Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James?

 

Nữ diễn viên này sẽ đảm nhận hình tượng Lọ Lem trong dự án mới của Disney.

Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James?

Sau thành công của loạt phim Descendants kể về những đứa con của hội phản diện nổi tiếng Disney, hãng phim sắp sửa bắt tay làm thêm một số dự án xoay quanh "thế giới" đầy đặc biệt này. The Pocketwatch (tạm dịch: Đồng Hồ Bỏ Túi Thần Kỳ) sẽ lấy bối cảnh sau phần phim thứ 3 của Descendants. Cũng từ đây, nàng Lọ Lem mà ai nấy mong chờ sẽ xuất hiện.

Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James? - Ảnh 1.

Xây dựng một hình tượng Lọ Lem mới trong The Pocketwatch, Disney đã mời lại nữ diễn viên Brandy - ngôi sao từng đóng nhân vật này trong dự án phim năm 1997. Vào 25 năm trước, Brandy thủ vai nàng Lọ Lem bên cạnh nữ danh ca quá cố Whitney Houston (trong vai bà tiên đỡ đầu) và được đánh giá cao về diễn xuất và tính đa dạng của dàn diễn viên.

Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James? - Ảnh 2.
Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James? - Ảnh 3.

Brandy trong vai Lọ Lem vào năm 1997

Giờ đây, Disney đã mang trở lại Brandy (hiện tại đã ngoài 40 tuổi) trở lại với hình tượng nàng công chúa đình đám. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại trong vũ trụ Descendants, Lọ Lem đã có 2 con và lên ngôi nữ vương, vợ của vua Charming. Một trong 2 người con của Lọ Lem, cụ thể là cô con gái Chloe, sẽ đóng vai trò chính cùng đứa con Red của Nữ hoàng Đỏ (do Rita Ora thủ vai) thuộc thương hiệu Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên.

Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James? - Ảnh 4.

Brandy và Rita Orta lần lượt vào vai nữ vương Lọ Lem và Nữ hoàng Đỏ

Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James? - Ảnh 5.

Brandy hiện tại đã ngoài 40

Sau vai diễn Lọ Lem năm xưa, Brandy vẫn hoạt động sôi nổi trong làng giải trí với tư cách diễn viên - ca sĩ. Ngôi sao sinh năm 1979 có cho mình những thành công đáng kể, trong đó có 1 giải Grammy và 1 giải AMA ở lĩnh vực âm nhạc. Hiện tại sự trở lại của Brandy trong vai Lọ Lem đã được xác nhận, khiến nhiều khán giả không khỏi hoài niệm và háo hức. Mặt khác, Disney từng có một phiên bản Lọ Lem vô cùng xuất sắc vào năm 2015 do Lily James thể hiện, với bộ váy dạ hội được xếp vào hàng đẹp và lung linh nhất mà hãng này từng tạo nên.

Nàng Lọ Lem mới của Disney: 43 tuổi vẫn thử sức làm công chúa, liệu có xuất sắc như Lily James? - Ảnh 6.

Lọ Lem của Lily James đã trở thành chuẩn mực

Nguồn ảnh: Disney

>

Lý Tiểu Long có thể đã chết vì uống quá nhiều nước

 

Theo một nghiên cứu mới, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long có thể đã chết vì uống quá nhiều nước.

Lý Tiểu Long có thể đã chết vì uống quá nhiều nước

Ngôi sao võ thuật nổi tiếng thế giới Lý Tiểu Long đã qua đời ở tuổi 32 tại Hong Kong vào tháng 7 năm 1973, khám nghiệm tử thi cho thấy ông chết vì phù não (sưng não) được cho là phản ứng với thuốc giảm đau mà Lý Tiểu Long đã uống. Sau khi huyền thoại võ thuật qua đời, một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho cái chết của ông, trong đó bao gồm cả việc ám sát bởi xã hội đen Trung Quốc hay ông chết vì say nắng.

Lý Tiểu Long có thể đã chết vì uống quá nhiều nước - Ảnh 2.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện cho rằng chứng phù nề giết chết Lý Tiểu Long có thể là do hạ natri máu. Nhóm các nhà nghiên cứu viết trên Clinical Kidney Journal (tạm dịch Tạp chí Thận học Lâm sàng): "Nói cách khác, chúng tôi thấy rằng việc thận không có khả năng bài tiết nước dư thừa đã giết chết Lý Tiểu Long".

Họ cho biết một số yếu tố cho thấy Lý Tiểu Long đã uống nhiều nước, chẳng hạn như vợ ông Linda đề cập đến chế độ ăn uống dựa trên chất lỏng bao gồm cà rốt và nước ép táo. Và người viết tiểu sử của Lý Tiểu Long, Matthew Polly, liên tục đề cập đến việc Lý Tiểu Long uống nước vào ngày ông qua đời và ngay trước khi ông bị ốm nặng.

Lý Tiểu Long cũng sử dụng cần sa, thứ làm tăng cảm giác khát nước và được biết là đã dùng thuốc trong suốt ngày ông qua đời. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể đã góp phần dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long bao gồm việc sử dụng thuốc theo toa và rượu.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Để kết luận, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng Lý Tiểu Long chết vì một dạng rối loạn chức năng thận cụ thể: không có khả năng bài tiết đủ nước để duy trì cân bằng nội môi nước, chủ yếu là chức năng của ống thận".

"Điều này có thể dẫn đến hạ natri máu, phù não và tử vong trong vòng vài giờ nếu lượng nước dư thừa không phù hợp với lượng nước bài tiết qua nước tiểu, phù hợp với mốc thời gian cái chết của Lý Tiểu Long".

"Việc chúng ta có 60% là nước không bảo vệ chúng ta khỏi những hậu quả có thể gây chết người do uống nước với tốc độ nhanh hơn tốc độ bài tiết nước dư thừa của thận" - nhóm các nhà nghiên cứu nói thêm.

Theo Sky News

>

Avatar 2 "tốn tiền" đến mức phải lọt Top 5 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại mới hòa vốn

 

Avatar: The Way of Water là một trong những dự án "tốn tiền" nhất của Disney tính đến thời điểm hiện tại.

Avatar 2 "tốn tiền" đến mức phải lọt Top 5 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại mới hòa vốn

Avatar hiện đang là bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất mọi thời đại với thành tích hơn 2,9 tỷ USD sau khi liên tục công chiếu lại ở nhiều khu vực trong thời gian gần đây. Ngược dòng thời gian, trở lại hơn một thập kỷ trước, bom tấn của đạo diễn James Cameron thực sự đã khiến cho cả làng điện ảnh thế giới phải sửng sốt nhờ hình ảnh 3D đẹp mắt và độc đáo, quá tân tiến tại thời điểm lúc bấy giờ.

Cũng bởi những thành tích quá “khủng” như vậy, phần hậu truyện của AvatarAvatar: The Way of Water, hiện cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ khán giả đại chúng. Bộ phim này vẫn sẽ được “nhào nặn” bởi bàn tay đại tài của Cameron và sẽ chính thức ra rạp vào ngày 16/12 tới đây.

00:02:10

Trailer phim Avatar: The Way of Water

Như một điều tất yếu, để vượt qua cái bóng quá lớn của phần tiền truyện, Avatar: The Way of Water chắc chắn sẽ “ngốn” một khoản tiền khổng lồ của nhà sản xuất, phát hành Disney. Một số báo cáo đã tiết lộ rằng kinh phí sản xuất bộ phim này rơi vào khoảng 250 triệu USD (hơn 6000 tỷ đồng).

James Cameron từng từ chối tiết lộ con số cụ thể, nhưng những gì mà vị đạo diễn kỳ cựu chia sẻ với tạp chí GQ cho thấy rằng chi phí sản xuất của Avatar: The Way of Water còn lớn hơn rất nhiều. “Cực kỳ tốn tiền!”, đó là điều mà Cameron đã nhấn mạnh khi trò chuyện về vấn đề này.

Cụ thể hơn, ông từng nói với các giám đốc cao cấp tại Disney và 20th Century Studios rằng ngân sách cho Avatar 2 cao đến mức sẽ tạo ra “trường hợp kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới”. Theo ước tính của Cameron, Avatar: The Way of Water “sẽ buộc phải lọt vào Top 4, hoặc Top 5 những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại thì mới có thể hòa vốn”.

Avatar 2 tốn tiền đến mức phải lọt Top 5 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại mới hòa vốn - Ảnh 2.

Avatar: The Way of Water cần phải thu về hơn 2 tỷ USD mới có thể hòa vốn

Như đã nêu trên, Avatar hiện đang dẫn đầu danh sách này với 2,9 tỷ USD doanh thu phòng vé. Theo sát ngay phía sau là Avengers: Endgame với 2,7 tỷ USD và Titanic, một bom tấn khác của Cameron, với 2,1 tỷ USD. Như vậy, theo chia sẻ trên đây, doanh thu phòng vé của Avatar: The Way of Water sẽ phải vượt qua Star Wars: The Force Awakens (2,07 tỷ USD) hoặc Avengers: Infinity War (2,05 tỷ USD) thì mới có thể hòa vốn.

Tính đến nay, bỏ qua các yếu tố lạm phát, mới chỉ có 5 bộ phim nêu trên có thể vượt qua mốc doanh thu 2 tỷ USD. Trong 2 năm vừa qua, thị trường điện ảnh đã gặp rất nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những bom tấn như Spider-Man: No Way Home (1,9 tỷ USD) hay Top Gun: Maverick (1,4 tỷ USD) đã giúp cho tình hình khởi sắc hơn rất nhiều, thắp lên hy vọng thành công bùng nổ cho những dự án có quy mô lớn như Avatar: The Way of Water.

Ảnh: 20th Century Studios

>

UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile, giải đấu Thể thao điện tử dành cho cộng đồng sinh viên chính thức khởi tranh

 

Cơ hội dành riêng cho những đội tuyển sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc so tài tại UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile.

Giải đấu Thể thao điện tử sinh viên (UEC - University Esports Championship) là một giải đấu được Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) phối hợp cùng các NPH Game tổ chức thường niên dành riêng cho các bạn sinh viên trẻ thuộc các trường Cao đẳng và Đại học trên khắp cả nước.

NPH Funzy rất vinh hạnh khi Loạn Chiến Mobile được lựa chọn trở thành một bộ môn thi đấu trong mùa giải UEC tổ chức vào cuối tháng 11 sắp tới. Giải đấu được tổ chức nhằm tạo ra một sân chơi Esports thiết thực dành cho cộng đồng sinh viên, nơi các bạn sinh viên trẻ có thể thỏa sức thể hiện niềm đam mê, tài năng và mang về những giải thưởng giá trị. Theo thông tin được công bố, giải đấu UEC Loạn Chiến Mobile sẽ chính thức khởi tranh với tên gọi “UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile”.

Có thể thấy, 2022 là một năm thành công đáng nhớ của Esports Việt Nam nói chung và Loạn Chiến Mobile nói riêng. Chỉ vừa ra mắt vỏn vẹn trong 4 tháng, Loạn Chiến Mobile đã nhận về những phản hồi tích cực từ giới chuyên môn và người chơi. NPH Funzy đang dần hiện thực hóa bức tranh về một hệ sinh thái Loạn Chiến Mobile phủ sóng trên mọi miền đất nước và đặc biệt là mục tiêu tạo nên một sân chơi lành mạnh cho cộng đồng sinh viên. Và UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile là minh chứng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của NPH Funzy trên con đường hiện thực hóa ước mơ của mình.

Giải đấu UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile hứa hẹn sẽ mang đến một sân chơi cạnh tranh, năng động, nơi mà các bạn sinh viên trẻ có thể tự tin thể hiện tài năng, ghi lại dấu ấn cá nhân và đặc biệt là mang về chiếc cúp danh giá cho câu lạc bộ, cho ngôi trường của mình.

Truyền tải một năng lượng tích cực, tạo nên một trào lưu mới, một sân chơi lành mạnh cho cộng đồng sinh viên yêu thích Thể thao điện tử trên toàn quốc là mong muốn mà NPH Funzy luôn hướng đến trong mùa giải lần này.

Mới đây, NPH Funzy đã chính thức công bố những thông tin liên quan đến thể lệ, luật thi đấu và cơ cấu giải thưởng của bộ môn Loạn Chiến Mobile tại UEC 2022. Các đội tuyển sinh viên sẽ trải qua 3 vòng thi đấu bao gồm Vòng loại Campus (Vòng loại trường), Vòng loại Miền và Vòng Chung kết. Cụ thể như sau:

 - Vòng loại Campus: các CLB Campus ở các trường Cao đẳng, Đại học thuộc hệ thống Funzy Esports Campus tự tổ chức để tìm ra một đội đại diện cho trường tham dự Vòng Loại Miền.

 - Vòng loại Miền: các đội khu vực Miền Nam sẽ tranh tài cùng nhau để chọn ra 2 đội tuyển xuất sắc nhất tham dự Vòng Chung kết. Trong khi đó, hai khu vực Miền Bắc - Miền Trung cũng sẽ tham gia thi đấu để chọn ra 2 đội tuyển mạnh nhất bước vào Vòng Chung kết.

- Vòng Chung kết: hội tụ 4 đại diện xuất sắc nhất đến từ cộng đồng sinh viên 3 miền, các đội tuyển sẽ cùng nhau tranh tài để giành chức vô địch giải đấu UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile.

Các điều kiện để sinh viên có thể trở thành một tuyển thủ Esports tham dự giải đấu UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile như sau:

 - Là công dân Việt Nam và có CMND/CCCD.

 - Là sinh viên và hiện đang theo học tại các trường Cao đẳng - Đại học thuộc hệ thống Funzy Esports Campus.

 - Không trong tình trạng bảo lưu kết quả học tập hoặc bị đình chỉ vì vi phạm quy định của trường.

 - Không phải là tuyển thủ thuộc các đội tuyển chuyên nghiệp của bộ môn Loạn Chiến Mobile.

Đồng thời, các đội tuyển tham dự UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

 - Tất cả thành viên trong đội đều phải đang theo học tại cùng một trường.

 - Số lượng thành viên tối đa trong đội là 6 tuyển thủ (bao gồm 5 tuyển thủ chính thức và 1 tuyển thủ dự bị).

Được biết, UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile là giải đấu được NPH Funzy đầu tư hệ thống và quy mô tổ chức rộng lớn, đặc biệt giải thưởng cực kỳ hấp dẫn với tổng giá trị lên đến 200 triệu VNĐ. Trong đó, đội tuyển xuất sắc vô địch vòng chung kết UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile sẽ nhận được 40 triệu VNĐ (chưa bao gồm các giải thưởng bằng hiện kim và hiện vật trong các giai đoạn Vòng loại Campus và Vòng loại Miền). Giải đấu dự kiến sẽ được tổ thức thi đấu trong vòng 1 tháng.

UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile chắc chắn sẽ trở thành một sân chơi cạnh tranh, hấp dẫn và sẽ là động lực để các đội tuyển sinh viên trên mọi miền đất nước có thể cùng nhau hội tụ và tranh tài.

Tham khảo thông tin chi tiết về UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile tại: https://loanchien.funzy.vn/giai-dau/gioi-thieu

>

HLV Rainer chia tay Team Flash sau loạt thành tích bết bát

 

HLV Rainer được cho là bản hợp đồng bom tấn trên ghế huấn luyện, có thể vực dậy Team Flash. Nhưng sau những thành tích không mấy thuyết phục trong thời gian qua, vị HLV này đã chính thức chia tay đội tuyển giàu thành tích nhất Việt Nam.

Tối ngày 22/11, trang fanpage chính thức của Team Flash đã thông báo hết hạn hợp đồng cùng HLV Rainer sau 2 mùa giải gắn bó. Đồng thời, đây cũng là lời chia tay HLV từng 2 lần vô địch thế giới với đội tuyển này. Nguyên văn lời chia tay HLV Rainer: 

"Team Flash Liên Quân Mobile thông báo hợp đồng với Huấn Luyện Viên Rainer đã chính thức hết hạn. HLV Rainer mong muốn tìm kiếm thử thách mới và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình, Team Flash hoàn toàn tôn trọng và ủng hộ quyết định đó.

Team Flash trân trọng những nền tảng vững chắc về kỹ thuật, chiến thuật và kỷ luật mà HLV Rainer đã xây dựng trong thời gian qua cho đội tuyển. Từ nền móng được xây dựng một cách bài bản mà HLV Rainer để lại, Team Flash sẽ tiếp tục phát triển để nâng cao thành tích trong thời gian tới.

Chúc HLV Rainer sẽ thành công với những dự định cá nhân trong tương lai."

HLV Rainer chính thức chia tay Team Flash

Dù là người từng 2 lần vô địch thế giới nhưng thành tích của Team Flash dưới sự dẫn dắt của vị HLV này là khá bết bát. Cụ thể, Team Flash đứng thứ 3 ở ĐTDV mùa Xuân 2022, nằm trong Top 8 AIC 2022. Ở mùa giải gần nhất ĐTDV mùa Đông 2022 đội tuyển này chỉ đứng ở vị trí thứ 5 và mất đi quyền tham dự Playoffs ĐTDV lẫn vé đến APL 2022. 

Trước khi đến với Việt Nam dẫn dắt Team Flash, rất nhiều người tin rằng Rainer với kinh nghiệm 2 lần vô địch quốc tế sẽ có thể đưa đội tuyển này trở lại thời kỳ vàng son. Team Flash là đội tuyển giàu thành tích nhất Việt Nam và việc trắng tay suốt nhiều mùa giải đã qua chắc chắn là điều khó chấp nhận đối với đội tuyển này. Đồng thời, việc chia tay Rainer cũng là điều đã được dự báo từ trước. 

Thành tích của Team Flash dưới thời Rainer là khá bết bát

Cùng với việc chia tay Rainer, vị trí HLV của Team Flash đang là tâm điểm được cộng đồng game thủ quan tâm. Rất nhiều dự đoán về chủ nhân của "chiếc ghế nóng" HLV được đưa ra. Vậy nhưng vẫn khá khó để đoán định đâu sẽ là người dẫn dắt Team Flash ở mùa giải mới?

>

Những con số khổng lồ đằng sau kỳ World Cup đắt nhất lịch sử tại Qatar: 10 năm chuẩn bị, 7 sân vận động và số tiền thưởng không tưởng

 

Qatar ước tính đã chi tới 220 tỷ USD trong hơn 10 năm kể từ khi được chọn làm chủ nhà World Cup 2022 vào cuối năm 2010.

Những con số khổng lồ đằng sau kỳ World Cup đắt nhất lịch sử tại Qatar: 10 năm chuẩn bị, 7 sân vận động và số tiền thưởng không tưởng

Sau nhiều năm chờ đợi, cả thế giới cuối cùng đã được chứng kiến kết quả của một trong  chiến dịch huy động vốn lớn nhất trong lịch sử loài người cho sự kiện FIFA World Cup 2022.

Là một đất nước giàu có, Qatar đã chi ra số tiền khổng lồ cho sự kiện đáng chú ý này. Theo Bộ trưởng Bộ tài chính Qatar, đất nước này đã chi tới 500 triệu USD mỗi tuần vào năm 2017 cho các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm đường xá, khách sạn, sân vận động và nâng cấp sân bay để chuẩn bị việc đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.

Những con số khổng lồ đằng sau kỳ World Cup đắt nhất lịch sử tại Qatar: 10 năm chuẩn bị, 7 sân vận động và số tiền thưởng không tưởng - Ảnh 1.

Cho tới thời điểm hiện tại, đây là kỳ World Cup đắt giá nhất trong lịch sử của giải đấu. Qatar được ước tính đã chi tới 220 tỷ USD trong hơn 10 năm kể từ khi quốc gia Trung Đông nhỏ bé này được chọn làm chủ nhà World Cup vào cuối năm 2010, gấp hơn 15 lần số tiền mà Nga đã chi cho sự kiện năm 2018.

Dưới đây là những con số khổng lồ liên quan đến việc tổ chức sự kiện World Cup 2022 chắc chắn sẽ khiến nhiều người choáng ngợp.

42 triệu USD: Số tiền thưởng được trao cho đội chiến thắng giải đấu năm nay. Sau khi nhận thưởng, FIFA cho phép các cầu thủ và ban huấn luyện tự quyết định việc chia tiền thưởng với nhau. 

60 triệu USD: Hợp đồng mà thương hiệu Nike tài trợ cho Liên đoàn bóng đá Pháp. Nike có các giao dịch khác nhau với 13/32 đội tham gia World Cup, nhiều hơn bất kỳ thương hiệu áo đấu nào. Còn lại 7 đội tuyển sẽ mặc đồ của Adidas và 6 đội kết hợp với Puma. New Balance, Hummel, Kappa, Majid, Marathon và One All Sports mỗi thương hiệu sẽ tài trợ cho một quốc gia.

128 triệu USD: Số tiền mà Kylian Mbappé, cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới, sẽ kiếm được trong năm nay. Theo đó, tiền đạo người Pháp được cho là sẽ thu về 110 triệu USD thông qua việc ký hợp đồng với CLB Paris Saint-Germain và 18 triệu đô la khác ngoài sân cỏ, theo ước tính của Forbes. 

Những con số khổng lồ đằng sau kỳ World Cup đắt nhất lịch sử tại Qatar: 10 năm chuẩn bị, 7 sân vận động và số tiền thưởng không tưởng - Ảnh 2.

209 triệu USD: Số tiền mà các câu lạc bộ bóng đá trên khắp thế giới nhận được từ quỹ do FIFA tài trợ cho các CLB có cầu thủ thi đấu tại World Cup 2022. Theo đó, các CLB sẽ nhận được số tiền 10.000 USD mỗi ngày cho mỗi cầu thủ. Được biết, số tiền này đã tăng gấp ba lần so với kỳ World Cup 2014 tại Brazil.

277 triệu USD: Số tiền mà David Beckham được Qatar trả để làm đại sứ cho World Cup 2022. Tuy nhiên, số tiền này sẽ được trả dần trong 10 năm thay vì trong một lần. 

440 triệu USD: Tổng giá trị giải thưởng cho World Cup 2022. Số tiền này đã tăng tới 400 triệu USD so với số tiền thưởng tại World Cup 2018 tại Nga. 

1,7 tỷ USD: Chi phí do FIFA chi trả cho World Cup năm nay, với khoản chi lớn nhất là tiền thưởng, chi phí hoạt động như khách sạn và hậu cần (322 triệu đô la) và hoạt động truyền hình (247 triệu đô la).

Những con số khổng lồ đằng sau kỳ World Cup đắt nhất lịch sử tại Qatar: 10 năm chuẩn bị, 7 sân vận động và số tiền thưởng không tưởng - Ảnh 3.

4,7 tỷ USD: Doanh thu dự kiến của FIFA từ World Cup, theo ngân sách năm 2022. Trong đó, quyền phát sóng truyền hình chiếm 2,64 tỷ USD, quảng cáo mang lại 1,35 tỷ USD trong khi doanh thu bán vé và các hoạt động thương mại liên quan lên tới 500 triệu đô la.

6,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD: Số tiền ước tính mà Qatar đã chi để xây dựng 7 sân vận động bóng đá cho World Cup năm nay. Sau sự kiện, các phần của sân vận động sẽ được dỡ bỏ và quyên góp cho các quốc gia thiếu cơ sở vật chất khác. Trong khi đó, các tòa nhà sẽ được tái sử dụng thành không gian công cộng cho trường học, cửa hàng, quán cà phê, cơ sở thể thao và phòng khám sức khỏe. Sân vận động 974, công trình được xây dựng bằng các container tái chế sẽ được tháo dỡ và loại bỏ hoàn toàn.

220 tỷ USD: Chi phí ước tính cho những gì Qatar đã chi trong 10 năm qua để chuẩn bị cho World Cup. Các quan chức chính phủ chưa bao giờ xác nhận con số này, nhưng vào năm 2017, Bộ trưởng Tài chính Qatar cho biết nước này đã chi 500 triệu USD mỗi tuần cho các dự án. 

Nguồn: Forbes

>

Chàng trai 26 tuổi kiếm cả tỷ đô từ nhân vật ảo

 

TPO - Riku Tazumi trở thành một tỷ phú doanh nhân thành công khi mới 26 tuổi. Chàng thanh niên người Nhật sáng lập ra Anycolor, một công ty có các đại lý YouTuber (VTuber) ảo, tích luỹ khối tài sản khổng lồ từ thị trường ngách.

Chàng trai 26 tuổi kiếm cả tỷ đô từ nhân vật ảo
Chàng trai 26 tuổi kiếm cả tỷ đô từ nhân vật ảo - Ảnh 1.

Riku Tazumi là một trong những tỷ phú trẻ nhất của Nhật Bản. (Ảnh: Fb)

Hành trình của Tazumi để trở thành một trong những tỷ phú trẻ tuổi nhất Nhật Bản bắt đầu khi anh còn học đại học. Giống như những người khổng lồ công nghệ khác, anh tích luỹ các kỹ năng để sau đó gặt hái được quả ngọt.

Tazumi lập ra Anycolor (tên cũ là Ichikara) từ khi vẫn là sinh viên đại học. Theo tạp chí Forbes , anh trở thành giám đốc công ty từ năm 2017, khi mới 21 tuổi, trước khi quyết định dừng việc học để tập trung vào doanh nghiệp start-up của mình.

Là công ty mẹ của nhiều đại lý VTuber, Anycolor kiếm lời thông qua việc quản lý các thần tượng và người sáng tạo nội dung ảo. Công ty phát triển không ngừng và đã niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo từ tháng 6 năm nay.

Chàng trai 26 tuổi kiếm cả tỷ đô từ nhân vật ảo - Ảnh 2.

Theo Bloomberg , giá cổ phiếu của Anycolor tăng 8 lần kể từ khi phát hành công khai. Tính đến tháng 10 năm nay, công ty được định giá 2,5 tỷ USD, trở thành một trong những công ty hoạt động hiệu quả nhất trên thị trường trong năm nay.

Năm 2020, Forbes đưa tin công ty đã huy động được lượng vốn 6,5 triệu USD từ các nhà đầu tư, để có thể mở rộng hoạt động sang Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc.

Đại lý VTuber Nijisanji là cỗ máy kiếm tiền lớn nhất của Anycolor. Với đội quân avatar số đông đảo, Nijisanji thu hút một lượng người theo dõi khổng lồ. Nijisanji sở hữu hơn 100 nhân vật ảo, trong đó có Millie Parfait, Kanae và Kuzuha, mỗi nhân vật đều gắn với câu chuyện độc đáo.

Với 50 triệu người đăng ký theo dõi VTuber, các đại lý này có thể bán hàng và âm nhạc cho người hâm mộ trên khắp thế giới.

Năm 2020, Tazumi lọt vào danh sách 30 gương mặt nổi bật nhất trong mảng truyền thông, marketing và quảng cáo của châu Á. Forbes gọi anh là “người dẫn dắt của ngành”.

Tài sản hiện tại của anh là 1,1 tỷ USD, nhờ sở hữu 45% cổ phần của Anycolor.

Khi các nội dung của VTube ngày càng phổ biến, tài sản của Tazumi được nhận định sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tới.

Theo Forbes

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn