Lạc đà là loài động vật có vú có mức độ tiến hóa cao, chúng tiến hóa từ một loài động vật móng guốc chân mềm nguyên thủy của Bắc Mỹ cách đây khoảng 55 triệu năm.
Ngày nay, lạc đà một bướu thường sống ở vùng khí hậu nóng hơn, trong khi lạc đà Bactrian thường sống ở sa mạc núi cao của châu Á. So với lạc đà một bướu, lạc đà Bactrian khỏe hơn, có sức bền lớn hơn, chở được nhiều hàng hóa hơn, đặc biệt thích hợp cho việc di chuyển đường dài qua sa mạc.
So với thân hình cao lớn, lạc đà có đầu nhỏ, cổ dày và dài, cong như cổ thiên nga. Lạc đà có môi trên chia đôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiếm ăn của chúng. Lạc đà có đôi chân thon dài và móng guốc lớn, giúp chúng tránh khỏi nền sa mạc nóng bỏng.
Khoảng 10 triệu năm trước, tổ tiên của lạc đà đã vượt qua eo biển Bering từ Alaska ở Bắc Mỹ, đến châu Á và thậm chí cả châu Phi, đồng thời tiến hóa thành lạc đà Bactria và lạc đà một bướu được thuần hóa.
Bộ lông của lạc đà nói chung có màu nâu và rất dày. Vào mùa đông lạnh giá, bộ lông dày có thể phát huy tác dụng giữ nhiệt tốt nên khả năng chống lạnh của lạc đà tương đối mạnh. Vào mùa hè nóng bức, bộ lông dày không chỉ có thể phản chiếu một phần ánh sáng Mặt Trời mà còn có tác dụng cách nhiệt, vì vậy lạc đà có khả năng chống nóng tốt hơn.
Mặc dù lạc đà cũng là động vật máu nóng, nhưng nhiệt độ cơ thể của nó sẽ thay đổi rất nhiều giữa ngày và đêm. Vào ban đêm, nhiệt độ cơ thể của nó là khoảng 34°C; vào ban ngày, nhiệt độ cơ thể của nó cao tới 41°C.
Những người không biết nhiều về lạc đà sẽ vô cùng ngạc nhiên trước quả bóng thịt phun ra từ miệng lạc đà, thậm chí nhiều người còn cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy điều này. Vậy quả bóng thịt đó thức tế là gì?
Mặc dù lưỡi của lạc đà tương đối lớn, nhưng con cái và con đực có kích thước lưỡi khác nhau. Thông thường, lưỡi của lạc đà cái nhỏ hơn nhiều so với của lạc đà đực
Một số người cho rằng đó là túi thịt lạc đà, trong khi những người khác nói đó là dạ dày lạc đà, nhưng cả hai điều này đều không đúng. Đó là chiếc lưỡi của lạc đà đực khi động dục.
Trên thực tế, lạc đà, giống như nhiều loài động vật khác bên ngoài tự nhiên, chúng thực hiện chế độ "đa thê". Vào mùa sinh sản, lạc đà đực sẽ giao phối với nhiều lạc đà cái, chúng không quan tâm đến chất lượng và tỷ lệ sống sót của bầy con mà chỉ quan tâm đến số lượng lạc đà cái mà chúng có thể giao phối được.
Trái ngược với lạc đà đực, lạc đà cái chỉ quan tâm đến chất lượng con cái của chúng. Điều này là do chu kỳ mang thai của lạc đà cái dài tới 13 tháng và một lứa thường chỉ sinh được một con. Không chỉ vậy, lạc đà cái chỉ thụ thai hai năm một lần. Với rất ít cơ hội để sinh con, không có gì ngạc nhiên khi lạc đà cái chỉ quan tâm đến chất lượng của con cái, vì vậy chúng đặc biệt cẩn thận trong việc lựa chọn bạn tình.
Nhú ở lạc đà có bao gồm chất keratin, chất liệu cứng giống như móng tay người. Theo Luis Padilla, giám đốc sức khỏe động vật tại Vườn thú Saint Louis, cấu trúc đó có thể cảm thấy giống nhựa. Nhú khỏe mạnh bảo vệ má và miệng khỏi bị trầy xước, chấn thương, nếu các nhú bị loét hoặc bị cùn có thể là dấu hiệu của việc lạc đà mắc bệnh.
Giống như hầu hết các loài động vật giống cái khác, lạc đà cái luôn ưu tiên những con khác giới có gen mạnh nhất và vóc dáng khỏe mạnh làm bạn tình của chúng. Vậy những con lạc đà đực như thế nào mới đáp ứng được những điều kiện như vậy?
Tất nhiên, đó là con lạc đà đực có quả bóng thịt lớn nhất phun ra từ miệng. Như đã nói trước đó, quả bóng thịt này thực sự là lưỡi của con lạc đà đực (nó có hình cầu do con lạc đà đực thổi phồng nó lên).
Chúng ta đều biết lạc đà được mệnh danh là “con tàu của sa mạc”, là người bạn trung thành và đáng tin cậy nhất của con người trên sa mạc. Lạc đà có khả năng chống đói, chịu khát và có khả năng thích nghi, đơn giản chúng được sinh ra để dành cho môi trường sa mạc.
Lưỡi của lạc đà được bao phủ bởi một lớp "vết chai" dày, có thể ngăn chặn hiệu quả việc bị cây gai đâm. Không chỉ vậy, lưỡi của lạc đà còn được bao phủ bởi những chiếc gai, những chiếc gai này hầu như không có tế bào cảm nhận đau nên sẽ không cảm thấy đau.
Hàm trên và hàm dưới của lạc đà cũng được bao phủ bởi gai, có thể làm gãy gai của các loại cây như xương rồng. Tuyến nước bọt của chúng cũng rất phát triển, nước bọt chúng tiết ra có dạng sền sệt, có thể chống lại gai của các loài thực vật có tren sa mạc.
Với cặp “miệng sắt lưỡi thép” như vậy, lạc đà đực không ngại môi trường khắc nghiệt trên sa mạc. Trong mắt lạc đà cái, con đực nào có thể khạc ra quả bóng thịt to hơn nghĩa là khả năng sống sót của con đực đó sẽ mạnh hơn và gen của nó cũng tốt hơn những con đực khác.
Ngoài việc có thể nhai xương rồng, bướu của lạc đà có thể tích trữ một lượng lớn chất béo, khi thiếu thức ăn, chất béo tích trữ trong bướu sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, lạc đà cũng có thể làm giảm mức độ trao đổi chất của cơ thể trong những lúc khan hiếm thức ăn.
Lạc đà vốn được mệnh danh là "con tàu của sa mạc", được thuần hóa khoảng 3.000 năm trước, có thể mang vác khoảng 90 kg di chuyển quãng đường vài chục km mỗi ngày. Cơ thể của chúng phát triển với những đặc tính phù hợp với cuộc sống trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc, từ móng guốc và lông mi cực dài cho đến miệng rộng có thể nhai được xương rồng.
Khoang mũi của lạc đà rất lớn, bên trong ẩn chứa rất nhiều ống cực mỏng và cong. Khi cơ thể lạc đà bị mất nước nghiêm trọng, các ống dẫn này ngừng tiết dịch, tạo thành một lớp da cứng trên bề mặt các ống dẫn. Sử dụng những lớp vỏ này, lạc đà có thể hấp thụ nước thông qua quá trình hô hấp và không làm mất nước ra ngoài cơ thể. Bằng cách này, lạc đà có thể giảm thiểu việc mất nước của chính nó.
Dạ dày của lạc đà chứa đầy bong bóng giúp nó trữ được nhiều nước. Một con lạc đà trưởng thành có thể trữ hàng chục lít nước trong một lần uống.
Từ quan điểm này, mức độ tiến hóa của lạc đà thậm chí có thể so sánh với con người.