Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này

 

Là món ăn quen thuộc tại nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Á, hóa ra mì tôm ăn liền lại ẩn chứa vô vàn sự thật đáng kinh ngạc.

Mì ăn liền là một mặt hàng phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước châu Á. Với lợi thể giá rẻ, tiện lợi và có hương vị thơm ngon khó cưỡng, mì tôm đặc biệt được người trẻ ưa thích.

Cùng sự phát triển của xã hội, giờ đây, các loại mì đã trở nên vô cùng đa dạng từ hình thức, hương vị. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc khởi đầu của món ăn huyền thoại này là như thế nào chưa? Nó từ đâu đến? Nó ẩn chứa những gì? Để hiểu thêm về món ăn rất đỗi quen thuộc này, hãy khám phá 5 sự thật dưới đây về món ăn này nhé, đảm bảo chưa chắc bạn đã biết hết đâu nha!

 Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này - Ảnh 1.

1. "Cha đẻ" của mì tôm ăn liền?

Vào khoảng thời gian nước Nhật còn gặp nhiều khó khăn, người đàn ông tên Momofuku Ando đã nảy lên ý tưởng sản xuất mì ăn liền khi ông nhìn thấy một hàng người xếp hàng dài kiên nhẫn chờ đợi một tô mì ramen.

Do vậy, ông muốn tạo ra một sản phẩm ngon, rẻ và dễ chế biến trong thời gian ngắn. Vào năm 1958, ông lần đầu tiên giới thiệu món mì tôm và sau đó là mì cốc vào năm 1971.

 Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này - Ảnh 2.
 
 Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này - Ảnh 3.

Momofuku Ando (trái) và gói mì ăn liền được sản xuất vào năm 1958 (phải)

2. Mì tôm từng được coi là một món ăn xa xỉ

Trước khi trở nên phổ biến với giá thành rẻ như hiện tại, mì tôm đã từng được coi là một "xa xỉ phẩm". Nguyên nhân là do khi mới được ra mắt nó có giá khoảng 35 yên, đắt hơn 6 lần so với giá thành của mì udon tươi mua từ những cửa hàng tạp hoá thời bấy giờ.

 Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này - Ảnh 4.

Mì ăn liền từng đắt hơn cả mì tươi

3. Người Nhật Bản cho rằng mì là một trong những phát minh vĩ đại nhất

Mặc dù nổi tiếng bởi những phát minh công nghệ hiện đại bậc nhất nhưng mì ăn liền vẫn được người Nhật mệnh danh là phát minh xuất sắc nhất của thế kỷ 20. Xếp sau mì một bậc, chính là dịch vụ hát karaoke vô cùng phổ biến thời nay.

Cho đến thời điểm hiện tại, vị trí của mì ăn liền vẫn khó có thể thay thế

4. Mì ăn liền là loại mì đầu tiên được ăn ngoài vũ trụ

Được phát minh bởi Momofuku Ando vào năm 2005, "Space Ram" là một loại mì được đóng gói chân không với sợi mì có kết cấu nhỏ hơn và nước dùng đặc hơn. Thức ăn không gian này được phát minh cho chuyến du hành của phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi trong tàu con thoi Discovery.

 Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này - Ảnh 5.

Phi hành gia Soichi Noguchi thưởng thức mì ăn liền sau khi bay vào không gian

 Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này - Ảnh 6.

Mì ăn liền đa dạng các vị được đóng gói đặc biệt dành cho các phi hành gia ngoài vũ trụ

5. Chiều dài sợi mì bên trong một gói mì ăn liền là 51 mét


Được thiết kế sao cho nằm gọn gàng trong bao bì với những vắt mì được nén lại với hình dáng uốn lượn, thật khó có thể tin rằng sợi mì gói lại có chiều dài lên tới 51 mét nếu duỗi sợi mì theo đường thẳng. Đây cũng là chiều dài tương đương với hai sân bóng rổ tiêu chuẩn. Thật là bất ngờ phải không!

Hoá ra sợi mì lại có chiều dài khủng đến thế

Nguồn: Spoon University

>

Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại

 

Ít ai biết rằng ngôi làng cổ nên thơ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là nơi tác giả Fujiko F. Fujio sáng tác ra những cuốn Doraemon đầu tiên.

Chú mèo máy đáng yêu Doraemon từ lâu đã không chỉ là một nhân vật truyện tranh mà còn là người bạn thân của biết bao thế hệ, ngay cả khi nó đã kết thúc vào năm 1996 sau sự ra đi đột ngột của họa sĩ Fujiko F. Fujio. Qua bao năm tháng, "mèo ú" đã trở thành huyền thoại và là một biểu tượng của nền văn hóa Nhật Bản.

Đọc truyện bao nhiêu năm từ hồi thơ ấu, liệu bạn đã bao giờ từng thắc mắc quê hương của Doraemon ở đâu? Thông tin này chưa bao giờ được nhắc đến nhưng vẫn có một nơi ở xứ Phù Tang mà mọi người coi là "quê hương của Doraemon", đó không phải là Tokyo hoa lệ mà là một ngôi làng nhỏ nằm ở tỉnh Gifu có tên Shirakawa-go. Lý do là vì chính tại ngôi làng cổ bình yên, xinh đẹp này, Fujiko F. Fujio đã lên ý tưởng và viết nên những tập truyện Doraemon đầu tiên.

 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 1.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 2.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 3.

Shirakawa-go có nghĩa là "bạch xuyên hương", nghĩa là "làng của con sông trắng", là một trong những ngôi làng lâu đời nhất tại Nhật Bản. Nằm ở giữa thung lũng, vào mùa đông, những căn nhà nông trại ở đây phủ đầy tuyết và tạo nên cảnh đẹp như cổ tích. Hiện tại, làng vẫn bảo tồn được hơn 100 ngôi nhà có kiểu kiến trúc Gasshō-zukuri truyền thống với đặc trưng là mái nhà được thiết kế để tuyết dễ dàng rơi xuống, phủ trắng toàn bộ.

Mang nhiều giá trị lịch sử lẫn cảnh quan, vào năm 1995, quê hương của mèo máy Doraemon đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 4.

Shirakawa-go như ngôi làng của những giấc mơ

 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 5.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 6.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 7.

Họa sĩ Fujiko F. Fujio đã tạo nên tuổi thơ của hàng triệu người trong một căn nhà ấm cúng như thế này

Thế nhưng Shirakawa-go không chỉ đẹp choáng ngợp vào mùa đông lạnh. Sang xuân và hè, nơi đây lại mang một cảnh sắc tươi sáng, ngập trong sắc xanh ngát của cỏ cây, hoa lá. Đến mùa thu, không gian trở nên thơ mộng khi lá cây bắt đầu chuyển sang màu đỏ. Không có gì ngạc nhiên khi Shirakawa-go lại trở thành một trong những điểm hút khách du lịch nhất Nhật Bản suốt bao năm qua.

 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 8.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 9.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 10.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 11.
 Ghé thăm ngôi làng cổ tích đẹp như trong mơ của Nhật Bản, quê hương của mèo máy Doraemon huyền thoại - Ảnh 12.

Làng cổ Shirakawa-go 4 mùa đều có nét xinh đẹp riêng

Nguồn: Kyuhoshi

>

Nữ hoàng cướp biển khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc

 

Xuất thân là gái nhà thổ, Zheng Yi Sao đã thay người chồng quá cố tiếp quản 6 hạm đội với 400 tàu và gần 50 nghìn người. Dưới sự chỉ huy của bà, nhóm cướp biển đã trở thành cơn ác mộng trên vùng biển Trung Quốc.

Vợ của cướp biển

Zheng Yi Sao tên thật là Shi Yang, sinh năm 1775, trong một gia đình nghèo tại cảng Phong Thành, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 16 tuổi, bà theo chân nhiều người phụ nữ trong làng hành nghề mại dâm trên một con tàu cũ cải tạo thành nhà thổ.

Năm 1802, Shi Yang kết hôn với Zheng Yi – một trong những thủ lĩnh cướp biển đáng gờm nhất lúc bấy giờ. Một năm sau, anh trai của Zheng Yi qua đời, ông liền tiếp quản hạm đội do anh trai quản lý và sáp nhập vào đội tàu của mình. Khi đó, ông Zheng chỉ huy lực lượng gồm 6 hạm đội, mỗi hạm đội có 80 – 100 tàu.

Để phân biệt, Zheng Yi đặt tên cho đội tàu của mình cũng là soái hạm chỉ huy là Hạm đội Cờ đen. 5 đội tàu còn lại lần lượt là Hạm đội Cờ đỏ, Hạm đội Cờ vàng, Hạm đội Cờ xanh, Hạm đội Cờ trắng... Mỗi hạm đội chọn ra một vị chỉ huy hoạt động trong khu vực được phân công trên vùng biển Trung Quốc.

Nữ hoàng cướp biển khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 1.

Ước tính, Zheng Yi quản lý hơn 40 nghìn người. Quyền lực của ông ở biển ngang với một quan chức trong bộ máy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ

Là một tên cướp biển quyết đoán, có tài lãnh đạo, sở dĩ Zheng Yi chấp nhận kết hôn với Shi Yang bởi bà nổi tiếng là người thông minh, khôn ngoan. Khi còn là gái mại dâm, Shi Yang đã học lỏm các bí quyết, thủ đoạn kinh doanh của khách hàng và mở rộng quan hệ từ doanh nhân đến quan chức địa phương. Zheng Yi hi vọng Shi Yang có thể cộng tác với mình và bành trướng quyền lực.

Không ngoài sự kỳ vọng của Zheng Yi, Shi Yang đã cùng chồng tham gia các cuộc tranh giành ngoài biển khơi và nhanh chóng nổi tiếng là một nữ tướng liều lĩnh, can đảm. Mục tiêu của họ là những con tàu thương buôn mang theo hàng hoá đắt tiền như vàng, bạc, lụa, gia vị, đồ sứ Trung Quốc, trà và bông. Những vật phẩm này sau đó được bán cho các thương gia trên đất liền.

Trong trường hợp tấn công tàu nước ngoài, họ sẽ bắt giữ các thuỷ thủ đoàn và đòi tiền chuộc. Các thị trấn, thôn bản ven biển cũng bị tấn công hoặc bị cướp và bị ép phải cống nạp đồ vật quý hiếm hoặc tiền bạc để các cướp biển “bảo kê”.

Nhận thấy sự ô hợp của đám cướp biển, Shi đặt ra 6 điều kỷ luật: “Bất cứ ai không tuân lệnh cấp trên sẽ bị xử tử ngay lập tức. Ăn cắp tài sản chung hoặc ăn cắp của những người dân ủng hộ hạm đội cũng bị xử tử. Không được phép giấu giếm vàng bạc cướp được mà phải nộp cho chỉ huy. 20% chiến lợi phẩm sẽ được thưởng riêng cho người tìm thấy, số còn lại cất vào công quỹ...”.

Tháng 11/1807, chiếc soái hạm của Hạm đội Cờ đen đi vào vùng nguy hiểm của bão. Zheng Yi, lúc đó đứng trên boong tàu, bị gió quật ngã và qua đời vì chấn thương sọ não. Sau cái chết của Zheng Yi, Shi Yao cần sự trung thành của các thành viên hơn tất thảy. Dù có năng lực và kinh nghiệm, vị trí của Shi Yao rất dễ bị lung lay.

Shi Yao đã lôi kéo sự hậu thuẫn của Zheng Baoyang, cháu ruột của Zheng Yi và Zheng Anbang, con ruột của Zheng Qi để lên nắm quyền chỉ huy soái hạm. Sau đó, Shi Yao thuyết phục Guo Podai, chỉ huy Hạm đội Cờ trắng và Zhang Bao, chỉ huy Hạm đội Cờ đỏ ủng hộ mình vì đây là hai lực lượng mạnh nhất trong đội quân cướp biển của Zheng Yi. Sau khi lên nắm quyền, Shi Yao đổi tên thành Zheng Yi Sao, có nghĩa là “vợ của Zheng Yi”.

Nữ hoàng cướp biển khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 2.

Zheng Yi Sao dẫn đầu Hạm đội Cờ đen.

Thâu tóm quyền lực

Kể từ đó, để bảo toàn địa vị của mình, Zheng Yi Sao đã xây dựng một bộ quy tắc nghiêm ngặt trong hạm đội, đặt yêu cầu về lòng trung thành lên hàng đầu. Tên cướp nào không tuân theo mệnh lệnh của cấp trên có thể bị chặt đầu ngay lập tức.

Hành vi xâm hại tình dục các tù nhân nữ cũng được coi là một tội danh. Cướp biển được phép lấy vợ là người bị bắt giữ nhưng phải duy trì hôn nhân một vợ một chồng. Ai ngoại tình sẽ bị giết chết.

Tuy nhiên, dưới sự quản lý của Zheng Yi Sao, cướp biển được nhận 20% chiến lợi phẩm từ các cuộc tranh cướp. 80% còn lại nộp vào quỹ chung, được phân bổ cho toàn hạm đội. Dần dần băng đảng của Yi Sao còn can thiệp vào việc giao thương muối giữa nhà Thanh và các nước và tiếp quản việc buôn bán muối ở phía Nam Trung Quốc.

Chỉ trong một năm, băng đảng đã tiêu diệt gần một nửa số đoàn cướp biển trên vùng biển Trung Quốc, thậm chí còn đe dọa an toàn của các tàu đến từ Mỹ, Bồ Đào Nha, Xiêm (nay là Thái Lan). Hệ quả là các tàu buôn nước ngoài không dám đi vào các cảng Trung Quốc nếu không có Hạm đội Quảng Đông hộ tống.

Về sau, Hạm đội Quảng Đông phải trang bị đại bác mua từ phương Tây, nạp đạn ở phía sau và bắn bằng cách kích hoạt kim hỏa thay vì phải nhồi thuốc súng, gây chậm trễ trong quá trình giao tranh. Như vậy mới có thể cản đà phát triển của Zheng Yi Sao, thậm chí kiềm hãm sự phát triển của hạm đội cướp biển.

Tháng 9/1808, Zheng Yi Sao chính thức hợp tác với Zhang Bao, chỉ huy Hạm đội Cờ đỏ để phục kích Hạm đội Quảng Đông do Đô đốc Lin Guoliang chỉ huy với 135 chiến hạm. Địa điểm phục kích nằm ở vùng biển đảo Mã Châu, phía Đông quận Bảo An (là thành phố Thâm Quyến ngày nay).

Kế hoạch của Yi Sao là đưa một vài tàu của Hạm đội Cờ đen sau khi đã chất đầy đá, di chuyển rất chậm như thể đang chở chiến lợi phẩm cướp được, còn toàn bộ 2 hạm đội Cờ đỏ, Cờ đen ẩn sau những quả đồi ở đảo Mã Châu. Trúng bẫy của Yi Sao, Lin Quoliang đưa 20 tàu của mình ra chiến đấu với ý định bắt sống hạm đội của kẻ thù.

Khi thấy tàu của Lin Guoliang hình thành thế bao vây gọng kìm, Shi và Zhang Bao ra lệnh xuất kích. Gần 800 tàu của Cờ đỏ, Cờ đen chạy thành vòng tròn, thi nhau nã đạn vào Hạm đội Quảng Đông. Kết quả 7 tàu của Lin Guoliang bị đánh chìm, số còn lại phải đầu hàng. Phía Yi Sao mất 18 tàu nhưng bù lại, họ thu được 40 khẩu đại bác đời mới.

Thừa thắng xông lên, Yi Sao và Zhang Bao tiêu diệt thêm 27 tàu thuộc Hạm đội Quảng Đông do Lin Fa chỉ huy. Chỉ trong vòng 2 tháng, Hạm đội Quảng Đông đã thiệt hại hơn một nửa lực lượng, để lại lỗ hổng cho Yi Sao tiến vào sông Châu Giang, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

Nếu Yi Sao chiếm được cửa sông này, quân đội Quảng Châu sẽ bị chặn đứng đường thuỷ. Do đó, Tư lệnh Hạm đội Quảng Đông, Sun Quanmou, quyết định huy động 90 tàu chiến để tấn công Yi Sao.

Nữ hoàng cướp biển khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 3.

Quân của Yi Sao bỏ trốn sau khi bị quân đội Bồ Đào Nha tấn công.

Cầu viện phương Tây

Tháng 1/1809, Hạm đội Quảng Đông tấn công Hạm đội Cờ trắng và giết chết chỉ huy Liang Bao trên vùng biển Chu Hải. Cái chết của Liang khiến Yi Sao vô cùng tức giận nên chưa đầy một tháng sau, bà trở lại trả thù. Các hạm đội của Yi Sao chia làm ba ngả lần lượt tấn công vào Đông Quản, Thuận Đức và Xinhui. Trong suốt 6 tuần, 3 hạm đội cướp biển đã giết khoảng 12.000 dân thường sống dọc theo sông Châu Giang, đốt cháy, cướp phá nhiều thị trấn.

Số tàu còn lại của Hạm đội Quảng Đông cũng bị đánh tan, buộc Sun Quanmou phải cầu cứu hải quân phương Tây. Tháng 10/1809, Đô đốc Antonio Botelho Homen, chỉ huy Hạm đội Bồ Đào Nha đến viện trợ hải quân Trung Quốc.

Khinh thường lũ cướp biển, Đô đốc Antonio chỉ cử 50 tàu gỗ chạy bằng buồm, trang bị vũ khí nhẹ đến Quảng Đông nên bị hạm đội của Shi bắn cháy 21 chiếc, bắt sống 18 chiếc.

Đến tháng 9/1809, Hải quân Anh Quốc cử một hạm đội 60 tàu đến hỗ trợ Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Nhóm đồng minh lợi dụng gió thổi ngược nên chất đầy nhựa thông lên 43 tàu, châm lửa và chỉnh bánh lái để số tàu này lao thẳng về phía hạm đội của Yi Sao trong khi 6 tàu bọc thép của Bồ Đào Nha chờ sẵn để tấn công. Trong cảnh hỗn loạn, lửa khói mịt mù, Shi và Zhang Bao dẫn đội tàu của mình mở đường máu. Lúc ra được Biển Đông, Shi mất 18 tàu và 400 tên cướp.

Từ đó, hạm đội của Yi Sao chỉ còn cách chạy trốn và bị chặn đứng đường làm ăn. Hơn 20 nghìn hải tặc lâm vào cảnh đói ăn, thậm chí cả nước uống. Đến ngày 3/1/1810, Guo Podai, chỉ huy Hạm đội Cờ trắng đầu hàng quân đội Quảng Đông và được phong hàm trung uý, giữ nguyên vai trò chỉ huy Hạm đội Cờ trắng. Kể từ đó, Hạm đội Cờ trắng chuyển sang tấn công Hạm đội Cờ đỏ của Zhang Bao để lập công.

Bị dồn vào chân tường, Yi Sao ra đầu hàng chính quyền Quảng Đông với yêu cầu được giữ lại 5 nghìn tên cướp và 80 tàu để kinh doanh muối và nuôi thuỷ thủ nhưng bị chính quyền địa phương từ chối. Ngày 17/4, Yi Sao đích thân dẫn một nhóm gồm 17 phụ nữ và trẻ em đến Quảng Châu.

Sau nhiều giờ đàm phán, chính quyền tỉnh đồng ý cho phép Si Yao kinh doanh muối nhưng chỉ được phép sở hữu 10 tàu không vũ trang, mỗi tàu không quá 40 thuỷ thủ. 3 ngày sau, Shi cùng Zhang Bao và 17.318 tên cướp biển, 226 tàu, 1.315 khẩu đại pháo và 9.798 súng trường làm lễ hạ vũ khí ở Quảng Châu.

Trở về làm dân thường, Yi Sao kết hôn với Zhang Bao rồi chuyển đến sống ở tỉnh Phúc Kiến. Hai người có một con trai, đặt tên là Zhang Yulin. Sau khi Zhang Bao qua đời khi mới 36 tuổi, Yi Sao dẫn con quay lại Quảng Đông và mở sòng bài xa hoa, tráng lệ.

Trong lịch sử hàng hải quốc tế, Zheng Yi Sao được mệnh danh là “nữ hoàng cướp biển vĩ đại nhất lịch sử”. Tên gọi này không chỉ xuất phát từ việc bà là một nữ cướp biển mà Zheng Yi Sao đã nắm trong tay quyền chỉ huy gần 50 nghìn người và 400 tàu cướp biển. Bà đã truyền cảm hứng cho việc xây dựng hình tượng nữ cướp biển trong loạt phim điện ảnh “Cướp biển vùng Caribe” nổi tiếng toàn cầu.

>

Đây là bài hát khiến nhiều máy tính thế hệ cũ bị hỏng

 

Hiện tượng kỳ lạ ở đây là việc chiếc máy tính yêu quý của bạn sẽ đột nhiên xảy ra hư hỏng nếu vô tình bật phải bài hát ra mắt từ năm 1980 này.

Cụ thể, một vài chiếc máy tính cũ chạy Windows XP sẽ gặp hư hỏng nghiêm trọng liên quan đến ổ cứng nếu người dùng bật MV ca nhạc của “Rhythm Nation” của nữ minh tinh Janet Jackson.

Đây là bài hát khiến nhiều máy tính thế hệ cũ bị hỏng - Ảnh 1.

Ông Raymond Chen, kỹ sư phần mềm kỳ cựu của Microsoft cho biết một công ty sản xuất máy tính đã phát hiện vài sản phẩm của họ đã hỏng nặng khi đang phát bài hát này. Sự hỏng hóc kỳ lạ còn lan sang những thiết bị gần đó. Tuy nhiên, hiện tượng hi hữu này không chỉ xuất hiện trên máy tính công ty kể trên.

Theo ông Chen, nguyên nhân của hiện tượng này khả năng cao đến từ một đoạn âm thanh trong bài hát và nó có khả năng cộng hưởng với các ổ cứng HDD có tốc độ quay 5400 vòng/phút trên laptop. Điều này đồng nghĩa với việc khi người dùng mở nhạc, sóng âm phát ra từ loa máy tính sẽ “phá hủy” ổ cứng, theo đúng nghĩa đen.

Để giải quyết vấn đề, nhà sản xuất giấu tên đã thêm một bộ lọc âm thanh để nhận diện và loại bỏ tần số của sóng âm cộng hưởng kể trên ra khỏi MV “Rhythm Nation”. Ngoài ra nếu không muốn máy tính của mình gặp trục trặc người dùng chỉ cần bật những bài hát khác, không chứa thanh âm có tần số tương tự.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, hiện vẫn chưa xác định rõ lỗi này có gây ảnh hưởng trên diện rộng hay không vì chưa hề xuất hiện bất kỳ video nào ghi lại cảnh các máy tính bị hỏng khi đang phát bài hát “Rhythm Nation”.

Nhưng người dùng cũng không nên quá lo lắng vì hiện tại những ổ cứng HDD với tốc độ quay thấp đã không còn quá phổ biến trên thị trường hoặc bị thay thế bằng các ổ SSD tiên tiến và bền bỉ hơn. Tuy nhiên trường hợp hi hữu kể trên đã cho thấy các hiện tượng vật lý cũng có thể ảnh hưởng quan trọng đến các thiết bị điện tử tinh vi, thậm chí làm chúng hư hỏng hoàn toàn.

>

Gay cấn vụ tranh chấp bản quyền nhân vật hoạt hình “make in Vietnam” Wolfoo và Peppa Pig của Anh

 

Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig đến hồi kịch tính, chủ sở hữu của Wolfoo là Sconnect cùng lúc khởi kiện Entertainment One ra Toà án Moscow (Nga) và TAND TP Hà Nội.

Gay cấn vụ tranh chấp bản quyền nhân vật hoạt hình “make in Vietnam” Wolfoo và Peppa Pig của Anh - Ảnh 1.

Hoạt động thu âm cho các tập phim Wolfoo được thực hiện tại studio của Sconnect.

Theo thông tin của VietTimes, diễn biến mới nhất liên quan đến vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa hai bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo (chú sói) và Peppa Pig (cô lợn), ngày 19/8/2022, Công ty Sconnect Việt Nam (Sconnect) đã nộp đơn khởi kiện hai doanh nghiệp có trụ sở tại London (Anh) là Entertainment One UK Limited và Astley Baker Davies Limited (gọi tắt chung là EO) ra TAND TP Hà Nội. EO là chủ thể sở hữu nhân vật hoạt hình Peppa Pig, còn Sconnect là chủ sở hữu nhân vật hoạt hình Wolfoo.

Entertainment One bị tố sử dụng trái phép nhãn hiệu Wolfoo

Trong đơn khởi kiện và các tài liệu gửi tới TAND TP Hà Nội, Sconnect tố cáo EO sử dụng trái phép nhãn hiệu Wolfoo trong các video Peppa Pig - vi vi phạm điểm b, khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Sconnect đề nghị Toà xem xét phán quyết buộc EO phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhãn hiệu và đăng công khai xin lỗi Sconnect trên 3 tờ báo quốc tế.

Trước đó, vào cuối tháng 3/2022, Sconnect đã nộp đơn lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam để khiếu nại về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của EO, vi phạm khoản 3, và khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh. Cụ thể, EO đã có hành vi gửi các thông tin không đúng sự thật làm hạ uy tín, danh dự của Sconnect và bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo. Đồng thời, theo Sconnect, EO còn dùng nhiều thủ đoạn gây rối làm gián đoạn và tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Sconnect trên môi trường số, gây thiệt hại đáng kể cho Sconnect về kinh tế. Theo tính toán, hành vi của EO gây thiệt hại cho Sconnect lên tới 300.000 USD.

Gay cấn vụ tranh chấp bản quyền nhân vật hoạt hình “make in Vietnam” Wolfoo và Peppa Pig của Anh - Ảnh 2.

Wolfoo đã có 2.700 tập phim và đạt 30 tỉ lượt xem trên toàn cầu

Đại diện Sconnect cho biết, trong tháng 09/2022 Sconnect tiếp tục nộp đơn khởi kiện EO lên TAND TP Hà Nội về hành vi mạo danh chủ sở hữu phim hoạt hình Wolfoo và sử dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn trái phép quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi của EO đã vi phạm khoản 2, khoản 8, khoản 12 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ.

“Cha đẻ” của Peppa Pig bị thua kiện ở Nga

Theo thông tin từ Sconnect, EO chính là doanh nghiệp đã châm ngòi cho vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Wolfoo và Peppa Pig và phải nhận thất bại thảm hại tại Nga

Cụ thể, ngày 11/1/2022, EO nộp đơn khởi kiện tới tòa án Moscow để cáo buộc bộ nhân vật Wolfoo là sản phẩm làm lại của bộ nhân vật Peppa Pig. Sconnect vi phạm bản quyền tạo tác phẩm phái sinh và đăng tải trái phép lên các trang mạng điện tử.

Trong tiến trình tham gia quá trình tố tụng tại Nga, Sconnect đã đưa ra các chứng cứ và tài liệu hợp pháp chứng minh quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm bộ nhân vật và phim hoạt hình Wolfoo. Bao gồm: Các chứng nhận về quyền sở hữu bộ nhân vật Wolfoo của Sconnect phù hợp với pháp luật quốc tế; các ý kiến đánh giá độc lập của chuyên gia nghệ thuật, văn học của Nga về phim hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig.

Vào tháng 7/2022, các chuyên gia nghệ thuật, văn học Nga đã kết luận rằng: Tài liệu khởi kiện và các ý kiến chuyên gia mà EO cung cấp trước đó cho tòa án là vi phạm Luật chuyên gia của Nga vì các chuyên gia này không đủ năng lực đánh giá; nội dung đánh giá vượt ngoài thẩm quyền của chuyên gia của phía EO. Đồng thời các chuyên gia nghệ thuật, văn học của Nga cũng khẳng định: “bộ nhân vật Wolfoo không phải là làm lại của bộ nhân vật Peppa Pig”.

Dựa trên đánh giá khách quan của các chuyên gia văn học, nghệ thuật Nga, ngày 7/7/2022 phía EO đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Cùng ngày Tòa án Moscow đã ra quyết định chấp nhận đơn rút yêu cầu khởi kiện của EO và quyết định chấm dứt vụ kiện. Tòa án Moscow cũng ra phán quyết: “buộc EO không còn quyền khiếu nại, khiếu kiện về nội dung bộ nhân vật Wolfoo là làm lại bộ nhân vật Peppa Pig”.

Vụ khiếu kiện của EO tại toà án Moscow chính thức khép lại và thất bại thuộc về EO. Sau đó, tháng 8/2022 Sconnect đã khởi kiện ngược lại EO tại tòa án Moscow yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh mà EO gây ra, vụ kiện này đang trong tiến trình giải quyết.

Cũng liên quan đến vụ tranh chấp này, EO còn nộp đơn khởi kiện Sconnect ra Tòa án cấp cao Vương quốc Anh từ tháng 2/2022, song đến nay vẫn chưa được toà án thụ lý. Do EO nộp đơn khởi kiện là chưa thành công, nên đơn khởi kiện tại toà án Anh chưa có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, phía EO vẫn sử dụng để đánh bản quyền các video Wolfoo và phía YouTube vẫn chấp nhận, dẫn đến gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho Sconnect.

Phim hoạt hình “make in Vietnam” cán mốc 30 tỉ lượt xem

Sconnect là doanh nghiệp nội dung số của Việt Nam tham gia sản xuất phim hoạt hình cho trẻ em từ năm 2014. Với số lượng nhân sự gần 1.000 người là các kỹ sư công nghệ, nhà sản xuất phim giàu kinh nghiệm, Sconnect đã ghi tên Việt Nam trên bản đồ phim hoạt hình thế giới. Tại studio của Sconnect, đội ngũ các nhà sáng tạo Việt Nam đã phát triển một loạt bộ nhân vật hoạt hình như: Wolfoo; WOA Fairy Tales; Max’s Puppy Dog; Tiny - Clay Mixer; WOA Luka … Sconnect đang phát triển hệ sinh thái kinh doanh WOA với hơn 10.000 video được sản xuất và hơn 130 triệu người theo dõi trên kênh YouTube và các trang mạng xã hội.

Gay cấn vụ tranh chấp bản quyền nhân vật hoạt hình “make in Vietnam” Wolfoo và Peppa Pig của Anh - Ảnh 3.

Hậu trường cảnh quay Wolfoo Parody được thực hiện tại studio của Sconnect.

Series phim hoạt hình Wolfoo ra mắt từ tháng 6/2018, được chiếu trên YouTube và nhiều nền tảng mạng xã hội, truyền hình, trực tuyến. Đến nay đã có 2.700 tập phim Wolfoo được dịch sang hơn 17 thứ tiếng và trở thành thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu.

Chuỗi phim về chú sói Wolfoo được mệnh danh là “ngôi sao vàng trong làng triệu view”, có tầm ảnh hưởng tích cực tới khán giả nhí trên toàn thế giới. Theo số liệu do trang công nghệ video trực tuyến Tubefilter công bố, hệ thống kênh của Wolfoo đã thu hút hơn 50 triệu lượt theo dõi, có bình quân 2 tỉ lượt xem mỗi tháng và đã cán mốc đạt 30 tỉ lượt xem kể từ khi phát hành; các kênh Wolfoo nhiều lần lọt top 50 kênh YouTube sở hữu nhiều lượt xem nhất; Wolfoo cũng đón nhận 3 nút kim cương và vô số nút vàng, nút bạc của YouTube.

Trao đổi với PV, Luật sư Phạm Văn Anh cho rằng, về quyền sở hữu trí tuệ, hiện tại Wolfoo đã được cấp chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật tại Việt Nam và Mỹ (với 20 nhân vật); chứng nhận bản quyền kịch bản phim và phim hoạt hình tại Việt Nam. Bộ nhãn hiệu Wolfoo đã nộp đơn đăng ký thành công tại Việt Nam, Nga, Mỹ và EU.

Theo điều 14 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) và điều 2, điều 3 Công ước Berne năm 1971 (sửa đổi bổ sung năm 1979) về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật thì giá trị pháp lý của các chứng nhận bản quyền Wolfoo đã được cấp có giá trị toàn cầu và được áp dụng đối với 181 quốc gia là thành viên của Công ước Berne.

Như vậy theo Công ước Berne, bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo và toàn bộ các tập phim hoạt hình Wolfoo của Sconnect đương nhiên được bảo hộ trên 181 quốc gia trong đó có Vương quốc Anh và Mỹ, Nga, Việt Nam (là các quốc gia thành viên của Công ước Berne).

>

Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng

 

Sau hơn 10 năm, sao nhí Trò Chơi Vương Quyền đã vô cùng thành công.

Ra mắt từ năm 2011, Trò Chơi Vương Quyền (Game of Thrones) đã trở thành một trong những loạt phim đình đám, kinh điển nhất của màn ảnh nhỏ Hollywood đương đại. Từ cách xây dựng thế giới, cốt truyện, văn hóa đến diễn xuất, Trò Chơi Vương Quyền đều khiến cả thế giới phải nức nở theo. Đặc biệt trong mùa cuối cùng, hành trình phát triển của nhân vật Arya Stark (do sao nhí Maisie Williams thủ vai) đã khiến ai nấy thán phục, khi cô là người ra đòn kết liễu tên phản diện Dạ Đế.

Vậy sau nhiều năm kể từ khi Trò Chơi Vương Quyền khép lại, Maisie Williams đã thay đổi ngoạn mục thế nào?

Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 1.

Trong Trò Chơi Vương Quyền, Maisie Williams vào vai cô con gái gan dạ nhà Stark, phải rũ bỏ lớp vỏ bọc ngây thơ, nhút nhát để trở thành nữ chiến binh trẻ, lên đường báo thù cho gia đình mình. Diễn xuất của Maisie Williams luôn được khen ngợi khi cô thể hiện tròn trịa vai Arya, sau đó có màn tỏa sáng riêng xứng đáng ở phần cuối.

Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 2.
Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 3.
Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 4.

Maisie Williams trưởng thành cùng vai Arya trong Trò Chơi Vương Quyền

Sau khi gắn bó suốt 8 năm với Trò Chơi Vương Quyền, Maisie Williams đã có cho mình sự nghiệp riêng đầy vững vàng, tự tin bước qua tuổi đôi mươi. Cô tiếp tục góp mặt trong nhiều dự án phim như Doctor Who, iBoy, The New Mutants của Marvel,... song lại không có danh tiếng bùng nổ như trước. Tuy nhiên riêng bộ phim iBoy đã dẫn lối Maisie Williams đến một cơ hội khác.

Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 5.
Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 6.

Những vai về sau của Maisie Williams không thành công như trước

Năm 2016, cô cùng hai đồng nghiệp trong phim iBoy thành lập công ty có tên Daisy Chain Productions chuyên sản xuất phim ngắn tại Anh Quốc. Cho đến nay công ty vẫn đang hoạt động vô cùng thành công, thường xuyên cho ra mắt nhiều sản phẩm phim ngắn chất lượng. Có công ty riêng ở tuổi 19 vẫn chưa đủ đối với sao nhí quả cảm năm nào của Trò Chơi Vương Quyền.

Năm 2018, cô bắt tay thực hiện một app riêng dành cho điện thoại, một trang mạng xã hội tên Maisie nhằm tạo điều kiện cho những ai làm trong ngành nghệ thuật và sáng tạo có thể kết nối, hỗ trợ lẫn nhau.

Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 7.
Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 8.

Ở mảng kinh doanh, Maisie Williams vô cùng thành công

Ở tuổi 25 hiện tại, Maisie Williams là một trong những diễn viên thuộc lứa 97 có sự nghiệp vẻ vang, truyền cảm hứng bậc nhất Hollywood. Không chỉ nổi bật về diễn xuất, kinh doanh mà "Arya Stark" còn ghi dấu ấn độc đáo ở mảng thời trang nhờ phong cách táo bạo, khác xưa hoàn toàn. Ngoài ra cô cũng chăm hoạt động thiện nguyện, là đại sứ của những tổ chức bảo vệ động vật.

Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 9.
Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 10.
Không nhận ra sao nhí một thời của Trò Chơi Vương Quyền, 19 tuổi đã có công ty riêng  - Ảnh 11.

Nhan sắc thay đổi mới lạ của Maisie Williams ở tuổi 25

Nguồn ảnh: Warner Bros

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn