LPL cần một tuyển thủ như Faker để tồn tại và phát triển

 

Có lẽ, yếu tố quan trọng nhất mà LPL thua thiệt so với LCK là không có Faker.

Sau khi CKTG 2022 kết thúc, cộng đồng LMHT tiếp tục bước vào giai đoạn chuyển nhượng đầy sôi động và bất ngờ. Trong mùa chuyển nhượng này, hai khu vực lớn nhất của làng LMHT là LCK và LPL đang có những diễn biến khá trái ngược. Trong khi khu vực LPL chìm trong những tin đồn, LCK lại khá trầm lắng nhưng "chốt sổ" không ít thương vụ "bom tấn".

LPL và LCK có cách tiếp cận thị trường chuyển nhượng cuối mùa giải 2022 khá trái ngược - nguồn: Inven Global

LPL và LCK có cách tiếp cận mùa chuyển nhượng 2022 khá trái ngược - nguồn: Inven Global

Đặc biệt, trong số những thương vụ đã hoàn thành tại LCK, đáng chú ý nhất chính là T1 gia hạn hợp đồng với Faker. Theo một số chuyên gia và tuyển thủ, thương vụ này không khác gì "bom tấn" với tầm ảnh hưởng không chỉ đối với riêng LCK mà là cả cộng đồng LMHT.

T1 đã gia hạn với Faker trong một bản hợp đồng 3 năm - nguồn: Twitter T1

T1 gia hạn với Faker trong một bản hợp đồng 3 năm - nguồn: Twitter T1

Cụ thể, khán giả đã quá quen thuộc với hình ảnh Faker luôn xuất hiện trong các trận đấu của T1. Không chỉ vậy, Faker còn là cái tên bảo chứng cho lượt view của LCK nói riêng và các trận đấu của T1 tại đấu trường quốc tế nói chung. Một số ý kiến còn nhận định, T1 gia hạn hợp đồng với Faker thêm 3 năm tức là tuổi thọ của LCK đã được kéo dài thêm 3 năm tính từ thời điểm hiện tại.

Không chỉ T1 mà cả LCK và làng LMHT đều hưởng lợi từ bản hợp đồng của Faker - ảnh: LoL Esports

Không chỉ T1 mà cả LCK và làng LMHT đều hưởng lợi từ bản hợp đồng của Faker - ảnh: LoL Esports

Nhưng nếu LCK có Faker, thì LPL hiện tại đang không có một cái tên nào đủ tầm để làm đối trọng. Ngay cả huyền thoại của LPL như Uzi hay TheShy cũng đã và đang đánh mất phong độ của mình. Thậm chí, những gì mà khán giả LPL nhắc về Uzi ở thời điểm hiện tại là tình hình gia đình của anh và những phát biểu của anh về các đàn em mỗi khi livestream.

Uzi là huyền thoại của LPL nhưng anh khó lòng so được với Faker - nguồn: Twitter

Uzi là huyền thoại của LPL nhưng anh khó lòng so được với Faker - nguồn: Twitter

Việc thiếu những tuyển thủ ngôi sao, đặc biệt là một cái tên có tầm ảnh hưởng như Faker chính là lý do quan trọng bậc nhất khiến LPL tụt lại phía sau. Những cái tên như Xiaohu, Knight... chưa kịp phát triển thêm đã đánh mất phong độ vốn có. Chưa kể, không ít tuyển thủ của LPL không có thái độ thi đấu thực sự chuyên nghiệp. Trong khi đó, chính sự chuyên nghiệp và nỗ lực không ngừng mới là những yếu tố giúp Faker có thể thi đấu bền bỉ xuyên suốt một thời gian dài.

Các tuyển thủ LPL không thiếu tài năng nhưng lại không duy trì được phong độ ổn định trong thời gian dài - nguồn: LoL Esports

Các tuyển thủ LPL không thiếu tài năng nhưng lại không duy trì được phong độ ổn định trong thời gian dài - nguồn: LoL Esports

Rồi những tuyển thủ như Faker cũng sẽ kết thúc sự nghiệp trong một ngày không xa. Và khi những tuyển thủ này chia tay đấu trường chuyên nghiệp, không chỉ LCK hay LPL mà cả cộng đồng LMHT có lẽ cũng sẽ bước vào giai đoạn "xế chiều" vì thiếu hụt lớp tuyển thủ đủ tầm thay thế

>

Người đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới

 

Dave Kunst đã hoàn thành cuộc phiêu lưu, lập kỷ lục Guinness thế giới với tư cách là người đàn ông đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới.

Người đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới

Được truyền cảm hứng từ cuộc đổ bộ của con người lên Mặt trăng, một người đàn ông Mỹ đã quyết tâm thực hiện kỳ tích vòng quanh Trái đất... bằng đôi chân của mình. Đây là một hành trình đầy khó khăn gian khổ, thậm chí mất mát người thân nhưng chàng thanh niên quả cảm vẫn vượt qua mọi trở ngại và đã thành công.

Hành trình gian khổ

Dave Kunst đã ghi lại chuyến du hành kỳ thú của mình trong quyển sách The Man Who Walked Around the World (Người đàn ông đi bộ vòng quanh thế giới) xuất bản năm 1979. Ngoài ra, hành trình của ông cũng được đưa vào Sách kỷ lục Guinness 1991, Sách kỷ lục Guinness thể thao 1989 - 90 và Ripley's Believe It or Not!

Sinh ngày 16 tháng 7 năm 1939, Dave Kunst sống một cuộc sống mà theo anh là tẻ nhạt ở Waseca, Minnesota, Mỹ. Anh có vợ và ba con, kiếm sống bằng hai công việc là nhân viên khảo sát của hạt và người chiếu phim.

Để thoát khỏi bầu không khí buồn chán, Dave suy tính nên đi du lịch đến mũi Nam Mỹ hay lái xe qua vùng hẻo lánh của Australia. Tuy nhiên, ông chủ của Dave ở rạp chiếu phim địa phương gợi ý anh nên làm một việc mà chưa ai từng làm: Tại sao không thử đi bộ vòng quanh thế giới? Kunst Dave, khi đó 30 tuổi, tỏ ra thích thú với ý tưởng này.

Sau khi chứng kiến các phi hành gia đổ bộ Mặt trăng vào năm 1969, Dave Kunst khao khát được phiêu lưu và gợi ý của ông chủ càng thôi thúc anh. Vào ngày 20 tháng 6 năm 1970, chưa đầy một năm sau sứ mệnh Apollo, anh bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình cùng với người em trai John.

Kunst nói với tờ Star Tribune: “John và tôi chưa bao giờ đi đâu xa cả và chưa có trải nghiệm về điều này. Chúng tôi trải một tấm bản đồ thế giới trên sàn phòng khách và cố gắng khoanh tròn càng nhiều địa điểm càng tốt”.

Thời báo Los Angeles tường trình rằng, hàng nghìn người hiếu kỳ đã tập trung tại Waseca để chứng kiến anh em Kunst khởi hành, và ban nhạc trường trung học đã chơi bài “King of the Road” khi họ bước những bước đầu tiên trong cuộc hành trình của mình.

Từ Minnesota, họ đi bộ cùng với một con la kéo xe hành lý tiến về phía Đông, đến thành phố New York, trước khi băng qua châu Âu và châu Á.

Mặc dù Dave có được những khoảnh khắc vui vẻ, hân hoan trước cảnh vật và con người chưa từng thấy nhưng anh cũng phải đương đầu với nhiều hiểm nguy trong chuyến đi kéo dài bốn năm của mình.

Đầu tiên họ đi bộ đến thành phố New York, sau đó băng qua Đại Tây Dương đến Lisbon, Bồ Đào Nha. Trên đường đi, họ đã thu thập chữ ký, tem từ thị trưởng và quan chức thành phố ở các thị trấn, nơi họ qua đêm. Tại Monaco, họ đã có buổi yết kiến Công nương Grace.

Ở Italy, họ tình cờ gặp nhà thám hiểm người Na Uy, Thor Heyerdahl và người vợ tương lai của ông. Đến Venice, hai anh em đã gây ra cảnh náo động khi đi bộ qua thị trấn, vì la và ngựa bị cấm đi trên những cây cầu và con đường hẹp của thành phố. Sau khi đi qua châu Âu dịu mát, họ phải chống chọi với cái nóng trên 50 độ C ở Sa mạc Tử thần của Afghanistan.

Cho đến ngày 21 tháng 10 năm 1972, bi kịch ập đến. Một phóng viên đã viết sai lệch rằng, hai anh em Kunst đi du lịch với rất nhiều tiền vì trên đường đi họ kết hợp vận động mọi người quyên góp cho Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF). Thông tin này đến tai một nhóm cướp và chúng quyết định ra tay.

Như Orange County Register đưa tin, 6 tên cướp đã tấn công Dave và John tại một địa điểm cách thủ đô Kabul, Afghanistan 145 km về phía Nam. Chúng bắn chết John, bỏ thây lại cùng Dave đang bất động với một vết đạn ở ngực. Sau 8 giờ chống chọi với thần chết nơi sa mạc, Dave đã được cứu bởi một người tình cờ lái xe ngang qua.

Thoát chết một cách thần kỳ, Dave trở về Minnesota để chữa trị, hồi phục sức khỏe. Sau khi được chữa lành hoàn toàn, anh lại tiếp tục lên đường, quyết tâm thực hiện chuyến đi còn dang dở. Anh cho rằng, nếu không hoàn thành cuộc hành trình này thì cái chết của John là vô ích.

Hoàn thành tâm nguyện

Người đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới - Ảnh 1.

Dave Kunst và con la trong hành trình đi bộ vòng quanh thế giới.

Vào ngày 1 tháng 3 năm 1973, Dave Kunst trở lại Afghanistan, đến chính xác nơi John đã bị giết. Nhưng anh không đi một mình, mà cùng với em trai khác tên Pete, cựu lính thủy đánh bộ.

Hai anh em đi qua đèo Khyber ở Pakistan và băng qua Ấn Độ. Mặc dù họ có kế hoạch đưa Trung Quốc và Liên Xô vào chuyến hành trình của mình, nhưng cả hai quốc gia này đều không cho họ nhập cảnh, vì vậy họ hướng đến Australia.

Nhưng đi được nửa chặng đường, mọi thứ dường như không ổn. Sau khi Pete phải trở lại Hoa Kỳ để làm việc, con la của Dave chết vì đau tim. Cuộc hành trình lâm vào tình cảnh nguy ngập, cho đến khi một phụ nữ Australia tên là Jenni Samuel tình nguyện lái xe 1.600km bên cạnh Dave, kéo thùng xe hành lý khi anh đi bộ.

Từ Australia, Dave vượt Thái Bình Dương trở lại Hoa Kỳ. Sau đó, từ Newport Beach, California, anh đi bộ về Waseca, Minnesota. Trong cuộc hành trình kéo dài bốn năm, ba tháng và 16 ngày này, Dave đã đi qua 4 châu lục, 13 quốc gia, đi bộ quãng đường 23.255km, tính ra khoảng 20 triệu bước chân và đã sử dụng hết 21 đôi giày. Anh đã hoàn thành cuộc phiêu lưu vĩ đại của mình, lập kỷ lục Guinness thế giới với tư cách là người đàn ông đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới.

Không lâu sau khi trở về nhà, Dave Kunst ly dị vợ và bay sang Australia để ở bên Jenni Samuel. Họ trở lại Hoa Kỳ một năm sau đó, kết hôn và chuyển đến California, nơi họ sống một cuộc sống bình lặng.

Cho đến nay, Dave Kunst vẫn giữ kỷ lục là người đầu tiên đi bộ vòng quanh thế giới, mặc dù lịch sử chỉ ra rằng George Schilling đã thực hiện một chuyến đi tương tự, và Arthur Blessitt giữ kỷ lục về quãng đường dài nhất từng đi. Đối với Dave, hành trình này là phần quan trọng nhất trong đời và anh không hối tiếc điều gì.

>

Steam Deck chính thức mở bán tại thị trường châu Á, bắt đầu từ 17/12

 

Steam Deck - mặt hàng bán chạy nhất thời điểm hiện tại của Valve sắp xuất hiện tại thị trường châu Á.

Steam Deck chính thức mở bán tại thị trường châu Á, bắt đầu từ 17/12

Nếu nhìn vào các bảng xếp hạng doanh số bán ra của Steam trong nhiều tháng qua, khá bất ngờ khi ngôi vị số một lại không phải các trò chơi, bom tấn nổi tiếng. Thay vào đó, đấy là Steam Deck - thiết bị chơi game đình đám của Valve. Một tin khá vui cho người hâm mộ của Steam Deck, khi sắp tới, Valve sẽ quyết định mở bán mặt hàng này tại một số khu vực ở châu Á.

Steam Deck chính thức mở bán tại thị trường châu Á, bắt đầu từ 17/12 - Ảnh 1.

Steam Deck sẽ có mặt tại thị trường châu Á từ ngày 17/12 tới đây - nguồn ảnh: Internet

 Cụ thể, Steam Deck sẽ có mặt trên một số thị trường tại các khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc... kể từ ngày 17/12 tới đây. Ngay từ thời điểm hiện tại, người chơi đã có thể đặt trước sản phẩm này thông qua trang web Komodo của Steam Deck với các cấu hình máy 64GB, 256GB và 512GB quen thuộc.

Steam Deck chính thức mở bán tại thị trường châu Á, bắt đầu từ 17/12 - Ảnh 2.

Sản phẩm này hiện đang đứng đầu doanh số các bảng xếp hạng trên Steam - nguồn ảnh: Internet

 Đây chắc chắn là tin không thể vui hơn, khi ở thời điểm hiện tại, Steam Deck vẫn đang cháy hàng ngay cả với các thị trường mà sản phẩm này đã ra mắt như Anh hay Mỹ. Kể từ tháng 2 năm nay, do nhu cầu cao, cộng thêm việc chuỗi cung ứng sản xuất gián đoạn do các vấn đề của dịch bệnh, Steam Deck gần như không thể mua trực tiếp mà bắt buộc phải đặt trước, thậm chí thời gian chờ đợi còn khá lâu. 

Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã được cải thiện và Steam Deck đã được phủ đầy các kho hàng để mua trực tiếp. Còn nếu đặt trên web, các game thủ sẽ chỉ phải chờ 1-2 tuần, kể từ thời điểm đặt hàng để có trên tay sản phẩm chất lượng này.

Dù chưa có mặt ở thị trường Việt Nam, nhưng kể từ ngày 17/12 tới đây, các game thủ Việt cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận sản phẩm này. Được biết, mỗi game thủ chỉ được phép đặt hàng một sản phẩm Steam Deck trong quãng thời gian này.


>

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế

 

Không chỉ mê hoặc khán giả với kịch bản hấp dẫn, bộ 3 phim Lord of the Rings còn mang đến những cảnh phim đẹp như tranh vẽ, được ghi hình thực tế ở rất nhiều địa danh hùng vĩ.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế

Mặc đã ra mắt từ 2 thập kỷ trước, thế nhưng bộ 3 phim Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của đạo diễn Peter Jackson vẫn được xem là tượng đài huyền thoại trong dòng phim viễn tưởng nói riêng và lịch sử điện ảnh thế giới nói chung.

Không chỉ chinh phục khán giả nhờ cốt truyện lôi cuốn, Lord of the Rings còn để lại ấn tượng sâu sắc nhờ thước phim đẹp lung linh cùng với bối cảnh vô cùng hoành tráng và chân thật. Dưới đây là một số phim trường cũng như địa điểm thực tế mà đội ngũ sản xuất Lord of the Rings đã sử dụng để ghi hình cho loạt bom tấn của mình.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 1.

Ngôi nhà Bag End của người Hobbit Bilbo Baggins, thị trấn Matamata, Waikato, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đây là phim trường được xây dựng tại thị trấn Matamata, New Zealand để phục vụ cho cả bộ 3 phim Lord of the Rings và The Hobbit. Bag End là ngôi nhà của Bilbo Baggins, người bác của nam chính Frodo Baggins và là bạn thân của pháp sư Gandalf. Tuy nhiên, khung cảnh nội thất của Bag End lại được ghi hình ở một studio trong nhà để đội ngũ sản xuất có thể áp dụng các kỹ thuật khác nhau nhằm thể hiện sự khác biệt về tỉ lệ vóc dáng giữa Gandalf và Bilbo.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 2.

Rivendell - công viên Kaitoke, thuộc khu vực Wellington, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Sau khi quá trình ghi hình hoàn tất, đội ngũ sản xuất đã dọn dẹp toàn bộ phim trường mà họ đã xây dựng để phục vụ cho những cảnh quay tại Rivendell. Tuy nhiên sau đó, công ty hiệu ứng - kỹ xảo Weta Workshop đã dựng lại một cánh cổng vòm với kiến trúc tương tự như trong Lord of the Rings tại nơi này.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 3.

Hồ Nen Hithoel - Hồ North Mavora, New Zealand - Ảnh: Bored Panda

Đây là nơi đoàn hộ nhẫn bị chia cắt trong đoạn cuối của phần phim đầu tiên, The Fellowship of the Ring. Frodo Baggins và Samwise Gamgee đã vượt qua con hồ này để tiếp tục hành trình đến Mordo và tiêu hủy chiếc nhẫn quyền năng.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 4.

Thủ phủ Edoras của Rohan - Núi Sunday, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đội ngũ sản xuất đã mất nhiều tháng để xây dựng một phim trường rộng lớn tại khu vực xa xôi, hẻo lánh nhất của dãy núi Sunday và tạo ra Edoras. Bức ảnh trên đây là khung cảnh mà Éowyn quan sát được từ Meduseld, khi Gandalf, Legolas và Gimli tìm đến Rohan.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 5.

Cánh cổng Argonath - Dòng sông Kawarau, Đảo Nam, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Dòng sông Kawarau được đưa lên màn ảnh lớn để trở thành con sông Anduin trong thế giới rộng lớn của Trung Địa. Bức ảnh trên đây được chụp lại ngay trước khoảnh khắc đoàn hộ nhẫn đi qua hai cây cột trụ khổng lồ Pillars of the King.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 6.

Cánh đồng Pelennor - Thị trấn Twizel, vùng Canterbury, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Khu vực đồng bằng gần thị trấn Twizel chính là địa điểm ghi hình cảnh phim Gandalf giải cứu những đồng minh của mình khỏi bè lũ Nazgul (Ma nhẫn) - những tên tay sai đắc lực và nguy hiểm nhất của chúa tể bóng tối Sauron. Đây cũng là nơi Théoden đã có một bài phát biểu hào hùng, xúc động trước khi người Rohirrim ra trận.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 7.

Núi Victoria, New South Wales, Úc - Ảnh: Bored Panda.

Đây là nơi Frodo bị bè lũ Nazgul truy đuổi và phải cùng những người bạn Hobbit đồng hành trốn bên dưới một gốc cây khổng lồ. Gốc cây này là sản phẩm của đội ngũ sản xuất và đã bị hủy bỏ sau khi quá trình ghi hình kết thúc.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 8.

Đồi Emyn Muil - Khu vực trượt tuyết Whakapapa, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đây là khu vực xuất hiện trong cảnh phim mở màn của The Two Towers, khi Frodo và Sam đang tiếp tục cuộc hành trình đến Mordo.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 9.

Hồ Mavora, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đây là nơi Gandalf Áo Trắng triệu hồi Shadowfax, được mệnh danh là chúa tể của các loài ngựa ở Rohan. Nơi này cũng là địa điểm ghi hình cảnh phim Aragorn, Legolas và Gimli chiếc đầu cắm trên cọc của một con Orc.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 10.

Thành Minas Tirith - Công viên quốc gia núi Cook, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Rặng núi này đóng vai trò khung cảnh phía bên trái của tòa thành Minas Tirith, nơi đặc biệt nổi bật trong The Return of the King với cảnh phim Gandalf và Pippin cưỡi ngựa về thủ đô Gondor. Bức ảnh trên đây được chụp từ dòng sông băng Tasman, New Zealand ở độ cao khoảng 80m. Trong khi đó, chiến trường xung quanh Minas Tirith lại được ghi hình ở gần thị trấn Twizel.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 11.

Cánh đồng Pelennor - Công viên quốc gia núi Cook, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Với một khu vực rộng lớn như cánh đồng Pelennor, đội ngũ sản xuất Lord of the Rings phải kết hợp ghi hình nhiều địa điểm khác nhau. Bức hình trên đây nằm trong phân cảnh Legolas hạ gục một con Oliphaunt nhờ tài bắn cung điêu luyện của mình.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 12.

Nhà trọ Green Dragon - phim trường Hobbiton - Ảnh: Bored Panda.

Green Dragon xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh trong bộ phim The Fellowship of the Ring, khi Gandalf và Frodo đang di chuyển đến ngôi nhà của Bilbo Baggins.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 13.

Thung lũng Helm’s Deep - Erewhon Station, núi Sunday, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Phân đoạn Aragorn tìm đến Helm’s Deep được đội ngũ sản xuất quay ở góc rất rộng để thể hiện sự hùng vĩ của dãy núi Sunday. Đây là nơi diễn ra trận chiến Hornburg nổi tiếng bậc nhất trong thế giới Lord of the Rings.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 14.

Ngôi làng Rohirrim - Đập Poolburn, Otago, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đây là nơi ghi hình phân cảnh một tên Orc tấn công ngôi làng Rohirrim. Trong khi đó, phân đoạn Aragorn, Legolas và Gimli truy đuổi tên Uruk-hai đã bắt cóc Merry và Pippin được quay phim ở khu vực lân cận.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 15.

Thác Mangawhero - Đảo Bắc, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Thác Mangawhero là nơi ghi hình phân cảnh Gollum đuổi theo một con cá dưới sông để lấp đầy cái bụng trống rỗng của bản thân. Nơi này nằm ở một sườn đồi của ngọn núi Ruapehu, cũng là địa điểm quay phim của rất nhiều phân đoạn khác.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 16.

Ithilien - Khu đồng bằng Twelve Mile, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đây là nơi ghi hình phân đoạn Frodo, Sam và Gollum phát hiện ra hai con voi khổng lồ Oliphaunts.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 17.

Pháo đài Isengard - Gần khu định cư Glenorchy, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Mô hình cỡ lớn của Isengard đã được đội ngũ sản xuất xây dựng và đặt tại khu vực này.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 18.

Dunharrow - Ngọn núi Victoria, New South Wales, Úc - Ảnh: Bored Panda.

Mỏ đá cũ tại Ellice Street, Wellington, New Zealand đã được đội ngũ sản xuất biến thành khung cảnh khu trại của Rohirrim tại Dunharrrow.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 19.

Khu vực Deer Park Heights, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Deer Park Heights là khu vực ghi hình rất nhiều khung cảnh hoành tráng của Lord of the Rings. Bức ảnh trên đây là phân đoạn những người tị nạn Rohan đang di chuyển từ Edoras tới Helm’s Deep. Trận chiến giữa họ với bầy Wargs và Orcs cũng được quay tại đây.

Mê mẩn với những địa điểm ghi hình loạt bom tấn Lord of the Rings trong thực tế - Ảnh 20.

Trận chiến The Battle Of The Last Alliance - Whakapapa, New Zealand - Ảnh: Bored Panda.

Đây là nơi ghi hình phân đoạn mở đầu của The Fellowship of the Ring, cũng như của toàn bộ bộ 3 phim Lord of the Rings. Bức ảnh này là cảnh Gil-galad đang chiến đấu với bầy Orc trong trận chiến Battle of the Last Alliance - trận chiến giữa liên minh người, tiên với chúa tể hắc ám Sauron trong Kỷ thứ Hai.

Nguồn: Bored Panda

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn