Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro

 

Những sản phẩm "cực kỳ lợi hại" mà Razer trang bị cho anh em game thủ.

    Ở thời điểm hiện tại thì tai nghe True Wireless đã tràn lan trên thị trường với đủ mọi thương hiệu, giá tiền và chất lượng. Nhưng với các game thủ, đặc biệt là những người nghiêm túc thì sự lựa chọn tối ưu nhất vẫn là loại có dây. Đơn giản bởi độ trễ của những chiếc tai nghe không dây là khá lớn, khi try hard dễ bị "chậm" hơn đối thủ, dễ dàng bị hạ gục trước khi kịp nghe tiếng động đang tới gần.

    Chính vì thế mà sự xuất hiện của Razer Hammerhead True Wireless, đặc biệt là bản Hammerhead True Wireless Pro đã thổi một làn gió mới vào thị trường tai nghe gaming không dây với độ trễ cực thấp. Đồng thời, sản phẩm đem tới trải nghiệm hoàn hảo trong thế giới ảo của các game mobile. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết từng sản phẩm.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 1.

    Razer Hammerhead True Wireless Pro

    Đây là phiên bản thuộc phân khúc cao cấp của Razer, không chỉ trong các sản phẩm của hãng này mà nhìn rộng ra toàn bộ những chiếc tai nghe True Wireless cũng vậy. Razer Hammerhead True Wireless Pro sở hữu những tính năng rất nổi bật: Từ gaming mode, cảm biến tự dừng, chống ồn chủ động... tới chất âm hay.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 2.

    Tuy nhiên, đầu tiên chúng ta sẽ đi vào ngoại hình của chiếc tai nghe này trước. Khi mới nhìn qua thì Razer Hammerhead True Wireless Pro tạo cảm giác như một phiên bản gaming màu đen của chiếc Apple Airpod Pro vậy. Từ case đựng kiêm sạc cho tới hình dạng chiếc tai nghe đều rất giống.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 3.

    Hộp sạc của Hammerhead True Wireless Pro được làm bằng nhựa cứng, sơn nhám, có một đèn để báo hiệu kết nối cũng như lượng pin còn lại. 

    Phía nắp trên có chữ Razer và hơi buồn là toàn thân không hề có biểu tượng gì khác. Chắc chắn với sự xuất hiện của logo rắn xanh bên ngoài thì sản phẩm sẽ bắt mắt hơn cũng như tạo ra một điểm nhấn đặc biệt chứ chẳng "hiền hoà" như thế này.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 4.

    Ngược lại với hộp sạc thì chiếc tai nghe lại có điểm đặc trưng nổi bật rất hút mắt chính là logo Rắn xanh ba đầu của Razer ở phía gáy, đây cũng là nút cảm ứng để điều khiển luôn. Ngoài ra củ tai cũng to hơn một chút so với đàn anh đến từ Apple, nhưng đuôi lại nhỏ hơn.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 5.

    Củ tai nghe cùng ống dẫn được thiết kế theo dạng công thái học, dễ dàng nhét vừa nhiều dạng khuôn tai khác nhau. Tất nhiên là để vừa khít thì người dùng sẽ phải thay đổi cặp tip vừa vặn nữa. Chúng ta có thể chọn trong số rất nhiều cặp mà Hammerhead True Wireless Pro đã gói sẵn trong hộp.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 6.

    Như nhiều tai nghe True Wireless khác thì Hammerhead Pro cũng trang bị tính năng điều khiển bằng cách chạm vào gáy củ tai ví dụ như play/pause nhạc, next bài, gọi trợ lý ảo... hoặc bật các chức năng như chống ồn, gaming mode. 

    Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi sao cho phù hợp với thói quen sử dụng của mình thông qua phần mềm. Tuy vậy cần phải luyện tập khá nhiều mới dùng được bởi cảm ứng trên tai nghe này không quá nhạy. Ngoài ra ứng dụng này còn cho phép người dùng tinh chỉnh lại các bộ equalizer sao cho phù hợp nhất với sở thích của bản thân.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 7.

    Về mặt chất âm, Hammerhead True Wireless Pro có khả năng nghe "tạp" rất tốt, phù hợp với nhiều thể loại nhạc. Ba giải trầm, trung, cao của sản phẩm cân bằng nhau, không bị lấn. Tuy vậy Razer vẫn có thiên hướng tập trung vào dải bass nhiều hơn khi đây là phần hay nhất, âm tròn trịa không bị kéo đuôi. Kết hợp với phần mid hơi tối một chút tạo ra phần thể hiện của các bản nhạc trẻ sôi động nghe rất đã. Dải âm treble ở mức tròn vai, các nốt cao hơi bị thiếu một chút lung linh, leng keng.

    Tiếp đến chính là thứ đáng tiền nhất của Hammerhead True Wireless Pro - Tính năng gaming mode. Đây chính là công nghệ tuyệt đỉnh của Razer giảm độ trễ của tai nghe không dây từ mức trung bình 250 - 300ms xuống chỉ khoảng 50ms.

    Trải nghiệm chơi game trên chiếc tai nghe này hoàn toàn khác biệt so với các đối thủ khi tiếng động không còn bị "lạc nhịp" nữa mà chính xác hơn rất nhiều. Thử sức với một số game như Liên Quân Mobile, LMHT Tốc Chiến, World of Tanks là rất ngon lành. Riêng với PUBG Mobile vốn quá quan trọng phần âm thanh thì sản phẩm vẫn "gánh" được ở dạng casual chơi vui với bạn bè.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 8.

    Tất nhiên nếu chơi Esports mobile chuyên nghiệp thì Hammerhead True Wireless Pro vẫn khó sánh được với các tai nghe có dây. Tuy nhiên sự đánh đổi với độ tiện dụng, không bị vướng víu với đại đa số game thủ chơi chỉ để vui vẻ với bạn bè thì là dễ dàng chấp nhận được.

    Chế độ chống ồn chủ động của Hammerhead True Wireless Pro hoạt động ở mức khá khi chiếc tai nghe có thể loại bỏ hầu hết các tạp âm dạng "ù ù ù" gây khó chịu từ môi trường. Hãng sản xuất khá tinh tế khi không đẩy mức "tĩnh lặng" lên quá cao để game thủ vẫn có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè khi cùng chinh chiến trong thế giới ảo.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 9.

    Thời lượng pin của Hammerhead True Wireless Pro không cao cho lắm, đạt khoảng 4 tiếng sử dụng liên tục, cộng thêm hộp sạc có thể "nhồi" thêm 4 lần nữa thì tổng thời gian là 20 tiếng. Người dùng sẽ sạc lại tai nghe thông qua cổng USB type C, hơi tiếc khi NSX chẳng hỗ trợ sạc không dây.

    Razer Hammerhead True Wireless

    Razer Hammerhead True Wireless rõ ràng là thấp cấp hơn so với phiên bản Pro khi loại bỏ một số tính năng như chế độ THX, chống ồn chủ động... nhưng vẫn đem lại khả năng chiến game hiệu quả.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 10.

    Ngoại hình của Hammerhead True Wireless khác biệt lớn với Pro ngay từ hộp sạc dạng elip dẹt dài chứ không còn giống với Apple Airpod Pro nữa. 

    Tuy vậy đến tai nghe thì vẫn tương tự với củ tai lớn dạng công thái học. Sản phẩm cũng không có các cặp tip để thay nữa mà ống tai dạng thuôn để nhét vào khuôn tai luôn.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 11.

    Chúng ta vẫn có phần logo Razer nổi bật kiêm luôn nút cảm ứng để điều khiển ở phía gáy của Hammerhead True Wireless. Trong phần mềm điều khiển người dùng cũng có thể đổi bộ equalizer nhưng ít sự lựa chọn hơn và như đã giới thiệu từ đầu là không còn THX nữa.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 12.

    Tuy vậy chất âm của Hammerhead True Wireless vẫn rất hay và cũng giống với phiên bản Pro không sai lệch nhiều, có chăng chỉ là do tinh chỉnh EQ khác đi một chút xíu mà thôi. Sản phẩm này vẫn có gaming mode giúp giảm độ trễ xuống còn khoảng 50ms đem lại khả năng chiến game ngon lành.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 13.

    Do tính năng chống ồn chủ động bị cắt giảm nên khi sử dụng ngoài đường, quán cafe chơi game với bạn bè thì phiên bản này để lọt khá nhiều âm thanh môi trường. Một phần cũng bởi thiết kế không sử dụng cặp tip nhét vào trong tai nên cách âm không được tốt. Vì thế game thủ nên cân nhắc sử dụng ở những nơi yên tĩnh một chút.

    Cặp đôi tai nghe gaming không dây hiếm có khó tìm của Razer: Hammerhead True Wireless và Pro - Ảnh 14.

    Ngoài ra, thời lượng pin sử dụng hay chế độ sạc cũng tương tự như bản Pro: Hammerhead True Wireless có thể chạy liên tục khoảng 4 tiếng, kết hợp với hộp sạc thì đạt được 16 - 20 tiếng. Cũng sử dụng sạc cổng USB Type-C không hỗ trợ sạc không dây hay sạc nhanh.

    Hiện tại, Razer Hammerhead True Wireless có giá bán khoảng 2,5 triệu đồng và Razer Hammerhead True Wireless Pro có giá bán khoảng trên 5 triệu đồng tại Việt Nam. Đây là cặp tai nghe không dây phải nói là tuyệt đỉnh cho game thủ mà chưa có đối thủ nào làm được nhờ việc giảm độ trễ xuống thấp nhất. Bên cạnh đó là chất âm tuyệt vời phù hợp cả cho nghe nhạc lẫn gaming thì quá là hấp dẫn!

    >

    Nếu làm được điều này, ShowMaker sẽ vượt mặt PawN, trở thành tuyển thủ đường giữa vĩ đại thứ nhì lịch sử sau Faker

     

    Một cột mốc lịch sử đang chờ đợi ShowMaker nếu anh chinh phục thành công MSI 2021.

      Sẽ không có bất kỳ mối hoài nghi nào về việc ShowMaker chính là siêu sao đường giữa số 1 thế giới của LMHT thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, xuyên suốt chiều dài lịch sử, anh chàng tuyển thủ của DWG KIA vẫn chỉ xếp thứ 4 về mặt danh hiệu, nếu so với 3 người tiền bối khác là Rookie, PawN và Faker.

      Tính về số lần vô địch, ShowMaker đã có 2 chức vô địch LCK và 1 chức vô địch CKTG. Ngang bằng với anh là Rookie, với 1 chức vô địch LCK, 1 cup LPL và 1 cup thế giới. Tuy nhiên, bộ sưu tập danh hiệu của Rookie lại mang nhiều ý nghĩa hơn, do hai chức vô địch khu vực của đội trưởng IG là giành được ở 2 giải đấu khác nhau.

      Nếu làm được điều này, ShowMaker sẽ vượt mặt PawN, trở thành tuyển thủ đường giữa vĩ đại thứ nhì lịch sử sau Faker - Ảnh 1.

      PawN và Faker chính là những tuyển thủ đường giữa vĩ đại nhất lịch sử, khi họ đã có cho mình đủ bộ danh hiệu vô địch khu vực lẫn quốc tế. PawN sở hữu một chức vô địch LPL, 1 MSI và 1 cup CKTG.

      Thậm chí, huyền thoại của Samsung Galaxy White còn là tuyển thủ đầu tiên trong lịch sử sưu tập đủ bộ ba danh hiệu này. Còn với Faker, có lẽ không cần nói nhiều về kho danh hiệu đồ sộ mà Quỷ Vương có được trong sự nghiệp.

      DWG KIA của ShowMaker đã có lần đầu tiên giành quyền tham dự một giải đấu MSI, sau khi đăng quang tại LPL Mùa Xuân 2021. Và nếu như DK giành chức vô địch giải đấu MSI 2021, anh sẽ trở thành tuyển thủ đường giữa thứ 3 trong lịch sử LMHT chuyên nghiệp sưu tập đủ bộ danh hiệu quốc tế.

      Nếu làm được điều này, ShowMaker sẽ vượt mặt PawN, trở thành tuyển thủ đường giữa vĩ đại thứ nhì lịch sử sau Faker - Ảnh 2.

      Trong trường hợp đó, ShowMaker sẽ chính thức vượt mặt PawN bởi co nhiều hơn vị tiền bối này một danh hiệu vô địch khu vực. Anh sẽ trở thành tuyển thủ đường giữa xuất sắc thứ 2 trong lịch sử, chỉ thua kém Faker - Một tượng đài bất diệt của LMHT thế giới.

      Với phong độ hiện tại của DK, họ nghiễm nhiên được coi là ứng cử viên số 1 cho danh hiệu vô địch MSI 2021, bất chấp việc đại diện của LPL là ai trong số 2 cái tên FunPlus Phoenix hoặc Royal Never Give Up. Lịch sử đang vẫy gọi ShowMaker, và liệu anh chàng này có đáp lại tiếng gọi đó bằng một chức vô địch nữa trong mùa giải 2021? Chúng ta hãy cùng chờ xem!

      >

      Có một nỗi ám ảnh mang tên "Lời nguyền Griffin": Tuyển thủ từng khoác áo đội tuyển này đều vô duyên với các danh hiệu

       

      Các "siêu tân binh" Griffin năm xưa vẫn chưa có nổi một danh hiệu vô địch nào.

        3 lần liên tiếp trở thành Á quân LCK, Griffin từng là một thế lực khiến rất nhiều đội tuyển LMHT Hàn Quốc phải khiếp hãi. Dù không có được bất kỳ chức vô địch nào, nhưng kể từ thời điểm thăng hạng lên chơi ở LCK, đội tuyển có biệt danh "Điểu Sư" này đã cho ra lò hàng loạt tài năng trẻ đầy triển vọng cho nền LMHT Hàn Quốc.

        Sau bê bối với cựu HLV cvMax, GRF sa sút không phanh rồi xuống hạng và giải thể. Các ngôi sao từng được cả thế giới thèm khát của họ cũng tan đàn xẻ nghé và tìm kiếm những bến đỗ mới. Tuy nhiên, có một điều khá kỳ lạ, là dường như cái kiếp "Á quân" của GRF đã vận vào các tuyển thủ này, và thậm chí còn "ám" họ nặng hơn.

        Có một nỗi ám ảnh mang tên Lời nguyền Griffin: Tuyển thủ từng khoác áo đội tuyển này đều vô duyên với các danh hiệu - Ảnh 1.

        Kể từ sau năm 2019, Chovy, Viper, Lehends, Tarzan, Doran đều đã có những bước đi mới trong sự nghiệp. Chovy gia nhập DragonX và giờ là Hanwha Life, Viper hiện đang khoác áo EDward Gaming, Doran trở thành trụ cột tại Gen.G Esports, còn Tarzan cũng trở lại đấu trường chuyên nghiệp trong màu áo LNG Esports.

        Nhưng tất cả họ đều có một điểm chung, là rất "vô duyên" với hành trình tiến đến ngôi vô địch. Chovy tiếp tục "an phận" Á quân trong mùa giải LCK Hè 2020, khi mà dù đã vào đến Chung kết, thì anh cũng chẳng thể làm gì trước một DAMWON Gaming đang sở hữu sức mạnh hủy diệt.

        Doran cũng chịu chung số phận với người đồng đội cũ, khi trở thành cái tên "trang trí" cho danh hiệu vô địch của DWG sau thất bại tại Chung kết LCK Mùa Xuân 2021 vừa qua.

        Tarzan thì bị loại sớm ở LPL bởi Suning của SofM, Sword đã sớm bặt tăm kể từ sau khi GRF giải thể, Lehends có một mùa giải tệ hại khi không thể cùng Afreeca Freecs bước vào vòng Playoffs. Nhưng dẫu sao, Tarzan và Lehends cũng chỉ khoác áo các đội tầm trung, nên chẳng thể đòi hỏi nhiều ở họ.

        Còn Viper thì khác, "Thần Tiễn" chuyển sang EDward Gaming và ngây lập tức gây sốt khi giúp đội tuyển này thống trị vòng bảng LPL Mùa Xuân 2021 trong giai đoạn đầu. Ở nửa sau giải đấu, dù có đôi chút chuệch choạc nhưng EDG vẫn đủ điều kiện vào thẳng Bán kết Playoffs và chỉ cách ngôi vương có 2 trận Bo5. Nhưng rồi, họ lại để thua trước FPX, và sau đó là RNG, chính thức dừng bước với vị trí top 3 chung cuộc.

        00:10:13

        Những màn trình diễn đỉnh cao của GRF trong quá khứ

        Thất bại của Viper khiến nhiều người hâm mộ phải tự đặt ra câu hỏi rằng: Phải chăng các cựu tuyển thủ Griffin đã thực sự dính phải "lời nguyền" trắng tay? Ngay cả khi họ đã rời đội tuyển cũ?

        Thực tế, nói "đã là cựu tuyển thủ Griffin thì không vô địch nổi" cũng hơi... oan, bởi chúng ta vẫn còn đó Kanavi - Nhà vô địch LPL Mùa Xuân 2020, cũng từng thuộc biên chế GRF. Có điều, anh chàng này thậm chí còn chưa từng ra sân cho Điểu Sư, dù chỉ là một trận đấu.

        Kanavi gia nhập Griffin hồi đầu năm 2019 với vai trò dự bị cho Tarzan, nhưng chỉ sau nửa năm, anh đã được đem cho JD Gaming ở LPL mượn. Quãng thời gian vinh quang nhất của Kanavi hoàn toàn không gắn liền với cái tên GRF, đó là còn chưa muốn nói tới vụ bê bối "hợp đồng nô lệ" giữa Kanavi và Griffin, khiến cho Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cũng phải vào cuộc để... giải cứu tuyển thủ này.

        Từng được xem là một tập hợp xuất chúng, thậm chí được người hâm mộ gửi gắm hy vọng trở thành "thế hệ vàng" tương lai của LMHT Hàn Quốc, nhưng cho đến hiện tại, sự thật phũ phàng lại đang cho thấy rằng, những ngôi sao của Griffin năm xưa giờ đây chỉ còn xứng tầm với các đội tuyển hạng trung.

        Có một nỗi ám ảnh mang tên Lời nguyền Griffin: Tuyển thủ từng khoác áo đội tuyển này đều vô duyên với các danh hiệu - Ảnh 3.

        Tài năng của Chovy là không thể bàn cãi, nhưng muốn vô địch trong màu áo HLE thì đúng là bất khả thi

        Có lẽ Chovy là trường hợp khả dĩ nhất nếu nói đến mục tiêu cạnh tranh danh hiệu, bởi tuyển thủ đường giữa này vẫn đang chứng minh được đẳng cấp của một siêu sao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nếu cứ gắn bó với Hanwha Life Esports, thì cơ hội để Chovy đến với vinh quang thực sự quá ít ỏi, và "lời nguyền Griffin" có lẽ sẽ còn kéo dài rất lâu nữa mới có cơ hội được hóa giải.

        >

        Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào?

         

        Hoá ra "ông lớn" đứng sau Thiên Long Kiếm 2 vốn là 1 cái tên quen thuộc, đã từng đánh phá thị trường Việt Nam vài năm trước đây…

          Trong một buổi trò chuyện với đại diện BQT Thiên Long Kiếm 2, chúng tôi đã ghi nhận thêm những thông tin rất thú vị về siêu phẩm MMORPG ra mắt trong Quý 2 này. Cụ thể, ngoài việc đây là 1 trong những sản phẩm chiến lược được NPH Gamota dồn tổng lực thực hiện trong 2021, Thiên Long Kiếm 2 không chỉ sở hữu chất gameplay "có 1 không 2" mà còn có nguồn gốc xuất xứ đủ khiến người khác giật mình.

          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 1.

          Theo đó, "cha đẻ" của tựa game không phải ai khác mà chính là Chengdu Tianxing Technology Co., Ltd. Có lẽ, nếu chỉ nhắc đến cái tên này, sẽ có không ít bạn trẻ thời nay không nhận ra đây là "ông lớn" có sức phủ sóng khủng khiếp tới mức nào. Tuy nhiên, quay ngược lại khoảng 4, 5 năm trước, nhiều "đứa con" mà Gamota và Chengdu Tianxing cùng nhau đem tới thị trường Việt Nam đã gây tiếng vang lớn, đại biểu có thể kể đến: Ải Mỹ Nhân, Thiên Long Kiếm 1.

          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 2.

          Nếu như Ải Mỹ Nhân là 1 sản phẩm đặc biệt bởi nó chính là tựa game "đầu tay" đến từ NPH Gamota thì Thiên Long Kiếm 1 lại được coi là sự đột phá, đem khái niệm "cày chay lên Vip" phủ sóng tới toàn thể game thủ Việt. Xét về mức độ ấn tượng của các sản phẩm này, chúng ta chỉ có thể "wow" thật to vì tính tới thời điểm này, chúng vẫn là đại diện cho những gMO chất lượng có tuổi thọ cao đáng kinh ngạc, khi cả 2 đều đã có ít nhất 4 năm tuổi đời.

          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 3.
          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 4.

          Không chỉ vậy, bản thân NPH Gamota cũng là đơn vị rất "mát tay" với các siêu phẩm MMORPG, gây thương nhớ cho vô số người chơi bấy lâu nay. Điển hình có thể kể đến bộ 3 kinh điển là Ỷ Thiên 3D, Tân Anh Hùng Xạ Điêu và Tru Tiên, những dự án bom tấn cùng đến từ Perfect World. Đơn vị đã có 1 màn chuyển biến rất xuất sắc, đưa chất gameplay xứng tầm thế giới về với người chơi nước nhà. Nói không ngoa thì nhắc tới Gamota là ta lại được nhìn thấy những siêu phẩm MMORPG đặc sắc, đáng gắn bó trong khoảng thời gian dài.

          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 5.
          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 6.

          Với một nguồn gốc xuất xứ "uy tín" như vậy, không khó hiểu vì sao Thiên Long Kiếm 2 những ngày gần đây lại thu hút được nhiều sự chú ý đến thế. Bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ VLTK, Thiên Long Kiếm 2 vẫn tự tin bộc lộ nét chấm phá rất riêng mà hiếm sản phẩm nào có được. Đó chính là cơ chế được đặt hàng riêng trong phiên bản ra mắt tại Việt Nam - Săn Vip Lên Vip.

          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 7.

          Theo đúng nghĩa đen, bước vào Thiên Long Kiếm 2, người chơi sẽ được tham gia vào cuộc đua săn Vip lớn, nơi mà từ những dân cày chăm chỉ, bạn sẽ có cơ hội "hóa rồng" chỉ sau thời gian ngắn. Đây là thành quả của rất nhiều cuộc khảo sát thị trường cũng như những lần trao đổi với đối tác phía Trung Quốc. Mục tiêu mà NPH Gamota hướng tới cho sản phẩm lần này chính là kéo gần khoảng cách giữa dân cày và đại gia, giúp tạo ra thế cân bằng cần có trong MMORPG xứng tầm.

          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 8.
          Đằng sau “bom tấn” Thiên Long Kiếm 2 là những “ông lớn” khủng khiếp cỡ nào? - Ảnh 9.

          Theo dự kiến, Thiên Long Kiếm 2 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong Quý 2 này. Mọi thông tin chi tiết về tựa game, bạn đọc có thể tham khảo ngay tại: https://bit.ly/3cQleNA

          >

          Những điều chưa được tiết lộ về búp bê bị nguyền rủa Chucky

           

          Búp bê Chucky được xem là một trong số những con búp bê ma đáng sợ nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới, vượt qua cả búp bê Annabelle.

            Những nhân vật kinh dị từng rất thịnh hành trong thập niên 80 – 90 dường như đã lùi vào quá khứ, nhường hào quang cho các Valak, Annabelle… hiện đại. Tuy nhiên, điều đó không đúng với Chucky – con búp bê ma ám với sở thích hại người nổi tiếng một thời. Sau phần khởi động gặt hái được thành công vào năm 2019 của loạt phim Child’s Play, Chucky sẽ sớm lấn sân sang màn ảnh nhỏ với một series riêng trên Syfy. Câu chuyện lần này của Chucky được cho là tiếp nối bộ phim kinh dị gốc. Trước khi chào đón con búp bê đáng sợ này tái xuất, hãy cùng điểm lại một vài điều thú vị về nó.

            Những điều chưa được tiết lộ về búp bê bị nguyền rủa Chucky - Ảnh 1.

            Nội dung phim

            Dù series Chucky đã được công bố từ năm 2018, trước cả khi có thông báo chính thức về bộ phim reboot. Nhưng không giống với bộ phim, series truyền hình sẽ tiếp nối tựa phim gốc. Series gồm 10 phần sẽ do Don Mancini chắp bút. Nội dung được tiết lộ là xoay quanh việc búp bê Chucky bị cuốn vào những vụ án mạng kỳ lạ. Mọi thứ trở nên nguy hiểm hơn khi Chucky phải đối đầu với kẻ thù truyền kiếp của mình. Ngoài ra, series cũng sẽ khai thác chi tiết hơn câu chuyện của Chucky, giải thích lý do vì sao nó trở thành một kẻ sát nhân tàn bạo.

            Những điều chưa được tiết lộ về búp bê bị nguyền rủa Chucky - Ảnh 2.

            Diễn viên và tin tức

            Không lâu sau khi thông tin về series Chucky được công bố, có thông tin tiết lộ rằng Brad Dourif, diễn viên lồng tiếng ban đầu cho Chucky có thể sẽ quay trở lại vai diễn mang tính biểu tượng này. Chucky cũng sẽ có những "trò vui mới" để phù hợp hơn với thế giới bị thống trị bởi mạng xã hội. Loạt phim không có sự tiết chế về từ ngữ, nhằm giữ cho mạch phim luôn sống động, nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm duyệt phim hiện nay.

            Những điều chưa được tiết lộ về búp bê bị nguyền rủa Chucky - Ảnh 3.

            Ngoài ra, còn có sự góp mặt của một số diễn viên quen thuộc như Jennifer Tilly – người đóng vai cô bạn gái trung thành của Chucky, búp bê Tiffany. Bên cạnh đó là Alex Vincent và Christine Elise, hai diễn viên lần lượt thủ vai Andy và Kyle. Nica Pierce, đối thủ của Chucky, do Fiona Dourif thủ vai.

            Theo dự kiến, series về búp bê sát nhân Chucky đã được lên kế hoạch ra mắt vào năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà phim bị lùi lịch. Phim bước vào giai đoạn sản xuất từ đầu năm nay, điều đó có nghĩa là khán giả sẽ sớm được gặp lại Chucky.

            Những điều chưa được tiết lộ về búp bê bị nguyền rủa Chucky - Ảnh 4.

            Chucky được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về ma búp bê Robert cao 91 cm – một trong số những con búp bê ma nổi tiếng nhất thế giới hiện đại. Chủ sở hữu của búp bê là Robert Eugene Otto và Robert là món quà mà cô hầu gái đã tặng cho cậu. Người ta đồn đại rằng sau khi con búp bê này xuất hiện, hàng loạt những chuyện kỳ quái đã xảy ra với gia đình Robert. Những người hàng xóm khẳng định họ đã nhìn thấy búp bê Robert di chuyển từ cửa sổ này sang cửa sổ khác khi cả gia đình đi vắng. Các thành viên trong gia đình cũng nghe tiếng cười vô cùng quái dị phát ra từ con búp bê, đồ đạc cũng rơi vỡ dù không có tác động từ bên ngoài, quần áo lẫn chăn đệm luôn co rúm nhàu nát… Tất cả đều được Robert giải thích là do con búp bê gây ra.

            Những điều chưa được tiết lộ về búp bê bị nguyền rủa Chucky - Ảnh 5.

            Ngay cả khi người chủ Robert Eugene Otto đã qua đời và con búp bê bị gửi vào viện bảo tàng, nó vẫn là nguồn cơn của nhiều sự việc lạnh gáy. Chính những bí ẩn quanh búp bê Robert đã truyền cảm hứng cho các nhà làm phim tạo ra Chucky.

            >

            Tìm kiếm Blog này

            Được tạo bởi Blogger.

            Nhãn