12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel

 

Cùng điểm qua những diễn viên từng tham gia cả Vũ trụ Điện ảnh DC và Marvel nhé!

    DC và Marvel đã luôn đấu chọi nhau trên mọi mặt trận, và sôi nổi nhất hiện nay chính là lĩnh vực phim ảnh. Ấy vậy mà có nhiều diễn viên đã góp mặt trong phim của cả Marvel lẫn DC.

    1. Michael Keaton - Người dơi (DC) và Vulture (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 1.

    Michael Keaton từng đóng vai Batman trong bộ phim năm 1989 và sau đó là Vulture trong Spider-Man: Homecoming.

    2. Ben Affleck - Batman (DC) và Daredevil (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 2.

    Trước khi đóng vai Batman trong Batman v Superman và Justice League, Ben Affleck đã từng đóng vai Daredevil trong bộ phim solo năm 2003.

    3. Ryan Reynolds - Green Lantern (DC), Hannibal King (Marvel) và Deadpool (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 3.

    Ryan Reynolds thường xuyên góp mặt trong các bộ phim siêu anh hùng. Anh ấy đã đóng trong các  bộ phim Blade với vai Hannibal King và vai Deadpool trong bộ phim cùng tên. Ngoài ra, anh ấy cũng trở thành Green Lantern nhà DC nhưng tiếc là đã không thành công.

    4. Tom Hardy - Bane (DC) và Venom (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 4.

    Tom Hardy có vẻ thích đeo mặt nạ trong phim siêu anh hùng. Trong bộ phim The Dark Knight của DC anh ấy diễn vai Bane, còn bên Marvel anh ấy là Venom.

    5. JK Simmons - Ủy viên Gordon (DC) và JJ Jameson (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 5.

    JK Simmons là Ủy viên Gordon trong Justice League, nhưng cũng là JJ Jameson của tờ Daily Bugle trong các bộ phim Người nhện của Sam Raimi và MCU.

    6. Willem Dafoe - Nuidis Vulko (DC) và Norman Osborn (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 6.

    Willem Dafoe đã đóng vai Norman Osborn, người đã trở thành Green Goblin trong phim Người Nhện. Vài năm sau, anh được chọn vào vai cố vấn hoàng gia Nuidis Vulko trong Aquaman.

    7. Halle Berry - Catwoman (DC) và Storm (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 7.

    Halle Berry đã từng đóng vai Catwoman trong bộ phim cùng tên nhưng tiếc là bộ phim không thành công. Cô ấy cũng từng vào vai Storm trong một số bộ phim X-Men.

    8. Djimon Hounsou - Wizard (DC), King Ricou (DC), Papa Midnite (DC), Korath (Marvel) và T'Challa (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 8.

    Trong danh sách này, nam diễn viên thường xuyên di chuyển giữa DC và Marvel chắc chắn là Djimon Hounsou. Anh ấy đã đóng vai Papa Midnite trong Constantine, lồng tiếng cho T'Challa trong phim hoạt hình  Black Panther, trở thành Wizard trong Shazam, đóng vai Korath trong GoTG và Captain Marvel, sau đó lồng tiếng cho King Ricou trong Aquaman.

    9. Josh Brolin - Jonah Hex (DC), Thanos (Marvel) và Cable (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 9.

    Trước khi Josh Brolin nổi tiếng với vai Thanos trong Infinity Saga cũng như Cable trong Deadpool 2, anh ấy đã từng đóng Jonah Hex trong bộ phim solo năm 2010. Trong trường hợp bạn chưa biết, Jonah Hex đã được chuyển thể từ truyện tranh DC.

    10. Zachary Levi - Shazam (DC) và Fandral (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 10.

    Zachary Levi đóng vai Shazam thuộc DCEU. Anh ấy cũng đã thay thế vai Fandral của Josh Dallas trong Thor: The Dark World và cả Ragnarok. Bất chấp vai trò ngắn ngủi của mình, Zachary Levi vẫn là một phần của cả MCU và DCEU cùng lúc.

    11. Andy Serkis - Alfred Pennyworth (DC) và Ulysses Klaue (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 11.

    Andy Serkis trước đây diễn vai Ulysses Klaue xuất hiện trong Avengers: Age of Ultron và Black Panther. Sau đó, anh trở thành quản gia Alfred cho bộ phim The Batman của Matt Reeves. 

    12. Barry Keoghan - Tù nhân vô hình ở Arkham (DC) và Druig (Marvel)

    12 nam diễn viên từng tham gia trong các bộ phim DC và cả Marvel - Ảnh 12.

    Trong MCU, Barry Keoghan trở thành Druig và anh cũng xuất hiện chớp nhoáng trong The Batman khi vào vai tù nhân vô hình ở Arkham.

    >

    Bật mode "Chiến thần" ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu?

     

    SE đã thi đấu rất tốt kể từ khi bước vào vòng 2 vòng loại SEA Games 31 nhưng sắp tới sẽ khó khăn hơn bội phần.

      Kể từ khi bắt đầu vòng loại 2 SEA Games 31 bộ môn LMHT, SBTC Esports đã thể hiện một bộ mặt rất khác so với chính họ ở vòng 1. Không còn là 1 SE suýt-chút-nữa-thì-bị-loại nữa mà là một "Chiến thần" hủy diệt. Đặc biệt, "Gà Hồng" thắng GAM Esports - đối thủ mà họ chưa một lần giành chiến thắng cho đến trước vòng 2 này, những 2 lần. SE đạt top 1 và có quyền chọn đối thủ ở vòng 4 đội, là một trong 2 cái tên GAM và Saigon Buffalo.

      Bật mode Chiến thần ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu? - Ảnh 1.

      SBTC Esports đang tràn trề cơ hội được đại diện Việt Nam tham dự SEA Games 31 bộ môn LMHT

      Nhưng dù đã thể hiện rất tốt ở vòng 2 vòng loại SEA Games 31, nhưng sẽ hơi khó để SE có thể làm nên chuyện. Một suất dự SEA Games 31 với tư cách đội tuyển LMHT đại diện Việt Nam có thể chỉ cách "Gà Hồng" 2 trận BO 5 nữa, nhưng cũng có thể vô cùng xa vời.

      SE quá bất ổn

      Nếu so sánh SE ở VCS Mùa Xuân 2022 và SE ở SEA Games 31, không ai có thể tin rằng đây là cùng 1 đội, chỉ thay thế ở duy nhất vị trí đi rừng và đôi khi là Xạ Thủ. Nhưng thực tế đúng là SE ở VCS Mùa Xuân năm nay và vòng loại SEA Games 31 là 2 thái cực rõ rệt. Có thể cho rằng, "Gà Hồng" đặt mục tiêu trọng tâm là SEA Games 31 nhưng cũng không thể phủ nhận, các tuyển thủ SE quá bất ổn.

      00:08:36

      SE có thể hạ gục GAM Esports ở vòng loại SEA Games 31

      Lấy trường hợp như GAM hay SGB, họ vừa thi đấu tốt ở vòng loại SEA Games 31 vừa có đang có vị trí ổn áp ở VCS Mùa Xuân 2022. Không riêng Esports mà bất kỳ môn thể thao nào cũng vậy. Nếu đã tham gia vào các giải đấu, tự bản thân các đội phải đảm bảo duy trì phong độ lẫn tâm lý cho toàn bộ các thành viên xuyên suốt hành trình dài.

      Có thể ở hiện tại, khi SE vẫn đang cho thấy một bộ mặt tươi sáng ở vòng loại SEA Games 31, thì mọi chuyện vẫn đang ổn với "Gà Hồng". Nhưng nếu đặt cược như vậy, khả năng "mất cả chì lẫn chài" của SE cũng rất cao. Chỉ cần sẩy chân, công sức suốt cả vòng loại 2 của họ sẽ đổ sông đổ bể. Mà ở VCS Mùa Xuân 2022, khả năng SE có danh hiệu vẫn là vô cùng thấp khi so với những "ông lớn" như GAM, CES hay SGB.

      Bật mode Chiến thần ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu? - Ảnh 3.

      Nhưng cũng đang đội sổ ở VCS Mùa Xuân 2022

      Phụ thuộc quá nhiều vào sự tỏa sáng cá nhân

      Như đã nói ở trên, bộ khung chính của SE ở vòng loại SEA Games 31 và ở VCS Mùa Xuân 2022 chỉ có khác nhau rõ rệt nhất là ở vị trí của Spot. Anh là một tuyển thủ đi rừng xuất chúng. Thậm chí, trước khi dính vào án phạt, Spot được xem là 1 người đi rừng vô cùng tài năng, chỉ sau SofM và phần nào là Levi. Nhưng việc SE phụ thuộc vào Spot là chuyện không thể chối cãi và đây chính là "con dao hai lưỡi".

      Chắc chắn các đội góp mặt ở vòng 4 đội như GAM, SGB hay thậm chí là SKY cũng đã hiểu sức mạnh của SE ở vòng loại này tập trung ở đâu là nhiều nhất. Celebrity cũng vẫn là ngòi nổ nguy hiểm hay 2T cũng có những phút tỏa sáng. Nhưng có lẽ ai cũng thấy, trong các trận gặp GAM, chính Spot mới là nhân tố chính giúp SE chiến thắng.

      Bật mode Chiến thần ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu? - Ảnh 4.

      Spot có thể nói là đang trở thành cái tên không thể thiếu của SE

      Và khi đã nắm được vấn đề, coi như đã giải quyết được 50% vấn đề. Sẽ không lạ nếu trong loạt BO 5 sắp tới, GAM hay SGB, SKY khi đối đầu với SE sẽ tìm mọi cách vô hiệu hóa ngòi nổ mang tên Spot. Và khi cựu sao GAM bị hạn chế sức mạnh, liệu SE có còn cơ hội nào để giành chiến thắng trước 2 "ông kẹ" trên.

      GAM và SGB đều "quen mặt" với các trận BO 5

      Không cần phải nói thì có lẽ cộng đồng LMHT Việt ai cũng hiểu, GAM và SGB là 2 trong số những đội tuyển có nhiều danh hiệu bậc nhất VCS. Ấy là chưa kể đến những lần về nhì hay những lần góp mặt tại các vòng playoffs của 2 đội tuyển này. Có thể nói, bản lĩnh của GAM và SGB trong cái chuỗi trận BO 5 là không còn gì phải bàn cãi.

      Bật mode Chiến thần ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu? - Ảnh 5.

      GAM...

      Bật mode Chiến thần ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu? - Ảnh 6.

      ...và SGB đều là những cái tên đã quá "chai mặt" ở các trận BO 5

      Nhưng SE thì khác. Dù rằng các tuyển thủ của họ cũng đều là những hảo thủ ở VCS, nhưng trên thực tế, những cái tên này chưa từng đánh cùng nhau 1 trận BO 5 chuyên nghiệp nào. Và chính cái tên SE cũng chưa từng được xuất hiện ở một trận BO 5 nào kể từ khi thành lập. Vòng 4 đội sắp tới, sẽ là những trận BO 5 đầu tiên trong lịch sử "Gà Hồng". Chính các fan cũng lo ngại cho SE, nhất là khi GAM rất hay bật "mode nghiêm túc" mỗi khi vào BO 5.

      Bật mode Chiến thần ở vòng loại SEA Games 31, nhưng SE sẽ khó có thể làm nên chuyện, lý do vì đâu? - Ảnh 7.

      Chính các fan cũng lo ngại cho SE khi GAM đã quá quen thuộc với các vòng BO 5 quyết định

      Kết

      Dù sao, khi loạt trận chưa chính thức diễn ra, mọi sự khẳng định đều là khập khiễng. Và biết đâu chừng, khi SE có thể nhìn ra những vấn đề của mình và có sự chuẩn bị chu đáo, người hâm mộ sẽ lại được chứng kiến những "vụ nổ" từ đội tuyển có biệt danh "Rạp xiếc VCS" này.

      >

      Số phận 2 “game Esports của năm” ra mắt cùng lúc, hất cẳng Liên Quân lẫn Free Fire trên BXH giờ ra sao?

       

      Đã từng có thời điểm, hai tựa game Esports này cùng ra mắt một thời điểm, hất cẳng Liên Quân trên BXH.

        Vào thời điểm năm 2019, làng game Việt chứng kiến một sự biến động khá lớn của dòng game Esports. Cụ thể, sân chơi lúc đó vốn là cuộc đấu tay đôi giữa VNG và Garena thì bỗng nhiên một công ty chuyên các sản phẩm MMORPG nhảy vào với hai cái tên AOG – Đấu Trường Vinh Quang và Survival Heroes.

        Số phận 2 “game Esports của năm” ra mắt cùng lúc, hất cẳng Liên Quân lẫn Free Fire trên BXH giờ ra sao? - Ảnh 1.

        Trong đó, AOG – Đấu Trường Vinh Quang là game MOBA còn Survival Heroes thì là game battle royale xen lẫn yếu tố MOBA, một tựa game được xem là “của hiếm” vào thời điểm đó. Lúc bấy giờ, hai tựa game này được quảng bá là “nếu không chơi thì phí cả một đời”, thậm chí có thời điểm, hai trò chơi này xếp vị trí thứ nhất và thứ hai trên BXH App Store, đưa Liên Quân xuống vị trí thứ 5.

        Thế nhưng, đó giống như là ánh hào quang rực rỡ duy nhất mà hai tựa game Esports này làm được. AOG thì đóng cửa sau gần một năm, Survival Heroes thì khá khẩm hơn nhưng cũng không thể duy trì được thời gian tồn tại được quá lâu khi mà lượng người chơi đã tụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí có thời gian, các sàn đấu rank chỉ còn là cuộc đấu của người và rất nhiều bot.

        Số phận 2 “game Esports của năm” ra mắt cùng lúc, hất cẳng Liên Quân lẫn Free Fire trên BXH giờ ra sao? - Ảnh 2.

        Điều đó cho thấy là, sân chơi Esports vốn không bao giờ là dễ dàng đối với các NPH tại Việt Nam. Đó giống như là một cuộc đấu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” khi mà nguồn lợi mang lại cho NPH không đến ngay lập tức giống như các sản phẩm nhập vai. Nếu không chịu lỗ để xây dựng cộng đồng mà muốn “xoay vòng vốn” nhanh, có lãi sớm thì Esports khó có thể là sự lựa chọn sáng suốt.

        Minh chứng là AOG và Survival Heroes đều có mức giá tướng và skin thuộc dạng “cắt cổ” so với mặt bằng chung các game Esports. Đó là lý do mà tại sao game thủ không mặn mà chi tiền khi mà chất lượng vận hành game còn kém nhưng số tiền bỏ ra là quá lớn. Khi đó sẽ tạo nên mâu thuẫn giữa NPH và game thủ bởi một bên muốn “có lãi”, bên còn lại thì không chịu “bỏ tiền”, dẫn đến hệ quả tất yếu là game sẽ không được đầu tư. Số phận của hai tựa game kể trên là minh chứng rõ nhất cho mối quan hệ này. Cũng từ đó, sân chơi Esports lại trở về cuộc đấu “solo” giữa Garena và VNG, không biết đến bao giờ mới có thêm một NPH nữa nhảy vào để tạo nên thế chân vạc đây.

        Video tóm tắt bài viết:

        00:01:23

        Số phận 2 “game Esports của năm” ra mắt cùng lúc, hất cẳng Liên Quân lẫn Free Fire trên BXH giờ ra sao

        >

        Những lần game "làm đau" người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi

         

        Chơi game là tốt nhưng nghiện game thì rất dễ mắc phải những chấn thương sau.

          Chơi game là để tìm niềm vui và chắc chắn, chẳng ai nghĩ rằng mình có thể phải chịu đau khi ngồi trước màn hình máy tính hoặc những bộ máy console cả. Thế nhưng, chơi game đôi khi không an toàn như chúng ta nghĩ và vẫn tiềm ẩn những sự rủi ro nhất định. Điều đáng nói, nó không phải xuất phát từ việc chơi game khiến chúng ta ít vận động hơn, mà đôi khi, những thao tác chơi điện tử lại càng dễ tạo ra những tổn thương mà đôi khi chúng ta không ngờ tới.

          Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 1.

          Cần gạt gây nhiễm trùng da, bỏng rát

          Những chiếc tay cầm ngày nay của Xbox, Play Station 5 thì đỉnh khỏi bàn rồi. Nhưng trong quá khứ, khi các thiết bị này lần đầu tiên ra mắt, chẳng ai ngờ được chúng lại tiềm ẩn lắm nguy cơ tới vậy. Cụ thể, khi Atari 2600 xuất hiện, những chiếc analog vẫn còn quá đơn sơ. Ở thời điểm ấy, những người chơi nắm cần điều khiển quá lâu thường dễ bị tổn thương da, nhiễm trùng và từng có lúc, người ta mô tả bộ điều khiển ấy như một thỏi nam châm hút vi khuẩn.

          Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 2.

          Nhưng sau đó, Nintendo 64 ra đời với tựa game đình đám Mario Party. Và tại đây, việc phải xoay analog nhanh với nhiều thao tác khó đã khiến nhiều game thủ ghi nhận sự phồng rộp và bỏng do ma sát. Một số game thủ trẻ thậm chí còn bị yêu cầu tiêm uốn ván. Mọi thứ trầm trọng tới mức Nintendo sau đó còn phải bỏ ra 80 triệu euro để tài trợ găng tay cho game thủ.

          Xẹp phổi

          Hầu hết các chấn thương khi chơi game chỉ trở thành vấn đề nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế, vấn nạn xẹp phổi diễn ra khá phổ biến trong môi trường thể thao chuyên nghiệp. Được biết, căn bệnh này thường có xu hướng tấn công những người gầy, ít vận động hoặc ngồi sai tư thế. Cũng đã có không ít trường hợp những vận động viên chuyên nghiệp gặp phải tình huống này như Hai trong LMHT, Gla1ve của CS:GO.

          Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 3.

          Điều này xuất phát từ việc trong nhiều tình huống căng thẳng, các vận động viên tập trung tới mức quên cả thở. Cộng thêm tư thế ngồi sai lệch, căn bệnh này hoàn toàn có thể trở thành ác mộng.

          Đau tim

          Trong số những căn bệnh có thể tấn công chúng ta mà không có dấu hiệu báo trước, đau tim luôn là thứ tồi tệ nhất. Và nếu để kể ra những câu chuyện thương tâm của giới game thủ liên quan tới câu chuyện này thì chắc chắn không thiếu. Cụ thể, một game thủ 32 tuổi đã qua đời sau 3 ngày chơi game liên tục. Đáng chú ý, anh ta cứ thế mà gục xuống trong quán cafe Internet mà chẳng ai hay biết suốt nhiều giờ liền. Cũng đừng nghĩ chỉ người lớn tuổi mới bị, có cả những trường hợp đột quỵ vì đau tim khi tuổi đời mới chỉ từ 12-16 thôi đấy.

          Những lần game làm đau người chơi theo đúng nghĩa đen, có trường hợp còn ra đi mãi mãi - Ảnh 4.

          Theo nghiên cứu, các tựa game FPS như Apex Legends hay CS:GO sẽ làm giảm căng thẳng huyết áp, nhìn chung là tốt cho tim mạch.

          >

          7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball!

           

          Không chỉ có người Saiyan mà người trái đất cũng có thể tăng sức mạnh khi sử dụng những kỹ thuật này.

            Con người trái đất ở trong Dragon Ball luôn bị vượt qua bởi người máy sinh học, người ngoài hành tinh, thần thánh,... Thế nhưng, cũng có nhiều phương pháp tăng sức mạnh được con người sử dụng để tăng cường sức mạnh cho bản thân. 

            1. Kaio-Ken

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 1.

            Hầu như bất kỳ ai có đủ kinh nghiệm thực hành đều có thể sử dụng Kaio-Ken. Điều này đã được chứng minh trong một số loạt game Dragon Ball, nơi nhân vật con người có thể sử dụng sức mạnh khi ở dạng Kaio-Ken.

            Một số ví dụ về các nhân vật con người sử dụng Kaio-Ken là Yamcha trong Dragon Ball Xenoverse, Krillin trong Dragon Ball Z: Supersonic Warriors,...

            2. Vùng không có bản ngã

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 2.

            No Ego Zone - Vùng không có bản ngã là một kỹ thuật giúp tăng sức mạnh được sử dụng bởi Krillin trong Dragon Ball Super. Hình thức này được đặt tên bởi Master Roshi. Bằng cách học cách điều khiển ki hoàn hảo đến mức không có ki nào rò rỉ ra khỏi người dùng, anh trọc đã có thể tăng sức mạnh lên rất nhiều.

            Hình thức này giống với Super Saiyan Blue Hoàn hảo trong manga vì cả hai đều áp dụng nguyên tắc sử dụng điều khiển ki hoàn hảo để chứa và khai thác hào quang tỏa ra bên trong bản thân để đạt được sức mạnh lớn hơn.

            3. Mở khóa tiềm năng

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 3.

            Mở khóa Tiềm năng là một trạng thái được trao quyền để phát huy sức mạnh tiềm ẩn của một cá nhân. Mặc dù thoạt nhìn không có thay đổi về thể chất, nhưng ở dạng này sức mạnh bên trong cơ thể con người đã tăng lên rất nhiều.

            Trong Namek Saga, Krillin và sau đó là Gohan đều được Grand Elder Guru Mở khóa Tiềm năng của họ, giúp tăng sức mạnh của họ lên rất nhiều.

            4. Sức mạnh tối đa

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 4.

            Hình dạng biến đổi này được sử dụng bởi Master Roshi. Nếu Master Roshi chuyển sang chế độ sức mạnh tối đa, ông sẽ có cơ bắp rất lớn! Có lẽ lớn như All Might. Ở chế độ này, thầy của Goku rất mạnh, thậm chí Master Roshi có thể phá hủy mặt trăng.

            5. Majin Possessed

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 5.

            Lần này có một sự thay đổi về hình thức có được từ các yếu tố bên ngoài, cụ thể là sự thay đổi của Majin với sức mạnh ma thuật của Babidi. Ngoài việc nhận được biểu tượng Majin trên trán giống như những gì đã xảy ra với Vegeta, những người bị ảnh hưởng bởi sức mạnh phép thuật của Majin cũng nhận được một sức mạnh bổ sung rất lớn.

            6. Thay đổi tính cách

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 6.

            Launch có lẽ là nhân vật bình thường duy nhất có thể thay đổi hình dạng khi tính cách của cô ấy thay đổi. Launch là 1 cô gái đa nhân cách và các tính cách trái ngược chuyển đổi qua lại mỗi khi cô hắt xì hơi.

            7. Bản năng vô cực không hoàn hảo

            7 sức mạnh nâng cấp mà con người bình thường có thể sử dụng trong Dragon Ball! - Ảnh 7.

             Giống như Kaio-Ken, con người bình thường thực sự có tiềm năng để làm chủ Bản năng vô cực không hoàn hảo. Đây là kỹ thuật mà 1 người có thể đạt được khi phá vỡ giới hạn của mình. Điều này đã được chứng minh trong manga bởi ông Roshi, người có thể tránh các đòn tấn công của Jiren bằng bản năng của mình.

            >

            Tìm kiếm Blog này

            Được tạo bởi Blogger.

            Nhãn