Trước khi có tên chính thức là Pokémon, bạn có biết thương hiệu này được gọi là gì không?
Pokémon là thương hiệu đình đám đã gắn liền với rất nhiều thế hệ từ video game, series anime, phim điện ảnh cho tới đồ chơi ăn theo. Sau nhiều năm phát triển, cái tên đến từ xứ sở mặt trời mọc này đã trở thành một thương hiệu toàn cầu, được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, tất cả những điều to lớn đều bắt đầu từ những gì nhỏ nhặt nhất, bản thân Pokémon cũng được phát triển từ những ý tưởng, bản thảo trước. Sau đây cùng xem lại những trang bản thảo về Pokémon mà fan chắc chắn sẽ rất yêu thích.
10. Tên gọi đầu tiên
Trước khi cái tên Pokémon ra đời, loạt game này được gọi là "Capsule Monsters". Tuy nhiên cái tên này sau đó lại không phù hợp, nên đã được đổi lại thành Pocket Monsters hay Pokémon như ngày nay. Ý tưởng này từ Ken Sugimori muốn cho mọi người cảm thấy tò mò về những gì mà họ cần biết về loạt game này, cũng như tạo hình ban đầu của một vài Pokémon.
9. Poliwhirl
Một trong những điểm thú vị nhất về Pokémon chính là các ý tưởng đầu tiên, khi có nét vẽ mang thiên hướng tạo nên sự rùng rợn nhất định. Và Poliwhirl chính là một trong số đó.
Ý tưởng đầu tiên cho Poliwhirl được vẽ nên bởi Benimaru Ioth, với một nửa cơ thể hiện rõ chi tiết các bộ phận bên trong của Pokémon này. Đây là bản thảo cho một trong những thế hệ Pokémon đầu tiên được rất nhiều fan yêu quý.
8. Gengar
Nhắc đến yếu tố rùng rợn cũng phải kể đến ý tưởng dành cho Gengar, một Pokémon hệ ma. Ý tưởng này được tạo ra bởi Ken Sugimori, với khung cảnh tăm tối và Gengar xuất hiện ở phía sau nhà huấn luyện Pokémon. Chi tiết này tạo cảm giác như phong cách hù dọa đặc trưng của dòng phim kinh dị.
7. Pikachu
Tiếp theo sẽ là ý tưởng từ Sugimori với Pikachu, biểu tượng của loạt Pokémon. Từ bức hình này cho thấy là Pikachu đang bị buộc lại với một thiết bị đo lường điện năng với mục đích làm thí nghiệm. Thêm một ý tưởng như toát lên nét rùng rợn cho một Pokémon.
6. Ý tưởng về cuộc phiêu lưu
Một ý tưởng khác của Sugimori cho thấy Pokémon là người bạn đồng hành thân thiết với nhà huấn luyện, cùng nhau chu du khắp mọi nơi và tìm hiểu những điều mới lạ. Chính ý tưởng này đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi làm nên loạt Pokémon, từ video game cho tới anime.
Nhà thiết kế của Gamefreak, Matsuda còn từng đề cập rằng "Đầu tiên, nhân vật chính và Pokémon có mối quan hệ giữa chủ với thú cưng. Nhưng khi bắt đầu thiết kế trò chơi, chúng tôi đã tự hỏi rằng liệu mình có nên phát triển theo hướng của tình bạn không".
5. Thêm nhiều cuộc phiêu lưu
Chuyến phiêu lưu giữa nhà huấn luyện với Pokémon luôn được đề cao và xem như nhân tố quan trọng hình thành nên thương hiệu game này. Và ý tưởng từ Sugimori thể hiện hình ảnh chuyến du hành ở trên biển với thiết kế nguyên bản của Lapras, Pokémon hệ nước và băng.
4. Ý tưởng về trận đấu đầu tiên
Nhà thiết kế Ken Sugimori còn giới thiệu tới ý tưởng sơ khai về hệ thống chiến đấu trong loạt game Pokémon và vẫn được áp dụng cho những phần game sau này. Điểm khác biệt là bản thảo này vào thời điểm ban đầu chưa bổ sung thêm thanh máu cho Pokémon.
3. Phiên bản điện ảnh của Torterra
Vào năm 2019, phiên bản điện ảnh Pokémon: Detective Pikachu được chuyển thể từ tựa game cùng tên trên hệ máy Nintendo DS và khá thành công trong thị trường phòng vé. Điều thú vị là bộ phim cũng có một bản thảo về Torterra do RJ Palmer sáng tạo. Tạo hình cho bản điện ảnh đem đến những nét mới cũng như biến Torterra khổng lồ hơn.
2. Charizard và Gyrados
RJ Palmer còn đem tới cho Pokémon: Detective Pikachu một ý tưởng cực kỳ hay là phân cảnh về màn đại chiến giữa Charizard và Gyrados ở trong phim. Đáng tiếc là phân cảnh này đã không được đưa vào trong bộ phim khi ra mắt chính thức. Nhưng fan vẫn có thể hi vọng là màn đối đầu này sẽ xuất hiện trong phần phim tiếp nối.
1. Snorlax phiên bản đầu tiên
Snorlax là cái tên không còn quá đỗi xa lạ, đặc biệt với những ai dõi theo các phần phim đầu tiên của loạt anime Pokémon. Nhưng ít ai biết rằng, nguyên bản của Snorlax trong rất khác so với hiện tại.
Ý tưởng thiết kế từ Koji Nishino cho thấy, phiên bản này trong nhỏ gọn và đơn giản hơn rất nhiều.