Nhiều loài động vật chết sau khi sinh sản, thế nhưng bạch tuộc mẹ lại ăn trứng của mình cho đến khi con con sắp nở và bắt đầu tự hủy hoại bản thân như đập mình vào một tảng đá, xé da của chính mình, thậm chí ăn cánh tay của chính mình.
Sau khi một con bạch tuộc đẻ trứng, nó trải qua những thay đổi trong quá trình sản xuất và sử dụng cholesterol trong cơ thể, từ đó làm tăng sản xuất hormone steroid - một sự thay đổi sinh hóa.
Các nhà khoa học tìm thấy ba sự thay đổi hóa học riêng biệt xảy ra vào khoảng thời gian bạch tuộc mẹ đẻ trứng. Đầu tiên là sự gia tăng của pregnenolone và progesterone, hai hormone liên quan đến sinh sản ở một loạt sinh vật (ở người, progesterone tăng trong quá trình rụng trứng và trong thời kỳ đầu mang thai).
Các bạch tuộc mẹ bắt đầu tạo ra một khối cholesterol cao hơn gọi là 7-dehydrocholesterol, hay 7-DHC. Con người cũng sản xuất 7-DHC trong quá trình tạo ra cholesterol, nhưng chúng không giữ bất kỳ chất nào trong cơ thể lâu vì đó là các hợp chất độc hại.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh mắc hội chứng Smith-Lemli-Opitz rối loạn di truyền không thể loại bỏ 7-DHC. Kết quả là khuyết tật trí tuệ, các vấn đề về hành vi bao gồm tự làm hại bản thân và các bất thường về thể chất như thừa ngón tay, ngón chân và hở hàm ếch.
Cuối cùng, các tuyến thị giác cũng bắt đầu sản xuất nhiều thành phần hơn cho axit mật, là loại axit do gan tạo ra ở người và các động vật khác. Bạch tuộc không có cùng loại axit mật như động vật có vú, nhưng dường như chúng tạo ra các khối xây dựng cho các axit mật đó. Có thể các thành phần axit mật rất quan trọng để kiểm soát tuổi thọ của các loài động vật không xương sống.
Z. Yan Wang, trợ lý giáo sư tâm lý học và sinh học tại Đại học Washington, Mỹ cho biết, nếu các dây thần kinh dẫn đến tuyến thị giác bị cắt, bạch tuộc mẹ sẽ bỏ trứng, bắt đầu ăn trở lại và sống thêm từ 4 đến 6 tháng. Đó là một sự kéo dài tuổi thọ ấn tượng cho những sinh vật chỉ sống được khoảng một năm.
Theo Live Science