Bất ngờ với danh sách các tựa game bị hacker tấn công nhiều nhất, cả PUBG và siêu phẩm của Riot cùng xuất hiện trong top đầu

 

Tệ nạn hack cheat gần như là một “đặc sản” trong các tựa game FPS.

    Trước đây, chúng ta có thể sử dụng các mã cheat như một trò đùa vui vô hại. Nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi khi phải vượt qua những màn chơi tương tự nhau trong Goldeneye 007, bạn có thể sử dụng một số trò gian lận để mở khóa tất cả vũ khí, cung cấp cho mình số đạn không giới hạn và biến James Bond thành một cơn ác mộng với kẻ thù. Tuy nhiên, với sự ra đời của các tựa game nhiều người chơi, nơi các game thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau để giành lấy vinh quang, đôi khi còn là để nổi tiếng và kiếm một vài giải thưởng, thì việc gian lận trong khi chơi đã mang một ý nghĩa hoàn toàn mới, nó là toxic.


    Bất ngờ với danh sách các tựa game bị hacker tấn công nhiều nhất, cả PUBG và siêu phẩm của Riot cùng xuất hiện trong top đầu - Ảnh 1.

    Thay vì sử dụng các trò gian lận để kiếm tìm niềm vui, giờ đây các game thủ sử dụng chúng để giành được lợi thế không công bằng trước các đối thủ của mình. Chúng có thể bao gồm wallhacks cung cấp tầm nhìn tia X, aimbots tự động dò tìm hộp sọ của kẻ thù và hack tốc độ biến người chơi thành Sonic the Hedgehog. Trong khi một số trò chơi làm tương đối tốt việc chống hack, cheat, thì cũng có những trò chơi khác lại tràn ngập những kẻ gian lận, nhiều đến mức bạn sẽ phải cảm thấy may mắn nếu tham gia một game đấu mà không gặp phải ít nhất một (hoặc 20) kẻ gian lận. Những trò chơi trong danh sách dưới đây đang trở thành miền đất hứa với những kẻ gian lận, những tựa game đã bị cheaters phá hoại.

    Bất ngờ với danh sách các tựa game bị hacker tấn công nhiều nhất, cả PUBG và siêu phẩm của Riot cùng xuất hiện trong top đầu - Ảnh 2.

    Theo như thống kê mới đây của Surfshark, Fornite là tựa game bị vấn nạn hack cheat ăn mòn nặng nhất khi số lượng sử dụng aimbot lẫn wallhack cao vượt trội trong bảng danh sách dưới đây. Riêng với nền tảng Youtube bạn có thể tìm thấy 26.822.000 video liên quan đến việc hack game hay hướng dẫn hack. Không đáng tự hào gì khi tựa game gạo cội trong làng FPS - Overwatch cũng bị tàn phá vì vấn nạn này.

    Valorant – tựa game được Riot công bố là có hệ thống chống hack vượt trội cũng đứng thứ 7 với 3.108.268 kết quả liên quan đến việc cheating.

    Bất ngờ với danh sách các tựa game bị hacker tấn công nhiều nhất, cả PUBG và siêu phẩm của Riot cùng xuất hiện trong top đầu - Ảnh 3.

    Theo thống kê thì game thủ Châu Á vẫn chưa phải là "cộng đồng hack game" lớn nhất. Quán quân dành cho Thụy Điển, Mỹ và Úc - đó là các quốc gia có số lượng hack game nhiều nhất thế giới.

    Đã có rất nhiều biện pháp như ban, ném hacker vào sever riêng nhưng chưa có phương án nào là hoàn hảo. Chúng vẫn có thể lập lại những tải khoản khác và tiếp tục con đường phá game của mình. Nếu để việc này diễn ra liên tục trong một thời gian dài thì kết quả cũng giống như "dead game" PUBG, dần dần sẽ mất đi người chơi và khó có thể kiếm soát.

    >

    Đấu Trường Chân Lý: Cẩm nang thích nghi với thay đổi chóng mặt của hệ thống trang bị tại bản 11.4

     

    Không chỉ những vị tướng hay tộc - hệ, trang bị tại bản 11.4 của Đấu Trường Chân Lý cũng có những thay đổi đáng chú ý.

      Ghép Gươm Tử Thần từ sớm

      Tại bản 11.4, Riot đã nerf Gươm Tử Thần bằng cách giảm lượng SMCK với mỗi cộng dồn. Tuy nhiên họ lại gia tăng lượng SMCK cơ bản mà item này cung cấp. Điều này khiến cho Gươm Tử Thần trở thành trang bị vô cùng mạnh ở giai đoạn đầu trận khi cộng tới 40 SMCK (chưa tính chỉ số từ 2 Kiếm B.F). Vì vậy nếu bạn sở hữu những chủ lực vật lý mạnh ở đầu trận như Zed, Sivir, Yasuo... thì việc ghép Gươm Tử Thần cho chúng là phương án nên cân nhắc.


      Đấu Trường Chân Lý: Cẩm nang thích nghi với thay đổi chóng mặt của hệ thống trang bị tại bản 11.4 - Ảnh 1.

      Nếu bạn chơi đội hình xoay quanh Neeko, hãy ghép Dao Điện Statikk

      Dao Điện Statikk là item được Riot Games làm lại hoàn toàn ở bản 11.4. Hiệu ứng gây sát thương của item này giờ đây có thể chí mạng và trừ kháng phép của mục tiêu. Đổi lại thì trang bị này không còn gây thêm sát thương lên các đơn vị có khiên và số mục tiêu bị tác động bởi Dao Điện Statikk chỉ dừng lại ở con số 4 mà thôi.

      Đấu Trường Chân Lý: Cẩm nang thích nghi với thay đổi chóng mặt của hệ thống trang bị tại bản 11.4 - Ảnh 2.

      Vậy tại sao lại nên dùng item này khi chơi xoay quanh Neeko? Lý do nằm ở việc đội hình Tiên Phong - Truyền Thuyết với Neeko chủ lực có quá nhiều tướng chống chịu và chỉ có một mình vị tướng này đảm nhận vai trò gây sát thương mà thôi. Việc có thêm khả năng trừ kháng phép của Dao Điện Statikk sẽ giúp Neeko gây sát thương hiệu quả hơn. Đội hình Pháp Sư không quá cần Dao Điện Statikk bởi những unit hệ này vốn đã có rất nhiều sát thương rồi.

      Đấu Trường Chân Lý: Cẩm nang thích nghi với thay đổi chóng mặt của hệ thống trang bị tại bản 11.4 - Ảnh 3.

      Để Yuumi cầm Dao Điện Statikk bên cạnh Neeko là phương án gia tăng sát thương vô cùng hiệu quả

      Đừng ghép Áo Choàng Lửa cho tướng có kỹ năng lướt

      Áo Choàng Lửa đã nhận phải một đợt nerf nhẹ ở bản 11.4 khi hiệu ứng gây sát thương đốt sẽ xảy ra mỗi 2,5s thay vì 2s. Với những vị tướng chống chịu bình thường thì thay đổi này không có tác động quá lớn. Tuy nhiên với các nhân vật có khả năng lướt như Rakan, Jarvan IV hay Shen, nerf này sẽ khiến chúng không còn quá mạnh khi sở hữu Áo Choàng Lửa.

      Đấu Trường Chân Lý: Cẩm nang thích nghi với thay đổi chóng mặt của hệ thống trang bị tại bản 11.4 - Ảnh 4.

      Jarvan IV sẽ không còn sử dụng Áo Choàng Lửa hiệu quả như trước

      Lý do là bởi khi những vị tướng trên sử dụng kỹ năng lướt, số mục tiêu bị chịu tác động của Áo Choàng Lửa sẽ ít hơn so với trước. Điều này đồng nghĩa với chuyện sát thương đầu ra của những nhân vật này bị giảm đi tương đối lớn. Có lẽ game thủ Đấu Trường Chân Lý cần tìm một phương án khác để thay thế Áo Choàng Lửa trên những vị tướng trên, ví dụ như Nỏ Sét chẳng hạn.

      Nếu thấy có người chơi Morgana, ghép Khăn Giải Thuật ngay

      Bên cạnh khả năng trừ kháng phép và gây sát thương khó chịu, kỹ năng của Morgana còn có điểm mạnh khác là giảm 40% SMCK. Điều này khiến cho Morgana là khắc chế tương đối mạnh đối với những đội hình gây sát thương vật lý. Điểm đặc biệt của Morgana đó là kỹ năng mà cô tung ra không hề bị cản lại bởi Vuốt Bẫy hay Khăn Giải Thuật.

      Đấu Trường Chân Lý: Cẩm nang thích nghi với thay đổi chóng mặt của hệ thống trang bị tại bản 11.4 - Ảnh 5.

      Hiệu ứng giảm sát thương từ kỹ năng của Morgana sẽ bị Khăn Giải Thuật chặn lại ở bản 11.4


      Tuy nhiên điều này đã được thay đổi khi ở bản 11.4 sắp tới khi Khăn Giải Thuật có thêm tính năng hóa giải khả năng giảm SMCK. Vì vậy trang bị này sẽ trở thành item phòng ngự cực kỳ mạnh và toàn diện cho các vị tướng chủ lực mà game thủ nên ghép, đặc biệt là khi thấy đổi thủ sở hữu Morgana.

      >

      4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia

       

      Trong các tựa game kinh dị, những vụ án mạng hay sự kiện bí ẩn này có thể được giải quyết, nhưng ở ngoài đời chúng vẫn là một bí ẩn chưa được phá giải.

        Video game là hình thức giải trí được nhiều người yêu thích, không chỉ có thể giúp chúng ta thư giãn mà còn có thể thoát khỏi những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, có không ít tựa game kinh dị nổi tiếng lại lấy cảm hứng từ những sự kiện có thực ngoài đời, bao gồm cả những vụ án đen tối và bí ẩn nhất.

        Kholat – Vụ án bí ẩn tại đèo Dyatlov

        Kholat là một tựa game kinh dị có đồ họa tuyệt đẹp, thuộc thể loại sinh tồn/kinh dị, dựa trên sự kiện bí ẩn tại đèo Dyatlov năm 1959. Vào mùa đông năm 1959, mười vận động viên trượt tuyết trẻ tuổi bắt đầu chuyến đi bộ đến Dãy núi Ural của Nga. Cuộc hành trình của họ khởi đầu không mấy thuận lợi, một thành viên đã phải từ bỏ chuyến đi vì vấn đề sức khỏe. Mọi chuyện còn trở nên phức tạp hơn khi các thành viên còn lại bị lạc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và lang thang đến núi Kholat Syakhl, còn được gọi là "ngọn núi tử thần".


        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 1.

        Người đứng đầu nhóm sinh viên là Igor Dyatlov đã không gửi được điện tín về để xác định quá trình chinh phục ngọn núi của họ. Gia đình các sinh viên bắt đầu lo lắng, đề nghị lập ra những tổ tìm kiếm để xác định vị trí nhóm sinh viên nhưng không thành công, họ buộc phải nhờ tới sự trợ giúp của quân đội và cảnh sát địa phương Militsiya.

        Nhiều ngày sau, khu cắm trại của đoàn sinh viên được tìm thấy nhưng hoàn toàn bỏ hoang. Theo các nhà điều tra, lều của họ bị xé từ bên trong, hầu hết đồ đạc bị bỏ lại phía sau, cho thấy họ đã bỏ chạy ngay lập tức trước một tình huống nguy hiểm có thể đến từ bên trong lều. Dấu vết chân dẫn đến thi thể của năm trong số những sinh viên leo núi, nhưng họ được tìm thấy cách xa nhau hàng trăm mét. Không ai mang giày hay mặc quần áo tử tế. Hai tháng sau, thi thể của bốn người còn lại được tìm thấy với tình trạng còn quái dị hơn.

        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 2.

        Kết quả pháp y cho thấy họ bị gãy xương, nhưng lại không có mô mềm mào như thịt hay cơ bị tổn thương. Mức độ thương tích cũng cho rằng đây không thể là một vụ giết người, vì không ai có thể gây ra những vết thương như thế.  Một thành viên trong nhóm là Dubinina được tìm thấy trong tình trạng hết sức khủng khiếp. Cô có nhiều vết thương lớn bên ngoài, không có mắt, lưỡi, môi và một phần hộp sọ. Cho đến nay, vẫn không biết ai hay thứ gì đã gây ra cái chết của những sinh viên này.

        L.A. Noire – Vụ án ‘Black Dahlia’ 

        L.A. Noire là game trinh thám có chiều sâu cốt truyện, trong đó bạn vào vai một thám tử Los Angeles năm 1947 và giải quyết những vụ án mạng đáng sợ, bí ẩn. Trong đó có vụ án khét tiếng lấy cảm hứng từ đời thực, 'Black Dahlia' hay vụ án Thược Dược Đen.

        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 3.

        Vào tháng 1 năm 1947, một nhân chứng phát hiện ra thi thể của Elizabeth Short trong tình trạng khỏa thân, bị cắt đôi ở thắt lưng, phần mặt bị cắt từ khóe miệng đến mang tai. Elizabeth Short là một nữ diễn viên mới nổi của Hollywood, cô từng tham gia vào bộ phim The Blue Dahlia và thích mặc trang phục màu đen - đây cũng là nguồn gốc cái tên của vụ án.

        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 4.

        Điều làm cảnh sát đau đầu là kẻ sát nhân có kỹ năng mổ xẻ với độ chính xác cao. Họ tìm thấy dấu vân tay trong bức thư nặc danh gửi cho FBI tuyên bố mình chính là kẻ giết người Black Dahlia, nhưng dấu vân tay lại không trùng với bất cứ kết quả nào trong cơ sở dữ liệu của họ. Danh sách nghi phạm tăng lên 150 người, nhưng vụ án vẫn đi vào bế tắc.

        Outlast

        Outlast là một tựa game kinh dị - sinh tồn vô cùng nổi tiếng trong cồng đồng game quốc tế. Tuy nhiên, nhiều người có thể chưa biết một số sự kiện trong Outlast đều lấy cảm hứng từ địa danh hay nhân vật ngoài đời. Nếu tìm hiểu rõ về cốt truyện và những bí ẩn trong Outlast, bạn sẽ tìm thấy nhiều chi tiết vừa thú vị, vừa đáng sợ, chẳng hạn như các thí nghiệm có khởi nguồn từ thời thế chiến 2 của Đức quốc xã, hay viện tâm thần Massive thì lấy cảm hứng từ một bệnh viện có thực ngoài đời, nổi tiếng với các nghi lễ thờ quỷ.

        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 5.

        Bệnh viện tâm thần núi Massive trong Outlast nằm ở đỉnh núi Massive tại Colorado – Mỹ. Vào năm 1945 trong cốt truyện Outlast, O.S.S (một cơ quan tình báo hư cấu của Mỹ) đã bí mật thu nhận các giáo sư của Đức quốc xã về dưới trướng của mình để bắt đầu dự án MKUltra. Với bề ngoài được che đậy là các chữa trị về hội chứng bệnh tâm lý thông thường, dự án MKUltra tại viện tâm thần núi Massive lại hướng đến những thí nghiệm bất hợp pháp trên cơ thể người.

        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 6.

        Đây là một địa điểm được lấy cảm hứng đời thực từ khu tổ hợp Richardson Olmsted, hay Bệnh viện Tâm thần cấp bang thành phố Buffalo, xây dựng từ năm 1870. Từ năm 1930, nơi này đã bị coi là một di tích ma ám được các giáo phái thờ quỷ Satan sử dụng. Chúng bắt cóc và thử nghiệm rất nhiều các loại thuốc trên cơ thể người nhằm tìm ra phương thức trường sinh bất tử, nhưng hầu hết nạn nhân đều chết do sốc thuốc hoặc sốc phản vệ. 

        Sherlock Holmes vs. Jack the Ripper – Vụ án Jack the Ripper

        Năm 1888, Jack the Ripper đã gây ra cái chết đầy man rợ của 5 người phụ nữ, khiến cả London chìm đắm trong sợ hãi. Cho tới nay, danh tính về kẻ giết người hàng loạt khét tiếng này vẫn là bí ẩn. Ngay cả những nhà điều tra tài ba nhất cũng chẳng thể tìm ra nổi một dấu vết thực sự nào về gã. Vì lẽ đó, Jack the Ripper đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều trò chơi điện tử, cũng như phim ảnh, tiểu thuyết.

        4 tựa game kinh dị được làm ra từ các sự kiện bí ẩn có thật: Từ thảm kịch đèo Dyatlov đến vụ án Black Dahlia - Ảnh 7.

        Sherlock Holmes vs. Jack the Ripper là một trò chơi phiêu lưu khá thú vị. Người hâm mộ sẽ có cơ hội được chứng kiến cuộc so tài giữa vị thám tử hư cấu tài ba nhất thế giới đối đầu với tên tội phạm khét tiếng ngoài đời thực. Và có lẽ, phải là một bộ óc như của Sherlock Holmes mới có thể vạch mặt được Jack the Ripper.

        >

        Chơi game để giải trí, xin đừng “miệt thị" game!

         

        Vì vài lý do mà nhiều game thủ cảm thấy xấu hổ vì tựa game mình yêu thích bị “miệt thị".

          Trải nghiệm những nội dung độc đáo, hấp dẫn của game để giải trí là tác dụng lớn nhất của trò chơi điện tử cũng như niềm vui của nhiều thế hệ người chơi. Tuy nhiên vì một vài lý do mà game thủ có cảm giác “xấu hổ" chỉ bởi đơn giản là họ là fan của các tựa game đơn giản, thậm chí thấy "ngại" khi nhìn những người bạn của mình đang ngày đêm "try hard" với các sản phẩm cực kỳ "hardcore".


          Chơi game để giải trí, xin đừng “miệt thị game! - Ảnh 1.

          Thiết nghĩ, game sinh ra là để giải trí. Nếu người chơi luôn đặt nặng những vấn đề như mình phải chơi game theo "trend", sau đó cần phải trở thành game thủ "hardcore" giống như chúng bạn trong mắt mọi người thì sớm muộn gì game cũng sẽ mất đi ý nghĩa thực sự của nó. Đó cũng là tư tưởng mang lại rất nhiều yếu tố tiêu cực và thậm chí là thượng đẳng, ảnh hưởng đến những người thích chơi game, xa hơn là của cả thị trường game hiện nay.

          Chơi game để giải trí, xin đừng “miệt thị game! - Ảnh 2.

          Thực chất, chơi game như thế nào thì đó là quyền của mỗi người. Không phải ai cũng đam mê với thể loại game nhập vai, cũng như không phải ai cũng đủ thời giờ dành ra vài tiếng đồng hồ chỉ đi “cày” tài nguyên trong những tựa MMORPG. Mỗi người có một đam mê khác nhau và đừng ép đối phương phải chung sở thích với mình nếu như họ không muốn.

          Chơi game để giải trí, xin đừng “miệt thị game! - Ảnh 3.

          Lấy Free Fire làm ví dụ. Đây là một trong số các tựa game battle royale thành công nhất từ trước đến nay, đặc biệt là về lượng người chơi trên toàn cầu. Ấy thế mà, nhiều anti fan tiêu cực vẫn cố chấp soi mói vào từng nội dung, gameplay cũng như đồ họa, từng bản cập nhật mà Garena đã và đang có kế hoạch sẽ mang đến cho thương hiệu game sinh tồn của mình. Không những thế, không ít người còn có hành động, lời lẽ không hay nhắm vào cộng đồng game thủ Free Fire chỉ muốn "yên phận" thưởng thức tựa game của mình. Những bài viết "gây war", thả bait liệu có thực sự là không nhắm vào đối tượng game thủ Free Fire không?

          Suy cho cùng cho dù trò chơi điện tử có tồn tại ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, thì nó cũng chỉ đơn giản là một loại hình phục vụ cho nhu cầu giải trí. Và nếu được sử dụng đúng cách, đúng lúc để giúp cho con người bớt mệt mỏi sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng thì không ai có quyền phê phán hay chê bai. Vậy nên chẳng có gì mà phải xấu hổ trước những hành vi "miệt thị" thiếu văn hoá cả!

          >

          Tại sao máy tính 4KB RAM từng đưa được con người lên Mặt Trăng, mà giờ 4GB RAM cũng không đủ để chơi game?

           

          Hóa ra khám phá vũ trụ cũng không tiêu tốn tài nguyên máy tính bằng chơi game đồ họa cao.

            Năm 1969, các phi hành gia NASA trở thành những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng bằng tên lửa Saturn V do cơ quan này nghiên cứu và phát triển. Đối với nhiều người, thật kỳ lạ khi một bước tiến vĩ đại như vậy của loài người lại được thực hiện trên một máy tính chỉ có 4KB RAM, trong khi đó vào hiện tại, với dung lượng RAM khoảng 4GB – lớn gấp 1 triệu lần trước đây – người dùng thậm chí còn chẳng chơi nổi một số game đồ họa trung bình.

            Thế nhưng trên thực tế, việc con người đặt chân lên Mặt Trăng bằng 4KB RAM chỉ là một phần của sự thật. Tổng cộng trên tên lửa Saturn V đi chinh phục Mặt Trăng có đến 4 máy tính chứ không chỉ một.


            Tại sao máy tính 4KB RAM từng đưa được con người lên Mặt Trăng, mà giờ 4GB RAM cũng không đủ để chơi game? - Ảnh 1.

            Máy tính AGC dẫn đường cho tàu Apollo lên Mặt Trăng

            Đúng là chỉ có một máy tính trong số đó dùng để điều khiển tên lửa này đi vào quỹ đạo và tới Mặt Trăng, nhưng vẫn còn các máy tính khác như máy tính dẫn đường cho khoang chứa Apollo (Apollo Guidance Computer – AGC) cùng hai máy tính trên module hạ cánh xuống Mặt Trăng (Apollo Lunar Module – ALM). Một máy tính ALM cũng giống máy tính dẫn đường nhưng khác phần mềm, và máy tính ALM còn lại dùng trong các tình huống thoát hiểm.

            Ngay cả như vậy, đây vẫn chưa phải toàn bộ các máy tính dùng để đưa con người lên Mặt Trăng. Tại trung tâm dưới mặt đất, có các máy tính mainframe làm các tác vụ phức tạp như tính toán quãng đường lên mặt trăng và quay trở lại. Các máy tính đi cùng các phi hành gia chỉ đi theo lộ trình đã được các máy tính trung tâm vạch ra từ trước mà thôi.

            Tại sao máy tính 4KB RAM từng đưa được con người lên Mặt Trăng, mà giờ 4GB RAM cũng không đủ để chơi game? - Ảnh 2.

            Các máy tính mainframe đảm nhận hầu hết việc tính toán cho con tàu Apollo

            Tại sao máy tính 4KB RAM từng đưa được con người lên Mặt Trăng, mà giờ 4GB RAM cũng không đủ để chơi game? - Ảnh 3.

            Bộ nhớ ROM trên máy tính AGC của tàu Apollo lên Mặt Trăng

            Những máy tính mainframe này có bộ nhớ 1MB RAM mỗi thiết bị. Máy tính dẫn đường AGC có 38K các từ 16 bit. Vậy đúng là máy tính này có 4KB RAM nhưng nó còn có 72KB bộ nhớ chỉ đọc (bộ nhớ ROM) để lưu trữ các chương trình. Hơn nữa, giao diện người dùng của cỗ máy cũng vô cùng tối giản và không có các yếu tố đồ họa. Các dòng code cũng được viết bằng ngôn ngữ máy Assembler, nên không cần đến hệ điều hành, nhằm giảm lượng RAM sử dụng.

            Nghĩa là để đưa những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, các máy tính cần lượng bộ nhớ lớn hơn nhiều so với con số 4KB RAM, có thể đến nhiều MB RAM, nhưng so với hàng GB RAM dành cho các máy tính hiện tại, con số này vẫn quá nhỏ bé. Tại sao lại như vậy?

            Tại sao các máy tính ngày nay lại cần RAM lớn như vậy?

            Đồ họa, chưa kể đến các game đồ họa chất lượng cao, là nguyên nhân chính máy tính hiện đại cần nhiều RAM đến như vậy. Không quá khi nói rằng, mức độ phức tạp của việc kiết xuất các hình ảnh 3D trên độ phân giải Full HD còn lớn hơn nhiều so với đưa con người lên Mặt Trăng.

            Tại sao máy tính 4KB RAM từng đưa được con người lên Mặt Trăng, mà giờ 4GB RAM cũng không đủ để chơi game? - Ảnh 4.

            Máy tính dẫn đường AGC và bảng điều khiển dành cho phi hành gia

            Những phi hành gia chỉ phải xử lý các dòng text đơn giản hiện ra trên màn hình, giống như MS-DOS trước đây. Với những dòng text này, không cần quá nhiều bộ nhớ RAM để lưu trữ và xử lý. Với 4KB RAM, nó có thể chứa đến 4.096 ký tự văn bản – trong khi đó một hình ảnh độ phân giải nhỏ giờ đây cũng có thể tốn đến 2MB bộ nhớ.

            Hơn thế nữa, các tính toán trên máy tính của tên lửa chỉ được thực hiện một lần và hiển thị trên màn hình độ phân giải thấp. Trong khi đó, với màn hình hiện tại, thường có độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel) và tần số quét 60 Hz, các tính toán trong game phải thực hiện đến 124 triệu lần mỗi giây để hiển thị hình ảnh trên màn hình.

            Tại sao máy tính 4KB RAM từng đưa được con người lên Mặt Trăng, mà giờ 4GB RAM cũng không đủ để chơi game? - Ảnh 5.

            Bạn muốn nhìn thấy hình ảnh này ...

            ... hay hình ảnh này khi chơi game

            Đó là còn chưa kể các hiệu ứng đồ họa trong game hiện đại, nó liên tục thay đổi mỗi khi bạn di chuyển con chuột hay ấn một nút trên bàn phím. Thậm chí, cho dù bạn không làm gì, trạng thái của chương trình cũng thay đổi, thế giới trong game luôn có các vật thể di chuyển hoặc tương tác với nhau.

            Ví dụ, để có được các sợi tóc của nhân vật trong game chuyển động như người thật, AMD phải viết cả một thư viện code mới có tên TressFX, mà ngay khi khởi động nó lên cũng ngốn mất 2GB bộ nhớ đồ họa. Để xử lý chuyển động của sợi tóc khi ở trong gió, trong nước hay khi leo núi cũng như đang chạy, máy tính phải liên tục thực hiện các phép tính lượng giác cũng như 3D để hiển thị chính xác các pixel trên màn hình. Đó là còn chưa kể đến các chuyển động khác nữa trong game.


            Dù sao đi nữa, công nghệ tên lửa cũng đã có bước tiến dài so với lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng từ gần 50 năm trước. Các linh kiện như RAM, bộ nhớ hay cảm biến và chip xử lý đã không còn đắt đỏ như xưa nữa. Ngay cả như vậy, năng lực xử lý của máy tính trên mỗi hành trình vào vũ trụ của con người cũng vẫn kém xa so với cấu hình tối thiểu cho game đồ họa.

            Ví dụ tên lửa Falcon 9 của SpaceX, loại tên lửa đang giữ kỷ lục thế giới về số lần tái sử dụng, cũng chỉ được trang bị 3 bộ xử lý lõi kép x86 và chạy Linux trên mỗi lõi. Trong khi đó, để chạy mượt mà các game đồ họa cao hiện nay, CPU máy tính thường cần đến 4 nhân, 8 luồng hoặc nhiều hơn nữa. Đó là còn chưa kể đến GPU hay RAM, tất cả đều phải có thông số lớn để đáp ứng nhu cầu của các tựa game này.

            Tham khảo Quora

            >

            Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn "chiến game mướt mượt"

             

            Trong thời buổi "bão giá VGA", 15 triệu để có dàn máy ngon thì phải biết cách anh em ạ...

              Trong vòng 1-2 tuần trở lại đây, giá card màn hình đang tăng chóng mặt khiến anh em phải hốt hoảng. Chính vì thế, với những game thủ chưa kịp dùng tiền lì xì Tết để nâng cấp máy thì quả là nan giải. Tuy nhiên vẫn có vài lựa chọn để anh em có thể chơi nuột nà mà không cần phải đầu tư quá đắt đỏ. Dưới đây là những bộ cấu hình PC đang được đánh giá là "ngon bổ rẻ" và hiệu quả nhất tại thời điểm này. Mời anh em tham khảo nhé!

              Dàn PC kinh tế: Dưới 10 triệu, cân hết game Esports, Online như GTA, CS:GO... 


              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 1.

               Với cấu hình như sau - CPU Pentium G6400, VGA GTX 1650, RAM 8GB, SSD 128GB, Nguồn 450W, mainboard phù hợp. Riêng bộ này thì anh em chơi game online như LMHT, Dota 2, GTA, CS:GO không cần phải nghĩ. Chiến cực kỳ mượt mà thậm chí kéo FPS trong LMHT, Dota 2 lên được 100-120 vô cùng nhẹ nhàng anh em ạ.

              Combo G6400 và GTX 1650 hiện đang được đánh giá là hiệu quả nhất bởi hiệu năng mang lại so với số tiền bỏ ra. Những game thủ mỏng ví nhất vẫn có thể sở hữu.

              Dàn PC chơi được cả PUBG, Apex Legends hay Call of Duty: Warzone

              Lên đời hơn một chút thì anh em sử dụng Intel i3-10100, NVIDIA GTX 1650, RAM 16GB, SSD 128GB, nguồn 450W. 

              Với vi xử lý i3-10100 4 nhân, 8 luồng với xung nhịp boost lên tới 4.3GHz, anh em hoàn toàn có thể tự tin lấn sân sang các thể loại game PUBG, Call of Duty: Warzone... hay giả lập tất cả game trên BlueStack, Nox hoàn toàn không gặp vấn đề gì.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 2.

              Xịn hơn một chút để quẩy Genshin Impact, game AAA bom tấn

              Thêm tầm 1 triệu để nâng cấp lên VGA 1650S, anh em lại lên một tầm cao mới mà vẫn chỉ phải đàu tư dưới 15 triệu đồng. Combo intel i3-10100 + Nvidia GTX 1650S (các linh kiện khác như RAM 16GB, SSD 128, nguồn 500W)

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 3.

              So với GTX 1650 thì GTX 1650S mạnh hơn khoảng 35% về hiệu năng. Điều này giúp anh em chiến tẹt ga các thể loại game eSport như PUBG, Valorant, Liên Minh max settings mà không cần lo lắng về FPS. 

              Bên cạnh đó, nếu muốn chìm đắm trong thế giới phiêu lưu, cốt truyện của các tựa game AAA thì đây sẽ là một combo mà anh em không nên bỏ qua.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 4.


              Far Cry New Dawn hay tựa game đua xe Forza Horizon 4 ở mức thiết lập cao nhất. Anh em chỉ cần vào và chơi thôi chứ không cần suy nghĩ gì nhiều. Tuy nhiên thì với một số tựa game AAA nặng ký khác như Battlefield V hay Assassin’s Creed Odyssey thì anh em nên để mức thiết lập từ Medium trở xuống để có trải nghiệm mượt mà hơn.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 5.

              Và ngon nhất trong tầm giá dưới 15 triệu

              AMD R3 3100 + Nvidia GTX 1650S: Combo chiến game AAA và giá còn… hời. Combo AMD R3 3100 đi với GTX 1650S đảm bảo sẽ mang tới cho anh em một trải nghiệm không thua kém gì so với i3-10100 và GTX 1650S nhưng lại có một mức giá dễ chịu hơn. 

              Chắc có lẽ anh em game thủ cũng không còn xa lạ gì nữa, AMD vẫn luôn cung cấp cho game thủ những sản phẩm tối ưu về hiệu năng trên giá thành hơn so với Intel, giúp chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn khi tìm mua PC gaming.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 6.

              Nói chung, nếu anh em chỉ chú trọng về mặt hiệu năng trên giá thành, hoặc muốn dành tiền đầu tư vào các linh kiện khác thì đây sẽ là combo mà anh em nên lựa chọn hàng đầu. Nếu còn tiền thì lên hẳn 1660S cho xịn xò.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 7.

              Nếu nói về chiếc card GTX 1660S thì chắc anh em cũng đồng ý với mình rằng đây là chiếc card đồ họa có thể quẩy game eSport thả ga mà không phải nghĩ ngợi nhiều. Thêm vào đó, chúng ta hãy bước một bước hẳn sang mặt trận game AAA nhé.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 8.

              Đối với các đối thủ nặng ký như Assassin’s Creed Odyssey, Valhalla, Red Dead Redemption 2 và Control, anh em có thể trải nghiệm game ở mức thiết lập cao nhất với FPS loanh quanh từ 40 cho tới 55 FPS. Một con số khá là phù hợp để tận hưởng các tựa game không yêu cầu quá căng thẳng về phản xạ như CS:GO hay Call of Duty: Warzone. Tuy nhiên, nếu anh em chỉ muốn trải nghiệm game mượt chứ không yêu cầu đồ họa game phải đẹp nhất thì có thể giảm thiết lập xuống Medium để có một mức FPS cao hơn.

              Hướng dẫn lên cấu hình case PC chỉ dưới 15 triệu đồng mà vẫn chiến game mướt mượt - Ảnh 9.

              Còn đối với các đối thủ nhẹ ký hơn như Jedi Fallen Order, Shadow of The Tomb Raider, hay Resident Evil 3 Remake thì anh em có thể yên tâm rằng combo này hoàn toàn đủ sức giúp anh em phá đảo game với mức FPS luôn trên 60 nhé.

              Tham khảo Gearvn

              >

              Tìm kiếm Blog này

              Được tạo bởi Blogger.

              Nhãn