Bí ẩn về những vụ mất tích không có lời giải ở Tam giác Alaska

 

Ít nhất 20.000 người đã mất tích trong khu rừng trải dài giữa Utqiagvik, Anchorage và Juneau – được gọi là Tam giác Alaska. Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân có thể là do các thế lực huyền bí.

Bí ẩn về những vụ mất tích không có lời giải ở Tam giác Alaska
Bí ẩn về những vụ mất tích không có lời giải ở Tam giác Alaska - Ảnh 1.

Bản đồ Tam giác Alaska, nối giữa Juneau, Anchorage đến Utqiagvik (trước đây là Barrow). Ảnh: Cryptid Wiki

Tam giác Bermuda, hay còn gọi là Tam giác Quỷ, khu vực ở Bắc Đại Tây Dương, là nơi được biết đến với hàng loạt vụ mất tích bí ẩn trong nhiều năm qua. Xa hơn nữa về phía bắc, cũng có một vùng đất tam giác kỳ lạ và bí ẩn không kém, được gọi là Tam giác Alaska.

Khu vực này được định nghĩa một cách đơn giản là vùng đất bỏ hoang nối giữa Utqiagvik, Anchorage và Juneau, còn được gọi là “Tam giác Bermuda của Alaska”. Song nhiều người cho rằng tên gọi này có lẽ chưa phù hợp với độ ghê rợn về những bí ẩn ở Tam giác Alaska.

Sự việc kỳ lạ đầu tiên được công chúng biết đến là vào tháng 10/2972, khi một chiếc máy bay chở khách nhỏ đột nhiên biến mất khi đang trong hành trình từ Anchorage đến Juneau. Cả hành khách lẫn mảnh vỡ của chiếc máy bay đều không được tìm thấy, mặc dù giới chức đã nỗ lực tìm kiếm ở một khu vực rộng lớn.

Từ đó, ngày càng nhiều vụ việc kỳ lạ hơn xảy ra ở khu vực này. Nhiều chiếc máy bay đã rơi ở vùng Tam giác Alaska. Người đi bộ, người dân địa phương cũng như khách du lịch mất tích không rõ nguyên nhân, như thể tan trong không khí.

Kể từ vụ tai nạn năm 1972, trên 20.000 người đã mất tích ở vùng đất gồ ghề hình tam giác này. So với lượng dân cư thưa thớt trong khu vực, đó là con số cao đáng kinh ngạc. Xét trên toàn Alaska, trung bình có 2.250 người mất tích mỗi năm. Điều này làm dấy lên giả thuyết cho rằng có khả năng thế lực siêu nhiên nào đó đã đứng sau những vụ mất tích kỳ bí này .

Máy bay của nghị sĩ đảng Dân chủ Hale Boggs biến mất bí ẩn

Bí ẩn về những vụ mất tích không có lời giải ở Tam giác Alaska - Ảnh 2.

Hạ nghị sĩ Mỹ Hale Boggs, người đã mất tích ở Tam giác Alaska vào tháng 10/1972. Ảnh: Wikimedia Commons

Mặc dù đã chứng kiến tỷ lệ khá lớn những vụ mất tích trước năm 1972, nhưng vùng đất hoang này thực sự trở thành tâm điểm chú ý của dư luận vào tháng 10 năm đó.

Vào ngày 16/10/1972, ông Hale Boggs, từng là lãnh đạo đa số tại Hạ viện Mỹ và dân biểu Nick Begich đã có mặt trên chiếc máy bay Cessna 310 hai động cơ cùng với cố vấn của ông Begich là Russell Brown, và phi công Don Jonz trong chuyến đi vận động tranh cử. Nhưng chiếc máy bay này được cho là biến mất không một dấu tích nào khi bay qua khu vực giữa Anchorage và Juneau.

Theo Politico, khi tin tức về vụ mất tích máy bay lan tới thủ đô Washington, D.C., nhà chức trách đã tiến hành chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ tính đến thời điểm đó. Tổng cộng, 40 máy bay quân sự và 50 máy bay dân sự đã được điều động đến hỗ trợ tìm kiếm, trong khu vực trải rộng 523.000 km2 kéo dài hơn 3.600 giờ.

Nhưng 39 ngày sau đó, nhóm tìm kiếm không tìm thấy bất kỳ thông tin gì - không một dấu vết nào của chiếc máy bay hay 4 hành khách trên đó - dù còn sống hay đã tử vong. Cuộc tìm kiếm đã bị đình chỉ và vụ việc đã khiến Quốc hội thông qua luật bắt buộc tất cả các máy bay dân dụng của Mỹ phải được trang bị máy phát định vị khẩn cấp.

Không lâu sau đó, các thuyết âm mưu về vụ mất tích này bắt đầu xuất hiện. Trong đó, giả thuyết liên quan đến tư cách thành viên của nghị sĩ Boggs trong Ủy ban Warren - do cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập để điều tra vụ ám sát cựu Tổng thống John F. Kennedy - và ý kiến bất đồng của ông về báo cáo của ủy ban. Ông Boggs tin rằng vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy có thể liên quan đến nhiều cá nhân. Một số người tin rằng ông Boggs bị giết vì ông đã lấn sâu vào sự việc mà lẽ ra ông không nên "nhúng tay" vào.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là máy bay của nghị sĩ Boggs không phải là chiếc máy bay đầu tiên hay cuối cùng biến mất ở Tam giác Alaska. Trên thực tế, vào năm 1950, chiếc máy bay quân sự chở 44 người cũng đã biến mất không dấu vết ở khu vực này. Theo Discovery, sự việc tương tự cũng từng xảy ra với chiếc Cessna 340 chở 4 hành khách vào năm 1990.

Và những vụ mất tích bí ẩn không dừng lại ở đó. Trên thực tế, số lượng người đã mất tích ở Tam giác Alaska là trên 16.000 người kể từ năm 1988. Hay nói cách khác, cứ 1.000 người ở Alaska thì lại có khoảng 4 người mất tích.

Tất nhiên, câu hỏi lớn nhất đặt ra là “Tại sao?”

Giả thuyết về thế lực huyền bí

Bí ẩn về những vụ mất tích không có lời giải ở Tam giác Alaska - Ảnh 3.

Bức vẽ quái vật Kushtaka, sinh vật giống rái cá trong văn hóa dân gian của người Mỹ bản địa. Ảnh: Pinterest

Theo kênh Travel Channel, một giả thuyết nổi bật về Tam giác Alaska và vô số vụ mất tích trong khu vực này xuất phát từ một báo cáo kỳ lạ gửi cho Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) vào năm 1986.

Báo cáo cho rằng Chuyến bay mang số hiệu 1628 của Hãng hàng không Japan AirLines đã gặp phải 3 hiện tượng trên không không xác định (UAP), thường được gọi là vật thể bay không xác định (UFO). Phi công báo cáo rằng ban đầu họ chỉ nghĩ rằng đây là chiếc máy bay quân sự. Sau đó, họ phát hiện các vật thể đang đuổi theo máy bay và di chuyển xung quanh nó theo những chuyển động bất thường trong khi phát ra những chùm ánh sáng.

Những tuyên bố này sau đó đã được xác minh bằng cả radar dân sự và quân sự, khiến một số người suy đoán rằng hàng nghìn vụ mất tích kỳ lạ đã xảy ra ở Tam giác Alaska có thể là do người ngoài hành tinh gây ra.


Một giả thuyết khác cho rằng bên trong Tam giác Alaska tồn tại những xoáy năng lượng khổng lồ. Hướng xoáy của một cơn lốc năng lượng có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người. Ví dụ, một cơn lốc theo chiều kim đồng hồ tạo ra những cảm xúc tích cực, trong khi một cơn lốc ngược chiều kim đồng hồ khiến con người trải nghiệm những cảm giác tiêu cực và bối rối.

Một số người đã phát hiện ra những bất thường về từ trường trong vùng Tam giác Alaska. Các đội tìm kiếm trong khu vực báo cáo rằng la bàn của họ bị lệch hơn 30 độ. Một số người nói rằng họ cảm thấy mất phương hướng hoặc gặp ảo giác thính giác. Điều này được cho là nguyên nhân khiến mọi người bị lạc hoặc gặp nạn ở Tam giác Alaska.

Giả thuyết khác bắt nguồn từ văn hóa dân gian của người Mỹ bản địa. Các dân tộc Tlingit và Tsimshian đã kể lại những câu chuyện về một loài sinh vật mang tên Kushtaka, loài quái vật biến hình thường đi lang thang trong vùng hoang dã Alaska để săn mồi.

Theo đó Kushtaka có bề ngoài tương tự rái cá, nhưng thường xuất hiện với những người bị lạc trong rừng như một người bạn đáng tin cậy, dẫn nạn nhân vào sâu trong rừng, xé xác họ thành từng mảnh hoặc biến họ thành Kushtaka.

Các yếu tố địa lý

Bí ẩn về những vụ mất tích không có lời giải ở Tam giác Alaska - Ảnh 5.

Tam giác Alaska gồm nhiều địa hình hiểm trở như những khu rừng sâu, những đỉnh núi cheo leo và những vùng đất hoang vu rộng lớn. Ảnh: Wikimedia Commons

Mặc dù các giả thuyết huyền bí xung quanh các vụ mất tích ở Tam giác Alaska là một chủ đề thảo luận thú vị, nhưng sự thật vẫn cần phải dựa trên những căn cứ khoa học.

Theo The Manual, một trong những cách giải thích khoa học có khả năng nhất là dựa trên địa lý.

Là khu vực có tuyết rơi quanh năm, vùng đất Alaska hoang dã này được bao phủ bởi lớp tuyết dày đặc và những dòng sông băng khổng lồ, ẩn chứa nhiều hang động cũng như khe nứt lớn bên dưới. Với địa hình này, khả năng tìm thấy một chiếc máy bay bị rơi hoặc thi thể của nạn nhân tại đây là rất mong manh. Những người đi bộ đường dài cũng có thể rơi xuống hố sâu khi đường đi của họ bị tuyết che phủ trong bóng tối.

Ngay cả những chiếc máy bay, dù có kích thước khổng lồ, cũng có thể nhanh chóng bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày. Bang Alaska có diện tích vô cùng lớn, gấp đôi Texas và phần lớn vẫn chưa có người sinh sống.

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn