Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt?

Đông xưởng và Tây xưởng là hai tổ chức mật vụ đặc biệt do thái giám nắm đại quyền của triều nhà Minh. Vậy, đâu là sự khác biệt giữa hai tổ chức này?

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt?

Một trong những điểm đặc biệt của triều đại này chính là tình trạng hoạn quan hay thái giám lộng hành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính đẩy triều đại này tới bờ diệt vong.

Ban đầu, hoàng đế Chu Nguyên Chương chỉ thiết lập chế độ hoạn quan với vài trăm người. Tuy nhiên, trải qua nhiều đời hoàng đế, số lượng thái giám ngày càng bành trướng về số lượng, lên tới mấy chục ngàn người. Mặt khác, do nắm trong tay nhiều quyền lực trọng yếu nên thái giám thời nhà Minh càng được nước hoành hành với các thủ đoạn tàn bạo, vơ vét của cải, lạm sát trung thần...

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 1.

Cẩm y vệ được thành lập dưới thời trị vì của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Ngoài Cẩm y vệ, vào thời nhà Minh, có 2 tổ chức đặc biệt được thành lập, đó là Đông xưởng và Tây xưởng.

Vậy, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? Trên thực tế, 2 tổ chức này có 3 sự khác biệt chính.

Sự khác biệt của Đông xưởng và Tây xưởng là gì?

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 2.

Đông xưởng và Tây xưởng đều được thành lập dưới thời nhà Minh, do các hoạn quan đứng đầu.

Thứ nhất, Đông xưởng và Tây xưởng được thành lập và tồn tại vào những thời điểm khác nhau.

Theo đó, Đông xưởng được Minh Thành Tổ Chu Đệ, vị hoàng đế thứ 3 của triều đại nhà Minh, thành lập vào năm 1420. Các thành viên của Đông xưởng ban đầu làm nhiệm vụ đề phòng, ngăn chặn kẻ gian, những kẻ có ngôn luận phản nghịch và người thái giám được hoàng đế tin tưởng nhất sẽ làm thống lĩnh Tổng đốc Đông xưởng (hay còn gọi là Xưởng công), nắm quyền lực trọng yếu.

Đông xưởng trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của hoàng đế. Tổ chức này có quyền lực rất lớn do đích thân hoàng đế ban cho nên có thể điều tra và tra khảo bất cứ quan lại hay hoàng thân quý tộc nào.

Đông xưởng đã tồn tại trong một thời gian dài cho đến tận khi nhà Minh sụp đổ vào năm 1644. Như vậy, theo ghi chép trong lịch sử, Đông xưởng là tổ chức mật vụ đã tồn tại được 224 năm.

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 4.

Đông xưởng có quyền lực rất lớn và tồn tại hơn 200 năm.

Trong khi đó, Tây xưởng là tổ chức ra đời sau Đông xưởng, được thành lập bởi Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, hoàng đế thứ 9 của nhà Minh, vào năm 1477. Tây xưởng tương tự như Đông xưởng khi thủ lĩnh vẫn do một thái giám nắm giữ quyền lực chính.

Tây Xưởng không những kiêm nhiệm các chức năng của Cẩm y vệ và Đông xưởng mà còn có thêm quyền lực mới là pháp đình và lao ngục riêng. Hơn nữa, tổ chức này lại được đặc cách toàn quyền thẩm án và đề ra các hình phạt cho bất kỳ nghi can nào mà không cần phải thông qua hoàng đế. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của Tây xưởng lại rất ngắn. Cụ thể, Tây xưởng chỉ tồn tại được 5 năm và buộc phải đóng cửa vào năm 1482 dưới áp lực của bá quan trong triều và những lời dị nghị của dân chúng.

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 6.

Tây xưởng tuy ra đời sau nhưng khét tiếng với nhiều thủ đoạn tàn bạo.

Nhưng đến năm 1506, tức đời Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, hoàng đế thứ 11 của nhà Minh, Tây xưởng lại được tái lập. Năm 1508, Đại thái giám chuyên quyền khi đó là Lưu Cẩn xin hoàng đế lập ra Nội Hành xưởng để thống lĩnh cả Đông xưởng và Tây xưởng, với quyền lực hoành hành bá đạo và những hình thức tra tấn vô cùng tàn bạo.

Đến năm 1510, sau khi Lưu Cẩn bị giết vì tội mưu phản, Nội Hành xưởng được phế bỏ. Cùng năm này, Tây xưởng cũng bị giải thể và không bao giờ được khôi phục. Có thể thấy rằng Tây xưởng được thành lập 2 lần, nhưng tổng thời gian tồn tại chỉ có 9 năm.

Thứ hai, chức trách và quyền hạn của Đông xưởng và Tây xưởng khác nhau.

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 8.

Ngụy Trung Hiền, thái giám nổi tiếng quyền lực triều Minh, từng quản lý Đông xưởng.

Sở dĩ Minh Thành Tổ Chu Đệ thành lập Đông xưởng vì ông muốn có một tổ chức mật vụ để giám sát bách quan văn võ.

Trên thực tế, trước đó, nhà Minh cũng có một tổ chức tương tự là Cẩm y vệ do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thành lập. Tuy nhiên, Minh Thái Tổ Chu Đệ cho rằng Cẩm y vệ được thành lập ở bên ngoài hoàng cung và do các đại thần lãnh đạo nên không tiện cho hoàng đế kiểm soát. Do đó, vị hoàng đế này quyết định thành lập một tổ chức mới ở gần hoàng cung, đó chính là Đông xưởng.

Thứ nhất, Đông xưởng có quyền giám sát tất cả các bá quan văn võ. Thứ hai, tổ chức này có quyền cử người đến xét xử các vụ án quan trọng. Thứ ba, Đông xưởng có thể trực tiếp bắt giữ và thẩm vấn bất cứ bá quan văn võ nào.

Trên thực tế, nhiều thái giám được hoàng đế tin tưởng từng đứng đầu Đông xưởng như Vương Chấn, Phùng Bảo, Ngụy Trung Hiền... Đến cuối thời nhà Minh, Đông xưởng thậm chí còn có cả nhà tù riêng, quyền lực rất lớn khiến bá quan trong triều đều phải nể sợ.

Vì sao lại thành lập Tây xưởng?

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 10.

Tây xưởng được thành lập nhằm kiểm soát bá quan văn võ và thế lực hoạn quan.

Khi triều Minh phát triển đến giai đoạn giữa, các thế lực trong triều phức tạp, hoạn quan trong triều tranh quyền đoạt lợi. Để củng cố quyền lực, hoàng đế Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm đã thành lập một tổ chức giám sát mới là Tây xưởng, nhằm kiểm soát các hoạt động của bá quan trong triều và hoạn quan.

Thủ lĩnh đầu tiên của Tây xưởng là thái giám Uông Trực. Lợi dụng sự tin tưởng của hoàng đế, Uông Trực đã mở rộng đáng kể đội ngũ thành viên của cơ quan này. Chỉ trong vài tháng, số lượng của Tây xưởng thậm chí đã gấp đôi Đông xưởng.

Tây Xưởng có quyền bắt giữ và thẩm vấn các nghi can. Để lập công, Uông Trực đã phái người đi khắp nơi xử lý các vụ án khiến dân chúng trong và ngoài kinh thành đều hoang mang. Trong một thời gian ngắn, sức mạnh và quyền lực của Tây xưởng thậm chí còn vượt qua, trở thành cơ quan đối địch với Đông xưởng. Chẳng hạn, nếu cùng xử lý một trường hợp hay một vụ án, những người từ Đông xưởng buộc phải nhượng bộ một bước trước Tây xưởng.

Thứ ba, kết cục của Đông xưởng và Tây xưởng khác nhau.

Đều do thái giám nắm quyền lực trọng yếu, Đông xưởng và Tây xưởng có gì khác biệt? - Ảnh 12.

Đều là các tổ chức mật vụ nhưng Đông xưởng và Tây xưởng lại có kết cục khác nhau.

Đông xưởng là tổ chức mật vụ khét tiếng nhưng lại có tiếng tăm không được tốt trong thời nhà Minh. Thế nhưng, xét khách quan, Đông xưởng cũng đã phát huy được tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng. Hơn nữa, thời gian tồn tại của Đông xưởng cũng kéo dài hơn 200 năm.

Trong khi đó, Tây xưởng tuy ra đời sau nhưng lại khiến ai cũng oán hận, thậm chí còn khiến người đời căm ghét hơn cả Đông xưởng. Không những chuyên dò xét, nhũng nhiễu quan lại, bọn tay sai của thái giám Uông Trực còn ra sức hà hiếp dân chúng nên ai cũng oán hận. Tuy nhiên, cơ quan tàn ác này cũng chẳng tồn tại được lâu khi bị giải thể chỉ sau vài năm thành lập.

Bài viết tham khảo nguồn: 163, Baidu, Sina

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn