Cô gái trên đỉnh Everest, nhiều người đi qua nhưng phớt lờ, bị "phong ấn" suốt 9 năm trong tuyết: Tại sao không ai dám cứu giúp?

 

Ở độ cao hơn 8000m, khí hậu và môi trường trên núi cực kì lạnh và khắc nghiệt, đã có những nhà leo núi không may mắn ngủ quên mãi mãi trên đỉnh Everest.

Cô gái trên đỉnh Everest, nhiều người đi qua nhưng phớt lờ, bị "phong ấn" suốt 9 năm trong tuyết: Tại sao không ai dám cứu giúp?

Cặp đôi bỏ mạng trên đường chinh phục nóc nhà thế giới

‏Là đỉnh núi cao nhất thế giới, Everest được các nhà leo núi coi là thánh địa thử thách nhất, chinh phục đỉnh Everest chính là mục tiêu cao nhất và là niềm vinh dự và tự hào của nhiều người. Tuy nhiên, môi trường khắc nghiệt của đỉnh Everest cũng tạo ra những khó khăn và nguy hiểm lớn hơn, họ không chỉ phải vượt qua những khó khăn về thể chất mà còn cần một tinh thần vững vàng, vượt qua những căng thẳng về mặt tâm lý.‏

‏Theo số liệu của Nepal, đã có 10.657 lượt người leo núi Everest kể từ năm 1953, trong đó không ít người đã nhiều lần chinh phục thành công đỉnh núi, nhưng cũng có khoảng 300 người phải bỏ mạng trên đường chinh phục ngọn núi này. Một trong số đó là nạn nhân Francis Ascentif (40 tuổi) đến từ Hawaii, Mỹ, cô được mệnh danh là "người đẹp ngủ trong rừng" trên đỉnh Everest vì đã nằm lại nơi đây suốt 9 năm.‏

‏Quay lại năm 1992, Francis - một người yêu thích leo núi từ khi còn nhỏ đã gặp gỡ Sergey Arsentiev. Vì có chung sở thích nên họ nhanh chóng quen biết và dành tình cảm đặc biệt cho nhau. Cặp đôi đã cùng nhau leo lên nhiều ngọn núi trên thế giới sau khi kết hôn và quyết định chinh phục đỉnh Everest vào năm 1998.‏

Cô gái trên đỉnh Everest, nhiều người đi qua nhưng phớt lờ, bị "phong ấn" suốt 9 năm trong tuyết: Tại sao không ai dám cứu giúp? - Ảnh 1.

‏Với sự quyết tâm tạo ra sự khác biệt và ghi dấu một kỷ lục mới, hai người leo núi đã quyết định chinh phục đỉnh Everest mà không sử dụng bình oxy, một thử thách vượt ra ngoài giới hạn. Sau hai lần thất bại, cuối cùng họ đã thành công trong lần thử thứ ba và Francys đã trở thành người phụ nữ quốc tịch Mỹ đầu tiên đạt được thành tựu này. Thế nhưng, thật đáng tiếc bởi họ không bao giờ có thể hoàn thành chuyến đi của mình.‏

‏Điều cặp vợ chồng không ngờ tới là lên núi đã khó mà xuống núi còn khó hơn. Không sử dụng bình dưỡng khí là một trong những lý do khiến thể trạng Francis yếu đi nhanh chóng, cô đã bất tỉnh trên đường xuống núi. Chồng cô dặn dò cô nằm yên tại chỗ để mình đi cầu cứu, nhưng anh ấy đã vô tình rơi khỏi vách đá và không bao giờ quay trở lại.‏

‏Trong khi Francis chờ đợi cứu hộ, cô đã cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ từ một người leo núi đi ngang qua. Cô hét lên, "giúp tôi với", "đừng bỏ tôi"... Nhưng không một nhà leo núi nào dám dừng lại, đỉnh Everest quá nguy hiểm, mạo hiểm cứu người khác có thể đặt mạng sống của chính họ vào nguy hiểm ngay lập tức.‏

Cô gái trên đỉnh Everest, nhiều người đi qua nhưng phớt lờ, bị "phong ấn" suốt 9 năm trong tuyết: Tại sao không ai dám cứu giúp? - Ảnh 2.

‏Francis nằm trên đỉnh Everest, dần dần bất tỉnh vì thiếu oxy, và cuối cùng chết cóng. Ảnh: Sohu

‏‏Những người đi qua không thể giúp cô ấy, vì vậy họ chỉ có thể che cơ thể cô bằng một lá cờ tổ quốc, thậm chí có người còn đặt một con búp bê, hy vọng rằng cô sẽ không quá cô đơn trên đỉnh núi này.‏

‏9 năm sau, đội leo núi giải cứu Francis đã trở lại đây một lần nữa. Khi thấy thi thể của Francis vẫn còn ở đây, họ vô cùng đau buồn và quyết định tìm một nơi để chôn cất cô một cách trang nghiêm hơn. Và đến nay, "người đẹp ngủ trong rừng" trên đỉnh Everest cuối cùng đã có thể yên nghỉ.‏

Tại sao việc cứu hộ trên đỉnh Everest lại gặp nhiều khó khăn?

‏Xác chết trên đỉnh Everest nhiều như vậy, sao người thân của họ không tìm cách đưa xác xuống? Có những lý do khách quan đằng sau câu chuyện này. Điều kiện trên đỉnh Everest rất khắc nghiệt, tự leo lên đã rất khó khăn, vận chuyển thêm thi thể hoàn toàn có thể khiến người đó gặp tai nạn.‏

‏Không phải là không có ai kinh doanh di chuyển xác chết. Những người Sherpa sống xung quanh đỉnh Everest sẵn sàng làm công việc này, nhưng chi phí cho một lần vận chuyển là khoảng hơn 2 tỷ VNĐ. Và tỉ lệ thành công không thực sự cao.‏

Cô gái trên đỉnh Everest, nhiều người đi qua nhưng phớt lờ, bị "phong ấn" suốt 9 năm trong tuyết: Tại sao không ai dám cứu giúp? - Ảnh 3.

Hiện trường vụ lở tuyết đẫm máu nhất trên đỉnh Everest vào ngày 25/4/2015. Ảnh: AFP

‏Có người nói chỉ cần thuê trực thăng vận chuyển thi thể. Bạn cần biết rằng trên đỉnh Everest có rất nhiều gió và tuyết, chưa kể việc bay lên đỉnh Everest khó khăn như thế nào. Ngay cả khi bay được, trực thăng cũng khó hạ cánh an toàn, khả năng gây ra tuyết lở là rất lớn. Không ai dám mạo hiểm chỉ để di chuyển xác chết.‏

‏Những người ở lại trên đỉnh Everest, lòng can đảm vượt qua thử thách của họ thật đáng khâm phục.

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn