Hóa ra 'Venom symbiote' của Trái Đất chỉ là một loài giun

 

Một sinh vật màu đen nhầy nhụa đã được mệnh danh là "Venom symbiote" sau khi những hình ảnh của nó xuất hiện trên internet giống như kẻ thù của Người nhện trong truyện tranh Marvel.

Khối màu đen đã được so sánh với "Venom symbiote" - một người ngoài hành tinh ký sinh trên cơ thể của con người Trái Đất và là kẻ thù không đội trời chung của Người nhện trong truyện tranh và phim Marvel.

Trong video, một người đàn ông đã dùng một thứ trông giống như một cái cưa và kéo các mảnh của nó ra.

Nhưng sinh vật này dường như không bị tổn hại và chỉ đơn giản là tự tách ra và trở lại cấu trúc ban đầu của nó.

Không rõ video được quay ở đâu và khi nào nhưng nó đã được chia sẻ rộng rãi trên Twitter trong 24 giờ qua và đã có lúc trở thành xu hướng trên nền tảng này.

Hóa ra 'Venom symbiote' của Trái Đất chỉ là một loài giun - Ảnh 1.

Bản chất của nhân vật Venom là một thể cộng sinh (symbiote) đến từ ngoài vũ trụ, mang hình hài là một chất lỏng đặc quánh, đen đúa, vô tình bám vào cơ thể của chàng phóng viên Eddie Brock. Trong đoạn video được chia sẻ, chúng ta cũng thấy một chất lỏng màu đen, đặc quánh, liên tục chuyển động và dù có lấy dao cắt đôi thì chúng cũng nhanh chóng kết nối lại với nhau. Chính sự tương đồng này đã khiến các fan truyện tranh phát cuồng và tin rằng đó chính là Venom! Ảnh: Dailystar

Đoạn video được tài khoản Twitter Sunnyarkade chia sẻ với chú thích: "Có ai biết đây là gì không?"

Đoạn clip dài 14 giây cho thấy một sinh vật giống giun trên một tảng đá, được giữ gần một vùng nước. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào để tháo dỡ nó bằng dao và chia nó thành nhiều mảnh, bởi người quay video đã thất bại khi sinh vật tiếp tục quay trở lại hình dạng của nó.

Video này đã trở thành một hit lan truyền trên internet với những người nghĩ ra những câu chuyện cười và meme hay nhất sau khi nhìn vào sinh vật này. Tại thời điểm hiện tại, video đã thu hút hơn 19,5 triệu lượt xem và hơn 127,1k lượt thích.

Hóa ra 'Venom symbiote' của Trái Đất chỉ là một loài giun - Ảnh 2.

Giun bootlace là một trong những loài động vật dài nhất trên Trái Đất. Có lần, chúng được tìm thấy trên bãi biển với chiều dài lên tới 55 mét. Ảnh: Dailystar

Có tài khoản twitter đã khẳng định rằng đây là một hợp chất hóa học rất hiếm khi xuất hiện mang tên: "pneumanatic singila symbiotic". Thế nhưng không có bất cứ thông tin nào về loại chất này xuất hiện trên các trang tra cứu thông tin và một số tài khoản khác đã phủ nhận nó. Thế nên có lẽ vì vậy mà mọi người vẫn khăng khăng tin rằng, đây chính là…Venom.

Hóa ra 'Venom symbiote' của Trái Đất chỉ là một loài giun - Ảnh 3.

Là một sinh vật nhỏ bé và không rộng hơn cây bút chì là mấy, nhưng giun bootlace (Lineus longissimus) lại có chiều dài đáng nể. Chúng được xem là sinh vật sống dài nhất hiện nay, đôi khi sánh ngang (hoặc có thể vượt qua) cả cá voi xanh. Trong một bài báo năm 2008 cho tạp chí Zoologische Mededelingen, các nhà sinh vật học Adriaan Gittenberger và Cor Schipper giải thích rằng những con giun bootlace dài tới 30 mét và "đã được bắt gặp nhiều lần". Ảnh: Dailystar

Nhưng những người khác nhận xét rằng nó trông giống như một con giun bootlace, loài động vật dài nhất thế giới, dài tới 55m theo Sách kỷ lục động vật Guinness.

Giun bootlace có màu nâu sẫm đến đen, chúng tạo ra chất nhầy có mùi như nước thải và cực kỳ độc hại.

Những con giun này là động vật biển, vì vậy không rõ tại sao một con lại đi lang thang trên đất khô, mặc dù có nước gần đó và video trông giống như nó có thể được quay trên một bãi biển đá. Các giả thuyết khác lại cho rằng sinh vật này là một "bầy giun hoặc bó đỉa".

Hóa ra 'Venom symbiote' của Trái Đất chỉ là một loài giun - Ảnh 4.

Lineus longissimus là thành viên lớn nhất của họ động vật Nemertea, còn được gọi là "giun ruy băng" hoặc "giun vòi". Nhóm này bao gồm khoảng 1.200 loài đã được ghi nhận. Không giống như những loài giun đất quen thuộc, chúng không có các phân đoạn cơ thể. Ngoài ra, chúng không có tim, không xương sống, thường ẩn mình trong bùn, cát và các khe đá quanh Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Indiatoday

Hóa ra 'Venom symbiote' của Trái Đất chỉ là một loài giun - Ảnh 5.

Lineus longissimus kiếm ăn bằng cách sử dụng một cái vòi có thể lộn ra ngoài để bắt con mồi. Loài giun này cũng có khả năng tiết ra một lớp chất nhờn có chứa chất độc thần kinh để tự vệ khi bị tấn công. Chất độc này có thể có ích cho con người trong việc diệt trừ sâu bọ.

 Tham khảo: Dailystar; Indiatoday

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn