Rất nhiều người chơi LMHT đã gặp phải lỗi bỗng nhiên bị “văng” khỏi trận đấu ở bản 13.7 hiện tại.
Sau khi Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) được cập nhật lên bản 13.7, tình trạng “văng” khỏi trận đấu đã trở nên phổ biến hơn khá nhiều. Theo ghi nhận từ phía cộng đồng, tình trạng này xảy ra từ những máy chủ lớn như Bắc Mỹ, Tây Âu cho tới các khu vực nhỏ hơn. Không ít người chơi đã bị xử phạt oan vì lỗi này trong thời gian gần đây.
Khi được hỏi về vấn đề này, nhân viên Riot có trả lời rằng họ đã cập nhật máy trạm (Client) LMHT lên 64 bit. Điều này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng người chơi bỗng nhiên bị “văng” ra khỏi trận đấu kể trên. Thậm chí một số phần mềm hỗ trợ cũng bị ảnh hưởng bởi cập nhật này. Hiện tại thì phía Riot Games vẫn đang trong quá trình điều tra lỗi kể trên.
Điều hài hước ở đây đó là trong khi Riot đang điều tra thì người chơi LMHT đã tìm ra cách khắc phục lỗi này. Theo chia sẻ từ phía cộng đồng LMHT, để sửa lỗi kể trên thì người chơi cần tích vào phần “Chạy chương trình với tư cách ADMIN” và “Khóa tối ưu toàn màn hình”. Ngoài ra tại máy trạm LMHT, người chơi cũng phải chọn hành động “Luôn luôn tắt client khi trong trận” ở phần Hệ Thống.
Với những cách khắc phục kể trên, người chơi LMHT sẽ tránh được tình trạng bất ngờ bị “văng” khỏi trận đấu. Qua đó tránh những tình huống bị phạt oan và không được chơi LMHT. Cách này đã được cả những YouTuber lớn của làng LMHT kiểm chứng và xác thực độ hiệu quả khi chạy trò chơi.
Đương nhiên giải pháp từ phía cộng đồng LMHT chỉ mang tính chất tình thế mà thôi. Riot Games vẫn phải có những chỉnh sửa cần thiết để LMHT không bị gặp lỗi kể trên. Hy vọng quá trình điều tra của Riot sẽ cho ra kết quả như ý và giúp người chơi LMHT không còn lo lắng về lỗi này.
Được kỳ vọng rất nhiều khi cho phép chơi thử, nhưng sau đó các tựa game này lại gây ra vô số thất vọng.
Không có gì lạ khi mỗi năm, số lượng trò chơi để lại sự thất vọng cho các game thủ luôn nhiều hơn những bom tấn. Điều này xuất phát một phần từ sự kỳ vọng, yêu cầu đang trở nên ngày càng cao và khắt khe từ phía người chơi. Thế nhưng cũng có vô số trường hợp ngược đời, khi nhiều tựa game cực kỳ thành công khi ra mắt phiên bản chơi thử, chưa hoàn chỉnh nhưng sau đó lại nhận về thất bại ê chề, đôi khi là gỡ sản phẩm khỏi các cửa hàng chỉ ít lâu sau khi ra mắt chính thức.
SimCity
SimCity ban đầu được coi là một sản phẩm rất đáng để kỳ vọng trong series The Sims. Thậm chí, trò chơi còn giành được một số giải thưởng quan trọng tại sự kiện E3 năm 2012 khi ra mắt phiên bản trải nghiệm thử, chưa hoàn chỉnh của mình. Ở thời điểm ấy, SimCity nhận được vô số đánh giá tích cực cả từ phía người chơi lẫn những nhà phê bình.
Thế nhưng ngay sau khi phát hành phiên bản đầy đủ vào năm 2013, những hiệu ứng về trò chơi bất ngờ thay đổi 180 độ. Các sự cố máy chủ, những lỗi hiệu suất đã ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm của người chơi về tựa game này. Thứ hạng của SimCity trên các nền tảng cũng tụt giảm nhanh chóng, và qua đó khiến trò chơi gặp thất bại nặng nề.
Harry Potter: Wizards Unite
Harry Potter: Wizards Unite là một trò chơi di động lấy cảm hứng lớn từ Pokemon GO với cơ chế tương tự như bom tấn này. Trong Harry Potter: Wizards Unite, người chơi sẽ kết hợp với việc khám phá thế giới bên ngoài đồng thời tương tác với ứng dụng. Đáng nói, trò chơi đã ra mắt phiên bản chạy thử ngay sau thành công của Pokemon GO và nhanh chóng được dự báo sẽ càn quét các cửa hàng trên thị trường di động.
Mặc dù có một số vấn đề trong phiên bản chạy thử, thế nhưng kỳ vọng về Harry Potter: Wizards Unite vẫn không hề suy giảm trong mắt người chơi. Tuy nhiên, sau khi phiên bản đầy đủ của trò chơi ra mắt, các game thủ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với lối chơi lặp đi lặp lại. Hiện tại, Harry Potter: Wizards Unite đã bị gỡ khỏi các cửa hàng vào năm 2022.
APB: All Points Bulletin
Là một tựa game bắn súng thế giới mở trực tuyến, APB: All Points Bulletin ban đầu được khá nhiều người kỳ vọng sẽ là một phiên bản của Grand Theft Auto. Trong tựa game, người chơi sẽ phải chọn một bên để tham gia vào các nhiệm vụ được thiết kế rất thú vị, song song với việc đánh bại đối phương. Với chi phí khổng lồ và sự phát triển được đầu tư mạnh mẽ, APB: All Points Bulletin đã tỏ ra cực kỳ thành công với phiên bản thử nghiệm của mình.
Tuy vậy, ngay khi ra mắt phiên bản chính thức, APB: All Points Bulletin đã không thể đứng vững trước vô số chỉ trích vì các vấn đề liên quan tới hiệu suất. Trò chơi sau đó phải tạm ngừng hoạt động, trước khi phát hành lại dưới dạng miễn phí vào năm 2011. Tuy nhiên, điều này cũng không góp phần cứu vớt được số phận của APB: All Points Bulletin.
Với sự hậu thuẫn của nhà phát triển nổi tiếng Plug In Digital, giờ đây Fireball Wizard đã chuẩn bị đến tay anh em game thủ di động trong thời gian sắp tới.
Fireball Wizard là một tựa game 2D nhập vai với chủ đề phù thủy - quái vật. Tựa game chính là thành quả mới nhất của Plug In Digital (PID) Games - cha đẻ của hàng loạt những siêu phẩm nổi tiếng như ScourgeBringer, Ghost Cleaner, Out of Space... Được thiết kế phong cách nghệ thuật Pixel cổ điển cùng cốt truyện chiến đấu lôi cuốn, tựa game thú vị này hứa hẹn sẽ mang tới những trải nghiệm độc đáo ngay khi được phát hành vào tháng 6 năm nay.
Trò chơi kể về vùng đất phép thuật Wizardonia - nơi bị chiếm giữ bởi những con quái vật đáng sợ trong truyền thuyết. Hóa thân thành một pháp sư bí ẩn, người chơi sẽ phải khéo léo sử dụng những phép thuật của mình đánh đuổi bè lũ yêu nghiệt, nhằm giành lại hòa bình cho vùng đất chết. Xuyên suốt Fireball Wizard, sẽ là những cấp độ khó nhằn, những cuộc phiêu lưu kỳ bí cùng hàng loạt những đối thủ hùng mạnh đang chờ đón người chơi tìm tới và chinh phục bằng những cuộc chiến mãn nhãn.
Tựa game này sẽ có tới 40 cấp độ riêng biệt chứa đựng những kho báu và mật mã để game thủ khám phá. Thông qua hệ thống nhân vật lên tới 9 pháp sư với các gói đa sắc khác nhau, người chơi sẽ phải tìm cách vượt qua tổng cộng 4 thế giới bị thống trị bởi các chúa quỷ hùng mạnh. Kết hợp với quá trình học hỏi và làm chủ sức mạnh của lửa, các pháp sư tài ba sẽ tiến gần hơn đến với danh hiệu Pháp Sư Lửa trong truyền thuyết để thỏa sức tung hoành trong thế giới màu nhiệm của Wizardonia.
Với định hướng mang tới một trải nghiệm chiến đấu đa nền tảng, Fireball Wizard sở hữu cho mình một cốt truyện hấp dẫn, một gameplay đặc trưng cùng hệ thống đồ họa pixel nghệ thuật đầy rực rỡ. Kết hợp với hệ thống âm thanh sôi động cùng tiết tấu kịch tính, tựa game dễ dàng lôi kéo người chơi đắm chìm hàng giờ vào những tầng ngục sâu thẳm. Cuối cùng, cơ chế điều khiển đơn giản chính là một điểm cộng to lớn cho Fireball Wizard trong việc tiếp cận đa dạng tệp game thủ Mobile ở thời điểm hiện tại.
Với sự hậu thuẫn của nhà phát triển game giàu kinh nghiệm PID, chắc chắn Fireball Wizard sẽ trở thành một tân binh đầy hứa hẹn của làng game trong nước và quốc tế sau mùa hè năm nay. Hiện tại, tựa game đã có thể đăng ký trước trên Appstore và CH Play, ngày phát hành dự kiến 20/6.
Liệu kết cục của Silvers Rayleigh có giống như nguyên tác đời thực của ông hay không?
Trong vũ trụ One Piece, Silvers Rayleigh có một biệt danh khá đáng sợ, đó là "Vua Bóng Tối". Ngoài ra, người đàn ông này còn được biết đến với danh xưng "Cánh tay phải của Vua hải tặc", vì Rayleigh là thuyền viên đầu tiên của băng hải tặc Roger và ông cũng rất mạnh.
Ở cốt truyện Sabaody, Shakuyaku từng nhấn mạnh rằng, Silvers Rayleigh mạnh hơn cả 100 lần sức mạnh của 11 Siêu Tân Tinh gộp lại. Ngay cả đô đốc Kizaru cũng phải thừa nhận rằng, nếu có ý định truy bắt con người huyền thoại này, họ sẽ phải có một kế hoạch được nghiên cứu tỉ mỉ từ trước đó cả tháng trời rồi. Hay khi Garp được thông báo Rayleigh có thể ở quần đảo Sabaody, ông đã căn dặn quân của mình rằng nếu có đụng mặt Rayleigh, hãy rút lui ngay lập tức để hạn chế tối đa thương vong.
Vào một thời điểm nào đó sau sự ra đi của Roger và băng Vua hải tặc tan rã, Rayleigh trở thành một thợ cơ khí trên quần đảo Sabaody. Sau này, ông còn đóng vai trò là người cố vấn dạy Luffy cách sử dụng Haki. Tuy nhiên, bản thân Rayleigh đã thừa nhận rằng ông không còn trẻ nên sức khỏe không còn được như trước đây nên nhanh xuống sức hơn trong 1 trận chiến.
Vậy bạn có biết, nhân vật Silvers Rayleigh được Eiichiro Oda lấy cảm hứng từ ai để tạo ra không? Hóa ra, nguyên mẫu đời thực của Vua bóng tối là Walter Raleigh (1552 – 1618), một nhà thám hiểm, nhà hàng hải, tác giả, nhà thơ người Anh và là cận thần của Elizabeth I.
Sau khi Elizabeth I qua đời, người kế vị James I không có thiện cảm với Raleigh nên ông đã bị buộc tội âm mưu chống lại nhà vua và bị kết án tử hình vào năm 1603. Bản án sau đó đã được giảm xuống mức tù chung thân và Raleigh đã bị giam 12 năm tiếp theo trong tháp London.
Năm 1616, Raleigh được trả tự do để chỉ huy chuyến thám hiểm tìm kiếm El Dorado lần hai nhưng thất bại. Khi trở về Anh, bản án tử hình của ông được khôi phục và việc hành quyết Raleigh đã diễn ra vào một ngày cuối tháng 10 năm 1618.
Gumayusi cũng đã lên tiếng về thất bại của T1 trước Gen.G tại chung kết LCK Mùa Xuân vừa qua.
Nếu phải tìm ra điểm sáng hiếm hoi của T1 trong trận đấu với Gen.G tại chung kết LCK Mùa Xuân 2023 vừa qua, thì đó chắc chắn phải là Gumayusi. Xạ Thủ sinh năm 2002, trong một ngày mà Keria bị "khóa tay" với những lượt chọn tướng trái sở trường, cánh trên đánh mất phong độ thì Gumayusi chính là chỗ dựa cuối cùng. Ván thắng duy nhất của T1 trước Gen.G trong trận này, chính là nhờ màn tỏa sáng với "tướng tủ" Jinx của Gumayusi.
Không chỉ ván đấu đó, mà xuyên suốt cả trận, Gumayusi cũng vô cùng nỗ lực. Thậm chí có thể nói, nếu Peyz được cả đội Gen.G "bao bọc" cẩn thận, thì Gumayusi lại càng hay hơn khi anh gần như phải "tự lực cánh sinh". Một mình Keria và phần nào là Oner phải hỗ trợ các đường khác khiến Gumayusi không có lợi thế lớn như Xạ Thủ đàn em bên kia chiến tuyến.
Tuy nhiên, khi chia sẻ về thất bại của đội, không còn một Gumayusi ngạo nghễ, tràn đầy tự tin nữa. Vẫn là nụ cười che giấu nỗi buồn thất bại, nhưng Gumayusi đã thẳng thắn nhận phần lỗi về mình:"Mình cảm thấy không hài lòng về bản thân, thậm chí tức giận với bản thân khi chỉ chơi được 40% khả năng mà không phải là 100%, không hết sức mình như mình muốn. Thực sự mình đã chơi Caitlyn tệ trong trận so với chính mình mọi khi, và mắc lỗi khi sử dụng Aphelios".
Ngoài ra, Gumayusi cũng cho biết, anh cảm thấy tổn thương khi Peyz - Xạ Thủ đàn em có lần đầu vào chung kết LCK lại là người mang chiến thắng về cho Gen.G. Thậm chí, Peyz còn được chọn làm FMVP (Tuyển thủ hay nhất trận chung kết). Đối với Gumayusi, anh đã thi đấu xuất sắc kể từ khi ra mắt trong đội hình 1, nhưng chưa có trận chung kết nào anh được chọn làm FMVP, kể cả khi anh cùng T1 vô địch LCK Mùa Xuân 2022.
Nhưng, Gumayusi cũng khẳng định mục tiêu lớn nhất của anh cũng vẫn là một lần lên ngôi tại Chung kết thế giới (CKTG) cùng đội hình T1 hiện tại. Đây là mục tiêu được xem là tối thượng của Gumayusi, khi không ít lần anh nhắc đến việc này trước đây. Ngoài ra, đó cũng là ước mơ của nhiều fan T1, nhất là khi đó sẽ là chức vô địch CKTG lần thứ 4 mà Faker đã rất mong chờ.
Nhưng Gumayusi và T1 chỉ có thể làm được nếu họ thi đấu tốt, nhất là không để sẩy chân tại bất kỳ trận chung kết nào nữa. Bản thân Gumayusi đã cho thấy anh có bản lĩnh tốt, nhưng những đồng đội của anh như Zeus hay Oner cũng cần phải thể hiện những bộ mặt khác, nếu không muốn T1 tiếp tục sa lầy như 4 trận chung kết vừa qua.
Tại sao lại là “OCD RGB”, vì đơn giản là chiếc bàn phím này sinh ra để dành cho game thủ yêu thích ánh sáng một cách hoàn hảo.
Bàn phím gaming có lẽ không còn là khái niệm xa lạ đối với người dùng máy tính. Tất nhiên, tùy vào từng mục đích mà mỗi một tập người dùng sẽ lựa chọn ra một dòng bàn phím khác nhau. Có người thích cảm giác gõ, có người mê mẩn âm thanh “clicky” và có người lại đam mê ánh sáng RGB “ma thuật”.
Tất nhiên, sẽ thật khó để tìm ra một chiếc bàn phím có thể kết hợp hoàn hảo được tất cả những yếu tố này. Đối với những game thủ phổ thông, không phải dân “mod” thì việc tìm kiếm chiếc bàn phím được nhà sản xuất tinh chỉnh sẵn sẽ là phương án được đặt lên hàng đầu. Và để tìm ra một chiếc bàn phím đem lại cảm giác gõ tương đối sướng tay, âm thanh sướng tai và ánh sáng sướng mắt thì Razer BlackWidow V4 Pro sẽ là một sự lựa chọn không tồi.
Đầu tiên, Razer BlackWidow V4 Pro là một chiếc bàn phím gaming
Razer BlackWidow V4 Pro được Razer tạo ra để tối ưu cho game thủ. Tức là ưu tiên đem lại trải nghiệm tốt nhất cho game thủ. Trong đó quan trọng nhất đó chính là việc Razer BlackWidow V4 Pro sử dụng switch độc quyền của Razer là đem lại khoảng cách tác động ngắn (1.2mm/1.9mm) kết hợp với tác động nhẹ (45g/50g) tùy vào loại Switch.
Với khoảng cách tác động ngắn cùng tác động nhẹ này, người chơi có thể đưa ra những quyết định nhanh hơn đối thủ dù chỉ trong tích tắc. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trò chơi Esports – nơi thắng thua có thể giải quyết chỉ trong một vài mili giây. Điển hình như game MOBA, cuộc chiến mà ai ra chiêu sớm hơn, dứt khoát và nhanh hơn sẽ tạo được lợi thế tốt hơn. Còn với game FPS, việc người chơi “delay” súng sớm hơn đối thủ trong tích tắc có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ai lên bảng đếm số, đôi khi phụ thuộc vào chính chiếc bàn phím mà họ đang sử dụng. Một tích tắc trong thế giới Esports có thể quyết định thành bại của trận đấu, thậm chí là của cả một giải đấu.
Nhưng Razer BlackWidow V4 Pro cũng là chiếc bàn phím có thể phục vụ đa tác vụ
Tuy là một chiếc bàn phím gaming, song Razer BlackWidow V4 Pro cũng được thiết kế nhằm phục vụ tối đa cho nhiều tập khách hàng. Layout của Razer BlackWidow V4 Pro sử dụng Full size, tức là ngay cả dân văn phòng hay những đối tượng người dùng cần sử dụng hệ thống phím numpad cũng có thể cảm thấy thỏa mãn khi sở hữu chiếc bàn phím này. Đừng quên, “dân kế toán” gần như không thể sống thiếu hệ thống phím numpad, nơi giúp họ tối ưu được thời gian xử lý công việc một cách triệt để.
Tuy là bàn phím gaming, song cảm giác gõ của Razer BlackWidow V4 Pro không hề tồi
Razer BlackWidow V4 Pro sở hữu hai loại Switch hướng đến hai đối tượng người dùng khác nhau. Một người yêu thích thứ âm thanh “mê hoặc” thì không thể bỏ qua Switch Green (Clicky). Thứ âm thanh này có thể tạo cảm giác hưng phấn và kích thích mọi giác quan của người dùng. Từ xúc giác của ngón tay, thính giác của đôi tai đều được thỏa mãn với loại switch này. Tất nhiên, Switch Green sẽ ồn, đó là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí nó có thể gây khó chịu với những người thích sự tĩnh lặng. Đó là mặt trái của switch này.
Chiếc bàn phím mà chúng mình đang trên tay sử dụng Switch Green, đánh giá một cách khách quan thì Switch Green của Razer mang lại âm thanh tương đối nhẹ nhàng, không bị quá khó chịu và nặng nề.
Nhưng nếu bạn là người dùng thích sự yên tĩnh và không muốn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh thì Switch Yellow (Linear) sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
Razer đã cố gắng để đưa Razer BlackWidow V4 Pro đến với đối tượng game thủ và người dùng phổ thông thay vì phải tìm hiểu về các yếu tố như Switch, Keycap, Case, Plate… Về chất lượng “build”, Razer BlackWidow V4 Pro đã hoàn thiện khá tốt, từ keycap PBT Double Shot cho đến Switch cũng như lớp vỏ case bằng hợp kim nhôm 5052 bền bỉ, chắc chắn.
Razer BlackWidow V4 Pro dành cho người dùng “OCD RGB”
Có thể nói, vài năm trở lại đây chính là thời điểm thăng hoa nhất của RGB. Tất tần tật mọi thứ liên quan đến PC đều có thể trở nên long lanh, lấp lánh và “sáng lòa” nhờ vào những chiếc đèn led. Main, ram, tản nhiệt… đều có thể được thêm hiệu ứng RGB với hàng trăm màu sắc thay đổi. Bàn phím cũng vậy, Razer BlackWidow V4 Pro sẽ phục vụ cho người dùng thích RGB nhưng lại “OCD” để mong muốn tìm ra một bàn phím sở hữu ánh sáng hoàn hảo.
Ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến hệ thống led được lắp đặt dưới Switch mà sẽ nhìn thật kỹ cách Razer tạo nên một chiếc kê cổ tay sang trọng, tạo điểm nhấn hoàn hảo cho Razer BlackWidow V4 Pro. Với dải led gầm đồng bộ cùng bàn phím, được gắn với nhau bởi một hệ thống nam châm từ. Tất cả ánh sáng RGB này cho thấy sự tỉ mỉ trong ngôn ngữ thiết kế và sự thấu hiểu tâm lý cũng như thị hiếu người dùng hiện nay của “nhà Razer”. Rất hiếm một bàn phím gaming nào trên thị trường sở hữu ngôn ngữ thiết kế táo bạo và đột phá này.
Khó có thể nói Razer BlackWidow V4 Pro là bàn phím đầu tiên có nước đi này, song đây là chiếc bàn phím đưa RGB trở nên hoàn hảo hơn và sang trọng..
Những tính năng tích hợp khác
Razer BlackWidow V4 Pro sở hữu 5 phím macro và 3 nút lệnh bên trái bàn phím. Đây là các phím chức năng để kích hoạt các trình điều khiển, được lập trình thông qua Razer Synapse. Với hệ thống phím tắt này, người dùng có thể sử dụng để chụp ảnh nhanh màn hình, mở cửa sổ đa nhiệm hay tăng giảm âm lượng…
Những phím chức năng này sẽ giúp người dùng cảm thấy tiện lợi hơn, xử lý các vụ một cách nhanh chóng hơn, thay vì phải đặt tay vào chuột.
Ngoài ra, Razer BlackWidow V4 Pro được trang bị USB 2.0 và kết nối Type C gọn gàng có thể tháo rời. Dây nối Type C được thiết kế nhỏ gọn, không bị chiếm dụng quá nhiều không gian trên bàn làm việc. Đây là lợi thế của Razer BlackWidow V4 Pro khi so sánh với những chiếc bàn phím cùng phân khúc đang sử dụng dây cắm liền.
Kết
Nhìn chung, Razer BlackWidow V4 Pro đáng mua ở thời điểm hiện tại. Một chiếc bàn phím sở hữu ngôn ngữ thiết kế sang trọng, hiệu suất sử dụng cao và phục vụ được nhiều đối tượng người dùng. Không chỉ sở hữu ngoại hình ấn tượng, Razer BlackWidow V4 Pro còn là chiếc bàn phím giúp tăng khả năng chiến đấu và chiến thắng cho game thủ, đặc biệt với các trò chơi Esports MOBA. Nơi thắng bại tại kỹ năng và đương nhiên là cả thời gian “xuất chiêu”.
Đặc biệt, Razer BlackWidow V4 Pro cho thấy sự thấu hiểu tâm lý người dùng của Razer khi tạo nên một chiếc bàn phím có hệ thống RGB đẹp bậc nhất hiện tại. Nếu bạn đang muốn tìm một bàn phím đẹp, nhiều phím macro hữu dụng, đặc biệt là sở hữu chiếc kê tay “thần thánh” thì không thể bỏ qua Razer BlackWidow V4 Pro.
Sau khi đánh bại T1, nhiều khán giả lo ngại Gen.G bị "dính dớp".
Trong những năm gần đây, người ta thường nói nhiều đến T1 với tư cách một đội hình tiệm cận đến sự hoàn hảo. Họ có sự kết hợp giữa già và trẻ, giữa kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao và sự nhiệt huyết, quyết tâm của những tuyển thủ còn khao khát danh hiệu. Thế nhưng, đáng tiếc cho Faker và các đồng đội, những gì họ đạt được chỉ là chức vô địch LCK Mùa Xuân 2022. Sau đó, là chuỗi 4 lần về nhì, ở cả giải quốc nội lẫn đấu trường quốc tế.
Thế nhưng, sau mỗi lần "gục ngã trước cửa thiên đường", T1 lại trở lại mạnh mẽ hơn. Sau trận thua tại MSI 2022, T1 đã thể hiện một bộ mặt mới, cẩn trọng, chắc chắn và dù không có thành tích bất bại, họ vẫn đi đến chung kết của 2 giải đấu khác ngay sau đó. Sau thất bại tại CKTG 2022, T1 vẫn giữ nguyên đội hình nhưng lối chơi thì sáng tạo hơn hẳn. Chỉ đáng tiếc, trong một ngày duy nhất xuyên suốt Mùa Xuân 2023 mà Gen.G tỏ ra vượt trội hơn T1, Faker và các đồng đội lại lỡ hẹn với danh hiệu.
Nhưng những đối thủ của T1 thì trên thực tế lại không có hành trình tốt đẹp cho lắm sau khi đánh bại đội tuyển này để lên ngôi vô địch. Đầu tiên, chính là Royal Never Give Up. Đại diện LPL hạ gục T1 tại kỳ MSI nhiều rắc rối bậc nhất lịch sử, để rồi sau đó họ trượt dài tại giải quốc nội, phải đến CKTG bằng vé play-in. Sau đó, RNG cũng sớm dừng chân từ Tứ kết khi bị chính T1 hạ gục. Đến tận Mùa Xuân 2023, RNG vẫn chìm trong khủng hoảng và "aura Mùa Xuân" không còn giúp "Binh đoàn hoàng gia" đến được London nữa.
Sau đó, đến lượt DRX cũng dính "dớp đánh bại T1". Không một ai nghĩ đến và trong lịch sử giải đấu cũng chưa từng ghi nhận trường hợp nào đi từ vòng playin mà có thể vô địch. Hơn nữa, trên đường đi của mình, DRX đã đánh bại 3 nhà vô địch CKTG là Edward Gaming, Gen.G và T1. Nhưng sang đến LCK Mùa Xuân 2023, DRX trở về vị trí áp chót bảng xếp hạng sau khi chia tay một loạt trụ cột đã cùng lên ngôi tại Mỹ.
Bản thân Gen.G sau khi thắng T1 tại LCK Mùa Hè năm ngoái cũng có giai đoạn CKTG 2022 khá chật vật. Họ thua ngay trận mở màn vòng bảng và nếu RNG không gặp vấn đề sức khỏe, chưa biết chừng Gen.G sẽ xếp nhì bảng năm đó. Đối đầu với DK, Gen.G phải nhờ đến màn tỏa sáng của Ruler để giành chiến thắng trước khi bị DRX đánh bại ở Bán kết.
Hiện tại, Gen.G cũng đã thắng T1 một lần nữa và có lần đầu tiên tham dự một kỳ MSI. Peyz hay Doran đã thể hiện rất tốt ở trận chung kết nhưng MSI là đấu trường hoàn toàn khác, nơi mà mọi bất ngờ đều có thể xảy ra. Chưa kể, mỗi khu vực Major đều có 2 suất dự giải sẽ khiến giải đấu càng khốc liệt hơn và chính Gen.G phải thi đấu tập trung nếu không muốn lặp lại "vết xe đổ". Nhất là khi tại MSI, họ chỉ là những "lính mới" mà thôi.
Samehada phản bội Kisame hóa ra là vì nó không cưỡng lại được sức hút của chakra Vĩ thú.
Samehada là một thanh kiếm khá nổi tiếng trong thế giới ninja Naruto. Thanh kiếm này còn được biết đến với biệt danh “Thanh kiếm cá mập”. Thanh kiếm này thú vị ở chỗ nó là một sinh vật sống, mang hình dạng thanh kiếm với ý thức của riêng mình. Nếu chẳng may rơi vào tay đối thủ, thanh bảo kiếm này hoàn toàn có quyền "từ chối" chủ nhân và phản ngược lại công dụng, khiến nó trở thành một trong những vũ khí khó dùng nhất thế giới ninja.
Samehada được nhìn thấy lần đầu tiên trong tay của Mizukage đệ nhất và được truyền lại cho các đời Huyết Sương sau này. Theo thời gian, thanh kiếm lần lượt rơi vào tay Hozuki, Fuguki, Kisame và cuối cùng là Killer Bee của làng Mây.
Thế nhưng, người thực sự am hiểu và có thể điều khiển được hoàn hảo Samehada chỉ có Kisame. Khi cả hai hợp thể, Kisame được ví như một vĩ thú không đuôi với chakra vô tận không bao giờ cạn kiệt.
Bất chấp mối quan hệ tốt đẹp này, thanh kiếm Samehada thế mà cuối cùng đã phản bội Kisame để theo Killer Bee. Nhưng tại sao điều đó lại xảy ra?
Samehada mặc dù thích Kisame, nhưng có một thứ mà nó thích hơn nhiều, đó là chakra. Killer Bee lại là một jinchuriki, có nghĩa là anh ấy có lượng chakra dự trữ vô cùng dồi dào. Do đó, khi Samehada đối mặt với người đàn ông làng Mây, nó đã nhận ra điều này và với ham muốn được hút rất nhiều chakra từ Vĩ thú, nó đã chọn theo Killer Bee.
Trong trận chiến đầu tiên của Kisame với Killer Bee, Samehada đã bị hấp dẫn bởi hương vị chakra đặc biệt của Bee nên mới phản bội Kisame. Tuy nhiên, sau sự ra đi của Kisame, Samehada đã tỏ ra thương tiếc anh ta. Điều này cho thấy rằng thanh kiếm thực sự thích Kisame.