Ngân sách dưới 10 triệu đồng: Người dùng thà mua iPhone cũ còn hơn chọn điện thoại Android mới?

 

Đối với nhiều người, với số tiền từ 10 triệu đồng trở xuống, họ hài lòng với việc mua một chiếc iPhone XR rất cũ thay vì sắm điện thoại Android tầm trung mới như Pixel 6a hay Galaxy A54.

Vì sao người dùng thích mua iPhone cũ?

Điện thoại của bạn bị hỏng, màn hình nứt, cổng sạc lỏng hoặc đơn giản là bạn không thể chịu đựng thời lượng pin kém hay camera chụp ảnh mờ lâu hơn nữa. Vì vậy, bạn quyết định sẽ bỏ tiền cho một chiếc điện thoại tốt hơn.

Tuy nhiên, khi xem giá bán của những thiết bị hàng đầu hiện tại, bạn nhận thấy rằng, việc chi đến gần 20 triệu đồng cho chiếc điện thoại vốn chẳng làm gì ngoài lướt mạng xã hội, nhắn tin và gọi video là hơi tốn kém.

Vì vậy, bạn cho rằng việc chi một phần ba hoặc một nửa trong số 20 triệu đó cho một thiết bị vẫn đảm bảo mọi nhu cầu có thể là lựa chọn thông minh. Bạn quyết định tìm kiếm chiếc điện thoại trị giá 6 đến 10 triệu tốt nhất để mua.

Sẽ có hai khả năng xảy ra.

Trong trường hợp là người dùng iPhone, bạn ít có khả năng tìm kiếm điện thoại Android (người dùng iPhone có xu hướng trung thành với thương hiệu mạnh hơn).

Trường hợp thứ hai, bạn là người dùng Android, đang tìm kiếm một chiếc điện thoại Android mới nhưng cũng sẵn sàng thử iPhone vì chưa từng dùng trước đây.

Ngân sách dưới 10 triệu đồng: Người dùng thà mua iPhone cũ còn hơn chọn điện thoại Android mới? - Ảnh 1.

Galaxy A54 tầm trung không được lòng bằng iPhone cũ.

Bạn tìm kiếm các mẫu điện thoại Android tầm trung và iPhone tầm dưới 10 triệu đồng trên thị trường và bạn thấy Pixel 6a, Galaxy A54 và iPhone SE (2022). Chúng trông có vẻ ổn, nhưng khi đọc một số review trên mạng, bạn gặp một số vấn đề như sau:

Với Pixel 6a: Cảm biến vân tay chậm, màn hình 60Hz, thao tác cuộn hơi giật. Điện thoại của Google không phổ biến và hay nhiều lỗi.

Với Galaxy A54: Thỉnh thoảng bị giật, không có sạc không dây.

Với iPhone SE 2022: màn hình LCD quá nhỏ và lỗi thời đối với một chiếc điện thoại hiện đại. Camera thiếu chế độ chụp đêm, không có ống kính siêu rộng. Thời lượng pin dưới mức trung bình. Bộ nhớ chỉ 64GB.

Bạn hơi nản lòng vì các mẫu điện thoại trong danh sách có khá nhiều vấn đề. Vì vậy, bạn quyết định thử xem các mẫu điện thoại cũ trong tầm giá và nhận ra điều bất ngờ.

Khi truy cập vào các trang web bán hàng trực tuyến như eBay hay Swappa, bạn sẽ thấy trong danh mục điện thoại qua sử dụng, có đến 8/10 điện thoại bán chạy nhất là những chiếc iPhone.

Hóa ra, rất nhiều người, bao gồm cả ở Việt Nam, hoàn toàn hài lòng với việc mua một chiếc iPhone qua sử dụng thay vì Android hoàn toàn mới.

Danh sách nói trên bao gồm: iPhone 11, iPhone SE (2020), iPhone 12, iPhone XR, iPhone 12 Pro Max, iPhone 12 mini, Pixel 6, iPhone 12 Pro, Galaxy S21, iPhone 11 ProMax.

Có thể thấy xu hướng người dùng tập trung nhiều vào các mẫu iPhone đã qua sử dụng và hai điện thoại Android là Pixel 6 và Galaxy S21.

Nhưng điều đặc biệt nổi bật là mức độ áp đảo của Apple đối với vị trí dẫn đầu, và chiếc điện thoại lâu đời nhất trong danh sách là chiếc iPhone XR gần 5 năm tuổi, với mức giá bán lại trung bình chỉ 4 đến 5 triệu đồng.

Ngân sách dưới 10 triệu đồng: Người dùng thà mua iPhone cũ còn hơn chọn điện thoại Android mới? - Ảnh 2.

iPhone XR cũ vẫn được yêu thích.

Vì sao iPhone cũ đáng giá hơn điện thoại Android tầm trung mới?

Apple không bán những chiếc iPhone mới giá 200 USD, điều này khiến Android trở thành lựa chọn duy nhất cho những ai đang tìm kiếm một chiếc điện thoại giá rẻ hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, nếu đã dùng điện thoại Android tầm giá 4-5 triệu đồng, bạn sẽ biết chính xác lý do tại sao rất nhiều người sẵn sàng mua một chiếc iPhone XR đã qua sử dụng và lỗi thời.

Hãy xem xét chiếc iPhone 11 có giá 7-8 triệu đồng đang dẫn đầu bảng xếp hạng. Không quá khó hiểu vì sao chiếc điện thoại này vẫn được ưa thích.

Tầm giá như vậy, iPhone 11 vẫn còn 2-3 bản nâng cấp iOS lớn và đi kèm với sạc không dây, khả năng chống nước, chất lượng hoàn thiện cao cấp và chip A13 Bionic hàng đầu, khá mạnh so với những chiếc Android ở tầm giá tương tự.

Apple không chỉ xếp hạng 8/10 điện thoại trong bảng xếp hạng 10 điện thoại thông minh bán chạy nhất do Counterpoint thống kê, mà công ty ở Cupertino còn giành được vị trí 8/10 trong bảng xếp hạng điện thoại đã qua sử dụng bán chạy nhất của Swappa.

Apple đang chiếm lĩnh toàn bộ thế giới điện thoại, thậm chí là liên tục chuyển đổi vô số người dùng Android sang hệ sinh thái của mình. Tại sao mọi người lại hài lòng với việc mua iPhone rất cũ thay vì điện thoại Android tầm trung mới?

Lý do chính đến từ việc những chiếc iPhone hàng đầu đã qua sử dụng mang đến chất lượng hoàn thiện và hiệu năng mà điện thoại Android giá rẻ không có được. Trong khi chúng vẫn còn rất mới và bền bỉ.

Apple được biết là hỗ trợ iPhone trong dòng đời 5-6 năm, điều mà các điện thoại Android giá rẻ có nằm mơ cũng chỉ đạt mức 2-3 năm.

Ngay cả những chiếc iPhone cũ hơn như iPhone XR và iPhone 11 cũng đi kèm với các tính năng cao cấp mà một số người dùng có thể đánh giá cao như khả năng chống nước và sạc không dây.

Chất lượng ảnh và đặc biệt là video trên các điện thoại như iPhone 11 và iPhone 12 mini thường vượt trội so với trên điện thoại Android có giá 7-8 triệu đồng.

Một số người nói rằng iPhone đã qua sử dụng có thể lấy đi doanh thu của Apple, nhưng thực tế chúng đã mang đến cho công ty ở Cupertino cơ hội vàng để thu hút người dùng Android, những người có thể không chi 20 triệu đồng cho iPhone 14 Pro, nhưng cũng sẽ chẳng đưa số tiền đó cho các nhà sản xuất điện thoại Android.

>

Tô canh chua, cốc trà đá và diễn viên Hồng Đào trong bộ phim hot toàn cầu

 

Loạt phim ăn khách gần đây của Netflix "Beef" đang nhận được cảm tình của khán giả Việt Nam nhờ sự chỉn chu trong cách khắc họa bữa cơm của gia đình gốc Việt với món canh chua và cốc trà đá thân thuộc bên cạnh sự xuất hiện của diễn viên Hồng Đào vào vai một nhân vật quan trọng.

Show truyền hình vừa được Netflix tung ra đầu tháng 4 được khán giả và giới phê bình thế giới không tiếc lời khen ngợi nhờ cách khai thác mới lạ về cuộc sống cộng đồng người châu Á ở Mỹ. Phim đã khắc họa chi tiết và chính xác về văn hóa, phong tục, quan điểm của từng nhóm người châu Á nhập cư vào Mỹ, một điều mà lâu nay Hollywood thường làm qua loa.

Đến tập 8 loạt phim, chưa hết bất ngờ với sự xuất hiện của diễn viên Hồng Đào trong vai Hanh Trinh Lau - mẹ nhân vật chính, khán giả Việt Nam còn được dịp mát lòng khi chứng kiến món canh chua trên bàn ăn cùng cốc trà đá mát lạnh thân thuộc.

Tô canh chua, cốc trà đá và diễn viên Hồng Đào trong bộ phim hot toàn cầu - Ảnh 1.

Tô canh chua mặc dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng được đặc tả cận cảnh, cho người xem thấy được sự hấp dẫn của món ăn truyền thống gia đình Việt. Ảnh: Netflix.

Qua góc máy cận, ta có thể nhận ra tô canh chua quen thuộc được nấu đúng điệu với dọc mùng, thơm, cá... Thêm vào đó là chi tiết nhân vật của Hồng Đào vừa ăn cơm vừa uống trà đá ngon lành. Đoàn làm phim đã có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ.

Tô canh chua, cốc trà đá và diễn viên Hồng Đào trong bộ phim hot toàn cầu - Ảnh 2.

Hanh Trinh Lau (Hồng Đào) vừa ăn cơm vừa uống trà đá. Một chi tiết nhỏ nhưng tinh tế về bữa ăn Việt trong phim. Ảnh: Netflix.

Chia sẻ trên trang cá nhân, diễn viên Hồng Đào cho biết ê-kíp đạo cụ của Beef đã hỏi ý kiến của cô xem món canh chua họ chuẩn bị có chính xác không.

Nữ diễn viên còn chia sẻ thêm trong lúc đang làm việc với đạo diễn, cô bất ngờ nghe sau lưng có giọng nói tiếng Việt: "Chào cô!". Hóa ra đó chính là Ali Wong, nữ chính trong phim. Hai người mau chóng làm quen, trò chuyện và tìm được sợi dây liên kết cần thiết để hóa thân vào vai mẹ con.

Sở dĩ Ali Wong biết nói tiếng Việt vì mẹ nữ diễn viên là người Việt đã sang Mỹ sống và làm việc từ năm 1960. Bà đã ủng hộ Ali Wong theo con đường nghệ thuật từ khi còn bé và thường xuyên đưa cô đi xem phim tại các liên hoan phim.

Hiện nay Ali Wong là một trong những cây hài độc thoại nổi tiếng nhất tại Mỹ qua các chương trình Baby Cobra và Hard Knock Wife .

Tiếp nối thành công của Everything Everywhere All At Once , việc Beef đang là show nổi bật nhất trên Netflix cho thấy văn hóa châu Á đang được ưa chuộng và còn nhiều tiềm năng để các nhà làm phim Hollywood khai thác. Thời điểm này cũng là cơ hội để diễn viên, nhà làm phim đến từ châu Á tỏa sáng.

Nhắc đến Việt Nam trên phim Hollywood, sắp tới Netflix sẽ ra mắt A Tourist's Guide To Love , một bộ phim hài, lãng mạn lấy bối cảnh ở Việt Nam. Qua trailer phim, khán giả có thể bắt gặp các địa danh nổi tiếng như sông Thu Bồn ở Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, chợ Bến Thành... Phim có sự góp mặt của NSƯT Lê Thiện bên cạnh dàn diễn viên chính Rachael Leigh Cook, Scott Ly, sẽ lên sóng vào ngày 21/4.

>

Người Ai Cập phẫn nộ vì để diễn viên da đen đóng Nữ hoàng Cleopatra

 

Phim tài liệu truyền hình của Jada Pinkett Smith bị cáo buộc xuyên tạc lịch sử bằng cách chọn nữ diễn viên da đen vào vai Nữ hoàng Cleopatra.

African Queens Những nữ hoàng châu Phi ) là loạt phim tài liệu lịch sử do Jada Pinkett Smith, vợ của tài tử Will Smith sản xuất. Chương trình tập trung khai thác cuộc đời của các nữ quân vương đến từ châu Phi.

Mùa 1 lên sóng năm 2022 tìm hiểu nữ vương chiến binh Njinga của Angola thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia và phân cảnh tái hiện.

Tiếp nối thành công, ngày 12/4, phim phát hành trailer mùa hai, với nhân vật trung tâm là Nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, nhà sản xuất đang bị chỉ trích là “đổi trắng thay đen”, xuyên tạc lịch sử.

Người Ai Cập phẫn nộ vì để diễn viên da đen đóng Nữ hoàng Cleopatra - Ảnh 1.

Phim tài liệu về Nữ hoàng Cleopatra gây tranh cãi vì màu da. Ảnh: Netflix.

Trong trailer, một nhà sử học khẳng định Nữ hoàng Cleopatra là người da đen và có tóc xoăn. Diễn viên được chọn để thủ vai nữ quân vương nổi tiếng là Adele James, một người Anh gốc Phi.

Tuyên bố này khiến người Ai Cập phẫn nộ. Họ bất bình vì bộ phim đi ngược lại với những gì ghi lại trong sử sách rằng Nữ hoàng Cleopatra là người Vương quốc Macedonia (thuộc nền văn minh Hy Lạp cổ xưa).

Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, lên án bộ phim giả dối. Theo ông, Cleopatra là người Hy Lạp, có nghĩa là bà ấy có làn da sáng, không phải màu đen. Ông Hawass nhấn mạnh những vị vua Ai Cập duy nhất được biết có màu da đen là vị vua Kushite của Vương triều thứ 25 (747-656 TCN).

“Netflix đang cố gắng kích động sự nhầm lẫn bằng cách lan truyền những sự thật sai lệch và lừa đảo rằng nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập là người da đen”, ông nhận định, không quên kêu gọi đồng hương đứng lên chống lại nền tảng phát sóng trực tuyến.

Ngày 16/4, luật sư Ai Cập Mahmoud al-Semary đệ đơn khiếu nại lên công tố viên yêu cầu thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để “cấm cửa” Netflix. Ông cáo buộc chương trình có nội dung vi phạm luật truyền thông của Ai Cập, đồng thời chỉ trích Netflix đang “thúc đẩy tư duy lấy người gốc Phi làm trung tâm... bao gồm các khẩu hiệu và bài viết xuyên tạc, xóa bỏ bản sắc Ai Cập”.

Người Ai Cập phẫn nộ vì để diễn viên da đen đóng Nữ hoàng Cleopatra - Ảnh 2.

Nữ diễn viên Adele James được giao tái hiện vị quân vương Ai Cập nổi tiếng. Ảnh: Netflix.

Hiện, trailer African Queens: Queen Cleopatra thu được hơn 2 triệu lượt xem trên YouTube sau 7 ngày đăng tải. Netflix đã tắt tính năng bình luận dưới video sau khi vấp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng.

Một bản kiến nghị hủy bỏ chương trình được đăng tải trên Change.org thu hút hơn 3.000 chữ ký. Trước đó, bản kiến nghị khác nhận được hơn 62.000 chữ ký, nhưng đã bị gỡ xuống.

“Lần thứ n xin đính chính Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra không phải là người Ai Cập. Bà ấy là người Hy Lạp. Cleopatra VII là người da trắng - có nguồn gốc Macedonia, giống như tất cả người cai trị thuộc triều đại Ptolemy”, một cư dân mạng bình luận.

“Netflix một lần nữa bôi đen nhân vật da trắng trong lịch sử. Nạn nhân lần này là Nữ hoàng Cleopatra. Bà bị biến thành phụ nữ da đen mặc dùng ta ta biết bà ấy là người da trắng - người gốc Macedonia/Hy Lạp”, người khác viết.

Nữ diễn viên kiêm ca sĩ Ai Cập Somaya Elkhashab cũng tham gia vào cuộc tranh luận này. Cô viết trên Twitter: “Xác định Nữ hoàng Cleopatra là người da đen để thỏa mãn những tưởng tượng của người Mỹ gốc Phi hiện đại hoàn toàn là hành vi trộm cắp lịch sử Ai Cập và là nỗ lực viết lại những điều vĩ đại của lịch sử. Việc bôi đen một nữ hoàng Hy Lạp chứng tỏ nỗi ám ảnh với phụ nữ da trắng và điều này không giúp ngăn chặn được nạn phân biệt chủng tộc”.

Bên cạnh đó, một bộ phận khán giả tỏ ra tò mò và hứng thú với một Cleopatra da đen.

Hình tượng Nữ hoàng Cleopatra kinh điển nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới do minh tinh người Anh Elizabeth Taylor đóng trong bom tấn sử thi huyền thoại Cleopatra (1963). Bà là người da trắng.

Người Ai Cập phẫn nộ vì để diễn viên da đen đóng Nữ hoàng Cleopatra - Ảnh 3.

Elizabeth Taylor có màn hóa thân thành Nữ hoàng Cleopatra kinh điển nhất. Ảnh: Shutterstock.

Ba năm trước, kế hoạch làm ra bộ phim mới về nữ quân vương nổi tiếng do nữ diễn viên người Israel Gal Gadot thủ vai gây ra phản ứng dữ dội từ những người cho rằng vai diễn này nên dành cho người Ai Cập hoặc châu Phi. Họ còn chỉ trích các nhà làm phim có hành vi "tẩy trắng" - vốn là vấn nạn nhức nhối tại Hollywood trong nhiều năm.

Thời điểm đó, Gal Gadot đáp trả: “Cleopatra là người Macedonia, đó là sự thật nếu bạn muốn biết. Chúng tôi đã tìm kiếm một nữ diễn viên gốc Macedonia phù hợp với hình ảnh Cleopatra. Nhưng người ấy vẫn chưa xuất hiện còn tôi thì luôn say mê nữ hoàng Ai Cập”.

Theo Daily Mail
>

"Bom xịt tệ nhất năm 2022" khiến Disney thua lỗ gần 200 triệu USD

 

Disney đã có vài quả "bom xịt" trong năm 2022, nhưng không bộ phim nào bị thua lỗ nặng như "Strange World".

Disney được coi là ông vua của thể loại phim hoạt hình gia đình, thế nhưng ngai vị này dường như đang lung lay sắp đổ. Nguyên nhân là những bộ phim gần đây của hãng đã không thể mang lại doanh thu phòng vé như mong đợi, thậm chí còn làm lỗ hàng trăm triệu USD đầu tư. Dựa theo tin tức mới từ Deadline, bộ phim hoạt hình "Strange World" (Thế Giới Lạ Lùng) đã khiến Walt Disney Animation Studios mất gần 200 triệu USD, và được xếp hạng "bom xịt phòng vé tệ nhất của năm 2022".

"Strange World" đã ra mắt các rạp chiếu trên thế giới vào giữa tháng 11 năm ngoái, nhân dịp Lễ Tạ Ơn, và rồi nhanh chóng được phát hành trên dịch vụ stream Disney+ trong chưa đầy một tháng vì doanh thu phòng vé nghèo nàn. Theo Deadline, Walt Disney Animation Studios đã đầu tư khoảng 317 triệu USD bao gồm cả chi phí sản xuất và quảng cáo cho bộ phim, và chỉ nhận lại 120 triệu USD từ mọi nguồn doanh thu, bao gồm phòng vé và dịch vụ TV/stream.

"Bom xịt tệ nhất năm 2022" khiến Disney thua lỗ gần 200 triệu USD - Ảnh 1.

"Strange World" là quả bom xịt tồi tệ nhất năm 2022 và khiến Disney mất gần 200 triệu USD

Với sự tham gia diễn xuất của các ngôi sao như Jake Gyllenhaal, Dennis Quaid, và Jaboukie Young-White trong vai những thành viên của gia đình Clade, "Strange World" kể câu chuyện đậm tính phiêu lưu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải cứu môi trường và mối quan hệ giữa cha - con nhiều thế hệ. Một số đông khán giả có thể không muốn dẫn con nhỏ của họ đi xem một bộ phim có chi tiết nội dung không phù hợp lứa tuổi.

Ngoài ra, mặc dù Disney chi ra tới 90 triệu USD để quảng bá cho phim, nhưng "Strange World" gần như đã không thu hút được sự chú ý cần thiết của công chúng. Không chỉ vậy, bộ phim hoạt hình này còn phải cạnh tranh trực tiếp với một bom tấn khác cũng của chính Disney là "Black Panther: Wakanda Forever". Tại thời điểm ấy, khán giả vẫn đang đổ dồn đi xem bộ phim siêu anh hùng đã được mong đợi bấy lâu.

Sự thất bại của "Strange World" có thể sẽ trở thành một lý do khiến Disney rụt rè hơn với những ý tưởng phim sáng tạo nguyên bản mới. Thay vào đó, ông lớn của Hollywood sẽ tiếp tục mạnh tay hơn với các dự án phim hậu truyện và live-action của những IP có sẵn như "Peter Pan & Wendy" sắp ra mắt trên Disney+ vào ngày 28 tháng 4, và "The Little Mermaid" (Nàng Tiên Cá) sẽ chiếu ngoài rạp từ ngày 26 tháng 5 tới. Nhìn chung, doanh thu phòng vé bất ổn từ cả phim hoạt hình và phim Marvel thời gian gần đây sẽ khiến Disney muốn điều chỉnh chiến lược của mình trong thời gian sớm nhất.

>

Sâu trong Tử Cấm Thành có một "bức tranh ma", tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số

 

Dù đã tồn tại gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chưa ai giải nghĩa được bức tranh quỷ dị từ thời Nam Tống này.

Sâu trong Tử Cấm Thành có một "bức tranh ma", tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số

Khi sinh thời, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh được cho là đặc biệt yêu thích thư pháp và hội họa, vì vậy, ông đã thu thập rất nhiều bức tranh nổi tiếng để thỏa mãn đam mê của mình. Sau này, hầu hết các bức tranh đều được lưu giữ trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trong đó, ngoài những bức tranh thể hiện tài hoa của người họa sĩ, cũng có một bức tranh nổi tiếng bởi sự ma mị, quỷ dị của nó. Được biết, bức tranh mang tên "Khô Lâu huyễn hí đồ" này đã ngủ yên trong Tử Cấm Thành nhiều năm nhưng tuyệt nhiên không ai có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của nó.

Sâu trong Tử Cấm Thành có một bức tranh ma, tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số - Ảnh 1.

"Khô Lâu huyễn hí đồ" là tác phẩm nổi bật của họa sĩ Lý Tung

Theo Sina, "Khô Lâu huyễn hí đồ" được thực hiện bởi họa sĩ Lý Tung vào thời Nam Tống. Họa sĩ này được biết đến với những bức tranh có nội dung thể hiện cuộc sống của tầng lớp dưới đáy xã hội. Ông rất giỏi thể hiện thái độ của mình đối với cuộc đời thông qua hội họa và "Khô Lâu huyễn hí đồ" của ông đã khiến cho không ít người phải "đau đầu" vì hàm ý sâu sắc mà nó chứa đựng.

Được biết, "Khô Lâu huyễn hí đồ" được vẽ trên nền vải của một cây quạt tròn. Dù kích cỡ không quá lớn nhưng các đường nét của nó đều sắc sảo, màu sắc hiện lên vô cùng chuẩn chỉ.

Sâu trong Tử Cấm Thành có một bức tranh ma, tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số - Ảnh 2.

Bộ xương là tâm điểm của bức tranh huyền bí này

Quang cảnh thể hiện trong bức tranh ban đầu được nhận định là rất yên bình, với màu sắc tương sáng giống như cảnh một gia đình đang cùng con xem múa rối. Nhưng nếu nhìn kỹ từng chi tiết, người xem sẽ dần nhận ra được kỳ quái khi nhân vật trung tâm trong bức tranh là một bộ xương mặc quần áo xuyên thấu với dáng ngồi vô cùng thoải mái.

Trước mặt và sau lưng bộ xương có hai người. Phần trước mặt là hình ảnh một đứa trẻ đang bò trên mặt đất và đang bị con rối đầu lâu thu hút. Bên cạnh đứa trẻ là một người phụ nữ với vẻ mặt lo lắng, đang cố ngăn cản cậu bé không chạm vào bộ xương. Phía sau bộ xương lớn là một phụ nữ trẻ, đang cho đứa con của mình bú. Đôi mắt người phụ nữ này toát lên vẻ thanh thản, bình tĩnh.

Sâu trong Tử Cấm Thành có một bức tranh ma, tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số - Ảnh 3.
Sâu trong Tử Cấm Thành có một bức tranh ma, tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số - Ảnh 4.

Người phía sau và phía trước bộ xương

Bình về bức tranh này, một số chuyên gia ngày nay đưa ra giả thiết rằng bộ xương trong bức tranh thực chất chỉ là một phép ẩn dụ đùa cợt về những người ở triều đại nhà Tống và nhà Nguyên. Với việc để người thật và bộ xương (tượng trưng cho cái chết), họa sĩ tài ba Lý Tung đã cho thấy bản chất của cuộc sống khi cho rằng sống chết luôn tồn tại cùng lúc.

Bên cạnh đó, có chuyên gia lại đơn giản cho rằng bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống. Khi đó, hình ảnh bộ xương thường xuyên được dùng như một hình ảnh để ẩn dụ hài hước về con người. Nhưng trải qua nhiều năm, cách ẩn dụ, ví von này dần bị lãng quên, khiến hậu thế cảm thấy đôi phần ghê rợn và hoang mang.

Nguồn: Sohu

>

Perfin – Ngôi sao sáng trong ngành truyền thông Media

 

Perfin được thành lập từ năm 2020 với khát vọng đồng hành cùng doanh nghiệp, công ty để tạo dựng hình ảnh thương hiệu rõ nét, tối ưu hiệu quả kinh doanh thông qua các chiến thuật truyền thông tích hợp sáng tạo giàu tính thẩm mỹ.

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ là cũng là thời điểm mà anh Kenny Huỳnh – CEO trẻ tuổi của Công ty Cổ phần Giải trí và Công nghệ Perfin nhận thấy rằng ngành truyền thông, marketing đang bắt đầu thay đổi từng ngày như vũ bão, cũng như nhu cầu áp dụng truyền thông, marketing vào sự phát triển của doanh nghiệp trong đại dịch cũng gia tăng đột biến. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp đều loay hoay và gặp khó khăn trong việc xây dựng chiến dịch truyền thông cũng như tối ưu hiệu quả các hoạt động marketing.

Perfin – Ngôi sao sáng trong ngành truyền thông Media - Ảnh 1.

Ông Kenny Huỳnh – CEO Công ty Cổ phần Giải trí và Công nghệ Perfin.

Chính vì lý do đó, Perfin đã được thành lập với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu trong hoạt động tư vấn và triển khai các giải pháp truyền thông, marketing tổng thể, định hướng chiến lược thương hiệu… cho doanh nghiệp. Song song đó là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp triển khai marketing cũng như chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất.

Perfin – Ngôi sao sáng trong ngành truyền thông Media - Ảnh 2.

Tập thể nhân viên và Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Giải trí và Công nghệ Perfin.

Giá trị cốt lõi mà Perfin luôn hướng đến là nỗ lực đột phá mọi giới hạn, không ngừng nghiên cứu và phát triển, tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để trở thành sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng nhau lan tỏa giá trị, chất lượng tốt đến xã hội, Perfin mang đến các giải pháp "win-win" và được triển khai thực hiện dưới sự giám sát kỹ lưỡng.

Đối với mọi chiến dịch, Perfin luôn chăm chút từ khâu nhỏ nhất, triển khai nhanh chóng  và ưu tiên cho việc tối đa hóa hiệu quả với mức chi phí tối ưu nhất. Đó cũng chính vì sự chuyên nghiệp này mà công ty luôn nhận được đánh giá cao từ khách hàng sau khi hợp tác cùng.

Tại Perfin, yếu tố "con người, sáng tạo" luôn được chú trọng phát triển. Đơn vị không ngừng cập nhật, đào tạo kỹ năng, kiến thức, sự sáng tạo, tư duy chiến lược cho cả nhân viên và đối tác. Luôn tích cực làm việc để thấu cảm, chia sẻ các mối quan tâm của khách hàng.

Perfin – Ngôi sao sáng trong ngành truyền thông Media - Ảnh 3.

Tập thể nhân viên và ban lãnh đạo Perfin.

Chính vì vậy mà chỉ hơn 3 năm hình thành, phát triển nhưng với đội ngũ nhân viên nhạy bén và kinh nghiệm, chuyên môn cao và am hiểu thị trường sâu sắc thì Perfin đã và đang thể hiện vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông - là một trong những công ty mạnh nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như có nhiều tiềm lực hội nhập quốc tế và vươn lên tầm khu vực. 

>

The Last of Us chuyển thể quá thành công, fan kêu gọi HBO tiếp tục làm phim về loạt game bom tấn

 

Rõ ràng, thành công từ phiên bản truyền hình của The Last of Us đã khiến không ít game thủ cảm thấy phấn khích.

Trong quá khứ, đã có rất nhiều chỉ trích xung quanh việc chuyển thể các tựa game thành những chương trình truyền hình. Một trong những lý do chủ yếu được đưa ra là vì các fan cảm thấy bản chuyển thể khó lòng nắm bắt chính xác câu chuyện cũng như ý nghĩa của các trò chơi tương ứng. Tuy nhiên, HBO đã thay đổi nhận thức này với sự thành công vang dội nhờ The Last of Us. Thậm chí, phiên bản này còn thành công tới mức ở thời điểm hiện tại, không ít fan đã liệt kê sẵn hàng loạt các bom tấn nữa với mong muốn HBO sẽ tiếp tục quan tâm tới việc chuyển thể các trò chơi này thành phiên bản truyền hình.

Gone Home

Mọi người đều thích những tựa game bí ẩn, và Gone Home chính là một trong những sản phẩm xuất sắc nhất của thể loại này. Tựa game với góc nhìn thứ nhất này sẽ kể câu chuyện xoay quanh Katie - một phụ nữ trẻ vừa trở về nhà sau chuyến du học và phát hiện ra cả gia đình của mình đều đã mất tích. Sau đó là hành trình khám phá ngôi nhà của Katie, đồng thời tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với những thành viên còn lại.

The Last of Us chuyển thể quá thành công, fan kêu gọi HBO tiếp tục làm phim về loạt game bom tấn - Ảnh 1.

Bản thân Gone Home đã nhận được vô số lời khen ngợi kể từ khi phát hành và nó có nền tảng rất lớn để tạo nên một phiên bản truyền hình tuyệt vời trên HBO. Mặc dù khả năng cao là cốt truyện sẽ cần bổ sung thêm một số tình tiết mới để làm nổi bật, nhưng chắc chắn, Katie sẽ là một nhân vật rất có tiềm năng.

God of War

Chắc chắn, God of War sẽ là cái tên được xuất hiện rất nhiều trong bản danh sách này. Với hơn 15 trò chơi khác nhau trong thương hiệu, tuyến nội dung của God of War dày tới mức thừa sức cho các đạo diễn thể hiện tài năng nếu muốn chuyển thể nó thành phiên bản truyền hình.

The Last of Us chuyển thể quá thành công, fan kêu gọi HBO tiếp tục làm phim về loạt game bom tấn - Ảnh 2.

Bản thân HBO cũng đã khá thành công với lĩnh vực giả tưởng mà Game of Thrones là minh chứng rõ ràng nhất. Những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu cùng hành trình đặc sắc của Kratos chắc chắn sẽ là chất liệu làm phim không thể tuyệt vời hơn.

Assassin's Creed 

Assassin's Creed đã trở thành thương hiệu trò chơi điện tử được yêu thích ngay từ khi tựa game đầu tiên trong series này ra mắt vào năm 2007. Kể từ đó tới nay, lượng người hâm mộ của Assassin's Creed vẫn tăng lên đều đặn. Với phong cách chơi thiên về chiều hướng hành động lén lút, cùng những nhiệm vụ ám sát với độ khó cao, Assassin's Creed có rất nhiều đất diễn để trở thành một tác phẩm truyền hình.

The Last of Us chuyển thể quá thành công, fan kêu gọi HBO tiếp tục làm phim về loạt game bom tấn - Ảnh 3.

Nếu như muốn tìm kiếm một tác phẩm chuyển thể tiếp theo, HBO có lẽ nên lưu tâm tới Assassin's Creed khi chỉ riêng tên tuổi của thương hiệu này có lẽ sẽ là một điều đáng tin cậy cho sự thành công về tỷ suất người xem.

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn