Bí ẩn đằng sau công trình cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới, dọc theo khu vực cực giàu tài nguyên dầu khí của Trung Quốc

 

Trung Quốc đã sử dụng những loại công nghệ hiện đại nhất để xây dựng cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới nhằm phát triển khai thác dầu mỏ.

Bí ẩn đằng sau công trình cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới, dọc theo khu vực cực giàu tài nguyên dầu khí của Trung Quốc
Bí ẩn đằng sau công trình cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới, dọc theo khu vực cực giàu tài nguyên dầu khí của Trung Quốc - Ảnh 1.

Sa mạc Taklamakan, nằm trong lưu vực Tarim ở phía nam Tân Cương, là sa mạc lớn nhất Trung Quốc. Lượng mưa trung bình hàng năm ở sa mạc này chỉ là 25 mm, nhưng lượng hơi thở trung bình hàng năm gấp 150 lần. Trên sa mạc với nhiều điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, Trung Quốc đã xây dựng cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới.

Môi trường trong sa mạc vô cùng khô, hầu như không có gì ngoài cát, việc xây dựng một tuyến cao tốc dường như bất khả thi. Cho dù là xây dựng được thì việc thi công và duy chì con đường theo chuẩn quốc tế là một điều hết sức khó khăn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành công xây dựng cao tốc xuyên sa mạc đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn quốc tế bằng việc sử dụng các công nghệ ký thuật hiện đại nhất.

Tuyến đường dài 522 km đi qua một trong những vùng khắc nghiệt nhất hành tinh, có diện tích 270.000 km². Để đảm báo chất lượng công trình, Trung Quốc đã xây dựng một vành đai xanh khổng lồ ở hai bên đường cao tốc, được hỗ trợ bởi các đường ống tưới nhỏ giọt để thảm thực vật phát triển. Điều này sẽ ngăn cát vượt qua và giữ cho đường cao tốc thông thoáng.

Để duy trì cơ sở hạ tầng khổng lồ này và để duy trì con đường thông suốt cho hoạt động vận chuyển dầu, Trung Quốc đã thực hiện xứ 4km lại có một ngôi nhà nhỏ màu xanh lam được cấp cho hai kỹ thuật viên ở. Những ký thuật viên này chuyên giám sát và sửa chữa hệ thống thủy lợi trên đoạn đường cao tốc xuyên sa mạc này.

Công nghệ xây dựng cao tốc tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới

Trong quá trình xây dựng kết cấu nền đường và mặt đường , các nhà nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Trung Quốc đã tạo ra công nghệ cố định cát bằng việc kết hợp con người với máy móc có điều khiển từ xa .

Nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tận dụng những cây cỏ, chồng thành các ô vuông, đặt thành hàng rào cỏ ở hai bên đường và cố định bằng cát sỏi. Việc này sẽ giúp cố định cát dưới bền mặt đường, giúp cho nền đường được chắc chắn và đảm bảo chất lượng công trình.

Đặc biệt, vì sa mạc có nhiệt độ bề mặt cực cao và sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt đã gây ra những khó khăn lớn cho việc vận hành và xây dựng công trình. Theo đó, Trung Quốc đã sử dụng dàn máy lu, máy ủi… không người lái kèm hệ thống quản lý thông minh.

Hệ thống quản lý thông minh được sử dụng để thực hiện việc thu thập dữ liệu trong quá trình xây dựng nền đường. Cùng với đó, hệ thống quản lý thông mình giúp kiểm soát chất lượng cho công đoạn xây dựng nền đường và kiểm soát hiệu quả quá trình thi công đầm nén.

Các loại máy lu, máy rải đường làm việc với tần suất cao, làm việc theo tuần tự và đem lại hiệu quả cao. Quan trọng hơn hết là độ chặt, độ phẳng và các chỉ số khác của việc xây dựng công trình do đội máy không người lái tại ra đã đạt tiêu chuẩn. Điều này đã được đội ngũ kỹ thuật kiểm chứng.

Ý nghĩa của cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới

Trên thực tế, sa mạc Taklimakan là nơi để thăm dò và phát triển dầu mỏ, đồng thời là cơ sở khai thác dầu khí chính của PetroChina.

Các khu vực dọc theo tuyến cao tốc này rất giàu tài nguyên dầu khí. Tài nguyên này không chỉ thíc đẩy sự phát triển vùng Đông Bắc (Trung Quốc) và còn giúp phát triển khu vực phía Tây.

Tuyến cao tốc này hoàn thành sẽ giúp thu hẹp khoảng sách giữa khu vực phía Đông và phía Tây của Trung Quốc, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Đường cao tốc này đi qua mỏ dầu Lunnan, mỏ dầu Tahe và mỏ dầu Tazhong, mở ra tuyến đường vận chuyển các nguồn dầu mỏ và khí đốt trong sa mạc.

Đặc biệt, dự án đường ống dẫn khí đốt có chiều dài 4.200km từ Tây sang Đông của Trung Quốc giai đoạn 1 bắt đầu tại mỏ dầu khí Lunnan ở Tarim, huyện Luntai, Tân Cương sẽ có lợi cho phát triển kinh tế các khu vực lân cận.

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn