Đây là con vật đã được nhắc đến trong kho tàng ca dao tục ngữ của chúng ta.
Hãy thử tài suy đoán, tưởng tượng và cả kiến thức về kho tàng ca dao, tục ngữ của bạn qua câu đố vui về loài vật sau đây nhé. Nếu đoán trúng thì chứng tỏ kiến thức của bạn cũng không tồi đâu.
Câu đố như sau: "Chỗ nào hạn hán lâu ngày, con này ra tắm cả làng mừng vui", là con gì?
Nhắc đến hạn hán thì điều mà người ta mong mỏi nhất là một trận mưa to để đất đai hết khô cằn. Vậy con nào mà khi nhắc đến việc nó tắm thì sẽ mang đến những cơn mưa? Bạn hãy thử xem có con vật nào thần kỳ như thế không nhé? Bật mó cho bạn, có một câu tục ngữ đã nhắc đến con vật này rồi đấy và đây là một câu thành ngữ rất phổ biến nữa.
Nếu bạn vẫn chưa đoán ra thì xin bật mí luôn, đó là "con sáo" và câu tục ngữ được nhắc đến là "Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa". Cậu tục ngữ này đúc kết từ kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta: Lúc mưa quạ ra tắm thì trời sắp tạnh, khi nắng ráo quạ tắm là trời sẽ trở mưa. Được biết, đây là kinh nghiệm của người dân ở vùng trung du và đồng bằng.
Ngoài câu "Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa", ông cha ta còn nhiều câu khác dự báo thời tiết như:
- Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Hay một câu khác cũng nói về chuồn chuồn:
- Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
- Thâm đông, hồng tây, dựng may,
Ai ơi đợi đến ba ngày hãy đi
Đây là một kinh nghiệm quý báu của bà con đánh cá miền duyên hải. Nhìn về phía đông, thấy mây, thấy sắc trời đen lại, thâm đi; nhìn về phía tây có ráng đỏ, sắc trời hồng lên, đồng thời gió may thoảng lên, nổi lên, dựng lên là trời sắp có bão, không thể ra khơi được. Phải "đợi đến ba ngày" rồi mới được ra khơi, mới "hãy đi". Có thế mới an toàn.
- Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
Đại ý của câu này là: Mùa hè thường có giông tố nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm, có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giông. Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh.
Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng "vừa trông vừa chạy". Nhưng nếu có mây ở phía nam thì thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể "vừa làm vừa chơi", có thể yên tâm, không phải lo sợ, vội vàng.