Khuôn mặt thực của đội quân đất nung và quân đội Bát kỳ sau khi AI phục dựng sẽ ra sao?
Việc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để vẽ chân dung đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng người dùng internet. Với sự phát triển của AI, việc vẽ chân dung đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Người dùng chỉ việc mô tả chủ đề bức tranh muốn vẽ bằng văn bản, chọn phong cách yêu thích và AI sẽ tạo ra một bức tranh khiến bạn hoàn toàn bất ngờ.
Nhận ra AI có khả năng tạo ra những bức ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử hoặc nhân vật chỉ được mô tả qua văn thơ, các chuyên gia đồ họa Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để tái hiện lại khuôn mặt của họ một cách chân thực nhất.
Mới đây, loạt hình ảnh của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được chia sẻ rộng rãi và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và thảo luận trên mạng xã hội. Hãy cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh này nhé!
Đội quân đất nung
Đội quân đất nung hay Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung được đặt trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung được phát hiện ngày 29 tháng 3 năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.
Đội quân đất nung là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung được đặt trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Sohu)
Đội quân đất nung được chôn theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, trong thời gian 210-209 trước Công nguyên. Đội quân đất nung được xây dựng kế bên nhằm mục đích bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng sau khi ông qua đời.
Kể từ khi được phát hiện ra năm 1974, việc khai quật khảo cổ vẫn được tiến hành trong thời gian qua. Việc khai quật kéo dài do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ và việc bảo vệ những bức tượng này rất khó khăn. Những tượng binh mã được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. Khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn theo các nhà khảo cổ không có tượng nào giống nhau, sống động như đội quân thật.
Cho đến nay đã có 8.099 pho tượng đã được khai quật ra khỏi lòng đất. Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng... đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Ngoài tượng binh mã, tượng xe ngựa có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu tượng binh mã. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, hầm mộ thứ 4 là hầm trống. Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất có pho tượng 6000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ nhất nằm mặt Tây của Lăng mộ. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1400 pho tượng kị binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và một xe tứ mã trên diện tích 1524 m² có 68 pho tượng.
Các bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều khác nhau về cử chỉ và nét mặt, một số bức tượng thậm chí còn có màu sắc khác biệt.
AI đã dựa trên các bức tượng để tạo những bức ảnh khiến người xem phải dụi mắt mấy lần bởi chúng quá chân thực. Hầu hết những bức ảnh đều là dạng ảnh selfie của các binh sĩ đất nung. Bối cảnh lần lượt từ thời xưa đến hiện đại. Bất ngờ nhất, chính là việc đội quân đất nung là người thực, chỉ một số là tượng.
2. Đội quân Bát kỳ
Bát kỳ Mãn Châu hay còn gọi là Bát kỳ là một tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và cũng là đội quân hùng mạnh dưới thời nhà Thanh. Theo Thanh sử, Bát kỳ là đội quân được thành lập dưới thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ban đầu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích chia quân của mình thành 4 kỳ, lần lượt theo màu cờ là: Hoàng kỳ (vàng), Bạch kỳ (trắng), Hồng kỳ (đỏ) và Lam kỳ (xanh). Sau khi hoàn thành việc thống nhất các bộ tộc người Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã có một lực lượng quân dân đông đảo. Ông tăng quân đội lên 4 kỳ nữa, gồm Tương Hoàng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ và Tương Lam kỳ. Bát kỳ Mãn Châu đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh.
Mỗi kỳ sẽ có 7.500 quân, tổng cộng Bát kỳ có 6 vạn quân. Số quân Bát kỳ liên tục tăng lên sau mỗi cuộc chinh phạt. Đến năm 1626, trong chiến dịch Ninh Viễn lần thứ nhất, quân số Bát kỳ đã ở mức 13 vạn.
Tương Hoàng kỳ là lực lượng tinh tuệ và cao quý nhất, được điều khiển trực tiếp bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Bảy kỳ còn lại, ông giao cho các con trai và những người thân cận chỉ huy.
Trong quân đội Bát kỳ hầu như không có người Hán, những người Hán nhập ngũ sẽ được bố trí ở Lục doanh (6 doanh trại dành riêng cho người Hán nhập ngũ). Thời điểm hùng mạnh nhất, nhà Thanh có 25 vạn quân Bát kỳ và 65 vạn quân Lục doanh.
Quân Bát kỳ có sức chiến đấu rất cao, kỷ luật chặt chẽ và được trang bị đầy đủ. Ngoài những vũ khí thông thường, quân Bát kỳ còn có cả súng ống, hỏa pháo và đại bác.
Dưới thời nhà Thanh, các doanh trại Bát kỳ đóng rải rác trên khắp cả nước, nhằm đề phòng và nhanh chóng dập tắt những cuộc phản loạn của người Hán.
Nhà Thanh lấy chế độ Bát kỳ làm hệ thống căn bản, do đó những con cháu Bát kỳ luôn có đặc quyền nhất định, từ giáo dục, khoa cử, cho đến kinh tế và quân sự.
Phong cách hoàn toàn mới này đã khiến nhiều người bất ngờ và thích thú với sự sáng tạo của AI. (Ảnh: Sohu)
Căn cứ vào những bức tranh và tài liệu cũ, AI đã tạo ra nhiều bức ảnh của đội quân Bát kỳ. Bên cạnh những bức ảnh tự sướng theo phong cách hiện đại, AI còn cung cấp nhiều bức về chân dung của đội quân này khi sử dụng xe máy. Phong cách hoàn toàn mới này đã khiến nhiều người bất ngờ và thích thú với sự sáng tạo của trí tuệ nhân tạo.
Quả thực, bộ ảnh của 2 đội quân đưới bàn tay "nhào nặn" của AI đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và chia sẻ. Nhiều cư dân mạng cho biết, họ vô cùn kinh ngạc vì bộ ảnh quá sống động.
Nguồn: Sohu, Baidu