Sự lợi hại của ChatGPT 'Trung Quốc'

 

ChatGPT đang đứng trước áp lực lớn đến từ các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc.

Sự lợi hại của 'ChatGPT Trung Quốc' - Ảnh 1.

Trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường chatbot AI hỗ trợ ngôn ngữ tự nhiên, cả thế giới công nghệ dường như đang đứng ngồi không yên. Chứng kiến chiến thắng bước đầu vang dội của Microsoft và OpenAI, không ai muốn trở thành kẻ chậm chân, đặc biệt là những doanh nghiệp đến từ các cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã lên tiếng cảnh báo rằng các tổ chức và công ty nghiên cứu của Trung Quốc có thể trở thành đối thủ chính của ChatGPT trong lĩnh vực phát triển AI tổng hợp.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Nikkei Asia, nhà điều hành Microsoft nhận định Trung Quốc chắc chắn sẽ không để mình bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua đổi mới đang diễn ra trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và dần trở thành một đối trọng lớn với các công ty phương tây như ChatGPT hay chính Microsoft nói chung.

Sự lợi hại của 'ChatGPT Trung Quốc' - Ảnh 2.

Đứng từ góc độ phân tích cá nhân, Brad Smith đã xác định được ba tổ chức đi đầu trong lĩnh vực AI tổng quát ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần: OpenAI với Microsoft, Google và Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh. Tuy nhiên, chủ tịch Microsoft cũng cho rằng sự cạnh tranh để đổi mới trong việc phát triển AI tổng quát là “vô cùng vĩ mô, gay gắt”, và khoảng cách giữa các tổ chức hàng đầu hầu như luôn được tính bằng tháng chứ không phải bằng năm.

AI sáng tạo, là công nghệ đằng sau ChatGPT, có khả năng tạo ra văn bản và hình ảnh ở mức độ tinh vi gần như con người. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng công nghệ này có thể thay thế người lao động bằng cách tự động hóa nhiều công việc và có thể được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền riêng tư và làm rò rỉ thông tin nhạy cảm.

Smith tin rằng giải pháp cho những lo ngại như vậy không phải ngừng đổi mới, mà là tối ưu và cải tiến các sản phẩm hiện có. Ông nói rằng giống như các công nghệ khác, AI có thể vừa là công cụ vừa là vũ khí, tùy thuộc vào cách thức con người kiểm soát và vận hành chúng.

Nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc đang “sốt xình xịch” với thị trường chatbot, cố gắng ra mắt đối thủ cạnh tranh ChatGPT. Bên cạnh Alibaba và Baidu, tập đoàn công nghệ Trung Quốc JD.com cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tích hợp công nghệ giống như ChatGPT vào các sản phẩm của mình. Công ty trò chơi NetEase cũng đã xác nhận có kế hoạch triển khai LLM để phục vụ hoạt động kinh doanh giáo dục.

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn