Những bức ảnh 'phát ra tiếng thét', nhìn thôi đã thấy bất lực

 

Người mạnh mẽ lắm cũng không khỏi giật mình trước những cảnh tượng này.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 1.

Bức ảnh có khả năng gây ngất nhanh hơn cả thuốc mê.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 2.

Gặp phải cảnh tượng này thì nên làm gì cho ngầu.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 3.

Đáng sợ hơn cả việc phát hiện có nhện trong ly nước đó là khi bạn uống gần hết mới nhìn thấy con nhện.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 4.

Hộp đồ ăn để quên sương sương từ mùa dịch và đây là hình dạng của nó khi được "khai quật".

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 5.

Vòi nước than tre chăng?

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 6.

Ngụy trang đỉnh cao.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 7.

Khi bạn trót đắc tội với anh thợ cắt tóc.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 8.

Tôi đau đớn, tôi gục ngã khi trót trêu nhầm nhím.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 9.

Điểm tích cực đó là những mảnh vỡ của trần nhà vẫn chưa rớt xuống và gây ra nhiều hư hại hơn.

Những bức ảnh phát ra tiếng thét, nhìn thôi đã thấy bất lực - Ảnh 10.

Về đâu mái tóc người thương...

>

Những "bước lùi" trong sự nghiệp của sao Hollywood

 

Không ít ngôi sao “tụt dốc không phanh” sau khi chọn tham gia những tác phẩm “bom xịt”. Thậm chí, một số người bị khán giả quay lưng sau một tác phẩm.

1. Taylor Lautner - Abduction

Những bước lùi trong sự nghiệp của sao Hollywood - Ảnh 1.

Từng làm điên đảo không ít trái tim người hâm mộ, Taylor Lautner là cái tên nhận được nhiều sự kỳ vọng sau khi “Twilight” kết thúc. Thời điểm đó, không chỉ các fan, mà cả giới chuyên môn cũng cho rằng, nam thứ của “Twilight” còn trẻ và có thể làm nhiều hơn để thoát khỏi cái bóng của nhân vật Jacob.

Một trong những nỗ lực để phát triển sự nghiệp của Taylor Lautner là trở thành nam chính trong “Abduction” (2011). Nhiều người cho rằng, sức hút của chàng sói Taylor Lautner cùng bạn diễn Lily Collins sẽ giúp bộ phim trở thành bom tấn, phá đảo phòng vé.

Tuy nhiên, “Abduction” chỉ nhận được điểm B - trên Cinema Score và 25/100 điểm theo thang đánh giá của Metascore. Đây là những mức điểm thấp đối với một bộ phim Hollywood và cho thấy sự thất bại của nhà sản xuất.

Sau đó, khi loạt “Twilight” chính thức khép lại vào năm 2012, Taylor Lautner hiếm khi xuất hiện trên màn ảnh. Giới chuyên môn nhận xét, Taylor không biết biểu cảm khi diễn xuất.

Trong “Abduction”, Taylor đã khiến một vài cảnh trở nên kì quặc vì biểu cảm chưa đạt hoặc không liên quan. Đỉnh điểm, anh phải nhận giải Nam diễn viên phụ tệ nhất tại lễ trao giải Mâm xôi vàng 2013.

2. Nicolas Cage - The Wicker Man

Những bước lùi trong sự nghiệp của sao Hollywood - Ảnh 2.

Bộ phim “Wicker Man” sản xuất năm 1973 từng đứng thứ 7 trong top 10 phim kinh dị hay nhất mọi thời đại do tạp chí Total Film bình chọn. Song, bộ phim “Wicker Man” 2006 chỉ có thể thu hút người xem bởi yếu tố “phiên bản” - ăn theo thành công của bản gốc.

Nicholas Cage là cái tên đảm nhận vai chính trong bản phim làm lại năm 2006 của “The Wicker Man”. Song, bộ phim không đáp ứng được những kỳ vọng của những khán giả từng xem tác phẩm gốc.

Diễn viên Nicolas Cage được nhận xét là có khả năng khiến người xem “thót tim” ở một số phân đoạn. Tuy nhiên, các chi tiết trong bộ phim được cho là rời rạc, không ăn nhập.

Điều đó đã khiến tài năng của Nicolas Cage cũng không thể “cứu vãn” nội dung tác phẩm. Trong khi đó, diễn xuất của nữ diễn viên chính Kate Beahan được cho là không lột tả hết tính cách bí ẩn của nhân vật Willow.

“The Wicker Man” năm 2006 được nhận xét là trở nên hài hước vì chuỗi tình tiết bị dàn dựng quá đà và mất đi yếu tố kinh dị. Cộng với sự yếu kém của đồ họa vi tính, cảnh phim nhân vật của Nicolas Cage kêu lên “Not the bees!” với khuôn mặt cố tỏ ra đau đớn đã trở thành nguyên liệu cho rất nhiều bức ảnh chế trên mạng.

3. Halle Berry - Catwoman

Những bước lùi trong sự nghiệp của sao Hollywood - Ảnh 3.

Halle Berry đã có cơ hội thủ vai Miêu nữ - Catwoman trong bộ phim cùng tên ra mắt vào năm 2004. Tuy nhiên, tác phẩm này lại là một sự thất bại ê chề của Warner Bros.

Bộ phim này bị “vùi dập” không thương tiếc trên các chuyên trang về phim, như 3,4/10 điểm trên IMDb hay số điểm 9% trên Rotten Tomatoes. Sau thất bại này, khi chuyển hướng qua vai trò đạo diễn, nữ diễn viên Halle Berry từng bày tỏ ý định muốn thực hiện lại dự án về Catwoman.

Được dựa trên một trong những nhân vật truyện tranh nổi tiếng nhất “Catwoman” Selina Kyle, nhưng bộ phim lại là một thảm họa. Tác phẩm bị chê tả tơi từ kịch bản, diễn xuất đến hành động. So với kinh phí 100 triệu USD, phim chỉ thu về 82 triệu USD và bị nhiều người nhận xét là tác phẩm tệ nhất lịch sử.

Vì vai diễn này, Halle Berry cũng bị trao giải Mâm xôi vàng cho Nữ diễn viên tệ nhất và là người hiếm hoi đến nhận giải thưởng này. Trong bài phát biểu tại lễ trao giải, nữ diễn viên ám chỉ Warner’s Bros đã tạo ra một bộ phim chất lượng kém.

Từ sau vai diễn trên, sự nghiệp của Halle Berry tụt dốc “không phanh”. Ngoài vai phụ trong X-Men và vài tác phẩm hoạt hình, những bộ phim mà cô tham gia đều có chất lượng trung bình hoặc đạt doanh thu thấp.

4. Elizabeth Berkley - Showgirls

Những bước lùi trong sự nghiệp của sao Hollywood - Ảnh 4.

Nữ diễn viên Elizabeth Berkley từng là một gương mặt được yêu thích, săn đón nhờ hình ảnh lôi cuốn, thân thiện trong series sitcom “Saved By The Bell”. Sau khi bộ phim trên ngừng phát sóng, nữ diễn viên này đã quyết định làm mới hình ảnh bản thân khi tham gia bộ phim “Showgirls”.

Trong bộ phim này, nữ minh tinh thủ vai một vũ nữ thoát y và cũng là nhân vật chính. Tác phẩm miêu tả trần trụi cuộc sống của những người làm trong ngành công nghiệp khiêu dâm 18+. Vì vậy, Elizabeth Berkley đã “lăn xả” cùng những cảnh nóng.

Tuy nhiên, với nội dung nhạt nhẽo bị nhồi nhét quá nhiều tình dục, “Showgirls” bị cho là một tác phẩm thất bại. Không chỉ vậy, bộ phim còn khiến hình ảnh của Elizabeth Berkley trong mắt khán giả bị hủy hoại nghiêm trọng. Đang là ngôi sao hạng A ở Hollywood, nữ diễn viên chỉ được tham gia những bộ phim ít danh tiếng từ sau “Showgirls”.

Người đẹp sinh năm 1972 là một điển hình cho những diễn viên muốn lột xác bằng cách nổi loạn trên màn ảnh nhưng không thành công. “Showgirls” sau đó nhận đề cử Mâm xôi vàng. Trong khi đó, Elizabeth Berkley bị các nhà sản xuất bom tấn né tránh.

>

Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới ẩn chứa thứ gì?

 

Hồ nước này tên gì và nằm ở đâu trên thế giới?

Đó là hồ Kivu ở châu Phi.

Hồ Kivu, nằm giữa biên giới Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo (Trung châu Phi), mang đến một cảnh quan đẹp lạ thường, được bao quanh bởi những ngọn núi lửa cao chót vót và những sườn núi xanh tươi tốt với những đồn điền trồng chè, cà phê và chuối.

Nhưng sâu bên dưới mặt hồ ẩn chứa một mối đe dọa đáng sợ: Nước bão hòa khí mêtan (CH4), carbon dioxide (CO2) và hydro sulfide (H2S). Nếu được giải phóng, sự kết hợp độc hại này có thể cướp đi sinh mạng của hơn hàng triệu người sống dọc theo bờ hồ, tạp chí Time bình luận.

Hiện tại, nước đầy khí bị giữ lại bên dưới một lớp muối nặng khiến nó không thể trồi lên bề mặt. Nhưng rào cản đó có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi một trận động đất, một vụ phun trào núi lửa, hoặc thậm chí là áp suất ngày càng tăng của chính các chất khí. Hồ Kivu được ví như một ‘quả bom hẹn giờ’ khổng lồ.

Dẫu vậy, trong mắt các nhà khoa học và giới chuyên môn, hồ Kivu cũng ẩn chứa khả năng cung cấp năng lượng có giá trị cho người dân sinh sống vùng lân cận. Họ đã làm gì để biến hồ nước chết người này thành 'mỏ năng lượng' phục vụ con người?

Hãy cùng tìm hiểu!

HỒ NƯỚC KỲ LẠ BẬC NHẤT THẾ GIỚI

Hồ Kivu là một trong những vùng nước kỳ lạ nhất châu Phi. Một tập hợp các đặc tính bất thường khiến nó trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học, cũng như là một địa điểm nguy hiểm tiềm tàng và sự thịnh vượng cho hàng triệu người sống gần đó.

Kivu không giống như hầu hết các hồ sâu. Thông thường, khi nước ở bề mặt hồ được làm mát - ví dụ như nhiệt độ không khí mùa đông hoặc các con sông mang tuyết vào mùa xuân - thì nước lạnh, dày đặc sẽ chìm xuống và nước ấm hơn, ít đặc hơn dâng lên từ sâu hơn trong hồ. Quá trình này, được gọi là đối lưu, thường giữ cho bề mặt của các hồ sâu ấm hơn so với độ sâu của chúng.

Nhưng tại hồ Kivu, điều này (đối lưu) không diễn ra, khiến cho nó ẩn chứa những thứ bất ngờ và đáng ngạc nhiên nhất trong mắt các nhà khoa học.

Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới ẩn chứa thứ gì? - Ảnh 2.

Hồ Kivu được nhìn thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, ảnh chụp ngày 25 tháng 11 năm 2016. Nguồn: REUTERS / Therese Di Campo / File Photo

Trải dài qua biên giới giữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo, Kivu là một trong chuỗi các hồ nằm dọc theo Đới tách giãn Đông Phi (EAR), nơi lục địa châu Phi đang dần bị tách ra bởi các lực kiến tạo.

Kết quả là làm mỏng vỏ Trái Đất và kích hoạt hoạt động của núi lửa, tạo ra các suối nước nóng bên dưới Kivu, mang đến cho nó nguồn nước nóng, đầy khí carbon dioxide và mêtan sâu dưới đáy của hồ.

Các vi sinh vật sống sót được trong hồ Kivu sử dụng một số carbon dioxide, cũng như các chất hữu cơ chìm từ trên cao xuống, để tạo ra năng lượng, rồi lại tạo ra mêtan bổ sung như một sản phẩm phụ. Độ sâu lớn của Kivu - hơn 457 mét ở điểm sâu nhất của nó - tạo ra áp lực lớn đến mức các khí này vẫn bị hòa tan.

Hỗn hợp nước và khí hòa tan này đặc hơn nước, khiến hiện tượng đối lưu đã nêu ở trên không xảy ra. Nước sâu hơn cũng mặn hơn do phù sa đổ xuống từ các tầng trên của hồ và từ các khoáng chất trong các suối nước nóng, điều này càng làm tăng mật độ.

Kết quả, theo nhà nghiên cứu hồ học Sergei Katsev của Đại học Minnesota Duluth (Mỹ) cho biết, Kivu là một hồ nước có nhiều lớp nước riêng biệt với mật độ khác nhau, giữa chúng chỉ có các lớp chuyển tiếp mỏng manh.

Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới ẩn chứa thứ gì? - Ảnh 3.

Thành phần độc đáo của hồ Kivu ở châu Phi ngăn cản sự pha trộn thường thấy ở các hồ sâu khác, dẫn đến sự phân tầng bất thường của nước. Có sự khác biệt mật độ rõ ràng giữa mỗi lớp. Sự chuyển đổi rõ nét giữa hai trong số những lớp đó được thể hiện ở đây, với phần nước thấp hơn, ấm hơn, mặn hơn bên dưới (màu đỏ) và phần nước mát hơn, trong lành hơn ở phía trên (màu xanh lam). Ranh giới giữa hai lớp chỉ dày vài cm. Nguồn: KM

Alfred Wüest, một nhà vật lý thủy sinh học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne, giải thích thêm: “Các lớp nước của hồ Kivu có thể được phân tách gần như thành 2 vùng: Một vùng nước bề mặt ít đậm đặc hơn, ở độ sâu khoảng 61 mét - Và dưới đó là vùng nước mặn đậm đặc mà bản thân nó được phân tầng thêm. Dẫu vậy, vẫn có sự trộn lẫn trong mỗi lớp nước, nhưng chúng không tương tác với nhau. Chỉ nghĩ đến việc toàn bộ khối nước nằm ở hồ Kivu hàng nghìn năm mà không làm gì cả đã thấy được sự khác biệt của Kivu rồi”.

Hồ Kivu không chỉ là một địa điểm kỳ lạ thu hút giới khoa học. Sự phân tầng bất thường của nó và việc carbon dioxide, mêtan, H2S bị mắc kẹt trong các lớp sâu hơn của hồ khiến các nhà nghiên cứu lo ngại rằng Kivu có thể là một thảm họa đang chực chờ xảy ra.

'QUẢ BOM KHÍ KHỔNG LỒ'

Cách Kivu khoảng 2.253 km về phía tây bắc, có một hồ miệng núi lửa ở Cameroon được gọi là hồ Nyos cũng tích tụ và giữ lại một lượng lớn khí hòa tan - trong trường hợp này là carbon dioxide - từ một lỗ thông hơi núi lửa dưới đáy hồ.

Vào ngày 21 tháng 8 năm 1986, khả năng gây chết người của bể chứa khí đó đã được chứng minh một cách khủng khiếp. Có thể do sạt lở đất, mà một lượng lớn nước đột ngột bị dịch chuyển, khiến khí CO2 hòa tan nhanh chóng hòa trộn với các lớp trên của hồ và giải phóng 'quả bom khí' vào không trung. Kết quả, một đám mây khí lớn chết người làm ngạt thở khoảng 1.800 người sinh sống ở các ngôi làng gần đó.

Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới ẩn chứa thứ gì? - Ảnh 4.

Hồ miệng núi lửa ở Cameroon được gọi là hồ Nyos. Ảnh: United States Geological Survey

Những sự kiện như thế này được gọi là phun trào limnic (hay phun trào CO2), và các nhà khoa học lo ngại rằng hồ Kivu có thể đã chín muồi cho một sự kiện tương tự, thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Bởi hồ Nyos là một hồ tương đối nhỏ, chỉ dài hơn 1,6 km, rộng dưới 1,6 km và sâu chưa đầy 213 mét. Trong khi đó, hồ Kivu dài 86 km, ngang 48 km.

Vì kích thước của nó, tại hồ Kivu có khả năng xảy ra một vụ phun trào limnic lớn, thảm khốc, nơi nhiều km khối khí sẽ được giải phóng lên không trung.

Có khoảng 14.000 người sống gần hồ Nyos vào thời điểm vụ phun trào CO2 xảy ra; Hơn 2 triệu người sống ở vùng lân cận của hồ Kivu ngày nay, bao gồm khoảng 1 triệu cư dân của thành phố Bukavu, thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo. Nếu Kivu trải qua một vụ phun trào CO2, nhà nghiên cứu Sally MacIntyre của Đại học California, Santa Barbara (Mỹ) nói: “Sự kiện đó sẽ rất thảm khốc!”.

Đây không chỉ là một mối quan tâm mang tính lý thuyết. Các nhà khoa học đã tìm thấy những gì có thể là bằng chứng của ít nhất một vụ phun trào CO2 trước đây tại hồ Kivu, có khả năng xảy ra từ 3.500 đến 5.000 năm trước, và có thể là một số vụ phun trào gần đây hơn nữa. Các lõi trầm tích được lấy từ đáy hồ Kivu đã để lộ ra các đặc điểm được gọi là các lớp màu nâu không giống với các lớp trầm tích xung quanh.

Nhà nghiên cứu hồ học Sergei Katsev nói rằng những dải trầm tích này là “những lớp rất khác thường, giàu chất hữu cơ”, có thể là kết quả của các vụ phun trào CO2 trước đó của hồ.

Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới ẩn chứa thứ gì? - Ảnh 5.

Hình minh họa hồ Kivu xảy ra vụ nổ khí CH4. Nguồn: Internet

Theo các nhà khoa học, các vụ phun trào CO2 có thể xảy ra vì hai lý do. Nếu nước trở nên bão hòa hoàn toàn với các khí hòa tan, bất kỳ carbon dioxide hoặc khí metan bổ sung nào được bơm vào hồ sẽ nổi lên và được giải phóng vào không khí.

Vụ phun trào cũng có thể được gây ra khi một thứ gì đó ép lớp nước sâu cùng với các khí hòa tan của nó trộn với các lớp bên trên, làm giảm áp lực lên các khí và cho phép chúng nhanh chóng thoát ra khỏi dung dịch và thoát ra ngoài, tương tự như tác động của việc lắc một lon nước ngọt rồi sau đó mở nó.

Chưa hết, hồ Kivu nằm trong một khu vực hoạt động địa chấn, vì vậy một trận động đất có thể tạo ra sóng trong hồ sẽ trộn các lớp nước đủ để giải phóng các khí bị mắc kẹt.

Khí hậu cũng là một thủ phạm tiềm năng. Ít nhất một vụ phun trào trong quá khứ được phát hiện trong hồ sơ trầm tích của hồ Kivu là do hạn hán đã làm bốc hơi đủ nước từ đỉnh hồ để giảm áp suất ở các tầng thấp hơn và giải phóng các khí hòa tan. Mực nước hạ thấp trong thời kỳ khô hạn cũng có thể khiến Kivu dễ bị ảnh hưởng bởi các trận mưa đặc biệt lớn. Chúng có thể xả đủ lượng trầm tích tích tụ từ hàng chục dòng chảy vào hồ để làm cho các lớp trộn lẫn vào nhau.

Sally MacIntyre nhận định, khả năng xảy ra một chuỗi các sự kiện như vậy có thể tăng lên khi hành tinh nóng lên. Biến đổi khí hậu sẽ mang lại nhiều mưa hơn cho Đông Phi, và “nó sẽ xuất hiện dưới dạng các trận mưa cực đoan hơn với các khoảng thời gian hạn hán lớn hơn”.

Một nguyên nhân khác có thể xảy ra là hoạt động núi lửa dưới hồ Kivu hoặc từ các núi lửa xung quanh, nhưng các nhà khoa học cho rằng nguy cơ của điều đó là thấp. Một vụ phun trào năm 2002 của Núi Nyiragongo gần đó đã không mang lại đủ vật liệu để phá vỡ các lớp dưới cùng của Kivu . Và các nghiên cứu mô hình đã chỉ ra rằng núi lửa bên dưới hồ cũng sẽ không gây ra sự gián đoạn đủ lớn , Sally MacIntyre nói.

Dù thủ phạm là gì, hậu quả cũng sẽ giống nhau: Các khí tích tụ được giải phóng khỏi trạng thái hòa tan của chúng, tạo ra những đám mây dày đặc carbon dioxide và mêtan, có thể thay thế oxy và làm ngạt thở cả người và động vật sinh sống vùng lân cận. Và nếu lượng khí mêtan đủ lớn được thải vào không khí tại Kivu, sẽ có thêm nguy cơ nó có thể bốc cháy .

Sergei Katsev nói rằng hồ Kivu được theo dõi thường xuyên để tìm các dấu hiệu tăng nồng độ khí, do đó, một đợt nước dâng đột ngột "sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên." Hơn một chục trạm địa chấn cũng đo hoạt động gần hồ theo thời gian thực.

Vào năm 2001, một nỗ lực đã bắt đầu nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra một thảm họa khác tại hồ Nyos bằng cách hút nước từ đáy hồ qua một đường ống lên bề mặt, nơi khí carbon dioxide được thải vào không khí với tốc độ an toàn. Những nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành tại hồ Kivu.

BIẾN 'HỒ CHẾT NGƯỜI' THÀNH MỎ NĂNG LƯỢNG KHỔNG LỒ

Khi nồng độ khí tăng lên ở độ sâu của Kivu, rủi ro cũng tăng theo.

Nhà vật lý thủy sinh học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Alfred Wüest và các đồng nghiệp nhận thấy rằng từ năm 1974 đến năm 2004, nồng độ carbon dioxide đã tăng 10%, nhưng mối quan tâm lớn hơn ở hồ Kivu là nồng độ mêtan, tăng 15 đến 20% trong cùng thời kỳ.

Tuy nhiên, có thể có một cách để biến mối nguy hiểm tại hồ Kivu thành “phần thưởng”. Cùng một loại khí đốt - có thể gây ra một thảm họa thiên nhiên chết người - cũng có tiềm năng như một nguồn năng lượng tái tạo cho khu vực.

Đối với chính phủ Rwanda, vùng nước giàu mêtan không chỉ là mối đe dọa cần giảm thiểu mà còn là cơ hội. Quốc gia này, giống như phần lớn châu Phi, thiếu điện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số. Khai thác ước tính 60 tỷ mét khối khí mêtan ở độ sâu của hồ có thể cung cấp năng lượng cho đất nước với tốc độ hiện tại trong 400 năm - một triển vọng có thể thay đổi ở một quốc gia có ít lựa chọn thay thế cho việc nhập khẩu nhiên liệu diesel đắt đỏ.

Năm 2008, Rwanda khởi động chương trình thí điểm lấy khí mêtan từ hồ Kivu để đốt làm khí đốt tự nhiên. Và vào năm 2019, Rwanda đã ký hợp đồng xuất khẩu khí mêtan đóng chai .

Chưa hết, khi dự án có tên KivuWatt ‘bật công tắc’ vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, nó đã vượt quá mong đợi, tạo ra năng lượng vượt quá 25 megawatt theo kế hoạch từ ngày đầu tiên.

Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới ẩn chứa thứ gì? - Ảnh 6.

Nhà máy điện KivuWatt mới - khai thác khí mêtan bị mắc kẹt sâu trong hồ Kivu - được xây dựng bởi công ty năng lượng ContourGlobal của Mỹ. Nguồn: Werner Krug / ContourGlobal

Clare Akamanzi, Giám đốc điều hành của Ban phát triển Rwanda, nói với Reuters năm 2019 rằng khí mêtan đóng chai sẽ giúp cắt giảm sự phụ thuộc của địa phương vào gỗ và than củi, những loại nhiên liệu mà hầu hết các hộ gia đình và nhà máy sản xuất chè sử dụng ở quốc gia Đông Phi với hàng chục triệu dân này.

Khí mêtan được chiết xuất để sử dụng làm nhiên liệu, và khí CO2 được bơm ngược xuống đáy hồ. Sergei Katsev nói: “Họ lấy khí này, vận chuyển qua đường ống trên bờ và đốt nó theo cách bạn đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện”.

Việc thu hoạch này có thể giúp giảm thiểu rủi ro do khí tích tụ trong hồ, mặc dù nó sẽ không được loại bỏ hoàn toàn được. Tuy nhiên, đối với một cái hồ với nhiều nguy hiểm rình rập bên dưới, bất cứ nỗ lực nào cũng có ích và được ghi nhận.

Một khi KivuWatt tạo ra công suất 100 megawatt, nó đã tạo ra sự khác biệt đáng kể cho Rwanda, một quốc gia đang phát triển đang hướng tới mục tiêu tiếp cận điện năng toàn dân.

Bài viết sử dụng các nguồn: Time, Reuters, KM

>

Vì sao Leonardo DiCaprio được gọi là 'Cỗ máy in tiền của Hollywood'?

 

Ở Hollywood, Leonardo DiCaprio được ví như ''cỗ máy in tiền''. Nhiều năm liền, DiCaprio góp mặt trong danh sách những sao nam giàu có với khối tài sản ước tính 260 triệu USD.

Ý nghĩa tên gọi Leonardo DiCaprio

Chào đời năm 1974 ở Los Angeles (Mỹ), đứa trẻ nhà DiCaprio được gọi là Leonardo - theo tên của Leonardo da Vinci, vì người mẹ nhận ra con trai lần đầu đạp trong bụng mình là lúc bà đang xem bức tranh của danh họa kiệt xuất này ở bảo tàng Ý.

Sinh ra tại "miền đất hứa" của điện ảnh thế giới cùng với một cái tên đặc biệt, niềm đam mê nghệ thuật đã chảy âm ỉ trong Leonardo DiCaprio, cùng anh trưởng thành và chạm đến những thành tựu vượt bậc trong tương lai.

Vì sao Leonardo DiCaprio được gọi là Cỗ máy in tiền của Hollywood? - Ảnh 1.

Leonardo DiCaprio - bên trái.

Hành trình lao động nghệ thuật

Sao nam bắt đầu tham gia các quảng cáo truyền hình và có cơ hội trong sêri Romper Room (1980). Dù hoạt động từ sớm nhưng phải đến cuối thập niên 1980, mỹ nam 7X mới chính thức bước chân vào thế giới phim ảnh. Nhận ra tiềm năng diễn xuất của nghệ sĩ tân binh này, Robert De Niro đã chọn cậu đóng chung trong phim điện ảnh This Boy's Life và được đón nhận tích cực.

Vì sao Leonardo DiCaprio được gọi là Cỗ máy in tiền của Hollywood? - Ảnh 2.

Trong suốt sự nghiệp, nam diễn viên 48 tuổi nhận được hơn 250 đề cử giải thưởng lớn nhỏ và hơn trăm lần giành chiến thắng (ảnh AFP).

Tên tuổi của Leonardo DiCaprio bắt đầu đi lên đỉnh cao khi anh đóng nam chính bộ phim Romeo + Juliet (1996). Gương mặt không góc chết với đôi mắt biết nói, khuôn cằm nhỏ nhắn, góc cạnh cùng hình tượng chàng Romeo si tình, lãng mạn và ngọt ngào khiến anh trở thành “hoàng tử” trong mơ của bao thiếu nữ.

Chỉ một năm sau đó, sao nam 7X đã có màn "lột xác" ngoạn mục với hình tượng phong trần, lãng tử trong siêu phẩm Titanic do James Cameron đạo diễn. Câu chuyện tình buồn của Jack và Rose đã lay động hàng triệu khán giả toàn cầu và đưa cặp sao chính vụt sáng thành sao hạng A.

Hơn 30 năm cống hiến cho nghệ thuật, Leonardo DiCaprio chiêu đãi khán giả hàng loạt tác phẩm chất lượng: Catch Me If You Can, Gangs of New York (Băng đảng New York), The Aviator (Phi công tỉ phú), The Departed (Điệp vụ Boston), Blood Diamond (Kim cương máu), Inception (Kẻ đánh cắp giấc mơ), The Great Gatsby (Đại gia Gatsby), The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall), Once Upon a Time in Hollywood (Chuyện ngày xửa ngày xưa ở Hollywood)… và mới đây nhất là Don’t Look Up.

Tài sản hiện có bao nhiêu?

Theo Celebrity Networth, Leonardo DiCaprio đang nắm giữ khối tài sản ước tính 260 triệu USD, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công ty kinh doanh và loạt bất động sản trải dài khắp nước Mỹ. Với khối tài sản được thống kê và nguồn thu nhập thụ động tăng lên mỗi ngày, tài tử Titanic thoải mái sống xa hoa mà không cần phải suy nghĩ.

Năm 1998, khi mới 24 tuổi, DiCaprio chi 1,6 triệu USD cho ngôi nhà đầu tiên trên bờ biển Malibu. Đến năm 2015, anh muốn bán nó với giá 11 triệu USD nhưng cuối cùng quyết định cho thuê, phí thuê mỗi tháng là 25.000- 50.000 USD.

Tại khu vực này, ngôi sao sở hữu 2 căn biệt thự khác nữa, trong đó có một căn được mua 23 triệu USD vào năm 2016. "Còn 3 cơ ngơi khác ở Los Angeles, 2 ngôi nhà tại Hollywood Hills và một dinh thự tại Silver Lake", nguồn tin tiết lộ.

Quanh khu vực New York đắc địa, DiCaprio tậu 2 căn hộ lộng lẫy. Ngoài ra, tài tử trích 5,3 triệu USD mua lại dinh thự của cố ca sĩ Dinah Shore tại thành phố Palm Springs, bang California.

Chưa dừng lại ở đó, anh làm chủ cả một hòn đảo mà anh đã mua từ năm 2005, với giá 1,75 triệu USD. Không gian được tiết lộ rộng 104 mẫu Anh, và tọa lạc tại Belize (thuộc vùng biển Caribe).

"Năm 2016, Leo tuyên bố biến nơi này thành khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường có tên Blackadore Caye (cũng là tên của hòn đảo). Blackadore Caye có 36 nhà gỗ và 36 ngôi nhà kiểu hiện đại được bán cho các chủ sở hữu. Sẽ mất khoảng 5-15 triệu USD nếu muốn có một căn trên hòn đảo này", Celebrity Networth phân tích.

"Cỗ máy in tiền'' của Hollywood

Ở Hollywood, DiCaprio được ví như ''cỗ máy in tiền''. Nhiều năm liền, DiCaprio góp mặt trong danh sách những sao nam giàu có. Riêng năm 2011, anh đánh bại Johnny Depp để trở thành tài tử kiếm tiền giỏi nhất năm với 77 triệu USD (tính trong vòng 1 năm, thu nhập chưa khấu trừ thuế).

Vì sao Leonardo DiCaprio được gọi là Cỗ máy in tiền của Hollywood? - Ảnh 3.

DiCaprio được ví như ''cỗ máy in tiền''

Theo Celebritynetworth, khoản tiền lương ban đầu lớn nhất của Leo là 1 triệu USD đến từ bộ phim The Basketball Diaries 1995. Với bom tấn Titanic, anh đã đút túi 20 triệu USD.

Nam diễn viên này kiếm được 10 triệu USD từ Gang's of New York. Sau đó, anh anh thu về 20 triệu USD cho Catch Me If You Can, The Aviator, The Departed và Blood Diamond.

Đối với bộ phim Inception năm 2010, sau khi thương lượng về phần trăm lợi nhuận đã cho phép anh kiếm được 60 triệu USD. Từ năm 1995 đến năm 2020, Leonardo thu về ít nhất 300 triệu USD tiền lương và tiền thưởng phòng vé. Cả anh và Brad Pitt đều được trả lương tới 10 triệu USD/tác phẩm để xuất hiện cùng nhau trong bộ phim Charles Manson năm 2019 của Quentin Tarantino, Once Upon A Time In Hollywood.D.

Năm 2020 - thời điểm mà dịch bệnh lan rộng toàn cầu cũng không ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của Leo. Đây chính là cơ hội lớn của anh khi thị trường trực tuyến đang lên ngôi. Dòng tiền của Leonardo còn đến từ cát-xê hợp đồng thương mại, đóng quảng cáo ở trong và ngoài nước. Một công ty thẻ tín dụng Nhật Bản được cho đã trả cho anh 5 triệu USD để xuất hiện trong một quảng cáo.

Với hai tác phẩm gần nhất Once Upon A Time In Hollywood và Don't Look Up, nam chính xuất sắc của Oscar 2016 lần lượt nhận 10 triệu USD và 30 triệu USD.

Hơn 30 năm làm nghệ thuật, Leonardo DiCaprio tự tạo nên 'thương hiệu' riêng ở Hollywood.

>

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS

 

Sử dụng đồ họa Gothic bắt mắt cùng cốt truyện và lối chơi nhiều đột phá mới mẻ, không lạ khi Idle Wonderland công phá các bảng xếp hạng ngay ngày đầu ra mắt.

Được phát triển và sản xuất bởi Tapplus, tựa game nhập vai cổ tích đảo ngược hắc ám RPG: Idle Wonderland do Gzone phát hành đã chính thức ra mắt trên Google và iOS store Việt Nam vào ngày hôm qua.

Và chỉ trong vòng 24h đồng hồ, Idle Wonderland đã đạt được hạng 1 trên bảng xếp hạng Game phổ biến trên App Store và Google Play. Đây là kết quả không khó dự đoán bởi từ trước khi ra mắt chính thức, tựa game này đã để lại nhiều dấu ấn của riêng mình khiến cộng đồng tò mò và háo hức mong đợi được tận tay trải nghiệm game.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 1.

Không làm game thủ thất vọng, trong ngày đầu ra mắt, Idle Wonderland đã thể hiện tốt những điểm mạnh của mình. Từ các hoạt động trong game cho đến các sự kiện ngoài đời đều được cộng đồng game thủ dành nhiều lời khen “có cánh”.

Chạm tay vào game, người chơi có thể nhận ra ngay lối chơi nhập vai thẻ tướng đánh theo lượt đặc trưng đi kèm các yếu tố nhàn rỗi, dễ dàng chơi được bằng 1 tay với phong cách màn hình dọc đang rất được ưa chuộng.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 2.

Trong hành trình khám phá thế giới cổ tích hắc ám, người chơi sẽ xây dựng một đội hình tối đa 5 nhân vật. Các nhân vật được phân thành các thuộc tính Nước, Lửa, Gió, Bóng tối và Ánh sáng với quy luật tương sinh tương khắc.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 3.

Một điểm rất được lòng game thủ chính là Idle Wonderland tặng kim cương, tướng xịn ngay từ giai đoạn đầu. Game thủ còn đánh giá đây là tựa game có tính năng quay thưởng “nhân hậu” nhất trong tất cả các game khi tỉ lệ quay được tướng hiếm khá cao.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 4.

Nhờ vậy quá trình tăng cấp của game thủ cũng diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo có đủ thời gian tìm hiểu các tính năng cơ bản và sớm mở khóa được nhiều hoạt động hấp dẫn, giảm bớt cảm giác nhàm chán.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 5.

Nhiều game thủ chia sẻ rằng đây là tựa game “kỳ lạ” nhất mà họ từng chơi, không chỉ ở cốt truyện cổ tích đảo ngược, mà lối chơi vốn dĩ rảnh tay, không cần phải chăm chăm nhìn vào màn hình, nhưng lại khiến họ không nỡ rời tay.

Các nhân vật Bạch Tuyết hắc hóa hay Cô Bé Quàng Khăn Đỏ bị quỷ ám cứ tưởng sẽ khiến họ cảm thấy “phản cảm” vì đi ngược tuổi thơ. Nhưng kỳ lạ thay, họ dường như có cảm giác yêu quý các nhân vật đó hơn, thậm chí không tiếc tìm mọi cách để đem nhân vật đó về đội hình của mình.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 6.

Mọi thứ trong game cứ dần dần phát triển và khiến người chơi ngày một chìm đắm vào những câu chuyện cổ tích đảo ngược đó. Bất cứ màn chiến đấu hay thử thách mạo hiểm nào đều kích thích bản năng chinh phục nơi mỗi người chơi. Đặc biệt là các đấu trường cạnh tranh trực tiếp với những người chơi khác sẽ khiến bạn không ngừng tập trung bồi dưỡng đội hình để kiếm về càng nhiều phần thưởng và vinh dự, đồng thời đạt đến những vị thứ cao với các anh hùng mình yêu thích.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 7.

Theo như thống kê, các máy chủ của Idle Wonderland thu hút hàng ngàn người chơi: hơn 100.000 người đã tải game sau khi mở máy chủ chính thức vào ngày lên sóng giúp tựa game nhận được độ phổ biến cao nhất

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 8.

Không chỉ trong game, các hoạt động ngoài game cũng rất nhộp nhịp và đông vui. Cộng đồng không ngừng bàn luận sôi nổi đủ mọi đề tài liên quan đến game trong hội nhóm. Trên các kênh thông tin chính thức, người chơi cũng liên tục được tham gia các sự kiện chào mừng game ra mắt, được tương tác và đóng góp ý kiến bất cứ lúc nào trong suốt quá trình chơi game.

Idle Wonderland - Game nhập vai bối cảnh cổ tích đạt hạng 1 về mức độ phổ biến trên Android và iOS - Ảnh 9.

Với những gì đang làm, Idle Wonderland hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc phong phú, ngày càng đột phá hơn nữa trong thời gian sắp tới để gắn bó lâu dài với cộng đồng game thủ.

Link tải: https://bit.ly/3TgFxH9

Fanpage: https://www.facebook.com/IdleWo

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn