Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà "siêu cao khổng lồ"? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ!

 

Những tòa nhà cao tới gần 1 cây số thực sự là kỳ quan kiến trúc của nhân loại, nhưng quá trình "thai nghén" ra chúng diễn ra phức tạp như thế nào?

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà "siêu cao khổng lồ"? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ!

Tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa ở Dubai đã trở thành "tượng đài" vô địch trong ngành kiến trúc suốt hơn thập kỷ vừa rồi bởi chiều cao 828m và in dấu đậm sâu trong tâm trí giới kiến trúc sư.

Nó thổi bay vô số kỷ lục trước đó: Cao hơn "người tiền nhiệm" Taipei 101 tới 62% và để lại di sản khổng lồ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho người thiết kế ra nó.

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 1.

Người đàn ông đó là Adrian Smith, và ý tưởng về tòa nhà khổng lồ này thai nghén từ khi ông còn làm kiến trúc sư ở Skidmore, Owings and Merill (SOM). Nhưng thời điểm tòa tháp mở cửa năm 2010, ông đã có công ty riêng cùng cộng sự Gordon Gill, với tên gọi tắt của 2 người là AS + GG.

Công ty này chuyên thiết kế ra những tòa nhà cực cao và siêu cao, tức là từ 300m và 600m trở lên.

Những tòa nhà cực cao (supertall) vốn đã rất hiếm, với danh sách 173 tòa trên khắp toàn cầu, nhưng siêu cao (megatall) mới thực sự là "đỉnh của chóp" với chỉ 3 tòa. Có những tòa đã được lên kế hoạch, để rồi bị hủy vào nhiều giai đoạn khác nhau. Đó là lý do Smith cho rằng không có nhiều ví dụ về những công trình này để người ta xem xét.

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 2.
 
Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 3.

Central Park Tower (New York) và concept thiết kế của Greenland Tower (Thành Đô).

Gần đây, AS + GG cũng ra mắt một cuốn sách dành cho cả các sinh viên và kiến trúc sư hành nghề để đưa họ một cái nhìn thấu đáo về cách tạo dựng những tòa nhà này từ góc độ kỹ thuật thiết kế.

Họ đưa ra ví dụ về những tòa nhà mới xây gần đây như Central Park Tower ở New York (472m), hay Greenland Tower ở Thành Đô sắp tới (468m) gồm các bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Thậm chí còn đưa ra những bản nháp cho các concept cao hơn 1 cây số.

Thiết kế nổi tiếng nhất của AS + GG là Jeddah Tower (trước đây gọi là Kingdom Tower) ở Ả Rập Xê Út.

Chiều cao của Jeddah Tower được dự tính là hơn 1.000m khi hoàn thành, điều này sẽ khiến nó trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Mặc dù dự kiến hoàn thành vào năm 2020, năm đó nó mới đạt 58 tầng và tiến độ bị chậm lại.

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 4.

Burj Khalifa (bên trái) và thiết kế Jeddah Tower có nhiều tương đồng.

Smith cho biết các kỹ sư xây dựng đã "bảo vệ mọi thứ mà họ cần bảo vệ" và "tòa nhà không bị xuống cấp". Đáp lại những câu hỏi về việc tiếp tục xây dựng lại của nó, Gill nói "Không bao giờ nói không bao giờ".

Vô số bài toán phức tạp trong việc xây dựng một "siêu cao ốc"

Xét về yếu tố thiết kế, có những yếu tố phức tạp mà các kiến trúc sư phải xem qua như các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, từ các bài kiểm tra khả năng chống chịu gió bằng mô hình tỷ lệ 1:4000, tới các chiến lược giảm thiểu bức xạ mặt trời, hay hệ thống thu hồi nước ngưng có khả năng thu về lượng nước tương đương 14 bể bơi chuẩn Olympic mỗi năm...

Cuốn sách chỉ ra rằng kết cấu của Jeddah học hỏi và hoàn thiện từ Burj Khalifa, với thiết kế 3 cánh hình chữ Y để tối đa hóa sự ổn định. Smith còn cho biết cả hai tòa đều lấy cảm hứng từ thiết kế cao ốc Friedrichstrasse có từ hơn 100 năm trước.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng có rất nhiều concept đã được thai nghén nhưng không được triển khai. Mặc dù vậy, chúng vẫn có giá trị học hỏi, một vài trong số đó là Meraas Tower (526m), Za'abeel Signature Tower I (598m) và 1 Dubai Atrium City (1,000m) (đều dự kiến xây ở Dubai).

Gill cho biết "hàng tấn" bài học từ những tòa nhà này đã được ứng dụng trong các thiết kế AS + GG khác. Ví dụ, việc phát triển thiết kế của "thành phố thẳng đứng" 1 Dubai cao 1km đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về hệ thống cơ khí, hiệu suất kết cấu, thang máy, an toàn cháy nổ, không khí và ánh sáng, trong vô số các chủ đề khác, "đã trở thành một đối thoại lớn hơn xung quanh chiều cao".

Đối với concept 1 Dubai cao 1km, các nhà thiết kế có ý tưởng sử dụng 3 tòa tháp siêu cao được kết nối với nhau bằng hệ thống trung tâm để giữ ổn định.

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 5.

Một số concept của 1 Dubai Atrium City, được thiết kế với chiều cao tối đa hơn 1km.

Ngoài những cân nhắc về chiều cao - thứ người ta nói đến nhiều nhất về những tòa nhà chọc trời, Smith cho rằng đó chỉ là điểm khởi đầu cho hàng loạt thảo luận khác về chủ đề kiến trúc và giải quyết vấn đề của đô thị.

Cuốn sách gợi ý rằng các tòa nhà cực cao và siêu cao có thể giúp cập nhật các ý tưởng về hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm dấu chân carbon và kết nối giữa môi trường xây dựng với thế giới tự nhiên thông qua thiết kế ưa sinh học (biophilic - một trào lưu thiết kế mới gắn với việc mang trải nghiệm thiên nhiên vào môi trường sống).

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 6.

Một bản vẽ thiết kế ý tưởng về tòa Biophillic ở Tô Châu.

Tháp Biophilic, một thiết kế chưa được thực hiện từ năm 2012 dành cho Tô Châu, Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với quy ước, bao gồm một khu rừng thẳng đứng xoắn ốc cao 119 tầng và các tấm che nắng lấy cảm hứng từ cấu trúc của lá và tổ ong.

Vấn đề, Gill chỉ ra, là ở chỗ mọi người thường không hiểu được có những yếu tố nào ẩn sâu đằng sau khoa học và kỹ thuật của các kỳ công này, dù chúng là những phần thiết yếu làm cho các tòa nhà tuyệt vời hơn bên ngoài chiều cao choáng ngợp.

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 7.

Mô hình máy tính thể hiện khả năng chịu đựng của 1 tòa nhà ở Dubai trong các bài kiểm tra áp lực.

Các tòa nhà cao đi kèm với tất cả các loại vấn đề cơ học và kết cấu. Thậm chí, có vô số câu hỏi liên quan đến hậu cần như mọi người sẽ đợi thang máy trong bao lâu khi đi từ sảnh đến tầng 200?

Làm thế nào các tòa nhà siêu lớn sẽ chịu được các lực tự nhiên mà chúng ta có thể dự đoán được và những lực mà chúng ta không thể? Nhiều vấn đề trong số này được giải quyết bằng cách tận dụng các vật liệu và hệ thống hiện đại mà chúng ta đã quen thuộc và tạo ra những vật liệu và hệ thống cải tiến mới. Tức là, khi một đại công trình như vậy hoàn thành, nhiều rào cản về kỹ thuật và kết cấu đã được bứt phá.

Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến kết cấu để một tòa nhà đứng vững như vậy là việc thay thế thép. Với bài toán này, nhôm cung cấp một sự thay thế nhẹ hơn thép với quy trình ép đùn dễ dàng cho phép nó phù hợp với nhiều hình dạng cho hầu hết mọi thiết kế mặt tiền. Nó cũng phản ứng tốt với ứng suất từ các yếu tố cấu trúc bên trong và lực bên ngoài như nhiệt độ thay đổi nhanh chóng và sự gián đoạn địa chấn do động đất.

Sợi carbon cũng là một vật liệu mới nổi khác, cũng có trọng lượng nhẹ, nhưng nó có các sợi dài đan xen với nhau để tạo thành một cấu trúc giống như vải. Do đó, nó cứng hơn đáng kể so với thép, cho phép nó được sử dụng trong các tòa nhà chịu tải trọng tác động cao. Các sợi carbon đã và đang tiến vào các phần tử bê tông đúc sẵn.

Làm thế nào người ta thiết kế được những tòa nhà siêu cao khổng lồ? Phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ! - Ảnh 8.

Cũng từ việc thiết kế các tòa nhà chọc trời và nghiên cứu vật liệu xây dựng, người ta cũng bắt đầu các ý tưởng thay thế bê tông - vật liệu xây dựng vốn chưa thay đổi suốt hàng thế kỷ. Dù bền, nó lại là nguồn phát thải CO2 khá lớn.

Một số nhà nghiên cứu đang xem xét các loại bê tông sinh học, có khả năng tự chữa lành vết nứt bằng cách bổ sung vi khuẩn đá vôi có thể kéo dài tuổi thọ của bê tông lên đến 200 năm. Ngay cả gỗ, dường như không bao giờ được sử dụng như một thành phần cấu trúc chính trong cấu trúc siêu cao, cũng đang được áp dụng trong cấu trúc nhiều lớp giúp nó có độ bền tương đương với thép.

Để chứng minh khả năng của gỗ, SumitomoForestry, một công ty thiết kế có trụ sở tại Nhật Bản, gần đây đã tiết lộ kế hoạch xây dựng một công trình kiến trúc bằng gỗ cao 350m ở Tokyo. Các tòa nhà cao hơn đang ở trong tầm mắt và các vật liệu cũng như phương pháp xây dựng đang nhanh chóng bắt kịp để có thể biến những giấc mơ cao hàng dặm này thành hiện thực.

Nguồn: Tổng hợp

>

Lý do đạo diễn thiên tài Quentin Tarantino từ chối các dự án phim siêu anh hùng

 

Đạo diễn lão làng Quentin Tarantino đã có những chia sẻ thẳng thắn và khá “gắt” về phim siêu anh hùng hiện nay.

Lý do đạo diễn thiên tài Quentin Tarantino từ chối các dự án phim siêu anh hùng

Quentin Tarantino là một trong những đạo diễn lão làng và nổi tiếng nhất hiện nay. Từng giành được tượng vàng Oscar danh giá ở hạng mục kịch bản gốc xuất sắc nhất vào những năm 1995 và 2013, ông được xem là bậc thầy kể chuyện bằng hình ảnh, với hàng loạt tác phẩm kinh điển của làng điện ảnh thế giới.

Tuy nhiên, xuyên suốt sự nghiệp lẫy lừng của mình, Tarantino lại chưa bao giờ trở thành “thuyền trưởng” của những dự án nhà Marvel và DC - 2 trong số những đế chế đồ sộ nhất thị trường phim ảnh hiện nay. Trong một buổi phỏng vấn mới đây cùng tờ LA Times, vị đạo diễn 59 tuổi đã thẳng thắn chia sẻ lý do đằng sau quyết định này.

“Các dự án đó dành cho những người làm thuê”, Tarantino cho biết, “Tôi không phải một gã làm thuê. Tôi không có nhu cầu tìm việc”.

Lý do đạo diễn thiên tài Quentin Tarantino từ chối các dự án phim siêu anh hùng - Ảnh 1.

Quentin Tarantino đã có những chia sẻ khá “gắt” về phim siêu anh hùng (Ảnh: CBR)

Quan điểm của Tarantino có thể khiến nhiều người hâm mộ Marvel và DC, nhiều đạo diễn đã và đang phụ trách các dự án siêu anh hùng cảm thấy chạnh lòng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao ông lại có suy nghĩ như vậy.

Đầu tiên, cả Marvel và DC hiện đều đang đi theo mô hình vũ trụ điện ảnh, có nghĩa là các bộ phim lẻ ít nhiều sẽ có sự liên kết với nhau trong một cốt truyện tổng thể. Chính vì vậy, những đạo diễn của họ, dù được quyền sáng tạo theo phong cách cá nhân, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ một số quy định của các vũ trụ điện ảnh đó. Nói cách khác, quyền hạn của đạo diễn ít nhiều sẽ bị hạn chế chứ không thể tự do như khi sản xuất các bộ phim độc lập. Và Tarantino không hề thích điều này.

Thứ hai, phong cách phim của Tarantino, người được coi là khá “dị” tại Hollywood, không phù hợp với phim siêu anh hùng ngày nay. Sẽ không quá lời khi nhận định rằng một số tác phẩm của vị đạo diễn này khá kén người xem, trong khi các dự án của DC hay đặc biệt là Marvel lại hướng đến khán giả đại chúng, với kịch bản đơn giản và có tính giải trí cao.

Lý do đạo diễn thiên tài Quentin Tarantino từ chối các dự án phim siêu anh hùng - Ảnh 2.

Quentin Tarantino đã khẳng định sẽ không bao giờ đạo diễn một bộ phim siêu anh hùng (Ảnh: Rotten Tomatoes)

Dẫu vậy, trong quá khứ, đã có 2 lần Quentin Tarantino suýt bén duyên với dòng phim siêu anh hùng. Vào năm 2012, ông từng lên kế hoạch thực hiện dự án điện ảnh Luke Cage sau thành công của Reservoir Dogs (1992), thậm chí còn “chấm” Laurence Fishburne cho vai chính. Sau đó, ông tiếp tục đề xuất ý tưởng về bộ phim Silver Surfer và gửi kịch bản hoàn chỉnh cho hãng phim Constantin Film tại Đức. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, cả 2 dự án này đều bị hủy bỏ.

Quentin Tarantino không phải người duy nhất bày tỏ những suy nghĩ không mấy tích cực về phim siêu anh hùng nói chung và vũ trụ điện ảnh Marvel nói riêng. Trước đó, đạo diễn huyền thoại Martin Scorsese từng gay gắt chỉ trích MCU và coi những dự án phim của Marvel giống như một “công viên giải trí”, không có giá trị điện ảnh.

>

Marvel đưa Black Panther vào hàng loạt trò chơi, hé lộ nhiều chi tiết về nhân vật chính

 

Dù còn vài ngày nữa mới được công chiếu, các game Marvel đã lên kế hoạch đưa Black Panther vào bản cập nhật.

Mới đây, Netmarble đã tiết lộ kế hoạch bản cập nhật tiếp theo cho tựa game siêu anh hùng của mình - Marvel Future Fight. Bản cập nhật tháng 11 được lấy cảm hứng từ bộ phim sắp tới của MCU, Black Panther: Wakanda Forever.

Marvel đưa Black Panther vào hàng loạt trò chơi, hé lộ nhiều chi tiết về nhân vật chính - Ảnh 1.

Bản cập nhật lần này của Marvel Future Fight cũng tiết lộ về nội dung mới bao gồm Nữ hoàng Ramonda, Shuri, M'Baku, Okoye đang cố gắng bảo vệ Wakanda khỏi sự đe dọa của thế giới bên ngoài. Cùng với đó, một mối đe dọa mới khi Talokan King Namor xuất hiện. Với việc đưa Shuri trở thành tâm điểm cho bản cập nhật lần này, Marvel Future Fight khiến không ít game thủ tò mò về Black Panther: Wakanda Forever.

Marvel đưa Black Panther vào hàng loạt trò chơi, hé lộ nhiều chi tiết về nhân vật chính - Ảnh 2.

Trước đó, Marvel Contest of Champions cũng cho biết sẽ sớm thêm Shurri và Attuma vào danh sách các nhân vật trong game. Tuy cách tiếp cận nội dung của Marvel Contest of Champions và Marvel Future Fight về nhân vật Shuri không giống nhau. Nhưng gần như có một điểm chung đó là sẽ tập trung nội dung mới xung quanh nhân vật này.

Marvel đưa Black Panther vào hàng loạt trò chơi, hé lộ nhiều chi tiết về nhân vật chính - Ảnh 3.

Cả hai trò chơi đã và đang cố gắng để giúp Black Panther: Wakanda Forever trở nên hấp dẫn hơn đối với khán giả. Sau sự ra đi của Chadwick Boseman, nhiều người hâm mộ của Marvel đang rất hoang mang liệu phần phim tiếp theo của Black Panther sẽ ra sao.

Không khó để nhận ra rằng, Marvel đã và đang truyền thông hết sức cho Black Panther: Wakanda Forever, cả trên phim lẫn trong những tựa game sử dụng thương hiệu của mình. Hãy cùng chờ xem, liệu Black Panther: Wakanda Forever sẽ đặc biệt như thế nào trên màn ảnh rộng cũng như trong các bản cập nhật tại vũ trụ game của Marvel thời gian tới.

>

Sinh nhật tròn 10 tuổi, Candy Crush Saga tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng

 

Tồn tại một thập niên, Candy Crush Saga huy động 500 máy bay không người lái để thực hiện màn trình diễn mãn nhãn.

Candy Crush Saga là một "hiện tượng" toàn cầu, thu hút hàng trăm triệu người chơi trên khắp thế giới. Tựa game này đã được tải xuống hơn ba tỷ lần kể từ khi ra mắt vào năm 2012. Tính đến quý II năm 2022, Candy Crush có 20 quý liên tiếp là thương hiệu trò chơi sở hữu doanh thu cao nhất trong các cửa hàng ứng dụng của Mỹ.

Kỷ niệm sinh nhật tròn 10 tuổi, Candy Crush Saga tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng - Ảnh 1.

Trong dịp sinh nhật 10 năm mới đây, Candy Crush Saga đã có màn "ăn mừng" đáng nhớ cùng cộng đồng game thủ của mình. Theo đó, để đánh dấu sự kiện này, trung tâm quận Manhattan đã biến thành một lễ hội hóa trang đầy màu sắc. Trong suốt đêm kỷ niệm, hơn 1.000 người tham gia được nghe DJ trực tiếp, thưởng thức đồ ăn, nước uống lấy cảm hứng từ Candy Crush Saga… Đặc biệt, 500 máy bay không người lái đã được huy động, đưa trò chơi Candy Crush Saga lên "màn hình" bầu trời.

Kỷ niệm sinh nhật tròn 10 tuổi, Candy Crush Saga tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng - Ảnh 2.
 
Kỷ niệm sinh nhật tròn 10 tuổi, Candy Crush Saga tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng - Ảnh 3.

Ông Fernanda Romano, Giám đốc tiếp thị của công ty tự hào: "Màn trình diễn kéo dài 10 phút đã biến bầu trời thành màn hình chơi game lớn nhất thế giới. Đó là màn trình diễn máy bay không người lái có một không hai.

Chúng tôi rất vinh dự được kỷ niệm một cột mốc đáng nhớ với Candy Crush Saga. Tựa game là một trong những trò chơi di động được yêu thích nhất mọi thời đại và vẫn là niềm vui hàng ngày trong cuộc sống của hàng triệu người. Cảm ơn những người chơi của chúng tôi trên khắp thế giới, những người đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn trong nhiều năm tới".

>

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn

 

Với sức mạnh đầu bảng cho máy tính cá nhân, người dùng sẽ cần trang bị cho cấu hình Intel Core i9-13900K của mình một chiếc tản nhiệt đầu bảng tương ứng.

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp tháng Chín, tháng Mười hàng năm, giới công nghệ lại được một dịp xốn xang khi Intel ra mắt thế hệ CPU Intel Core mới nhất cho máy tính để bàn. Dù định luật Moore đã không còn được bảo toàn, việc nâng cấp hay cải tiến công nghệ trên CPU vẫn là thứ được mong chờ, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa hai đội xanh và đỏ. Quả thực Intel Core thế hệ 13 đã không làm người ta thất vọng khi mang đến những nâng cấp mạnh mẽ về hiệu năng dù vẫn sử dụng socket LGA1700 giống với thế hệ 12.

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 2.

Là sản phẩm đầu bảng, Intel Core i9-13900K vẫn là sản phẩm được ưu tiên và nâng cấp nhiều nhất. Năm nay, Intel đã bổ sung thêm tới 8 lõi E-Core, nâng tổng số E-Core lên tới 16 trong khi giữ nguyên 8 P-Core. Nhờ vậy, tổng số luồng xử lý được tăng từ 24 lên 36 so với người tiền nhiệm i9-12900K. Nhờ vậy, người dùng có thể làm việc đa tác vụ tốt hơn hoặc có được khả năng xử lý mạnh mẽ hơn cho các tác vụ cần nhiều luồng xử lý như dựng hình 3D, xử lý video.

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 3.
 
Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 4.

Vẫn theo truyền thống hai năm thay socket một lần, i9-13900K tiếp tục sử dụng socket LGA1700 và tương thích với các bo mạch chủ 700 series và tương thích ngược với 600 series. Tuy nhiên, bởi vẫn giữ thiết kế 1 die cũng như sử dụng tiến trình Intel 7 (10nm), các CPU Intel Core i sẽ tiếp nối truyền thống ăn nhiều điện và tỏa nhiệt lớn để đánh đổi cho hiệu năng hàng đầu.

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 5.

Cấu hình thử nghiệm:

  • CPU: Intel Core i9-13900K
  • RAM: bổ sung thông tin ram
  • Mainboard: ASUS ROG MAXIMUS Z790 HERO
  • GPU: MSI Gaming RTX3070
Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 1.

Với xung nhịp tăng cùng số lõi/ luồng, i9-13900K đã có bước nhảy vọt về hiệu năng so với i9-12900K, đặc biệt là ở các bài thử với các tác vụ đa luồng. Đơn cử với bài thử Cinebench R23 quen thuộc, trong khi điểm đơn luồng chỉ tăng chút đỉnh, gần 10% thì điểm đa luồng tăng tới gần 30%, tương ứng với số lượng lõi/ luồng cao hơn.

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 2.

Tương tự với bài thử CPU-Z, điểm số của i9-13900K cao hơn người tiền nhiệm gần 10% tại bài thử đơn lõi và hơn 30% với bài thử đa lõi.

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 3.

Ở điều kiện sử dụng thực tế, với bài thử dựng khung hình 3D bằng Blender 3.3 với mẫu Barbershop, i9-13900K chỉ cần khoảng 10,5 phút để hoàn thành trong khi i9-12900K phải cần tới gần 16 phút để hoàn thành và đổ bóng khung hình.

Sức mạnh của i9-13900K không phải là không có giá. Để mang tới sức mạnh khủng khiếp cùng bước nhảy vọt về hiệu năng so với i9-12900K, CPU đầu bảng mới nhất của Intel có thể ngốn tới 253W điện mỗi giờ. Nếu kết hợp với một chiếc RTX 4090 thì chắc chắn người dùng sẽ cần phải trang bị cho mình một chiếc nguồn từ 1000W trở lên.

Đánh giá Intel Core i9-13900K: sức mạnh lớn đi kèm với yêu cầu về tản nhiệt xịn - Ảnh 9.

Tiêu tốn điện cũng đồng thời dẫn đến việc i9-13900K sẽ yêu cầu tản nhiệt CPU hàng khủng để đảm bảo hoạt động ở mức dưới 100 độ C. Nếu không phải tản nhiệt cây siêu khủng như Noctua NH-D15 thì người dùng nên sẵn sàng trang bị cho mình một chiếc tản nhiệt có rad kích thước 360mm hoặc thậm chí tản nhiệt custom để đảm bảo khả năng tản nhiệt. Bằng không, i9-13900K có thể dễ dàng chạm ngưỡng 100 độ C và phải giảm xung nhịp để giảm nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu năng chung của hệ thống. Việc giảm xung sẽ khiến hiệu năng của hệ thống giảm khoảng 10% theo đo đạc của chúng tôi.

Tựu trung lại, Intel Core i9-13900K vẫn là một chiếc CPU đầu bảng với sức mạnh top đầu thị trường CPU máy tính để bàn ở thời điểm hiện tại. Sức mạnh quá lớn cũng khiến chiếc i9-13900K trở nên khó kiểm soát hơn, yêu cầu người dùng phải đầu tư tản nhiệt xịn, nguồn công suất lớn và thậm chí là cả một chiếc vỏ máy kích thước lớn để đảm bảo luồng khí nóng có thể đối lưu tốt. Tất nhiên, nếu đã là một người dùng đam mê và điều kiện kinh tế cho phép thì combo Intel Core i9-13900K và NVIDIA RTX 4090 vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu ở thời điểm này để tận hưởng hết những công nghệ mới nhất.


>

T1 Gumayusi cảm thấy tiếc vì những pha xử lý tốt của mình sẽ không được nhớ tới

 

Gumayusi đã có một ngày thi đấu xuất sắc nhưng nỗ lực đó là chưa đủ để giúp T1 đánh bại DRX.

Vào ngày 6/11 vừa qua, DRX đã tạo nên một kỳ tích trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) khi đánh bại T1 để giành chức vô địch thế giới. DRX chính là đội tuyển đầu tiên trong lịch sử Chung kết thế giới (CKTG) xuất phát từ Vòng Khởi Động nhưng vẫn giành được danh hiệu cao quý này.

T1 Gumayusi cảm thấy tiếc vì những pha xử lý tốt của mình sẽ không được nhớ tới - Ảnh 1.

DRX và Deft đã có một chức vô địch đầy cảm xúc

Về phía T1, đây là thất bại vô cùng đáng tiếc khi họ cũng thể hiện rất tốt trong trận Chung kết vừa qua. Thậm chí người chơi Xạ Thủ - Gumayusi còn đóng vai đầu tàu kéo cả tập thể T1 đi lên với những pha hạ gục Baron không tưởng. Có lẽ Gumayusi là tuyển thủ chơi tốt nhất bên phía T1 tại trận Chung kết CKTG 2022.

T1 Gumayusi cảm thấy tiếc vì những pha xử lý tốt của mình sẽ không được nhớ tới - Ảnh 2.

Gumayusi là tuyển thủ chơi tốt nhất bên phía T1 trong trận Chung kết vừa qua

Sau trận đấu, Gumayusi bày tỏ sự tiếc nuối cực kỳ lớn khi những nỗ lực của mình không thể giúp T1 giành chiến thắng. Gumayusi chia sẻ rằng những pha cướp Baron của mình rồi sẽ bị khán giả lãng quên bởi T1 không phải là đội vô địch CKTG 2022.

"Khi cướp được Baron của DRX, tôi đã nghĩ rằng đây là một ngày may mắn của mình. Mặc dù vậy chúng tôi lại thất bại và chỉ về nhì mà thôi. Hệ quả là những nỗ lực đó sẽ sớm bị khán giả quên đi, điều này khiến tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng" - Gumayusi chia sẻ.

T1 Gumayusi cảm thấy tiếc vì những pha xử lý tốt của mình sẽ không được nhớ tới - Ảnh 3.

Gumayusi cảm thấy vô cùng tiếc nuối khi những nỗ lực của mình không giúp T1 chiến thắng

Với những tuyển thủ T1 thì thất bại này quả thật là vô cùng đáng tiếc bởi họ đã thi đấu hết mình ở trận Chung kết vừa qua. Tuy nhiên thất bại này là điều cần thiết để những tuyển thủ trẻ như Zeus, Oner, Keria hay Gumayusi có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh. Hy vọng Faker và những người đàn em có thể trở lại mạnh mẽ hơn nữa vào mùa giải 2023 sắp tới.

>

Netflix mang trò chơi Stranger Things: Puzzle Tales trở lại trên nền tảng

 

Sau thời gian cải tiến trò chơi và chuyển sản phẩm sang hình thức độc quyền, Netflix hé lộ thông tin về Stranger Things: Puzzle Tales.

Tựa game Stranger Things: Puzzle Tales được phát hành lần đầu tiên vào năm 2021 và đã bị xóa khỏi App Store cùng Google Play vào tháng 8 khi Netflix mua lại nhà phát hành trò chơi với giá 72 triệu đô la. Thời điểm đó, nền tảng này chia sẻ họ cần cải tiến trò chơi và chuyển nó sang hình thức độc quyền.

Netflix nỗ lực mang trò chơi Stranger Things: Puzzle Tales trở lại trên nền tảng - Ảnh 1.

Mới đây, Netflix thông báo sẽ đưa trò chơi Stranger Things: Puzzle Tales quay trở lại với lối chơi mới, dựa trên nội dung từ phần 4 của Stranger Things. Người dùng có thể nhập vai với tư cách là các nhân vật mới có trong phần 4.

Nhiệm vụ của người tham gia là giải các câu đố trong trò chơi này để đánh bại kẻ thù và những quái vật siêu nhiên khác. Họ có thể thu thập tối đa tới 50 phiên bản của các nhân vật. Hiện tại, game thủ đã có thể tải xuống và trải nghiệm trên ứng dụng của cả iOS và Android.

Netflix nỗ lực mang trò chơi Stranger Things: Puzzle Tales trở lại trên nền tảng - Ảnh 2.
 
Netflix nỗ lực mang trò chơi Stranger Things: Puzzle Tales trở lại trên nền tảng - Ảnh 3.
>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn