽ là lựa chọn rất tốt để kích hoạt thêm mốc 3 Xạ Kích cho Sivir. Garen cũng là sự bổ sung tuyệt vời ở hàng trước với khả năng làm choáng diện rộng.
Về mặt trang bị, Kiếm Tử Thần và Cuồng Cung Runaan sẽ là ưu tiên hàng đầu với Sivir. Ngoài ra, Cung Xanh cũng là lựa chọn không tồi để dọn dẹp đội hình đối thủ. Với các Lõi Công Nghệ, nâng cấp Tiền Làm Thêm là lựa chọn hoàn hảo với đội hình này. Nó cung cấp thêm vàng để người chơi thoải mái hơn trong việc đẩy Sivir lên 3 sao.
Kết
Với giá thành rẻ cùng bộ tộc - hệ mạnh mẽ, Sivir là một chủ lực rất mạnh ở giai đoạn giữa trận đấu. Đội hình xoay quanh đơn vị này hứa hẹn sẽ giúp người chơi leo hạng hiệu quả nhờ sức mạnh lớn và tính bất ngờ với các đối thủ.
Nếu để ý theo dõi các chương trình truyền hình đêm muộn và tờ mờ sáng ở Nhật Bản, bạn có thể nhận ra một điều vô cùng kỳ lạ khi hiển thị mốc thời gian 25h30, 27h...
Nếu là một người hay theo dõi các chương trình truyền hình hoặc anime trên TV Nhật, có lẽ bạn sẽ nhận ra một quy tắc khá kỳ lạ, đó là các chương trình này hiển thị giờ chiếu vượt quá mốc 24 giờ thông thường của một ngày.
Lấy ví dụ như giờ chiếu của một chương trình truyền hình dưới đây, có một số mốc thời gian hiển thị là 25:30 hay thậm chí 27:00. Chẳng lẽ người Nhật sống ở một "dòng thời gian" khác mà tại đó một ngày dài hơn 24 tiếng?
Thực ra không phải vậy đâu. Người Nhật vẫn trải qua 24 giờ một ngày như mọi nơi khác trên thế giới. Có điều, đối với những hoạt động về khuya như chương trình truyền hình, quán bar, club... thì họ sử dụng một hệ giờ hơi khác, có thể tạm gọi là hệ giờ 30 tiếng. Theo đó, hệ giờ này kết thúc một ngày vào 6h sáng hôm sau thay vì 24h đêm như thông thường.
Tức là mỗi thời điểm sau 24h đến 6h sáng đều được quy đổi sang hệ giờ này ở các cơ sở kinh doanh hoặc chương trình truyền hình về đêm. Ví dụ, 1h sáng sẽ thành 25h, 2h45 phút sáng sẽ thành 26h45.
Tại sao phải lằng nhằng thế ư? Thực ra là không có gì phức tạp hết. Sở dĩ họ sử dụng một hệ giờ kỳ lạ như này là để đảm bảo những người sử dụng dịch vụ không bị nhầm lẫn về thời gian hoạt động, đồng thời không phải lo về việc ghi rõ ra giờ ngày/đêm. Ví dụ, một quán bar mở muộn thay vì ghi giờ mở là 10h (tối) - 2h (sáng) có thể ghi ngắn gọn là 22h-26h là khách hàng đủ hiểu.
Ví dụ, chuỗi cửa hàng Dondon Donki ở Nhật ghi thời gian hoạt động từ 8:00 đến 25:00 là mở cửa từ 8h sáng đến 1h đêm hôm sau. Nếu ghi là 8:00 đến 1:00, khách hàng có thể nhầm lẫn là cửa hàng này chỉ mở đến 1h chiều.
Lý do cho hệ giờ này phần nào vì thời gian đóng cửa được coi là tiếp diễn của ngày làm việc trước đó và có lẽ cũng do nhận thức văn hóa rằng đêm khuya hay tờ mờ sáng được tính là một phần của ngày hôm trước, thay vì phân chia rạch ròi hôm trước hôm sau ở mốc 24h đêm. Các đài truyền hình cũng sẽ thường xuyên sử dụng ký hiệu này trong lịch chiếu đêm muộn của họ. Dù vậy, cách sử dụng hệ giờ này hiếm khi được sử dụng trong cuộc trò chuyện thường nhật.
Một trường hợp được sử dụng trong giao tiếp thường nhật có lẽ là khi các nhân viên ca đêm nhắc đến ca làm việc của họ để tránh nhầm lẫn ca đêm sang ca ngày. Lợi ích khác, là bạn có thể dễ dàng tính toán số giờ làm việc theo hệ giờ này. Chẳng hạn, một cơ sở mở từ 18h đến 25h sẽ dễ dàng tính ra là hoạt động trong 7 giờ. Trong khi đó, nếu ghi theo cách thường thấy trên thế giới, bạn phải mất một bước cộng trừ qua mốc 24h nữa, mất vài giây thôi nhưng cũng bất tiện đôi chút nếu bạn đang bận.
Hóa ra các phi tần thường gọi thái giám tới hầu hạ vào buổi tối là có lý do.
Vào thời phong kiến, các thái giám thường phục vụ bên cạnh hoàng đế và các phi tần hậu cung. Để trở thành thái giám, những người đàn ông này phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn.
Trên thực tế, có 4 "kịch bản" khiến đàn ông thời phong kiến trở thành thái giám. Thứ nhất là bị gia đình ép buộc, bán đi từ khi còn nhỏ. Thứ hai là do quá nghèo đói nên không còn lựa chọn. Thứ ba, nhiều người tự nguyện thành thái giám với hy vọng có cuộc sống sung sướng hơn. Thứ tư, đó là các phạm nhân. Thay vì chịu án tử, họ phải chịu cung hình (thiến).
Thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn.
Vì sao hoàng đế thường chọn thái giám hầu hạ?
Vào thời Tây Hán, số lượng cung nữ trong hoàng cung là khoảng 1.000 người. Đến thời Tây Tấn, số lượng tăng lên hơn 10.000 người. Trong khi đó, số lượng cung nữ trong triều đại nhà Minh duy trì ở mức khoảng 9.000 người.
Các vị hoàng đế thường lựa chọn thái giám hầu cận, không phải cung nữ.
Dù số lượng cung nữ nhiều, nhưng các vị hoàng đế vẫn nhất quyết lựa chọn thái giám để hầu hạ kề cận. Hóa ra điều này một phần xuất phát từ sự kiện "Nhâm Dần cung biến" xảy ra vào thời nhà Minh năm 1542. Theo đó, vào đêm 21 tháng 10 năm Gia Tĩnh thứ 21, trong khi hoàng đế Minh Thế Tông (hay Gia Tĩnh đế) đang ngủ say tại tẩm cung của Tào Đoan Phi, có một nhóm cung nữ gồm 16 người đã xông vào tẩm điện để ám sát hoàng đế.
Mặc dù Minh Thế Tông không chết nhưng vụ ám sát thực sự khiến vị hoàng đế này bị ám ảnh. Kể từ đó, Minh Thế Tông luôn mang theo thái giám hầu hạ bên cạnh, tránh việc cung nữ có thể gây ra vụ ám sát như trên.
Thái giám kề cận thường nắm được sở thích, thói quen, lịch trình sinh hoạt... của hoàng đế.
Hơn nữa, thái giám không chỉ hầu hạ hoàng đế trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể giúp đỡ những việc khác như làm vệ sĩ, cân bằng quyền lực... Để thái giám hầu cận trung thành hơn, hoàng đế cũng có thể trực tiếp ban một số chức vụ. Trên thực tế, có không ít thái giám trong lịch sử còn sở hữu quyền lực lấn át các đại thần trong triều đình.
Trong khi đó, việc con cái có thể tiến cung là điều mơ ước của nhiều gia đình thường dân. Đặc biệt, những người con gái có thể trở thành phi tần của hoàng đế sẽ mang lại không ít lợi ích cho gia tộc.
Để được hoàng đế sủng hạnh, đương nhiên các mỹ nhân này cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Trong cung cấm có nhiều cung tần, mỹ nữ, việc được hoàng đế để mắt tới rõ ràng không phải chuyện một sớm một chiều.
Việc các phi tần thường gọi thái giám tới hầu hạ vào buổi tối đương nhiên là không đúng. Bởi vì theo quy định trong các triều đại xưa, danh tiếng của phi tần cũng rất được coi trọng trong hậu cung. Do đó, những người hầu hạ thông thường của phi tần phần lớn là các cung nữ.
Nhắc đến thái giám, trong lịch sử Trung Quốc có nhiều nhân vật nổi tiếng có thể kể đến như Ngụy Trung Hiền (thời nhà Minh), Lý Liên Anh (thời nhà Thanh)...
Trong hậu cung của hoàng đế thường có rất nhiều mỹ nhân.
Tuy nhiên, cho dù có quyền lực ra sao thì thái giám vẫn là chỉ là những người hầu hạ trong cung. Họ bị ép phải tịnh thân để trở thành thái giám, nhằm tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ ở chốn thâm cung.
Thế nhưng, khi xem các bộ phim cổ trang nổi tiếng, có một hiện tượng thú vị xảy ra. Đó là các phi tần cao quý lại chủ động kết thân, duy trì mối quan hệ ngầm với các thái giám có thân phận khiêm tốn.
Vậy, vì sao các phi tần lại kết thân với thái giám và hay gọi họ tới hầu hạ vào buổi tối?
Dưới đây là 3 nguyên nhân chính.
Các phi tần duy trì mối quan hệ đặc biệt với thái giám trong cung.
Nguyên nhân phi tần kết thân với thái giám
Thứ nhất, lợi dụng thái giám để tìm hiểu tâm trạng, thói quen, sở thích và hành động của hoàng đế. Theo đó, dù có địa vị cao, nhưng trong hậu cung của hoàng đế thường có rất nhiều mỹ nhân. Ai cũng muốn được hoàng đế sủng ái. Số lượng nhiều như vậy cũng kéo theo cuộc cạnh tranh lớn. Từng bước đi trong cung của các phi tần đều phải thận trọng, bởi nếu chọc giận hoàng đế thì không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn có thể liên lụy tới người nhà.
Chính vì vậy, các phi tần thường chủ động làm quen, kết thân với các vị thái giám kề cận với hoàng đế để nắm bắt thông tin. Điều này không những có lợi cho bản thân các phi tần mà còn giúp ích nhiều cho gia tộc của họ.
Kết thân với thái giám mang lại nhiều lợi ích cho các phi tần trong cuộc chiến tranh sủng ở hậu cung.
Thứ hai, có nhiều cơ hội được thị tẩm. Trong hậu cung của hoàng đế thời phong kiến có rất nhiều phi tần. Tuy nhiên, việc lựa chọn mỹ nhân tới hầu hạ hoàng đế hàng ngày lại chỉ có một. Do đó, chỉ cần thái giám kề cận với hoàng đế nói tốt vài câu thì có thể khiến "thiên tử" thay đổi quyết định lật thẻ bài và đến cung điện của phi tần nào đó.
Hơn nữa, địa vị của phi tần trong hậu cung là do hoàng đế định đoạt. Nếu hoàng đế thường xuyên ghé thăm hay triệu thị tẩm thì chứng tỏ vị phi tần đó có địa vị cao, đắc sủng.
Vì vậy, việc kết thân với thái giám hóa ra chỉ có lợi chứ không có hại cho cuộc sống của phi tần ở trong cung.
Thứ ba, có thể giải tỏa cuộc sống u uất trong hậu cung. Trong cung có hàng nghìn cung tần, mỹ nữ, không phải ai cũng có may mắn được hoàng đế để mắt tới.
Có không ít người phải chịu cuộc sống cô đơn trong cung cấm tới già. Do đó, việc kết thân, gọi thái giám tới hầu hạ đôi khi cũng là một cách để giải tỏa tâm trạng của các phi tần. Dù thái giám đã tịnh thân nhưng cũng có nhiều cách để có thể làm hài lòng các vị phi tần bị thất sủng.
Flash không phải siêu anh hùng với tốc độ siêu hạng duy nhất trong vũ trụ DC rộng lớn.
Siêu anh hùng Barry Allen sẽ trở lại màn ảnh lớn trong mùa hè năm nay thông qua bom tấn The Flash, dự kiến ra mắt vào ngày 16/6 tới đây. Tận dụng tốc độ siêu hạng của mình, Barry sẽ chạy ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để cứu lấy người mẹ của mình. Tuy nhiên, hành động của anh đã vượt quá tầm kiểm soát và đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của đa vũ trụ.
Flash có lẽ là siêu anh hùng tốc độ nổi tiếng bậc nhất của DC nói riêng và thế giới truyện tranh nói chung. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân vật khác cũng sở hữu tốc độ kinh hồn không hề thua kém anh chàng này.
Martian Manhunter
Mặc dù thường được người hâm mộ coi là một trong những đối thủ lớn nhất, xứng tầm nhất của Superman, thế nhưng J’onn J’onnz đã thùa nhận rằng bản thân anh không thể nhanh bằng Clark Kent. Tuy nhiên, đừng để bị đánh lừa bởi sự khiêm tốn này, bởi lẽ Martian Manhunter từng nhiều lần khiến độc giả DC phải kinh ngạc với tốc của mình.
Trong chương truyện Martian Manhunter Special #1, J’onn đã tình cờ phiêu dạt đến hành tinh Naftali, cách Trái Đất vài năm ánh sáng. Kể từ đó, anh thường xuyên ghé thăm nơi này, như một cách để thoát khỏi nhưng căng thẳng khi hoạt động trong Justice League. Martian Manhunter có thể không nhanh bằng chàng Siêu Nhân, nhưng rõ ràng tốc độ của anh đã vượt quá giới hạn của rất nhiều siêu anh hùng khác.
Jason
Mặc dù không phải là người Amazon nổi tiếng nhất, thế nhưng Jason vẫn là chiến binh mạnh mẽ hơn cả trong bộ tộc này. Là người em song sinh của Wonder Woman, Jason sở hữu sức mạnh và tốc độ vượt trội hơn so với đa số những người trên Trái Đất.
Bên cạnh đó, Jason còn nắm trong tay một thứ mà người chị của mình không hề có: Đó chính là bộ giáp ma thuật cho phép anh triệu hồi sức mạnh từ các vị thần. Khi cần thiết, nhân vật này có thể lợi dụng tốc độ của Hermes, giống như những gì anh đã làm trong chương truyện Wonder Woman #47, để giúp bản thân có thể di chuyển nhanh hơn. Tuy Wonder Woman có thể kiểm soát sức mạnh tốt hơn, thế nhưng Jason chắc chắn không hề lép vế so với người chị của mình.
Shazam
Nói về việc “mượn” sức mạnh của các vị thần, bất kỳ độc giả DC nào cũng biết chữ M trong cái tên Shazam là đại diện cho Mercury - vị thần tốc độ. Trên thực tế, mỗi chữ cái trong cái tên Shazam đều là viết tắt cho một thực thể hùng mạnh, cho phép cậu nhóc Billy Batson có thể trở thành một siêu anh hùng đáng gờm chỉ với một cụm từ kỳ diệu.
Shazam từng thừa nhận bản thân không thể nhanh bằng Flash, thế nhưng tốc độ của anh vẫn có thể sánh ngang với rất nhiều đối thủ nặng ký khác trong vũ trụ DC. Khi Billy truyền lại sức mạnh của bản thân cho các anh chị em trong gia đình trong chương truyện Justice League #21, em gái của anh, Darla, đã được ban tặng tốc độ của Mercury và có thể di chuyển nhanh hơn cả Black Adam.
Wonder Woman
Là một trong những chiến binh vĩ đại nhất của Themyscira, Wonder Woman được biết đến là một siêu anh hùng sở hữu kỹ năng chiến đấu thượng thừa cùng khối óc chiến thuật đại tài. Chính điều này đã khiến tốc độ của cô bị lu mờ, làm cho không ít độc giả quên rằng có có thể di chuyển nhanh đến mức độ nào.
Khi rời khỏi quê nhà để hòa mình vào thế giới nhân loại, Diana đã được các vị thần ban tặng một số món quà quý giá, bao gồm tốc độ và khả năng bay lượn của thần Hermes. Điều đó cho phép cô di chuyển với vận tốc kinh hồn, dễ dàng bắt kịp Flash hay Superman, và thậm chí còn có thể bắt được hạt photon đang chuyển động với tốc độ ánh sáng như trong chương truyện JLA #19.
Ultra Boy
Phiên bản tương lai của Legion of Super-Heroes sở hữu rất nhiều cái tên mạnh mẽ, và một trong những người thường bị đánh giá thấp hơn năng lực của mình là Ultra Boy. Sau khi tiếp xúc với một lượng lớn phóng xạ từ trong bụng cá voi, Jo Nah đã sở hữu rất nhiều siêu sức mạnh, khả năng bất tử cũng như tốc độ siêu phàm.
Mặc dù về cơ bản, sức mạnh của Ultra Boy có thể xếp ngang tầm với người Krypton, thế nhưng anh không thể vận dụng tất năng lực của bản thân cùng một lúc. Bằng cách dồn toàn bộ năng lượng vào tốc độ, Ultra Boy có thể di chuyển nhanh không hề thua kém Superman, thế nhưng điều đó lại làm cho sức mạnh thể chất của anh lép vế hoàn toàn so với chàng Siêu Nhân.
Lightray
Những vị tân thần của Fourth World đều là cao thủ trong nhiều tiêu chí sức mạnh khác nhau, và với Lightray của New Genesis thì đó chính là tốc độ. Sau khi bị tấn công bởi những người lính Apokoliptian bằng bom năng lượng mặt trời, cậu thanh niên Solis đã nhận ra bản thân đã sở hữu sức mạnh từ nguồn năng lượng vô tận này, giúp cậu có thể dễ dàng bay lượn và di chuyển với tốc độ ấn tượng.
Lightray sở hữu tốc độ nhanh như ánh sáng, và thậm chí còn nhanh hơn nữa, khi có thể đi qua toàn bộ vũ trụ chỉ trong vài giây. Dù từng thất bại trước Green Lantern trong các cuộc đua tốc độ, thế nhưng Lightray vẫn được xem là một trong những siêu anh hùng nhanh nhất của vũ trụ DC.
Power Girl
Mặc dù Power Girl không đến từ cùng một thực tai với Superman, thế nhưng cô vẫn là một người Krypton cực kỳ mạnh mẽ. Karren Starr có thể xem là biến thể tại Earth-2 của Kar Zor-El, em họ của Superman, và sở hữu bộ kỹ năng cơ bản của người Krypton như bay lượn hay siêu tốc độ.
Về cơ bản, Power Girl được xem là phiên bản lớn tuổi hơn của Supergirl, thế nhưng dường như độ tuổi không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của siêu anh hùng này. Với dòng máu Krypton chảy trong huyết quản, cô chắc chắn vẫn là một trong những siêu anh hùng nhanh nhất của vũ trụ DC.
Supergirl
Supergirl là em họ của Superman, mặc dù về mặt thời gian, cô lớn tuổi hơn chàng Siêu Nhân. Tuy sở hữu sức mạnh tương tự như các thành viên khác trong gia đình của mình, Supergirl lại không có nhiều cơ hội và thời gian để rèn luyện bản thân.
Dẫu vậy, mức độ sức mạnh của Kara vẫn là không thể xem thường, đặc biệt là trong khía cạnh tốc độ. Trong chương truyện Supergirl & the Legion of Super-Heroes #16, Kara từng di chuyển trong vũ trụ với tốc độ tương đương với ánh sáng để tiêu diệt một gã khổng lồ và để lại vết sẹo lớn trên Sao Hải Vương. Tốc độ của cô lớn đến nỗi có thể tạo ra một lỗ hổng trong không - thời gian.
Superman
Superman thường là cái tên được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi độc giả DC muốn tìm ra đối thủ xứng tầm với Flash. Trong chương truyện DC Nation #2, cựu biên kịch Joshua Williamson của The Flash đã chính thức chỉ ra Clark chính là siêu anh hùng nhanh nhất, bên cạnh Barry Allen và Wally West.
Điều này cũng không có gì bất ngờ, bởi Superman và Flash đã từng nhiều lần chạy đua với nhau. Và dù hiếm khi giành chiến thắng, thế nhưng chàng Siêu Nhân đã cho thấy bản thân có thể nhanh nhẹn đến mức độ nào. Trong chương truyện Action Comics #992, anh thậm chí còn cung cấp năng lượng cho Cosmic Treadmill của Flash. Trong Superman #709, anh cũng là người duy nhất có thể ngăn chặn Barry khi siêu anh hùng này bị thao túng tâm trí và mất kiểm soát.
Green Lantern
Đáng ngạc nhiên là Superman không phải là siêu anh hùng nhanh nhất trong danh sách này. Danh hiệu đó thuộc về Green Lantern. Trong chương truyện Hal Jordan & Green Lantern Corps #37, DC đã xác nhận rằng những chiếc nhẫn quyền năng Power Rings cho phép họ du hành qua không gian xuyên sáng, với tốc độ cao hơn rất nhiều so với ánh sáng.
Dĩ nhiên, về mặt lý thuyết, đó là sức mạnh của chiếc nhẫn, chứ không phải của các Green Lantern. Thế nhưng, nếu sức mạnh ý chí đủ lớn, các thành viên trong Green Lantern Corps hoàn toàn có thể bắt kịp, và thậm chí là vượt xa siêu tốc độ của gia đình Flash.
Kết luận của chuyên gia ngay lập tức làm cho cô gái phải thay đổi suy nghĩ.
Do có bề dày lịch sử kéo dài tới 5000 năm nên Trung Quốc sở hữu vô vàn những di tích văn hóa, lịch sử. Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ngày càng có nhiều người tham gia vào hàng ngũ sưu tầm các di tích văn hóa. Tuy nhiên, cũng có không ít người lợi dụng nhu cầu sở hữu đồ cổ mà làm nhái lại các di vật văn hóa, khiến nhiều nạn nhân đã bỏ ra rất nhiều tiền nhưng cuối cùng mua phải thứ không có giá trị sưu tầm.
Vì lẽ đó, những chương trình thẩm định cổ vật đã ra đời và phát sóng nhiều câu chuyện vô cùng đặc biệt. Trong một lần tham gia chương trình thẩm định kho báu, một người phụ nữ đã mang đến đồ vật mà cha cô đã sưu tập trong nhiều năm.
Cô gái cho biết món đồ được cô và cha mình mua ở chợ đồ cổ
Đầu tiên, khi được yêu cầu giới thiệu nguồn gốc món đồ của mình, người phụ nữ đã rơi nước mắt trước và: "Trước khi tôi đi du lịch với cha tôi, tôi đã tìm thấy một đồ vật ở chợ đồ cổ và cha tôi nghĩ nó rất có giá trị để sưu tầm. Vì quá thích món đồ nên cuối cùng đã mua nó với giá 400.000 nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ đồng)".
Cô gái cho biết, vì bản thân gia đình không quá giàu có nên gần như toàn bộ số tiền dành dụm cả đời của gia đình đều được dùng để mua đồ vật này. Việc làm này của hai cha con đã khiến mẹ cô rất bất lực và khiến mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng.
Vì lẽ đó, cô quyết định mang thứ này tới để cho các chuyên gia xem nó có đáng tiền hay không. Sau khi nghe điều này, chuyên gia cảm thấy rất tò mò về loại kho báu nào có thể khiến cha cô gái nhất định mua lại bằng tiền tiết kiệm cả đời của gia đình.
Món đồ có bề ngoài giống món đồ chơi của trẻ em
Sau đó, món đồ đã được giao cho chuyên gia và khiến nhiều người tại trường quay vô cùng bối rối. Theo đó, đồ vật mà cô gái mang đến mang hình dáng một chú vịt, có bề ngoài khá cũ và không hề có gì đặc biệt.
Sau một hồi phân tích, các chuyên gia đã có kết luận hết sức bất ngờ. Ban đầu, ông đặt cho cô gái câu hỏi: "Nếu kho báu này là thật, bạn ước tính nó sẽ có giá bao nhiêu?"
Sau khi nghe câu hỏi, người phụ nữ do dự đáp: "Một triệu tệ" (khoảng 3 tỷ đồng).
Sau khi nghe điều này, chuyên gia cười và lập tức phân tích: "Trước tiên, mong bạn hãy đứng vững! Đây thực sự không phải là đồ cổ bình thường".
Chuyên gia cho rằng con vịt mà cô gái mang đến thực chất có giá trị rất lớn
Theo các chuyện gia, con vịt này thực chất là một chiếc lư hương được người xưa sử dụng. Được biết, người xưa khi làm lư hương thường khắc cung mệnh của chủ nhân lên lư hương hoặc với hình tượng ứng với từng cung. Vì vậy, chiếc lư hương này mới có hình dáng độc đáo đến vậy. Thậm chí, loại lư hương này ở Trung Quốc thậm chí là toàn thế giới đều rất hiếm thấy, giá trị sưu tập của nó rất cao.
Sau một hồi phân tích về nguồn gốc của món đồ, các chuyên gia kết luận: "Tôi khẳng định rằng, bạn đã kiếm được rất nhiều tiền! Giá cụ thể của món đồ này thực chất phải khoảng 4 triệu nhân dân tệ (khoảng 13,5 tỷ đồng), gấp 10 lần so với số tiền mà bạn mua nó".