Thế mới thấy sức ép từ cộng đồng game thủ dành cho các tựa game NFT là lớn tới cỡ nào.
Dù làn sóng game NFT đang có dấu hiệu "dịu đi", ít nhất là với việc các ông lớn trong ngành game cũng dần dần cân nhắc các yếu tố rủi trong những dự án mới của mình, thế nhưng, không thể phủ nhận một điều rằng, ác cảm của game thủ truyền thống đối với thể loại mới mẻ này vẫn còn là rất lớn. Những bài học từ Konami hay Ubisoft là ví dụ, và mới đây, Team 17 - một studio có tiếng với hơn 30 năm phát triển đã và đang dần dần thấu hiểu nỗi khổ tâm của Ubisoft hơn, khi phải hủy dự án game của mình ngay từ khi mọi thứ vẫn còn ở trên giấy.
Dành cho những ai chưa biết thì Team 17 cũng là một studio khá nổi tiếng với những dự án từng tạo được tiếng vang lớn như Neon Abyss, The Escapists 2, Worms Rumble, Rogue Heroes: Ruins of Tasos, Monster Sanctuary hay My Time At Portia. Đáng lẽ, mọi thứ vẫn sẽ êm đẹp, nếu như Team 17 tiếp tục tập trung nguồn lực vào làm game như thường. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo của studio dường như có tham vọng hơn với miếng bánh mang tên NFT. Bằng chứng là việc họ đã lên kế hoạch đầu tư vào một dự án game NFT mang tên MetaWorms.
Vừa công bố không lâu, Team 17 đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía cộng đồng người chơi vốn rất nổi tiếng trung thành của mình. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ngay cả các đối tác của Team 17 cũng lên tiếng thể hiện rõ sự thất vọng của mình. Trong những dòng thông báo, không ít studio từng hợp tác với Team 17 đã "mắng vốn" lại tổ chức này, đồng thời gọi các dự án NFT bằng những ngôn từ khá cay nghiệt như "trò lừa đảo, khốn nạn". Tuy nhiên, mọi thứ cũng được phân định rõ ràng khi thay vì chỉ trích chung tất cả, đa số đều chỉ hướng tới những nhà lãnh đạo của Team 17 mà thôi.
Trước những phản ứng gay gắt ngày càng có dấu hiệu căng thẳng, Team 17 sau cùng cũng đã phải hủy bỏ dự án của mình. Thậm chí, như lời tuyên bố, họ còn rút lui khỏi thị trường game NFT ở thời điểm hiện tại sau những áp lực mạnh mẽ từ chính các fan, nhân viên và đối tác của mình.
Và mặc dù đưa ra quyết định khá nhanh, thế nhưng điều này cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho Team 17. Từ sự rạn nứt, mất niềm tin với fan, đối tác cho tới sự ngờ vực của chính nhân viên, nhiều người cho rằng, đây rõ ràng là một nước đi sai lầm của Team 17.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư. GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Rất nhiều game đã được remake và remaster, nhưng anh em có phân biệt được chúng không?
Remake và remaster đều là những thuật ngữ chỉ các phiên bản hiện đại hóa của những tựa game kinh điển đã quá cũ. Tuy nhiên bản thân khái niệm của remake và remaster lại rất khác nhau, chỉ rõ ra cách mà người ta làm lại tựa game đó. Sau đây, mời các bạn cùng mình tìm hiểu sự khác biệt trong khái niệm của game remake và game remaster nhé.
Remaster tức là nâng cấp đồ họa game cũ
Thuật ngữ "remaster" được sử dụng trên mọi sản phẩm giải trí đa phương tiện, từ âm nhạc đến phim ảnh. Remaster chỉ việc nâng cao chất lượng của sản phẩm gốc chứ không chỉnh sửa kết cấu hay thêm bớt gì cả.
Trong ngành công nghiệp game thì khái niệm remaster này cũng được dùng với nghĩa tương tự, thường là để chỉ mấy tựa game được chỉnh sửa để trở nên nét hơn, đẹp hơn, model nhân vật "mịn" hơn, tăng độ phân giải các kiểu. Nghe thì đơn giản là vậy nhưng chất lượng của các bản game remaster cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ đầu tư của nhà làm game lên bản game đó để cải thiện nó so với game gốc.
PlayStation 4 và Xbox One là 2 hệ máy console có rất nhiều tựa game HD Remaster trong suốt vòng đời của chúng, chủ yếu là những tựa game thuộc hệ máy cũ được làm lại để tương thích với phần cứng mới. Ngoài việc đổi tên game và đẩy độ phân giải lên HD thì có rất ít thứ có thể giúp bạn phân biệt chúng với phần game gốc. Kiểu remaster này cũng có thể làm được thông qua khả năng tương thích ngược (game cũ và máy mới tự tương thích với nhau và tự tăng độ phân giải) chứ không nhất thiết là phải làm lại game mới được.
Thế giới game không chỉ có kiểu remaster này. Một trong các bản game remaster đáng được noi gương là Final Fantasy XII: The Zodiac Age. Bản game này đã bổ sung nhiều tính năng mới, nâng cấp các kết cấu trong game và làm lại cả nhạc nền, đồng thời tối ưu hóa phần cứng luôn. Tuy nhiên kiểu remaster này thì ít thấy hơn, nó cũng đòi hỏi nhà làm game bỏ ra nhiều công sức.
Remake tức là dựa trên những giá trị cốt lõi của game cũ để làm game mới
Từ remake tức là làm game mới dựa trên game cũ, có 2 kiểu chính sau đây
Dùng khung sườn cũ nhưng xây dựng lại bằng công nghệ hiện đại
Nhiều tựa game remake chỉ lấy một số cơ chế và ý tưởng từ tựa game gốc mà thôi, phần còn lại sẽ được xây dựng bằng những công nghệ hiện đại. Chúng sẽ có cơ chế điều khiển ngon lành hơn và thường sẽ có nội dung mới. Kết quả là người chơi sẽ có những trải nghiệm quen thuộc như khi chơi tựa game cũ, nhưng nó sẽ xịn sò hơn rất nhiều.
Những ví dụ điển hình cho kiểu remake này là Spyro, Crash Bandicoot, MediEvil và Shadow of the Colossus. Chúng có nét tương đồng kỳ lạ với phiên bản gốc nhưng không hoàn toàn giống nhau. Bản remake Zelda: Wind Waker của hệ máy Wii U có phong cách nghệ thuật khác đi một chút và có thêm tính năng đi thuyền nhanh hơn để di chuyển giữa các vùng biển. Gần đây hơn chúng ta có thể kể đến Demon’s Souls Remake, bản làm lại của Demon’s Souls – tựa game tiền thân của series Dark Souls.
Cùng một ý tưởng nhưng cách thực hiện khác nhau
Nhiều tựa game remake hiện nay không chỉ là một phiên bản tốt hơn của bản game gốc mà nó là game mới hoàn toàn luôn, ngay cả khi chúng sử dụng cùng một cốt truyện, bối cảnh, âm nhạc, phong cách nghệ thuật hoặc ý tưởng chơi của game.
Final Fantasy VII Remake chắc chắn là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất để làm đại diện cho kiểu remaster này. Nó loại bỏ lối đánh theo lượt của phần game gốc để thay bằng những cơ chế của dòng game Final Fantasy hiện đại. Aerith vẫn đáng yêu như thế, Tifa vẫn quyến rũ như thế, Cloud vẫn mặc cái váy màu tím nhưng Final Fantasy VII Remake vẫn là một tựa game mới.
Bản remake xịn sò của Resident Evil 2 hồi năm 2019 cũng thế. Nó được làm ra để có thể gợi nhớ bản gốc hồi năm 1998 nhiều nhất có thể nhưng về bản chất thì nó vẫn là game khác. Thay vì dùng góc camera cố định như game cũ thì Resident Evil 2 là một tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 hiện đại hơn nhiều. Cách làm game này vừa có thể tạo ra cảm giác hoài niệm cho những ai đã từng chơi qua tựa game gốc nhưng vẫn tạo ra được tựa game đỉnh nhất có thể cho game thủ hiện nay. Thế nên cũng không lạ gì khi Resident Evil 3 cũng được remake theo cách tương tự.
Tạm kết
Tóm lại thì remaster có nghĩa là nâng cấp đồ họa game cũ, còn remake là dựa trên game cũ để làm game mới. Nghe thì có vẻ khác nhau rất rõ ràng đấy, tuy nhiên cũng có những lúc mà ranh giới giữa remake và remaster trở nên mờ nhạt đi và cho dù có gọi thế nào đi nữa thì nó cũng không hoàn toàn chính xác. Và những lúc như thế thì có lẽ chúng ta nên điều chỉnh khái niệm remake và remaster trong từ điển của mình.
Trên đây là bài viết về sự khác biệt trong khái niệm game remake và remaster, mong rằng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và chúc các bạn luôn vui vẻ khi chiến game nhé.
Sự đẹp này nhiều tựa game khác không thể "so" được
Nếu là một game thủ đã từng chơi qua rất nhiều tựa game, các bạn không thể phủ nhận một điều rằng trên thị trường hiện nay có quá nhiều tựa game làm một cách "qua loa", ingame thì không nói nhưng đồ hoạ và tạo hình nhân vật là thứ đầu tiên "đập" vào mắt người chơi. Bởi vậy điều "níu" game thủ đi hay ở đầu tiên đó chính là đồ hoạ.
Ấy vậy mà có rất nhiều tựa game giống nhau, đều đi theo một "vết xe đổ", khiến game thủ dần dần "chán ăn" và không còn tin nhiều vào quảng cáo như trước nữa. Thời đại càng phát triển, game thủ càng có nhiều lựa chọn giải trí hơn, vì vậy một tựa game "qua loa" về đồ hoạ sẽ không được họ đón chào nữa. Game chiến thuật cũng vậy, mặc dù nhiều game chiến thuật vẫn còn phải "đuổi xa" những tựa game MMO nhưng những hình ảnh mới đây của Siêu Thần Quân Sư sẽ khiến game thủ phải nghĩ lại.
1. Nhân vật
Tạo hình dàn nhân vật Tam Quốc đẹp và tỉ mỉ
Cùng với dàn nhân vật tỉ mỉ này, bạn sẽ được nhập vai trọn vẹn với thế giới Tam Quốc yêu thích của mình, chỉ có khác biệt đó là sự trải nghiệm "cao cấp" hơn mà thôi.
2. Ingame
Siêu Thần Quân Sư được đánh giá có nền đồ họa đỉnh cao, skill của các nhân vật cũng thật hoành tráng và bắt mắt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 1 cuộc phân tranh Tam Quốc chân thực với những binh hùng tướng mạnh, tạo hình 3D sinh động. Vì vậy mỗi lần vào game sẽ là một lần giải trí thực thụ khi bạn dùng mắt quan sát trận đánh với những hiệu ứng mãn nhãn.
Với góc nhìn rộng, bạn sẽ có chỗ "đứng" tốt nhất để quan sát trọn vẹn trận đánh của mình, theo dõi không khí nghẹt thở đến từng giây để có thể đưa ra những kế sách phù hợp nhất cho những trận đánh sau.
3. Chiến trường chân thực - tài nguyên phong phú
Một điều nữa không hề "qua loa" của Siêu Thần Quân Sư đó là sự chăm chút đến từng chi tiết, trong các map của các game khác, kể cả các game MMO bạn sẽ rất khó để "nhìn" và nhận biết, thậm chí rối mắt, nhiều game thủ thậm chí không biết mình đang... đứng ở đâu. Trái ngược với điều đó, tựa game này tỉ mỉ, chau chuốt đến từ những chi tiết nhỏ nhất, khiến bạn cứ muốn "đắm chìm" vào thế giới Tam Quốc này mãi không thôi.
Quốc Chiến - tính năng "hiếm hoi" ở các game chiến thuật
Dù là game MMO hay game thẻ tướng chiến thuật phỏng theo Tam Quốc thì trên thị trường hiện nay đều rất nhiều, thế nhưng để tỉ mỉ, dành nhiều tâm huyết và đẹp từ nhân vật đến cách bày binh bố trận trên chiến trường như Siêu Thần Quân Sư thì không phải tựa game nào cũng có thể làm được.
Không những thế, game còn nhiều điều hấp dẫn hơn nữa như: Binh chủng, Quốc chiến... những tính năng này giúp bạn "không cô đơn" khi ra trận, cho bạn "đất diễn" để thể hiện hết khả năng điều binh khiển tướng của mình, trong chiến trường hàng vạn người duy nhất chỉ có bạn mới có thể đem lại chiến thắng cho chính bản thân mình mà thôi!.
Nói đến đây chắc các bạn đã "yêu" Tam Quốc không thể ngồi yên được nữa đúng không? Hiện game đã có link tải trước, bạn có thể trải nghiệm thử TẠI ĐÂY và chính thức "xung trận" vào ngày 9/3 nhé!
Không chỉ được đưa tác phẩm của mình vào game, những thí sinh có lượt Like cao nhất sẽ nhận ngay những phần quà siêu HOT đến từ BQT Gun Gun Mobile: 30 Rương Ngọc Quái Tím 100 Rương Đá Đúc 2000 Kim Cương.
Không những chăm cập nhật thời trang cực hiện đại, Trendy mà Gun Gun Mobile còn biến ước mơ tự tay thiết kế trang phục cho nhân vật của game thủ trở thành hiện thực. Đúng như vậy, đây không chỉ là nơi phô diễn tài năng hội họa ấn tượng mà từ đây, tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được gửi ngay sang NSX để đưa vào game ngay trong những bản update sau.
Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 03/03 cho đến hết 23h59′ ngày 10/03. Mọi thông tin chi tiết về thể lệ và các phần quà liên quan, bạn đọc có thể tìm hiểu tại ĐÂY.
Đặc biệt, chủ nhân của bộ trang phục đoạt giải sẽ trực tiếp nhận luôn sản phẩm mà mình sáng tạo khi bộ thời trang chính thức lên sóng. Đây là yếu tố khích lệ khiến rất nhiều thí sinh ngay lập tức chau chuốt và gửi về nhiều bản vẽ ấn tượng.
Theo hé lộ từ BQT tựa game, sau 3 ngày phát động, số lượng bài đăng tải cả trong group lẫn gửi trực tiếp ở fanpage Gun Gun Mobile đã lên tới gần 4 chữ số. Điều này không chỉ cho thấy lượng game thủ tại sân chơi này đông đảo tới mức nào mà còn là minh chứng cho óc sáng tạo không giới hạn và đam mê được song hành với nhân vật của mỗi người chơi.
Rất nhanh chóng, đã có vô số bài dự thi nổi bật được gửi về
Có game thủ tâm sự rằng mình không biết hát biết nhảy nên mấy sự kiện Tiktok gần đây khong dám tham gia, may mà có event hội họa "đúng tủ" nên không thể nào bỏ qua được. Và kết quả, đúng là khiến người khác trầm trồ.
Cộng đồng không tiếc lời khen dành cho bài dự thi này
Mỗi bài dự thi là 1 phong cách khác nhau, 1 chủ đề khác nhau, có thể chuyên nghiệp có thể nghiệp dư nhưng đều chất chứa rất nhiều tâm huyết. Chắc chắn rằng việc chấm điểm và chỉ được chọn ra 1 bản thiết kế đẹp nhất trong số này sẽ khiến BQT phải đau đầu lắm đây.
Sau hơn 2 năm ra mắt và phát triển, Gun Gun Mobile đã dần thu hút tới 5 triệu lượt tải, xây dựng cộng đồng người chơi lớn mạnh và náo nhiệt. Một trong những nguyên do dẫn tới sự thành công vượt kỳ vọng này chính là từ những event "nhỏ, vui và kích thích" như thế này. Nhờ nắm bắt tâm lý của người chơi, đội ngũ quản trị Gun Gun Mobile rất chăm chỉ tổ chức những sự kiện cả trong lẫn ngoài game nhằm tăng cường tương tác cho game thủ, đẩy mạnh sự kết nối trong cộng đồng.
Tin rằng trong số những game mobile nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay, Gun Gun Mobile chắc chắn sẽ chiếm lấy một vị trí đặc biệt, khẳng định sức hút của thể loại bắn súng tọa độ trong tâm trí nhiều người chơi. Nếu bạn cũng thích vẽ vời và muốn có 1 trang phục để đời mang dấu ấn riêng mình, đừng ngại ngần tham gia vào event lần này của Gun Gun Mobile nhé.