Những thế giới isekai khiến người xem cảm thấy "khó sống" nhất

 

Không phải lúc nào vùng đất isekai cũng là ước mơ cả, mọi thứ đôi khi còn rất khắc nghiệt là đằng khác.


1. Inuyasha

Những thế giới isekai khiến người xem cảm thấy khó sống nhất - Ảnh 1.

Inuyasha lấy bối cảnh vào thời đại phong kiến Nhật Bản, nơi không chỉ có chiến tranh mà còn có cả quái vật, những kẻ sẵn sàng ăn thịt con người. Trớ trêu hơn nữa, có rất ít người có khả năng chống lại chúng, chẳng hạn như những người có năng lực phép thuật cao, hoặc là những người sinh ra để làm công việc trừ tà.

Trong Inuyasha, đám quái vật không chỉ mạnh một cách đáng sợ mà còn có khả năng tấn công chớp nhoáng, từ đó có thể đánh bại cả một ngôi làng chỉ trong thời gian ngắn. Tính mạng con người đã mỏng manh nay lại còn trở nên yếu ớt hơn.

2. Saga Of Tanya The Evil

Những thế giới isekai khiến người xem cảm thấy khó sống nhất - Ảnh 2.

 Đế chế trong sử ký Tanya là một trong những quốc gia hùng mạnh. Họ có vô số kẻ thù sau nhiều năm tham gia vào hàng loạt cuộc chiến tranh lớn để tranh chấp biên giới. Trong thế giới nguy hiểm đó, nhân vật chính Tanya của bộ truyện bị ép phải ra trận và chiến đấu ở tiền tuyến.

Những ai theo chân Tanya trong cuộc hành trình của cô đều bị ép phải tham gia vào một khóa tập luyện huấn luyện địa ngục và đầy khắc khổ. Trong khi đó, mạng sống của những người dân sống ở vùng biên giới cũng chẳng hề khá hơn, khi các cuộc chiến càng lúc càng dữ dội hơn và lan ra các vùng lân cận theo thời gian. 

3. Re: Zero

Những thế giới isekai khiến người xem cảm thấy khó sống nhất - Ảnh 3.

 Trong thế giới Re: Zero, Natsuki Subaru đã chết tới hàng triệu lần. Người anh hùng của bộ truyện này may mắn có khả năng tái sinh về điểm lưu trước đó, thế nhưng những người bình thường khác lại không may mắn như vậy.

Nếu Subaru không có năng lực này, chắc hẳn In Re: Zero đã kết thúc ngay từ tập đầu tiên. Điều này đủ để thấy rằng, thế giới isekai mà Natsuki Subaru cũng chẳng tốt đẹp gì mà thậm chí còn rất đáng sợ và không khoan nhượng với "nhân vật chính". Dù đã có những đồng đội mạnh mẽ hỗ trợ trong chuyến hành trình, thế nhưng Subaru cũng không ít lần rơi vào thảm cảnh "thập tử nhất sinh" khi đối đầu với vô số sát thủ và quái vật.  

4. The Twelve Kingdoms

Những thế giới isekai khiến người xem cảm thấy khó sống nhất - Ảnh 4.

 Nếu như sống trong một thế giới lạ lẫm còn chưa đủ khó thì bạn sẽ tiếp tục phải làm quen với một thứ khó hơn - người ở đó nói một thứ ngôn ngữ mà bạn không tài nào hiểu nổi. Khá may mắn là chướng ngại về ngôn ngữ có thể vượt qua bằng cách làm việc cho một hiền nhân hay hoàng gia, bởi họ có phép thuật cho phép con người có thể giao tiếp với bất kỳ ai. 

Dù vậy, không phải hiền nhân nào cũng tử tế và tốt bụng cả, những người làm việc dưới trướng họ đôi khi cũng vất vả và bị đối xử tệ bạc. Tồi tệ hơn nữa, khi rơi vào thế giới này thì cũng chẳng có cơ hội để nhân vật chính quay lại Nhật Bản ban đầu. Vì những chướng ngại về mặt xác nhận lý lịch, gần như không ai có thể quay lại Nhật Bản cả. Và thế là, nhân vật chính buộc phải chấp nhận ở lại xứ sở mà chẳng hề muốn chút nào này. 

>

Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi?

 

Lần thứ 2 chia tay GAM Esports, Levi lại tiếp tục đứng trước vô vàn ngã rẽ trong sự nghiệp.

Theo tiết lộ từ Giám đốc Khánh Hiệp Izumin của GAM Esports, thì một trong những lý do khiến Levi lên kế hoạch chia tay GAM Esports, chính là việc tuyển thủ này muốn tìm kiếm những thử thách mới trong sự nghiệp, mà cụ thể ở đây là mong muốn "xuất ngoại" một lần nữa để thi đấu tại các giải đấu lớn hơn.

Vậy hãy cùng điểm qua một vài lựa chọn có khả năng xảy ra nếu Levi tìm kiếm được bến đỗ mới trong trường hợp hợp đồng giữa anh và GAM Esports chính thức chấm dứt nhé:

LCS

Levi đã từng có quãng thời gian thi đấu tại Bắc Mỹ dưới biên chế 100 Thieves, tuy nhiên, anh không được sử dụng trong đội hình chính của đội tuyển này mà chỉ thi đấu ở giải Academy. Xét về trình độ, Levi được đánh giá là một tuyển thủ đủ sức cạnh tranh vị trí chính thức tại LCS, tuy nhiên, để chen chân vào nhóm các đội tranh vé dự CKTG (TSM, TL, C9 hay thậm chí là 100T...) thì khá khó.

Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi? - Ảnh 1.

Thành tích đối đầu giữa LCS và VCS trong quá khứ khiến nhiều người hâm mộ Việt Nam cho rằng trình độ của 2 giải đấu là tiệm cận nhau, VCS vẫn kém LCS nhưng khoảng cách là không nhiều. Điều này có thể đúng nếu chỉ xét về yếu tố chuyên môn, kỹ năng thuần túy. Còn trên thực tế, VCS vẫn còn kém xa LCS về công tác tổ chức giải đấu, chế độ đãi ngộ, lộ trình phát triển bài bản trong hệ thống thi đấu chuyên nghiệp.

Khá dễ để nhận thấy là LCS luôn quy tụ được những ngôi sao có số má trong làng LMHT thế giới, bất chấp thành tích nghèo nàn. Điều đó có được nhờ danh tiếng, tiền bạc, và tính chuyên nghiệp của giải đấu này. Vì vậy, sẽ khá khó để Levi có được một chỗ đứng tại LCS nếu anh trở lại Bắc Mỹ.

LEC

Giải đấu LMHT châu Âu thậm chí còn là một thử thách khó khăn hơn nhiều nếu Levi tính đường xuất ngoại. Tuy nhiên, trái với LCS, các đội LEC rất ưa chuộng những tuyển thủ có thể thích ứng với sự thay đổi liên tục của meta game, đồng thời đề cao sự sáng tạo trong lối chơi như Levi.

Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi? - Ảnh 2.

Cũng tương tự như trường hợp của LCS, Levi có thể vẫn có cơ hội nếu đầu quân cho một đội tuyển thuộc dạng trung bình của châu Âu, chẳng hạn như Astralis, còn nếu đặt mục tiêu xuất ngoại để dự CKTG trong màu áo các đội EU và NA thì e là... bất khả thi.

PCS

Sau 2 năm bị lép vế trước sự trỗi dậy của VCS, PCS đang dần lấy lại vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Với việc PSG Talon kết thúc MSI 2021 ở vị trí top 4 chung cuộc, khu vực Thái Bình Dương đang cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ (dù các nhân tố chủ chốt vẫn chỉ là những cái tên cũ).

Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi? - Ảnh 3.

Yếu tố địa lý (gần Việt Nam) và trình độ gần như tương đương giữa VCS và PCS sẽ là một mệnh đề để Levi có thể cân nhắc gia nhập giải đấu này, đến PSG Talon thì hơi khó, nhưng gia nhập các đội cạnh tranh, chẳng hạn như J Team, thì hoàn toàn có thể.

Ở lại GAM Esports

Giám đốc Izumin trong buổi stream gần đây vẫn khẳng định rằng GAM chưa từ bỏ Levi, và đang tiếp tục trao đổi để có thể mở ra cơ hội giữ chân tuyển thủ này. Tuy nhiên, thực tế là một khi tuyển thủ đã được thông báo cho phép chuyển nhượng ngay cả khi chưa hết hợp đồng, thì tỷ lệ anh ta ở lại đội tuyển cũ là rất thấp.

Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi? - Ảnh 4.

Bản thân Levi cũng đã đăng Tweet để trao đổi với một số đội tuyển khác về vấn đề chuyển nhượng, vậy nên trường hợp Levi ở lại GAM là rất khó có khả năng xảy ra.

Cerberus Esports/SBTC Esports

Theo những động thái từ người trong cuộc, Levi chắc chắn đang ưu tiên việc ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên nếu điều đó không thể xảy ra, thì việc gia nhập một đội tuyển khác tại VCS là điều hiển nhiên.

Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi? - Ảnh 5.

Hiện tại, xét đến các đội trong top 4, TS vẫn còn đó DNK, SGB thì đặt trọn niềm tin vào BeanJ, chỉ còn lại CES là có đủ tiềm lực và cả lý do để chiêu mộ Levi. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc Quái Khuyển sẽ định hướng như thế nào về việc xây dựng đội hình trong tương lai. Họ có thể lựa chọn chiêu mộ Levi nhằm nâng cấp đội hình và bổ sung "DNA vô địch" nhằm hiện thực hóa tham vọng đăng quang VCS. Hoặc cũng có thể tiếp tục đặt trọn niềm tin và XuHao và EGO.

Một ứng viên khác là SBTC Esports. So với 4 cái tên nói trên thì SE không có đủ tiềm lực về thành tích và tài chính để có thể tranh giành Levi. Tuy nhiên, bản thân thần rừng của VCS lại có mối quan hệ cực tốt với Thầy Giáo Ba, Dia1, Zeros và nhiều thành viên khác của SE. Theo nguồn tin của GameK, có nhiều tuyển thủ ngôi sao đã chấp nhận giảm lương để gia nhập SBTC Esports kể từ khi đội tuyển này thành lập, và không loại trừ khả năng Levi cũng sẽ làm điều tương tự, nếu SE thực sự thể hiện được "tham vọng" của họ.

>

Bạn có muốn trở thành mangaka, một nghề thu nhập thấp nhiều rủi ro và rất dễ "tổn thọ"?

 

Ngoại trừ những mangaka nổi tiếng thì hầu hết các tác giả khác sống bằng nghề này đều có mức thu nhập thấp hơn trung bình.


Nếu là một người yêu thích truyện tranh, hẳn bạn có biến đến những tác phẩm vô cùng nổi tiếng, thu về bộn tiền như One Piece, Naruto, Kimetsu No Yaiba hay Attack on Titan. Tuy vậy, cũng có không ít tác phẩm không được nhiều khán giả biết đến. Vậy, những người sáng tác truyện tranh hay còn được biết đến với thuật ngữ mangaka sẽ có thu nhập thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Bạn có muốn trở thành mangaka, một nghề thu nhập thấp nhiều rủi ro và rất dễ tổn thọ? - Ảnh 1.

Thông thường, thu nhập của một họa sĩ truyện tranh sẽ được tính dựa trên kinh nghiệm của họ. Đối với các họa sĩ tự do (chưa có tác phẩm riêng), họ thường sẽ đi làm trợ tá cho các tác giả khác để nâng cao tay nghề hoặc tham gia vào các dự án anime để kiếm thêm thu nhập. Việc phụ tá này cũng là một cách để họ có đủ điều kiện phát hành truyện tranh tại các nhà xuất bản lớn. Những họa sĩ trẻ này sẽ được trả công theo giờ với mức lương "tạm chấp nhận được". Trên Upword.com, trang web môi giới họa sĩ làm việc theo giờ thì một họa sĩ tập sự sẽ có giá 10 đô/giờ, trung cấp là khoảng 21 đô/giờ và giàu kinh nghiệm sẽ vào khoảng 65 đô/giờ. Tại Nhật Bản, họa sĩ tự do có số lượng rất đông đảo và trở thành một nghề được nhiều người yêu thích.

00:12:24

HOW and WHERE To PUBLISH Your Own MANGA? | INTERVIEW with a PROFESSIONAL Manga in Japan

Theo chia sẻ từ Ryou Katagiri, một mangaka tại Nhật thì hiện nay các mangaka có thể đăng tải truyện lên các trang mạng xã hội. Nếu thật sự tài năng và được các biên tập viên chú ý, họ sẽ có cơ hội xuất bản tác phẩm của mình tất nhiên là bạn phải thật sự nổi bật để đạt được điều đó. Cô nói rằng các mangaka sẽ được trả tiền theo số trang họ vẽ. Mangaka mới sẽ kiếm được 10.000 đến 15.000 yên mỗi trang. Tùy theo độ nổi tiếng của tác phẩm mà số tiền này sẽ có thay đổi. Điểm lưu ý là số tiền này không bao gồm các chi phí mà mangaka phải bỏ ra như dụng cụ, giấy vẽ, trợ lý.

Mangaka Shuho Sato - tác giả của Umizaru chia sẻ rằng lần đầu phát hành truyện, anh kiếm được 800,000 yên một tháng nhờ vẽ 80 trang truyện đăng tải lên Shonen Jump. Sau khi trừ các chi phí thuê người và nguyên vật liệu thì số tiền thực tế Shuho thu về là 13.000 yên. Tuy nhiên, sau khi ra mắt Say Hello To Black Jack (một manga tầm trung ra mắt năm 2007), Shuho thu về 35.000 yên mỗi trang kèm theo đó là tiền bản quyền bán truyện.

Đối với các mangaka đã có tác phẩm thì thu nhập giữa họ thường có chênh lệch rất lớn, chủ yếu là vì sự khác biệt về độ bán chạy cũng như độ nổi tiếng của những tác phẩm mà họ tạo ra. Số liệu năm 2009 chỉ ra trong 5,300 đầu truyện được bán thì 100 manga hàng đầu đem lại cho mangaka của chúng 70 triệu yên tiền bản quyền. Bản thân Eiichiro Oda, tác giả của One Piece đã thu về tận 1,3 tỷ yên chỉ trong một năm.

Bạn có muốn trở thành mangaka, một nghề thu nhập thấp nhiều rủi ro và rất dễ tổn thọ? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, với tác giả của 5.200 đầu truyện còn lại thì câu chuyện khá bi đát. Họ chỉ thu về khoảng 2,8 triệu yên/năm. Thu nhập trung bình của một người làm công ăn lương tại Nhật thời điểm đó là 4 triệu yên một năm. Như vậy, rõ ràng phần lớn mangaka đều không có được thu nhập tốt. Chưa kể đến chuyện nếu manga có doanh thu không khả quan thì họ sẽ bị ép phải kết thúc nó sớm hơn dự kiến. Tình trạng này đến nay đã được cải thiện nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp manga nói chung và manga cũng được tiêu thụ nhiều hơn tại nước ngoài. Dẫu vậy, phần lớn mangaka vẫn có thu nhập thấp và phải chật vật làm thêm các công việc khác. Tất nhiên, mangaka không chỉ thu về tiền bản quyền từ tác phẩm của họ. Các mangaka cũng sẽ được chia một phần lợi nhuận dựa trên các sản phẩm ăn theo từ manga. Tuy nhiên, về mảng này thì các manga nổi tiếng tiếp tục chiếm phần lớn thị trường.

Bạn có muốn trở thành mangaka, một nghề thu nhập thấp nhiều rủi ro và rất dễ tổn thọ? - Ảnh 4.

Một cứu cánh cho các mangaka là tác phẩm của họ được chuyển thể thành anime. Khi manga được chuyển thành hoạt hình, nó sẽ tiếp cận được nhiều khán giả hơn và sẽ có cơ hội đạt được thành công vượt trội. Kimetsu No Yaiba và Tokyo Revengers là hai ví dụ điển hình cho việc này. Trước khi có anime, cả hai tác phẩm này chỉ bán được vài triệu bản. Con số này lập tức tăng lên gấp nhiều lần ngay sau khi anime lên sóng. Bên cạnh việc manga bán được nhiều hơn thì họ cũng sẽ thu được thêm tiền từ các sản phẩm đi kèm. Số tiền mangaka thu về từ anime sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa họ với bên phát hành anime hoặc giữa nhà xuất bản với bên phát hành anime. Như trường hợp Gotouge Koyoharu, tác giả chỉ nhận được 2 triệu yên tiền bản quyền của Kimetsu No Yaiba: Mugen Train.

Bạn có muốn trở thành mangaka, một nghề thu nhập thấp nhiều rủi ro và rất dễ tổn thọ? - Ảnh 5.

Để một manga thành công thì cần rất nhiều nỗ lực nên các mangaka thường làm việc liên tục và có rất ít thời gian nghỉ ngơi. Nếu truyện không thành công thì mọi công sức của họ đổ sông đổ biển, cả tiền cũng chẳng có bao nhiêu. Chính vì điều này mà sáng tác truyện tranh là một trong những nghề áp lực và dễ "tổn thọ" nhất tại Nhật Bản. Các bạn cũng biết rằng có nhiều bộ truyện phải tạm dừng vì tác giả gặp vấn đề về sức khỏe thậm chí là bạo bệnh vì áp lực công việc quá lớn.

Dù vất vả là vậy tuy nhiên mangaka vẫn là một nghề được nhiều người yêu thích tại Nhật Bản. Có hai yếu tố có thể thấy rõ để giải thích cho điều này đó là đam mê và khát vọng của họ. Sáng tác manga là một công việc nghệ thuật nên không có điều gì đảm bảo cho họa sĩ manga cả. Nếu thành công, họ sẽ thu về số tiền khổng lồ. Naruto tuy đã kết thúc khá lâu nhưng họa sĩ Masashi Kishimoto vẫn đang thu về tiền từ nó thông qua hậu truyện và các sản phẩm ăn theo. Eiichiro Oda ở tuổi 46 đã sở hữu khối tài sản ròng lên đến 200 triệu đô! Người ta hay nói "còn thở thì còn gỡ" nên các mangaka cố gắng đeo đuổi giấc mơ của mình dù biết nhiều chông gai âu cũng là điều dễ hiểu phải không nào?

Bạn có muốn trở thành mangaka, một nghề thu nhập thấp nhiều rủi ro và rất dễ tổn thọ? - Ảnh 6.

Ngày nay, các mangaka có thể không phát hành truyện tranh mà tự mình ra mắt truyện trên các nền tảng trực tuyến như Twitter, Patreon, Pixiv. Đây là một cách tuyệt vời để họ đưa tác phẩm đến thẳng tay độc giả và nhận về tiền ủng hộ từ các độc giả trung thành. Đây được xem là một hướng đi tốt để đa dạng hóa ngành công nghiệp manga và mở ra thêm cơ hội kiếm tiền cho các họa sĩ. Các bạn thấy sao về thu nhập của một mangaka? Hãy để lại ý kiến của mình nhé!

>

Cuộc chạy đua giữa luật cấm và sự “tinh ranh” tìm kẽ hở của game thủ nhí trong công cuộc vớt vát giờ chơi

 

Dù bị rút ngắn đi nhiều thời gian chơi game trong một tuần, thế nhưng giới game thủ nhí có vẻ như không chịu an phận.


Như thông tin công bố cách đây không lâu, kể từ 0 giờ ngày 31/8/2021, thời gian chơi game của những game thủ dưới 18 tuổi của Trung Quốc sẽ bị hạn chế nhiều hơn. Theo đó, họ chỉ có thể chơi game online đúng một tiếng mỗi ngày vào các ngày thứ 6, 7, chủ nhật hàng tuần, cũng như các ngày lễ. 

Điều luật mới được đưa ra yêu cầu game thủ Trung Quốc chưa đến tuổi trưởng thành phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe trong khi trước đây, quy định cho phép game thủ dưới 18 tuổi chơi game 90 phút mỗi ngày vào dịp cuối tuần, vậy nên đây là một thay đổi đáng kể. 

Cuộc chạy đua giữa luật cấm và sự “tinh ranh” tìm kẽ hở của game thủ nhí trong công cuộc vớt vát giờ chơi - Ảnh 1.

Quy định đưa ra là vậy nhưng số game thủ bị ngăn cấm không ngoan ngoãn tuân theo mà luôn tìm cách “lách” luật.

Thuê tài khoản 5 USD chơi 2 tiếng 

Và như thường lệ, cái khó ló cái khôn, nhiều giải pháp để qua mặt quy chế mới của chính phủ đã được nghĩ ra và ứng dụng ngay lập tức. Để tuân thủ quy định mới của chính phủ Trung Quốc, Tencent đã tạo hệ thống đăng nhập sử dụng thông tin tên thật trong Honor of Kings. Nhưng gần như ngay lập tức, đã có những cách qua mặt hệ thống này.

Xuất hiện nhiều kênh cho thuê tài khoản với giá từ 33 tệ (khoảng hơn 5 USD) để chơi trong 2 giờ đồng hồ. Bằng cách thuê tài khoản, những game thủ nhí dưới 18 tuổi hoàn toàn không cần phải nhập tên thật, mà cũng không lo chơi game bị giới hạn thời gian. 

Cuộc chạy đua giữa luật cấm và sự “tinh ranh” tìm kẽ hở của game thủ nhí trong công cuộc vớt vát giờ chơi - Ảnh 2.

Sau khi phát hiện ra thủ đoạn mới để đối phó với các quy định này, tập đoàn Tencent đã khởi kiện hơn 20 trang thương mại điện tử và nền tảng cho thuê tài khoản game vì đã cho thuê hoặc đổi tài khoản cho người chơi tựa game Honor of Kings (Vương Giả Vinh Diệu). 

Đăng ký bằng thông tin người thân

Cũng có trường hợp game thủ nhỏ tuổi nghĩ ra cách lén đăng ký tài khoản bằng tên bố mẹ, ông bà, sau đó chờ mẹ ngủ để quét mặt đăng nhập hoặc nhờ trực tiếp ông bà mở giúp. 

Cũng bởi lý do này mà dân mạng gần đây được phen cười nghiêng ngả khi trên mạng xã hội Trung Quốc bất ngờ xuất hiện nguồn tin một tài khoản do người chơi 60 tuổi đứng tên đã dậy chơi game vào lúc 3 giờ sáng. Điều này có vẻ chưa thật sự đặc biệt, nhưng kỹ năng của game thủ này lại khiến không ít người phải ngỡ ngàng khi chẳng những sở hữu thao tác tay nhanh như điện, ông còn đồng thời đạt được khá nhiều Pentakill (giết 5 mạng cùng lúc) trong một ván đấu. 

Cuộc chạy đua giữa luật cấm và sự “tinh ranh” tìm kẽ hở của game thủ nhí trong công cuộc vớt vát giờ chơi - Ảnh 3.

Điều này dẫn tới sự nghi ngờ chẳng lẽ lại tồn tại một cao thủ Vương Giả Vinh Diệu trên 60 tuổi mà bấy lâu nay không ai biết tới. Và lý do thì cũng rất đơn giản, cậu đã nhờ ông nội - thành viên trong gia đình của mình lập tài khoản và mở khóa hộ để có thể thỏa mãn đam mê cày cuốc. 

Cuộc chạy đua giữa luật cấm và sự “tinh ranh” tìm kẽ hở của game thủ nhí trong công cuộc vớt vát giờ chơi - Ảnh 4.

Một mẹo khác là nhờ một người lớn giả làm bố mẹ và gọi đến trung tâm dịch vụ khách hàng, nói rằng không cần hạn chế giờ chơi.

Hiện các công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống chống nghiện game dù cho còn gặp nhiều khó khăn bởi trẻ vị thành niên không ngừng lách luật.

>

Lý giải sự bùng nổ của các tựa game Remastered và Remake: Do NPH chiều fan hay thiếu ý tưởng?

 

Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, trào lưu làm lại các tựa game cũ đang thịnh hành hơn bao giờ hết.


Trong khoảng 1-2 năm trở lại đây, làng game thế giới bất ngờ chứng kiến sự bùng nổ của trào lưu làm lại game cũ. Cụ thể, những sản phẩm, thương hiệu game nổi tiếng được gắn thêm mác Remake, Remaster hay Resurrected đã và đang khiến khá nhiều người cảm thấy hoang mang, "lạc lối" giữa ma trận. Có thể dễ dàng kể ra không ít những tên tuổi lớn như Final Fantasy, Resident Evil hay thậm chí cả Yakuza. Đó có thể là một bản Remaster với độ phân giải lên tới 4K, đôi khi là 8K hoặc cải tiến hơn nữa thì là Remake lại hoàn toàn cốt truyện cũng như nội dung như cách mà Final Fantasy VII đã làm. Vậy thì, lý do nào cho sự bùng nổ của trào lưu làm lại game kinh điển tới vậy.

Chiều lòng fan

Tất nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố khó có thể bỏ qua. Khách hàng là thượng đế và game thủ thì chắc chắn là "khách hàng" của các NPH game rồi. Thực tế, có khá nhiều tựa game hay, được đầu tư kỹ càng nhưng đã có phần outdate, cũ kỹ so với đồ họa và sự phát triển của công nghệ hiện tại. Thế nên, việc làm lại các tựa game này với chất lượng tốt hơn cũng chính xuất phát từ nhu cầu của các game thủ trung thành.

Lý giải sự bùng nổ của các tựa game Remaster và Remake - là do NPH chiều fan hay thiếu ý tưởng - Ảnh 1.

Điển hình như Final Fantasy VII - phần game được coi là đỉnh nhất trong series bom tấn huyền thoại này. Và cũng dễ hiểu khi bản Final Fantasy VII Remake nhanh chóng tạo được hiệu ứng mạnh mẽ ngay khi vừa ra mắt, đồng thời khiến các fan của Square Enix đua nhau dành những lời khen tặng.

Nhưng cũng đồng thời vì kinh tế

Lợi nhuận luôn là thứ được đặt lên hàng đầu, và bài toán kinh tế cũng là vướng mắc mà không ít studio gặp phải. Rõ ràng, nếu như so với việc cải tiến, chỉnh sửa các tựa game cũ đôi chút thay vì đầu tư và cho ra đời một tựa game mới hoàn toàn với độ rủi ro cao, chắc chắn đa số các NPH đều sẽ lựa chọn phương án an toàn. Đó cũng là lý do mà các tựa game Remaster lại bùng nổ như vậy.

Lý giải sự bùng nổ của các tựa game Remaster và Remake - là do NPH chiều fan hay thiếu ý tưởng - Ảnh 2.

Tuy nhiên, lợi bất cập hại. Điều này có thể tiết kiệm cho NPH nhưng lại chưa chắc đã hợp "khẩu vị" của game thủ. Điển hình như việc Diablo II Resurrected những ngày qua đang nhận phải vô số những ý kiến tiêu cực, cho rằng game đắt trong khi không có nhiều thay đổi so với bản cũ. Resident Evil 3 cũng tương tự như vậy. Còn với Final Fantasy VII Remake, mọi thứ được đầu tư kỹ lưỡng hơn nhiều và trên hết, biên kịch cũng như NSX đã vẽ nên một nội dung hoàn toàn mới. Đó cũng là lý do bom tấn này nhận được nhiều lời khen tới vậy.

Bí ý tưởng về game mới

Để cho ra mắt một tựa game mới, các NSX có quá nhiều thứ cần phải cân nhắc và thời gian, công sức cũng như tiền bạc để tạo ra chúng phải gấp 2-3 lần so với việc làm lại game cũ. Điển hình như Call of Duty, để kịp tiến độ 3 năm ra mắt một phiên bản mới, có tới 3 studios phải quay vòng làm việc với khối lượng kinh người. Từ việc nghĩ ý tưởng, cốt truyện, cân bằng vũ khí cho tới phần việc đồ họa, đạo diễn chế độ, nhiệm vụ, tất cả phải tính theo đơn vị năm. Thậm chí, có những tựa game còn mất tới 6 năm trời mới có thể ra mắt như Horizon Zero Dawn vậy.

Lý giải sự bùng nổ của các tựa game Remaster và Remake - là do NPH chiều fan hay thiếu ý tưởng - Ảnh 3.
Lý giải sự bùng nổ của các tựa game Remaster và Remake - là do NPH chiều fan hay thiếu ý tưởng - Ảnh 4.

Và quả thật, để có một ý tưởng game mới có thể hợp thị hiếu cũng như được người chơi đón nhận ở thời điểm hiện tại không phải dễ. Do đó, cứ làm game Remaster, Remake cho đơn giản thôi.

>

Bàn phím tối giản nhất thế giới, chỉ 3 phím Ctrl - C - V, giá 660.000đ

 

Đây có thể coi là bàn phím tối giản nhất thế giới.


Bắt nguồn từ trào lưu trêu đùa trên mạng về công việc của các lập trình viên lười biếng (chỉ copy với paste), nền tảng cộng đồng hỗ trợ lập trình viên Stack Overflow đã tạo một bàn phìm đặc biệt chỉ có đúng 3 nút Ctrl - C - V.

Bàn phím tối giản nhất thế giới, chỉ 3 phím Ctrl - C - V, giá 660.000đ - Ảnh 1.

Bàn phím này có tên là The Key, được thiết kế theo phong cách tối giản với 2 màu chủ đạo là trắng và đen. Kết cấu của The Key là cực kỳ đơn giản với phần đế màu đen, 3 phím trắng và một dây USB hình xoắn lò xo. Là sản phẩm thực tế nên ngoài copy, paste bạn còn có thể lập trình cho The Key thực hiện bất kỳ lệnh bàn phím nào mà bạn muốn. Bàn phím dùng switch Kailh Box Black nên đảm bảo trải nghiệm gõ mượt mà.

Bàn phím tối giản nhất thế giới, chỉ 3 phím Ctrl - C - V, giá 660.000đ - Ảnh 2.

Ngay sau khi ra mắt The Key đã cháy hàng dù được bán với giá lên tới 29 USD (tương đương 660 ngàn đồng). Hiện tại, Stack Overflow vẫn nhận đặt hàng The Key qua đối tác Drop. Theo tuyên bố của Stack Overflow và Drop, tất cả các đơn hàng sẽ được vận chuyển vào ngày 13/12/2021

>

6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021

 

Tháng 10 này chào đón sự ra mắt của 6 game AAA cực đỉnh.


    FIFA 22

    Ngày phát hành: 1/10

    6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021 - Ảnh 1.

    FIFA 22 là phiên bản đầu tiên của series bóng đá nổi tiếng do EA sản xuất có mặt trên các nền tảng console mới như PS5 hay Xbox Series X/S. Game được cải tiến nhiều từ đồ họa cho đến gameplay, hầu hết đều là những đổi mới được người hâm mộ chờ đợi.

    Trong bối cảnh Konami đã đập đi làm lại thương hiệu PES của mình, EA dường như đang một mình một ngựa trong thị phần game bóng đá trên PC và Console.

    Far Cry 6

    Phát hành: 7/10

    6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021 - Ảnh 2.

    Trong game AAA Far Cry 6, game thủ sẽ vào vai Dani, một học sinh bỏ học trong quân đội, người được nuôi dưỡng trên hòn đảo hư cấu Yara. Về cơ bản nó là Cuba, nhưng được Ubisoft thay thế bằng một cái tên tưởng tượng để tránh vấn đề chính trị. Trong suốt cuộc đời trẻ thơ của mình, ngôi nhà của Dani đã bị tàn phá bởi chiến tranh và mọi thứ đã đổ vỡ trong nhiều năm. Theo chân Dani thì game thủ sẽ thực hiện sứ mệnh lật đổ bạo chúa Anton Castillo để dành lại tự do cho mảnh đất quê hương.

    Back 4 Blood


    Phát hành: 12/10

    6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021 - Ảnh 3.

    Được giới thiệu là phiên bản dành riêng cho PC, Back 4 Blood sẽ chạy mượt mà ở đồ họa 4K và đặc biệt là không giới hạn tốc độ khung hình. Miễn là PC của bạn đủ mạnh để chạy game ở độ phân giải 4K cũng như được hỗ trợ công nghệ DLSS của NVIDIA, Back 4 Blood sẽ mang tới cho bạn một trải nghiệm chơi game đẹp nhất từ trước tới nay.

    Các so sánh của cộng đồng game thủ giữa Left 4 Dead và Back 4 Blood sẽ không thể tránh khỏi nhưng nhà phát triển tự tin cho biết, Back 4 Blood tuy vẫn mang cốt lõi của dòng game Left 4 Dead nhưng kèm theo những "tính năng mới" độc đáo hơn chỉ có ở Back 4 Blood.

    Age of Empires IV

    Phát hành: 18/10

    6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021 - Ảnh 4.

    Age of Empires IV là sản phẩm hợp tác của Microsoft với Relic Entertainment, cha đẻ của dòng game Company of Heroes. Trò chơi độc quyền trên Windows 10, được xây dựng trên bối cảnh của những thế lực trung cổ như Quân đội viễn chinh Anh, Đế Chế La Mã, các binh đoàn Samurai Nhật Bản, người Mỹ bản địa, người da đỏ…

    Có 4 thời kỳ để chơi trong Đế Chế 4 bao gồm Medieval, Feudal, Castle và Imperial. Trong thời kỳ Feudal bạn có thể trải nghiệm nền văn minh Trung Hoa và Mông Cổ, với lực lượng binh lính hùng hậu.

    F.I.S.T.: Forged in Shadow Torch

    Phát hành: cuối tháng 10

    F.I.S.T.: Forged in Shadow Torch là câu chuyện nói về chú thỏ Rayton, một cư dân của thành phố Torch, nơi ở của rất nhiều loại động vật khác nhau. Sáu năm trước, trong một cuộc xâm lăng của quân đoàn robot, thành phố Torch đã thất thủ và phải nằm dưới sự cai trị của hệ thống đô hộ hà khắc.

    6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021 - Ảnh 5.

    Sau khi thất bại trong việc bảo vệ thành phố, số ít chiến sĩ của quân kháng chiến đã phải mai danh ẩn tích. Trong đó có thỏ Rayton, một trong những chiến binh giỏi nhất. Những tưởng Rayton đã nằm ngoài cuộc chiến nhưng sau việc một người bạn bị bắt giữ, chiến binh thỏ không còn lựa chọn khác là gắn lên mình cánh tay máy khổng lồ và trở lại chiến đấu. Bắt đầu từ đây, Rayton bị cuốn vào vòng xoáy âm mưu liên quan đến mafia, quân nổi dậy và quân đoàn máy móc.

    F.I.S.T: Forged in Shadow Torch mang nhiều hơi hướng của một tựa game Metroidvania kết hợp với nền độ họa tân tiến. Bản đồ của game rất rộng lớn với nhiều môi trường khác nhau để người chơi khám phá.

    Marvel's Guardians of The Galaxy

    Phát hành: 26/10

    6 game AAA mới ra mắt trong tháng 10/2021 - Ảnh 6.

    Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

    Marvel's Guardians of The Galaxy là dự án game AAA siêu anh hùng mới nhất của Square Enix. Trò chơi là một tựa game phi tuyến tính, vì thế người chơi có thể thoải mái lựa chọn các quyết định để dẫn game đi theo nhiều hướng khác nhau.

    Đúng như tên gọi của mình, Guardians of The Galaxy kể về câu chuyện của những đội Vệ Binh Dải Ngân Hà, tương tự như những gì các bạn được thấy trong phiên bản điện ảnh. Khởi đầu game, người chơi sẽ vào vai Peter Quill (hay còn được gọi là Starlord). Trò chơi lấy bối cảnh 1 năm sau khi đội được tập hợp đầy đủ.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn