Zack Snyder tung trailer "Army of the Dead", zombie Gen Z né đạn như Matrix và múa võ đánh người như John Wick

 

Zack Snyder tiết lộ sẽ còn nhiều loại zombie khác trong Army of the Dead, chúng di chuyển nhanh nhẹn và hành động có tổ chức hơn.

    Army of the Dead của đạo diễn Zack Snyder vừa tung trailer đầu tiên và đã ngay lập tức thu hút sự chú ý từ khán giả với dàn zombie có một không hai trong lịch sử điện ảnh. Theo tiết lộ từ vị đạo diễn trong buổi giao lưu hỏi đáp online, ông tiết lộ thế giới của Army of the Dead có nhiều loại zombie hơn so với một loại quen thuộc bao năm nay trên màn ảnh.

    Zack Snyder tung trailer Army of the Dead, zombie Gen Z né đạn như Matrix và múa võ đánh người như John Wick - Ảnh 1.

    Snyder đã giới thiệu khá nhiều loại zombie khác nhau trong buổi giao lưu hỏi đáp sau khi trailer phim Army of the Dead công chiếu. "[Chúng ta] có hai loại zombie trong phim, loại alpha và những xác sống run rẩy," ông giải thích. "[Nếu] bạn xem một bộ phim zombie, đó là loại xác sống run rẩy, nó giống như zombie bình thường, chúng có kiểu di chuyển chậm chạp. Và rồi chúng ta có những con alpha, một phiên bản nâng cấp của zombie và zombie tiến hóa hơn thế, chúng rất đông… chúng nhanh nhẹn và chúng ta xem chúng như là những con sói hoặc giống như là… chúng có tri giác, các bạn hiểu ý tôi chứ? Chúng là kiểu chiến đấu [theo] bầy đàn và là kiểu có tổ chức."

    Zack Snyder tung trailer Army of the Dead, zombie Gen Z né đạn như Matrix và múa võ đánh người như John Wick - Ảnh 2.

    Army of the Dead lấy bối cảnh ở một nơi nào đó tại Las Vegas đã bị tàn phá bởi dịch bệnh zombie. Chính phủ Hoa Kỳ phải cho cách ly cả thành phố bằng cách dựng lên một bức tường lớn bao xung quanh. Nhân vật chính của phim là một nhóm lính đánh thuê, những kẻ mạo hiểm đến Vegas với hi vọng đột nhập và đánh cắp hàng triệu đô la từ một trong số những sòng bạc bị bỏ hoang nằm trong thành phố.

    Zack Snyder tung trailer Army of the Dead, zombie Gen Z né đạn như Matrix và múa võ đánh người như John Wick - Ảnh 3.

    Đoạn trailer của Army of the Dead cho thấy các nhân vật đã chạm trán với vô số zombie hiện đang bị phong tỏa trong khu vực, điều đáng sợ hơn là họ phải đối mặt với một đội quân các zombie thuộc loại alpha. Qua những hình ảnh mới công bố, khán giả đã rất thích thú khi zombie alpha trình diễn một số "kỹ năng thượng thừa" của chúng như né đạn nhanh như Neo trong Matrix, múa võ đẹp như phim kiếm hiệp, hành động có tổ chức hẳn hoi và đánh người thì trăm phát trăm trúng.

    Zack Snyder tung trailer Army of the Dead, zombie Gen Z né đạn như Matrix và múa võ đánh người như John Wick - Ảnh 4.

    Ngoài việc giới thiệu nhiều loại zombie khác nhau, Army of the Dead sẽ bao gồm những gì mà Snyder mô tả là "đi sâu tìm hiểu về lý do tại sao dịch bệnh zombie lại bùng phát và khởi nguồn của nó." Điều này có vẻ như sẽ đặt nền móng cho một loạt phim lớn hơn hoặc thậm chí là cả một vũ trụ phim, bao gồm phim tiền truyện chưa có tiêu đề do nam diễn viên Matthias Schweighöfer của Army of the Dead làm đạo diễn kiêm diễn viên chính, ngoài ra còn có một loạt phim hoạt hình tựa đề Army of the Dead: Lost Vegas. Cả hai dự án này đều đang được tiến hành, và qua câu trả lời của Snyder thì dường như có khả năng rất cao là Army of the Dead sẽ có phần tiếp theo, nếu phần đầu tiên gặt hái được thành công nhất định.

    00:02:50

    Army of the Dead - Official Trailer (2021) Dave Bautista, Zack Snyder

    Army of the Dead do Zack Snyder làm đạo diễn kiêm đồng biên kịch, với sự tham gia của các diễn viên Dave Bautista, Garret Dillahunt, Ella Purnell, Omari Hardwick, Raul Castillo, Tig Notaro, Theo Rossi và Ana de la Reguera sẽ ra mắt vào ngày 21 tháng 5 trên nền tảng Netflix.

    >

    Hàng loạt bom tấn MOBA "yểu mệnh" tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH?

     

    Ngoài VNG và Garena ra, không có một NPH nào tại thị trường Việt Nam làm được game Esports.

      Điều đầu tiên phải khẳng định, Esports là một cuộc đua đường dài, nơi mà các nhà phát hành nhỏ gần như không thể đọ lại được về tiềm lực tài chính. Tại Việt Nam thời điểm hiện tại, ngoài Garena và VNG, không một NPH nào đủ sức mạnh về “vật chất” để chạy đua trong "cuộc chiến” cơm áo gạo tiền này.

      Hàng loạt bom tấn MOBA yểu mệnh tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH? - Ảnh 1.

       Đã từng thử sức nhưng thất bại đầy cay đắng

      Tại Việt Nam không thiếu các nhà phát hành game có tiếng. Ngoài VNG và Garena thì còn có Gamota, Funtap, Gosu… đều là những tên tuổi lớn của làng game Việt. Nhưng trong số đó, người thành công hay nói chính xác hơn là chịu chơi, chịu chi cho Esports thì chỉ có hai là Garena và VNG. Các nhà phát hành khác đã từng thử sức với game Esports đều nhận kết cục không mấy tốt đẹp.

      Hàng loạt bom tấn MOBA yểu mệnh tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH? - Ảnh 2.

      Gamota từng tham vọng tham gia vào cuộc đua Esports với ba sản phẩm AOG – Đấu Trường Vinh Quang, Vainglory và Survival Heroes. Số phận của ba tựa game ấy bây giờ thì một đã đóng cửa, hai sản phẩm khác thì ngắc ngoải. Tuy vẫn có người chơi nhưng chỉ “đủ để cầm chừng” chứ không còn giữ được vị thế “bom tấn” ngày nào. Vainglory thì đã gần như tuyệt chủng tại nhiều quốc gia, Survival Heroes thì vẫn có một lượng người chơi trung thành nhưng không thể đủ để tạo một sân chơi đông đảo.

      Hàng loạt bom tấn MOBA yểu mệnh tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH? - Ảnh 3.

      Funtap đã và đang làm với Marvel Super War nhưng nếu ai để ý thì tựa game này có thể chỉ là cơ chế đồng phát hành. Tức là Funtap chịu trách nhiệm truyền thông còn vận hành máy chủ thì vẫn là NetEase. Điều này giúp cho Funtap hạn chế tối đa sự rủi ro giống như đối thủ Gamota. Kể cả VNG cũng đã từng thất bại rất nhiều lần với game Esports như Crossfire Legends, 3Q 360mobi, trong đó 3Q 360mobi là tựa game MOBA Esports gần như đầu tiên tại thị trường Việt Nam.

      Esports là sân chơi “tốn tiền”

      Esports là một cuộc đua đầy đặc thù, nơi mà NPH phải bỏ tiền nhiều hơn để vận hành game, để tổ chức giải đấu, để duy trì cộng đồng nhưng vẫn phải cố gắng duy trì sự phát triển của các sản phẩm khác nhằm “bù lỗ”. Esports không phải dòng game hái ra tiền ngay lập tức như MMORPG, nơi mà chỉ cần sau một thời gian ngắn, NPH có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng.

      Hàng loạt bom tấn MOBA yểu mệnh tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH? - Ảnh 4.

      Làm game Esports là rất... tốn tiền

      Điều này đồng nghĩa với việc, NPH phải bỏ tiền ra nhiều hơn, thậm chí là nhiều hơn số tiền thu vào từ việc bán tướng hay skin. Ngay cả Tốc Chiến hiện tại, VNG cũng không phải là đơn vị phát hành 100% mà chỉ là “đồng phát hành”, nghĩa là rủi ro mà NPH này phải chịu, cũng tương tự như Funtap, thấp hơn rất nhiều so với việc toàn quyền phát hành.

      Hàng loạt bom tấn MOBA yểu mệnh tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH? - Ảnh 5.

      Tổ chức giải đấu tốn rất nhiều chi phí

      Tuy nhiên, VNG cũng sẽ phải bỏ chi phí marketing, quảng cáo, truyền thông và cả góp phần tổ chức các giải đấu tại Việt Nam. Nhưng như đã nói, VNG và Garena là hai thế lực lớn của làng game Việt và hai ông lớn này chấp nhận chịu chi để đầu tư cho sân chơi Esports. Điều mà các nhà phát hành như Gamota hay Funtap vốn đã quen với phát hành game nhập vai không thể đọ lại.

      Cái chết từ tư duy của NPH

      Nhìn lại ví dụ Survival Heroes và AOG – Đấu Trường Vinh Quang của Gamota, có thể thấy ngay một điều là NPH này để giá nạp quá cao so với mặt bằng chung các tựa game MOBA vào thời điểm đó. Nếu như mức giá trung bình để mua một skin tướng rẻ nhất trong Liên Quân là 50.000 VNĐ thì lấy con số này x2 sẽ ra được số tiền mà game thủ phải bỏ ra để sở hữu trang phục “cũng là rẻ nhất” trong AOG – Đấu Trường Vinh Quang. Rất ít game thủ Việt thời điểm đó chấp nhận chịu chi như vậy khi mà chất lượng của AOG vào thời điểm đó khó có thể coi là tốt.

      Hàng loạt bom tấn MOBA yểu mệnh tại thị trường Việt Nam – Cái chết từ chính tư duy của NPH? - Ảnh 6.

      Giá tướng và skin trong AOG rất đắt

      NPH muốn thu về thật nhanh, thật nhiều. Nhưng để làm được điều đó, NPH phải vận hành game tốt trước đã. Còn AOG có tốt hay không thì tất cả đã biết và cái kết của tựa game này như thế nào thì game thủ Việt cũng đã rõ. Kể từ đó, chưa thấy tựa game Esports mới nào được phát hành bởi Gamota. Như đã nói ở trên, nhiều NPH tại Việt Nam hiện tại làm game Esports nhưng với tư duy của dòng MMORPG.

      Tư duy đó là gì, là chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về phải nhiều nhất, đó chưa bao giờ là con đường để phát triển game Esports tại Việt Nam cũng như thế giới. Và đó là lý do giải thích vì sao ở Việt Nam hiện tại, chỉ có Garena và VNG, những người đủ sức, đủ lực hay nói thẳng ra là nhiều tiền để làm game Esports. Hãy nhìn vào chi phí vận hành game, marketing, truyền thông, tổ chức giải đấu, tiền thưởng cho đội vô địch… là đủ hiểu phát hành game Esports tốn kém như thế nào. Có lẽ trong tương lai, cũng sẽ chỉ có hai nhà phát hành này tiếp tục ra game Esports, còn lại khả năng chỉ là dự án trên giấy mà thôi.

      >

      Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm

       

      Không phải ngẫu nhiên mà qua nhiều năm, vẫn chỉ có duy nhất LMHT là bộ môn eSports phát triển nhất ở Việt Nam.

        Trong những năm gần đây, eSports đang phát triển vượt bậc, thậm chí còn đã và đang trở thành ngành công nghiệp tỷ đô trên thế giới. Tại Việt Nam, làn sóng eSports cũng đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của vô số những giải đấu, game thủ tại nhiều tựa game. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định một điều rằng sau nhiều năm, vẫn chỉ có duy nhất LMHT tại Việt Nam là đạt được những thành tích đáng nể, được cộng đồng thế giới quan tâm cũng như nhìn nhận đúng mực. Điều này cũng không phải là ngẫu nhiên.

        Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm - Ảnh 1.

        LMHT vẫn đang là tựa game phổ biến nhất thế giới ở thời điểm hiện tại

        Sẽ chẳng quá nếu nói rằng LMHT vẫn đang là tựa game eSports phổ biến nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Từ những chỉ số như lượng người chơi, lượng xem sóng livestream cho tới các số liệu chuyên ngành hơn như số giải đấu và các tuyển thủ chuyên nghiệp, không khó để nhận ra rằng Riot Games vẫn đang làm quá tốt trong khâu vận hành của mình.

        Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm - Ảnh 2.

        Và cụm từ "phổ biến" ở đây còn có thể hiểu theo nghĩa, gần như tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới cũng đều có những giải đấu, những team LMHT xuất sắc. Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ hay thậm chí cả những khu vực như CIS, Nam Mỹ, châu Đại Dương, tất cả đều có những đại diện sừng sỏ, hay nói đúng hơn, các game thủ ở đây vẫn coi LMHT là tựa game eSports chính của mình.

        Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm - Ảnh 3.

        LMHT vẫn là tựa game được theo dõi nhiều nhất trên Twitch

        Thế nên, mặc dù Team Flash Việt nam từng vô địch thế giới với tựa game Liên Quân Mobile nhưng điều này cũng chẳng thật sự tạo được tiếng vang quá lớn đối với cộng đồng thế giới. Vì đơn giản, tựa game đấy cũng chỉ là sân chơi của một số đội tuyển châu Á, Đông Nam Á mà thôi.

        Thành tích thi đấu quốc tế nổi trội, đặc biệt với GAM 2017

        Tất nhiên, để được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và đánh giá, thành tích thi đấu quốc tế là điều mà các game thủ LMHT đã chứng minh qua các thời kỳ. Nếu như trước đây, những lần xuất ngoại của SAJ thường chỉ mang tính "cọ xát" là chính thì năm 2017 thật sự đã đánh dấu bước chuyển mình của LMHT Việt, khi mà GAM eSports đã thàn công trong việc viết tên mình lên bản đồ LMHT thế giới.

        Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm - Ảnh 4.

        GAM 2017 đã thành công trong việc ghi tên LMHT Việt Nam lên bản đồ thế giới

        Từ lối chơi phóng khoáng, mang đậm bản sắc Việt Nam tại MSI cho tới cả những chiến thuật siêu dị, không giống ai tại CKTG 2017 và chỉ thiếu đi một chút may mắn để vượt qua vòng bảng, GAM eSports đã thật sự khiến cho thế giới phải nhìn nhận lại về LMHT Việt Nam. Từ đó, những nhà tài trợ, những nguồn đầu tư từ các tổ chức eSports thế giới cũng bắt đầu hướng về Việt Nam nhiều hơn mà minh chứng dễ thấy nhất là sự xuất hiện của những Team Flash, Team Secret hay EVOS. Và sau khi Việt Nam chính thức được công nhận là một khu vực nhờ vào chiến tích tại MSI của PVB năm 2018, LMHT Việt Nam giờ đã có một vị thế rất riêng của mình.

        Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm - Ảnh 5.

        Tất nhiên, ở một số tựa game eSports khác, người Việt cũng có các thành tích nhất định nhưng một phần vì sự phổ biến đã đề cập bên trên, một phần nữa là do những thành công này chưa thật sự tạo được tiếng vang mà eSports tại Việt Nam vẫn chỉ duy nhất LMHT là được cộng đồng thế giới quan tâm nhiều.

        LMHT ở Việt Nam có tính kế thừa bền vững

        Đây có lẽ cũng là lý do khá quan trọng cho việc eSports LMHT vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Hãy tản mạn một chút qua các tựa game khác. Với DOTA 2, Việt Nam chúng ta cũng từng có những tên tuổi tiệm cận tầm khu vực như Aces Gaming hay giờ đây là 496, thế nhưng cả trong quá khứ và hiện tại, DOTA 2 có thật sự phát triển ở Việt Nam, có duy trì được hệ thống giải đấu thường xuyên và có lớp trẻ kế cận. Câu trả lời chắc chắn là không. Tương tự như vậy với CS:GO, khi chúng ta cũng từng sở hữu 1stVN hay gần nhất là Revolution.

        Những lý do khiến cho eSports Việt Nam chỉ có duy nhất LMHT là phát triển mạnh, được cả thế giới quan tâm - Ảnh 6.

         Với PUBG thì có lẽ là câu chuyện khác, khi mà Refund Gaming cũng từng thành công trong việc lọt vào CKTG, và bản thân các đội PUBG ở Việt Nam cũng được đầu tư khá bài bản. Tuy nhiên, sức hút của PUBG đã qua từ lâu, và cộng đồng PUBG tại Việt Nam cũng đã suy yếu đi khá nhiều, chẳng còn mạnh mẽ và phát triển như giai đoạn tầm 3-4 năm về trước. Thế nên, nếu bảo PUBG có thể phát triển bền vững như LMHT thì chắc là điều chẳng nhiều người dám tin, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

        Và với những lý do trên, chẳng quá lạ khi ở Việt Nam, LMHT vẫn đang là tựa game eSports số một. Trong tương lai, điều này có thể thay đổi nhưng chắc chắn chưa phải là trong vài năm tới.

        >

        One Piece: Có thể sánh ngang với Vua hải tặc Roger, liệu ông nội Luffy có Haki bá vương hay không?

         

        Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc khi mà cháu nội của Garp có Haki bá vương ngay từ khi sinh ra và vừa sử dụng sức mạnh này để khiến Kaido gục ngã.

          Dù đã xuất hiện khá lâu trong One Piece, được ca tụng là anh hùng hải quân tuy nhiên cho đến nay thì sức mạnh và đẳng cấp của Garp vẫn chưa được tiết lộ quá nhiều. Chúng ta mới chỉ thấy Garp thể hiện chút ít khả năng của mình thông qua phần hồi tưởng về trận chiến với băng hải tặc Rocks cũng như cú đấm khiến Phượng Hoàng Marco xay xẩm mặt mày.

          One Piece: Có thể sánh ngang với Vua hải tặc Roger, liệu ông nội Luffy có Haki bá vương hay không? - Ảnh 1.

          Sau khi One Piece chap 1010 kết thúc thì có một câu hỏi đặt ra là liệu Garp có Haki bá vương hay không. Chúng ta đã thấy được sức mạnh của Haki bá vương khi kết hợp với đòn đánh là uy lực như thế nào. Luffy đã sử dụng sức mạnh của Haki bá vương khiến Kaido bị trúng đòn và gục ngã. Chính Kaido cũng thừa nhận rằng sức mạnh của Haki bá vương nếu biết cách sử dụng và đủ mạnh chính là đòn tấn công vô cùng lợi hại. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu một người không ăn trái ác quỷ như Garp và chỉ có Haki vũ trang lại có thể đứng top đầu những người mạnh nhất One Piece chỉ với sức mạnh thể chất thôi sao?

          One Piece: Có thể sánh ngang với Vua hải tặc Roger, liệu ông nội Luffy có Haki bá vương hay không? - Ảnh 2.

          Về việc Garp có Haki bá vương hay không cũng đã được tiết lộ thông qua thẻ Vivre Card ngày 06/03/2019. Theo đó Garp được công bố là có Haki vũ trang và Haki quan sát, Haki bá vương không được nhắc đến trong thẻ Vivre Card này. Chứng kiến cảnh Kaido và Luffy sử dụng Haki bá vương, điểm lại tên tuổi của Garp, thật khó tin rằng phó đô đốc hải quân này lại không sở hữu Haki bá vương. Dù trong One Piece Haki bá vương không phải là loại Haki truyền từ đời này qua đời khác mà đó đơn giản chỉ là sức mạnh "triệu người có một". Cũng chưa rõ dân số trong One Piece lớn như thế nào tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại đã có gần 20 người được biết là có sở hữu loại Haki bá vương này.

          One Piece: Có thể sánh ngang với Vua hải tặc Roger, liệu ông nội Luffy có Haki bá vương hay không? - Ảnh 3.

          Trở lại với Garp, để có thể trở thành đối thủ truyền kiếp của Vua Hải Tặc Roger, từng cùng với hải tặc huyền thoại này đập tan băng hải tặc hùng mạnh nhất lịch sử Rocks với những tên tuổi như Rocks, Râu Trắng, Kaido, Big Mom thì ông nội của Luffy phải sở hữu một sức mạnh kinh điển. Vậy sức mạnh này đến từ đâu, rất có thể đó là Haki vũ trang. Với việc am hiểu lục thức và Haki vũ trang, rất có thể cấp độ sức mạnh của Haki vũ trang mà Garp đang sở hữu sẽ là cao nhất trong thế giới One Piece? Chúng ta đã thấy Luffy học được Haki vũ trang cấp cao tại Wano nhưng có thể thứ sức mạnh này vẫn chưa là gì so với trình độ Haki vũ trang mà Garp đang sở hữu. Điều này nếu đúng là sự thật thì việc Garp với nắm đấm của mình, không ăn trái ác quỷ bá đạo mà có thể sánh ngang Roger, "bón hành" cho băng Rocks là điều hợp lý.

          One Piece: Có thể sánh ngang với Vua hải tặc Roger, liệu ông nội Luffy có Haki bá vương hay không? - Ảnh 4.
          One Piece: Có thể sánh ngang với Vua hải tặc Roger, liệu ông nội Luffy có Haki bá vương hay không? - Ảnh 5.

          Có lẽ cũng đã đến lúc Oda cần tiết lộ nhiều hơn về Garp và sức mạnh thực sự của ông. Và biết đâu đấy với mức độ ngày càng phổ biến của Haki bá vương, trong tương lai Garp sẽ bộc lộ thêm về Haki bá vương, thứ mà ông giữ kín trong suốt những năm qua thì sao? Các bạn nghĩ sao về điều trên, hãy để lại ý kiến của mình nhé!

          >

          Cận cảnh màn đánh boss mãn nhãn, đồ họa 4K của Diablo II: Resurrected

           

          Diablo II: Resurrected đã mở cửa đợt thử nghiệm đầu tiên.

            Như thông tin các bạn đã biết, vào cuối tuần qua, Blizzard đã mở đợt thử nghiệm đầu tiên cho Diablo II: Resurrected. Với số lượng người tham gia đông đảo, các màn chơi của Diablo II phiên bản mới đã được khám phá và ghi lại.

            Sau đây, mời các bạn đến với 2 màn đánh trùm mãn nhãn với đồ họa 4K của Diablo II: Resurrected.

            00:03:41

            Diablo II: Resurrected - Andariel & Duriel 

            Như các bạn đã xem trong clip, con trùm đầu tiên chính là Andariel, lãnh chúa Anguish của Địa ngục. Andariel là con trùm trong nhiệm vụ đầu tiên của Diablo II (The Sightless Eye). Sau khi vượt qua nhiều thử thách, bạn sẽ đối mặt với Andariel ở tầng thứ 4 của hang động. Trong cốt truyện của Diablo II, Andariel được miêu tả là đại ma nữ duy nhất. Ả đã ra tay đắc lực trong lần hồi sinh đầu tiên của chúa quỷ Diablo. Đương nhiên, số phận của ma nữ này cũng kết thúc sau đó khi những người anh hùng mới xuất hiện và tiêu diệt ả.

            Con trùm thứ 2 trong clip là Duriel, anh em sinh đôi của Andariel. Trong âm mưu giải phóng cho Mephisto và Baal của Diablo, Duriel đóng một vai trò khá quan trong. Được mệnh danh là chúa tể của nỗi đau, Duriel được tìm thấy khi canh gác nhà tù của Baal - ngôi mộ của Tal Rasha.

            Video tóm tắt bài viết:

            00:01:10

            Cận cảnh màn đánh boss mãn nhãn, đồ họa 4K của Diablo II Resurrected


            Diablo II: Resurrected là bản làm lại của trò chơi cùng tên được phát triển bởi Blizzard. Về cơ bản, Diablo II: Resurrected sẽ vẫn giữ lại gần như nguyên vẹn so với phiên bản gốc. Từ nhân vật, items, kỹ năng cho đến quái vật, trùm... tất cả đều được tái hiện một cách giống nhất. Sự thay đổi chỉ nằm ở mặt hình ảnh với hiệu ứng đồ họa tân tiến, chất lượng hình ảnh có thể lên tới 4K 60 FPS.

            Theo dự kiến, Diablo II: Resurrected sẽ phát hành trong năm 2021.

            >

            Tìm kiếm Blog này

            Được tạo bởi Blogger.

            Nhãn