Game thủ phát hiện mẹo giúp Skarner kéo đối phương về tận trụ nhà chính

 

Một mẹo cực hay từ Skarner vừa được các game thủ LMHT phát hiện.

    Trong LMHT cho đến hiện tại luôn tồn tại rất nhiều bug ẩn, và đi kèm đó là không ít những mẹo mà ngay cả chính những game thủ lâu năm cũng có thể chưa biết. Lý do là vì những mẹo hay bug này không phải xuất hiện thường xuyên mà chúng đòi hỏi phải có những điều kiện, yếu tố đặc biệt. Thậm chí, có nhiều bug, trick gắn liền với những vị tướng vốn đã bị "out meta" từ lâu nên lại càng dễ "chìm vào quên lãng".

    Game thủ phát hiện mẹo giúp Skarner kéo đối phương về tận trụ nhà chính - Ảnh 1.

    Các mẹo trong LMHT luôn tồn tại và game thủ sẽ luôn sẵn sàng tận dụng để có lợi thế khi chơi game

    Mới đây, "thánh bug" Vandiril đã phát hiện ra 1 cơ chế giúp Skarner có thể kéo đối thủ về tận nhà chính. Cụ thể, trong một clip mới đây, Vandiril đã cầm Kalista sử dụng R - Định Mệnh Vẫy Gọi lên Skarner đang vận Tốc Biến Ma Thuật. Dĩ nhiên, trong khi Skarner sử dụng Tốc Biến Ma Thuật thì Định Mệnh Vẫy Gọi không có hiệu lực. Nhưng cùng lúc này, Skarner cũng sử dụng R - Giam Cầm lên đối thủ. Và khi Kalista vừa Biến Về tới trụ nhà chính xong, thì Skarner cũng tắt Tốc Biến Ma Thuật. Ngay thời điểm này, Định Mệnh Vẫy Gọi của Kalista có hiệu lực lên Skarner, đồng thời ngay lúc đó, vị tướng kia cũng đang trong lúc bị ảnh hưởng bởi Giam Cầm. Thế là Skarner kéo cả vị tướng đối thủ về luôn trụ nhà chính.

    00:00:52

    Kalista R + Skarner R tạo nên combo cực mạnh

    Đây quả thực là 1 trick khá thú vị trong LMHT mà không nhiều người có thể phát hiện ra. Lý do chủ yếu là vì thứ nhất, Skarner đã out meta từ lâu. Thứ 2, cơ chế thực hiện được trick này khá phức tạp và không phải lúc nào tất cả các game thủ cũng đều có thể tập trung và timing chuẩn chỉnh để thực hiện combo một cách hoàn hảo.

    Game thủ phát hiện mẹo giúp Skarner kéo đối phương về tận trụ nhà chính - Ảnh 3.

    Combo Skarner - Kalista cũng đã được phát hiện từ lâu nhưng kéo về tận nhà chính thì có lẽ đây là lần đầu

    Tuy nhiên, nếu có thể thực hiện được và lên đúng chủ lực của đối thủ, đây sẽ là 1 mẹo "lật kèo" khá hiệu quả. Trong lịch sử LMHT, không nhiều những vị tướng có cơ chế này hay các game thủ có thể chủ động thực hiện cơ chế này, trừ khi mắc lỗi. Gần đây nhất và nổi bật nhất chính là trường hợp của 2T - cựu thành viên của SBTC Esports. Khi anh này kích hoạt lần 2 chiêu Bóng Đen Đoạt Mệnh của Vex, suýt tí nữa anh đã lao thẳng vào bệ đá cổ của Saigon Buffalo.

    00:00:23

    Pha ulti đến tận hồ máu SGB của Vex trong tay 2T

    Còn trong lịch sử Esports nói chung, đây chính là combo của huyền thoại DOTA 2 Dendi khi anh kết hợp với người đồng đội Puppey. Chính combo này của Dendi đã hủy diệt hoàn toàn TongFu của Trung Quốc và khiến Valve phải tức tốc chỉnh sửa ngay sau trận đấu lịch sử này.

    Current Time4:25
    /
    7:39
    Auto

    Combo hủy diệt của 2 huyền thoại Dendi và Puppey

    >

    Top game xem nhiều nhất trên Facebook: Free Fire và Liên Quân không lọt nổi Top 3, bất ngờ 2 cái tên dẫn đầu

     

    Mới đây, bảng thống kê những tựa game được xem nhiều nhất trên nền tảng Facebook Gaming đã khiến nhiều người bất ngờ.

    Facebook Gaming cực kỳ phổ biến ở Đông Nam Á và đó là lý do tại sao Top 10 của nền tảng này khác rất nhiều so với BXH tương tự trên Twitch. Trong tháng 5 vừa qua, Streams Charts đã đưa ra BXH top 10 tựa game được xem nhiều nhất của Facebook Gaming. Phổ biến nhất là  trong tháng 5 là  PUBG Mobile , tích lũy được hơn 38 triệu giờ đã xem trong một tháng. Cần lưu ý rằng tựa game sinh tồn này  đã và đang giữ vị trí dẫn đầu trên Facebook Gaming gần như ổn định như Just Chat trên Twitch.

    Ở vị trí thứ hai về mức độ phổ biến với kết quả 32,2 triệu giờ đã xem là một bất ngờ khác - Mobile Legends. Tựa game này đã trở thành người dẫn đầu Peak Viewers, thu hút hơn 520.000 người vào ngày 20 tháng 5, ngày diễn ra chung kết tổng của SEA Games 31.

    Grand Theft Auto V  lọt vào Top 3 của Facebook Gaming vào tháng 5, đã tích lũy được hơn 22,3 triệu giờ đã xem trong một tháng. Tuy nhiên, kết quả của  Garena Free Fire, vị trí thứ 4, chỉ thấp hơn 1,5% . Điều đáng nói là Free Fire là một trong số những tựa game được xem là “quốc dân” tại Việt Nam nhưng chừng đó không đủ để giúp tựa game này lọt vào Top 3.

    Các danh mục trò chơi khác của Facebook Gaming trong Top 10 vào tháng 5 đạt ít hơn 10 triệu giờ được xem. Điều thú vị là Liên Quân, COD: Warzone, COD: Mobile và Valorant lại tổng cộng ít hơn 22% so với PUBG Mobile và tổng kết quả của những trò chơi này gần như ngang bằng với Mobile Legends.

    Top game xem nhiều nhất trên Facebook: Free Fire và Liên Quân không lọt nổi Top 3, bất ngờ 2 cái tên dẫn đầu - Ảnh 2.

    Vào tháng 5, kênh phổ biến nhất trên nền tảng này là MPL ​​Philippines, kênh này đã tích lũy được hơn 1,7 triệu giờ đã xem trong một tháng. Đáng chú ý là kết quả này đạt được chỉ sau 4 ngày phát sóng. Kênh này đã phát sóng từ ngày 18 đến 20 tháng 5, đưa tin về SEA Games 31 đối với tựa game Mobile Legends: Bang Bang. Điều này cho thấy sức mạnh của Mobile Legends: Bang Bang tại khu vực Đông Nam Á lớn đến thế nào.

    >

    Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là "Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế"

     

    Rất nhiều fan hâm mộ cũng đang chờ ngóng bom tấn có khả năng vượt qua Genshin Impact này.

      Kể từ sau thời kỳ phát triển của những PUBGFortnite, dòng game sinh tồn cũng dường như đã khép lại kỷ nguyên vàng của mình, nhường chỗ cho một thể loại mới mang đầy tính khám phá, hợp xu hướng của người chơi hơn. Đó là các tựa game thế giới mở, thiên về sự trải nghiệm mới mẻ dành cho các game thủ. Có thể kể tới những bom tấn đang được chú ý thời gian gần đây như Elden Ring, Diablo Immortal hay xa hơn một chút là Genshin Impact. Và không lâu nữa, cộng đồng game thủ thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục đón nhận thêm một sản phẩm đình đám nữa, mang tên Wuthering Waves - một tựa game được ví von là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế.

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế - Ảnh 1.

      Genshin Impact đang là tựa game thế giới mở thu hút lượng lớn người chơi

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế - Ảnh 2.

      Còn đây là Wuthering Waves - bom tấn sắp ra mắt hứa hẹn sẽ vượt mặt Genshin Impact

      Cụ thể, vào cuối tháng 5 vừa qua, Kuro Game, một studio từ Trung Quốc đã khiến các fan không khỏi bất ngờ khi hé lộ về một dự án game thế giới mở với cốt truyện phong phú và mức độ tự do cao mang tên Wuthering Waves. Lấy bối cảnh thế giới thời kỳ hậu tận thế, Kuro Game tự tin các game thủ sẽ bị lôi cuốn và không thể tách rời khỏi mạch truyện thu hút mà mình tạo ra. 

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế - Ảnh 3.

      Một số hình ảnh ban đầu về bom tấn Wuthering Waves

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế - Ảnh 4.

      Phân cảnh trong đoạn trailer đang gây sốt cộng đồng mạng

      Trong Wuthering Waves, mọi thứ bắt đầu kể từ thời kỳ Calament một trăm năm trước, khi những sinh vật kỳ lạ chưa từng được biết tới thâm nhập vào thế giới của chúng ta, tạo nên một sự hỗn loạn và hủy diệt và đưa nền văn minh của nhân loại xuống dốc theo thời gian. Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ, còn hiện tại, mọi thứ đang dần khá lên. Đó là về mặt cốt truyện, còn đồ họa của Wuthering Waves cũng là thứ được đánh giá rất cao thông qua đoạn trailer. 

      00:00:53

      Trailer của Wuthering Waves

      Mặc dù mới chỉ nhá hàng một số hình ảnh ban đầu, nhưng có thể thấy rằng phong cách chơi của Wuthering Waves cũng có nhiều nét tương đồng với Genshin Impact khi để người chơi thoải mái tương tác với môi trường xung quanh như: tự do bay nhảy, leo trèo lên các vách núi hay bơi lội.

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế - Ảnh 6.

      Một số cảnh hành động của trò chơi

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế - Ảnh 7.

      Đồ họa của tựa game cũng được đánh giá rất cao

      Hiện tại, vẫn chưa có quá nhiều thông tin về Wuthering Waves khi mà Curo Game vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa ấn định thời gian ra mắt. Tuy nhiên, hiện tại các game thủ đã có thể đăng ký sớm tại đây. Tính tới nay, Wuthering Waves đã có 288.000 game thủ đăng ký trải nghiệm trước đấy.

      Video tóm tắt bài viết:

      00:02:31

      Xuất hiện bom tấn thế giới mở đáng chờ đợi nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ là Genshin Impact thời kỳ hậu tận thế

      >

      Bắc Cực và Nam Cực, nơi nào lạnh hơn?

       

      Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh, nhưng không như nhau.

        Bắc Cực và Nam Cực là những nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Tuy có nhiều điểm tương đồng với nhau, nhưng một trong hai cực, thì có một lạnh hơn nhiều so với khu vực kia.

        Vậy, cực nào lạnh hơn?

         Bắc Cực và Nam Cực, nơi nào lạnh hơn? - Ảnh 1.

        Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh vì vị trí của chúng ở trên cùng và dưới cùng của hành tinh, có nghĩa là chúng không nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Ở cả hai nơi, mặt trời luôn nằm thấp trên đường chân trời, ngay cả vào giữa mùa hè. Trong mùa đông, mặt trời nằm rất xa phía dưới đường chân trời, trên thực tế, mặt trời không mọc trong nhiều tháng liền.

         Bắc Cực và Nam Cực, nơi nào lạnh hơn? - Ảnh 2.

        Ngoài ra, bề mặt trắng của băng và tuyết ở các cực có tính phản xạ cao. Điều này dẫn đến hầu hết năng lượng từ ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ phản xạ trở lại không gian, giữ cho không khí trên các bề mặt đó tương đối mát mẻ.

        Theo Viện Hải dương học Woods Hole, mặc dù những yếu tố này khiến cả hai cực trở nên lạnh giá, nhưng Nam Cực vẫn lạnh hơn Bắc Cực một cách đáng kể.

        Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực là âm 40 độ C vào mùa đông và 0 độ C vào mùa hè. Ngược lại, nhiệt độ trung bình của Nam Cực lại lạnh hơn rất nhiều, với nhiệt độ trung bình hàng năm là âm 60 C vào mùa đông và âm 28,2 C vào mùa hè.

        Bắc Cực vs Nam Cực

        Lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực nằm ở sự khác biệt lớn nhất giữa chúng. Robin Bell, một nhà khoa học về địa cực tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia ở New York, nói rằng: “Bắc Cực là một đại dương và Nam Cực là một lục địa.”

         Bắc Cực và Nam Cực, nơi nào lạnh hơn? - Ảnh 3.

        Bắc Cực là một đại dương được bao quanh bởi đất liền. Nam Cực là vùng đất được bao quanh bởi đại dương. Nước nguội và ấm chậm hơn so với đất liền, dẫn đến nhiệt độ ít khắc nghiệt hơn. Ngay cả khi Bắc Băng Dương bị bao phủ bởi băng, nhiệt độ tương đối ấm tại vùng nước của nó có tác động điều hòa đến khí hậu, giúp Bắc Cực ấm hơn Nam Cực.

        Ngoài ra, trong khi Bắc Cực nằm ở mực nước biển, Nam Cực là lục địa cao nhất, với độ cao trung bình khoảng 2.300 mét. Càng lên cao, nhiệt độ càng lạnh.

        Cực nào có nhiều băng hơn?

         Bắc Cực và Nam Cực, nơi nào lạnh hơn? - Ảnh 4.

        Ở cả hai cực Bắc và Nam, lớp băng bao phủ thay đổi trong năm, phát triển dày trong mùa đông dài và tối, tan chảy vào mùa hè sáng sủa, nhiệt độ cao hơn.

        Hầu hết sự biến đổi về lớp phủ băng ở cả hai cực Bắc và Nam là do băng biển trôi nổi, phát triển và tan chảy trên đại dương.

        Vì Bắc Cực gần như được bao bọc hoàn toàn bởi đất liền, nên băng biển hình thành ở đó không di động như băng biển ở Nam Cực. Do đó, các tảng băng ở biển Bắc Cực có nhiều khả năng hội tụ hơn, thường làm cho băng ở biển Bắc Cực dày hơn, khoảng 2 đến 3 m, trong khi băng ở biển Nam Cực có độ dày 1 đến 2 m, theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC).

        Trung bình, biển băng ở Bắc Cực đạt mức tối thiểu khoảng 6,5 triệu km vuông và mức tối đa là 15,6 triệu km vuông. Biển băng ở Nam Cực có diện tích tối thiểu nhỏ hơn là 3,1 triệu km vuông, nhưng phạm vi tối đa lớn hơn là 18,8 triệu km vuông.

         Bắc Cực và Nam Cực, nơi nào lạnh hơn? - Ảnh 5.

        Tuy nhiên, Nam Cực vẫn sở hữu tổng lượng băng nhiều hơn Bắc Cực. Điều này là do ngoài băng biển, Nam Cực còn có băng trên đất liền - dải băng trên Nam Cực dày tới 4,8 km và rộng 13,7 triệu km vuông. Tổng cộng, Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới.

        Cecilia Bitz, một nhà khoa học khí hậu vùng cực tại Đại học Washington ở Seattle, cho biết khối lượng băng trên đất liền ít thay đổi vào mùa hè hơn so với băng biển

        Các cuộc điều tra về lượng băng ở hai cực đã cho thấy rằng cả độ dày và phạm vi của băng biển mùa hè ở Bắc Cực đã giảm đáng kể trong 30 năm qua. Điều này tương ứng các nghiên cứu chỉ ra rằng Bắc Cực đang ấm lên.

        Bitz nói: "Băng ở Bắc Cực và Greenland đang giảm nhanh chóng chủ yếu là do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Việc giảm diện tích băng ở biển Bắc Cực lại tiếp tục gây ra hiện tượng ấm lên nhiều hơn.”

        Ngược lại, "lượng tan chảy băng biển xung quanh và sông băng trên đất liền ở Nam Cực đã có những thay đổi thăng trầm xen kẽ lẫn nhau, khí hậu Nam Cực phức tạp hơn vì lưu thông không khí và dòng đại dương là những yếu tố rất quan trọng tại nơi này."

        Tham khảo: LiveScience

        >

        Tìm kiếm Blog này

        Được tạo bởi Blogger.

        Nhãn