Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend

 

Ở ngoài đời còn có những bạn in cả câu nói lên áo, mặc rồi đi gặp tôi. Tuy nhiên thì, tôi vẫn hay nói với các bạn: “Các cháu ơi, vui thôi đừng vui quá”, Trương Anh Ngọc nói.

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend

Trương Anh Ngọc đến với cuộc nói chuyện một cách khá thoải mái. Không phải tư cách là một bình luận viên bóng đá, nhà báo hay nhà văn nổi tiếng, mà là một người được cộng đồng mạng quan tâm.

Nhưng khi tôi hỏi: "Anh biết flex là gì không?" - Anh đáp: Không, tôi chẳng biết flex là gì!

Người không biết flex là gì cũng không quan tâm đến trend này lại đang được dân mạng gán cho cái mác "ông tổ flex", rồi hàng loạt các cụm từ mới xuất hiện trong từ điển của Gen Z như bắt việt vị, check var,... Vậy, khi chính chủ lên tiếng, sẽ như thế nào đây?

BLV Trương Anh Ngọc

Sinh năm: 1976

- BLV bóng đá, phóng viên thể thao và nhà báo Việt Nam nổi tiếng.

- Được tạp chí bóng đá hàng đầu thế giới, France Football mời tham gia bình chọn danh hiệu Quả Bóng Vàng vào năm 2010.

- Trưởng cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Ý trong giai đoạn 2007–2010 và 2013–2016.

- Từng bình luận cho giải Vô địch quốc gia ITALIA tại đài FPT từ năm 2018 đến nay.

- Người có rất nhiều bình luận, câu nói đang gây viral khi xu hướng “flex” được làm mới lại.

Tôi không theo trend, tôi tạo trend

Chào anh Anh Ngọc,

Anh có thường xuyên theo dõi các “trend” (xu hướng) trên MXH hay không?

Tôi không. Tôi không phải là một người hay theo trend và cũng ít cập nhật về nó. Có những người rất thích xem những gì đang nổi ở trên mạng, nhưng tôi thì không. Thỉnh thoảng có gì đó vui vui thì bản thân mới tham gia vào thôi. Vì tôi luôn quan niệm chính mình phải là người tạo trend, chứ nếu theo trend thì nó không đúng tính mình lắm!

Vậy có phải những bình luận trên MXH của anh, cách anh đóng mở ngoặc kép để nhấn mạnh điều gì đó có phải là đang tạo trend?

Không, việc đóng mở ngoặc chỉ là để giải thích cho người ta về việc gì đấy, chứ không phải cố ý tạo ra điều đặc biệt. Nếu coi đây là đặc biệt thì chắc là có vấn đề, vì họ đang xem điều này là không bình thường.

Thỉnh thoảng cũng có vài người hỏi tôi là "Trên mạng đang có rất nhiều nhóm chế giễu Ngọc, tại sao lại như thế nhỉ?" , thì tôi chỉ cười vì họ thiếu muối.

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 1.

Họ đang thiếu điều gì đó khiến cho cuộc sống trở nên thú vị hơn: Rất có thể là những cuốn sách thiếu sự thu hút với họ; Rất có thể là những môn thể thao mà giúp cơ thể mạnh khỏe cường tráng hay những chuyến đi chơi xa cũng không có ích với họ,... Thay vào đó họ nghĩ đến việc lôi người khác ra làm trò cười và thấy vui.

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 2.

Có một số người hay "pressing" anh, đại khái là có ý chèn ép, đưa anh vào những tình huống "ngõ cụt", thì liệu có bao giờ anh nghĩ mình đang "flex"?

Không, đây lại không phải mục đích của tôi. Thậm chí tôi còn không biết “flex” là gì. Nếu nói là khoe khoang thì không phải, vì đây hoàn toàn là trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế. Mà kể cả có khoe thì cũng là khoe đúng, khoe cái mình có thì đâu có sai?

Nhưng tôi không bao giờ muốn khi mình nói ra một câu gì đó để cho mọi người copy, cap lại màn hình rồi chế thành meme tung đi khắp nơi, hay bẻ ngoéo đi theo một nghĩa khác, đặt câu nói của tôi trong một ngữ cảnh khác rồi sau đó phán xét.

Vậy nên cái trào lưu mà nhiều bạn trẻ đang làm đối với tôi, thì nói thật là... tôi không thích lắm!

Nhưng tôi lại nhận ra rằng, thật ra các bạn ấy cũng vui thôi chứ không có ý gì xấu, dù có người nhìn mình bằng ánh mắt tiêu cực trong những cái meme ấy. Thậm chí ở ngoài đời còn có những bạn in cả câu nói lên áo, mặc rồi đi gặp tôi. *cười*

Tuy nhiên thì, tôi vẫn hay nói với các bạn: “Các cháu ơi, vui thôi đừng vui quá” , vì vẫn cần có sự tôn trọng lẫn nhau.

Thêm một điều mà tôi muốn nói xoay quanh câu chuyện này là về tất cả những người nổi tiếng trên đời, kể cả những người tài ba còn bị tạo thành những meme hài hước, châm biếm, chế giễu,... cũng bình thường thôi. Nhưng đừng để việc này đi xa đến mức mà công kích cá nhân, tốn rất nhiều thời gian vào trang cá nhân để lục lọi những câu nói ngớ ngẩn rồi vào bình luận qua lại thì không hay lắm. Tốn thời gian!

Trong khi đó thì chúng ta có thể dành thời gian để tập thể thao, dành thời gian quan tâm bố mẹ bạn bè, đọc sách hoặc giải trí có ích hơn,...

Tôi đã có tên tuổi hơn 20 năm nay, từ hồi làm bóng đá Ý đã có người muốn “dìm"

Những bình luận hoặc câu nói trước đây của anh viral trở lại theo chiều hướng tốt hoặc có khi là chưa tốt, anh cảm thấy thế nào?

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 3.

Có những người không làm được điều tôi đã làm, không đi được những nơi mà tôi đã tự đi, thì họ vô tình ghét những điều mà tôi đang cho mọi người thấy. Rằng những chuyến đi, những cuốn sách hay việc mình nói ở trên tivi, sự tự tin rất lớn trước công chúng là những câu nói đó khiến họ cảm thấy không thích.

Rất may là 2,3 năm qua giới trẻ biết đến tôi nhiều hơn, và đó là một điều tốt. Các bạn tạo ra các diễn đàn, fanpage, chế ảnh hoặc nói gì tôi ở đó cũng được. Nhưng các bạn hãy nhìn nhà của tôi, nhìn trang cá nhân của tôi để thấy được tôi đã làm những gì, đi những đâu, viết về những câu chuyện như thế nào?

Và việc trở nên nổi tiếng với giới trẻ tôi thấy là điều bình thường. Tôi cũng cảm ơn tất cả những bạn trẻ quan tâm đến mình theo tất cả các cách. Dù là yêu hay ghét, chế giễu hay trêu chọc thì đều là sự quan tâm.

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 4.

“Anh Ngọc ơi, em không thích anh viết thế này chút nào?”, nếu có bạn trẻ vào hẳn Facebook anh để nói điều này, chứ không bật chế độ ẩn danh trong các nhóm hội, anh sẽ phản ứng thế nào?

Vô cùng nhiều. Có những bình luận "Anh chỉ nên làm bóng đá thôi", "Anh biết gì về cái này mà anh viết", hay có những lời khuyên "Theo tôi thì anh nên làm cái này, cái kia" ,... rất nhiều.

Nhưng bạn đừng bao giờ khuyên người khác làm điều bạn muốn một khi không hiểu người ta. Tôi cũng không bắt họ đọc. Nếu họ đọc rồi mà không chia sẻ được, cảm thấy không ổn thì có thể góp ý theo một cách khác.

Nhưng trong câu chuyện này thì phản ứng tiêu cực đó lại trở thành động lực. Tôi không bao giờ buồn vì những bình luận tiêu cực như thế. Bởi cách tiếp cận của mỗi người là khác nhau, học thức, hoàn cảnh sống,... Và tôi làm truyền thông đủ lâu để biết được những bình luận tiêu cực đó chỉ là cách để học trút ra sự bất lực.

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 5.

Cũng có nhiều trường hợp các bạn trẻ bình luận điều tiêu cực để tôi vào trả lời. Giống như việc đọc một cuốn sách, có người cảm thấy rất có ích, nhưng cũng có người cảm thấy phí thời gian. Quan trọng là người ta còn bình luận là còn quan tâm. Khi nào viết một điều gì trên MXH mà không có một ai chú ý đến mình, thì đấy mới là sự thất bại.

Khoe cái mình có thì có gì là sai?

Nếu đối diện với antifan, anh sẽ nói gì?

Điều đầu tiên tôi cần phải nói là gần như tôi không đọc những gì các bạn chế giễu. Thường là bạn bè họ gửi thì tôi mới biết. Cũng chẳng tò mò vào các trang mạng để đọc vì nó mất thời gian. Tôi cũng không cần phải giải thích rằng bản thân mình thế này hay thế kia.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, hãy bước ra khỏi vùng an toàn. Tại sao các bạn lại nói những gì tôi chia sẻ là khoe? Chỉ bởi vì các bạn đã có một định kiến không tốt.

Khoe có gì sai? Người ta khoe cái người ta có, khoe nơi đã từng đi, khoe trải nghiệm mà người ta có, khoe những điều đã đạt được. Thậm chí còn có "khoe" về cảm xúc, tình cảm, lý trí,... và rất nhiều thứ khác. Chúng ta dùng mạng xã hội đâu phải chỉ để làm một cuốn nhật ký đóng kín. Những gì tôi chia sẻ trên đó chỉ đơn giản là thế giới tôi đang sống.

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 6.

Khi nói ra những ước mơ, hoài bão của mình thì đó là điều tốt. Chỉ người không tự tin, không đủ dũng cảm để nói lên quan điểm của mình về điều gì đó thì là một điều đáng tiếc.

Điều đáng tiếc nữa là khi các bạn hiểu sai ý của người ta. Nếu bạn không có gì để khoe, không có gì để nói, mà bạn nói như bạn đúng rồi, thì đấy là sự lừa dối. Còn nếu nói đúng sự thật mà vẫn bị "lên án" thì đương nhiên ai cũng sẽ buồn.

Làm sao để anh giải quyết mối quan hệ với những người không thích mình? Còn những người thích mình, làm sao để những lời khen, tâng bốc,... của họ không “nhấn chìm” chính mình?

Tôi là con người không bị tác động bởi bất cứ điều gì cả, ngoài việc phát triển bản thân. Tôi chỉ sợ bản thân lặp lại những lối mòn cũ, không còn sức sáng tạo, tôi sợ điều đó hơn bất cứ gì.

Còn việc được quan tâm, dù là ghét hay thích thì đều tốt, vì nó càng làm cho người ta tò mò hơn về mình. Từ đó họ vào trang cá nhân, bấm theo dõi và độ nổi tiếng sẽ càng tăng. Dù mọi người tâng bốc hay chê bai thì đến một lúc nào đó họ sẽ hiểu rõ mọi thứ. Và tôi đủ kiên nhẫn để chờ các bạn!

Trương Anh Ngọc: Tôi không biết flex là gì, tôi thích là người tạo trend hơn theo trend - Ảnh 7.

Anh Ngọc có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ đang sử dụng MXH để thể hiện bản thân không?

Mỗi một thế hệ, lứa tuổi hay giai đoạn cuộc đời nào khác nhau thì đều có cách "chơi" (MXH) riêng của mình. Ví dụ như những người già họ không giao lưu nhiều trên mạng xã hội, nhưng có thể gặp nhau trò chuyện, đọc sách ngoài trà đá, quán nước.

Nhưng những người trẻ lại có xu hướng dành thời gian nhiều cho MXH, internet. Họ cũng có cách "chơi" như kiểu tạo meme, troll (trêu chọc),... để thể hiện cá tính, cái tôi của bản thân mình. Tuy vậy, mọi thứ nên có giới hạn. Khi vượt qua giới hạn thì đây lại là một câu chuyện khác, "cuộc chơi" theo đó cũng sẽ thay đổi.

Nếu có thể, hãy ra ngoài và trải nghiệm nhiều hơn để nhìn thế giới và tiếp xúc với những người có nguồn năng lượng tích cực để không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực mà MXH mang đến.

Cảm ơn những chia sẻ của anh!

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn