Không phải là vàng, loại kim loại này mới được coi là quý hiếm bậc nhất và có giá bán đắt nhất

 

Người ta thường tin rằng vàng là một trong những kim loại quý hiếm nhất và đắt nhất, nhưng vẫn có một kim loại khác đã đánh bại vàng cả về giá cả và độ quý hiếm.

Không phải là vàng, loại kim loại này mới được coi là quý hiếm bậc nhất và có giá bán đắt nhất

Giá trị của các loại kim loại trên Trái Đất thường được xếp hạng dựa theo nhu cầu của con người và khả năng tiếp cận, hay độ quý hiếm. Với riêng vàng, tính linh hoạt, độ dẫn điện, độ bền và vẻ ngoài đẹp mắt đã giúp vàng chắc chắn nằm trong top 5 kim loại đắt nhất. Mặc dù được xếp hạng khá cao trong bảng xếp hạng các kim loại quý, vàng vẫn phải chịu thua một loại kim loại khác về giá cả và độ hiếm – đó là rhodium.

Theo đó, rhodium hiện được coi là kim loại quý đắt nhất và là một trong những kim loại quý hiếm nhất. Giá bán mỗi ounce rhodium ở mức 10.300 USD tại thời điểm hiện tại, tức gấp khoảng 5 lần so với giá vàng. Vậy điều gì khiến rhodium có giá bán cao đến vậy?

Không phải là vàng, loại kim loại này mới được coi là quý hiếm bậc nhất và có giá bán đắt nhất - Ảnh 1.

Mặc dù có vẻ ngoài nổi bật, đồ trang sức không phải là cách sử dụng phổ biến nhất của rhodium. Ảnh: RHJPhtotos / Shutterstock

Đầu tiên, rhodium không dễ dàng phản ứng với oxy, khiến nó trở thành kim loại quý. Nó cũng là chất xúc tác hoàn hảo, chống lại cả sự ăn mòn và oxy hóa. Độ cứng tổng thể và điểm nóng chảy cao 1.964 độ C (3.567 độ F) của nó khiến nó nằm trong số các kim loại nhóm bạch kim bên cạnh bạch kim, palađi, osmium, iridi và rutheni.

Khả năng chịu được nhiệt độ nước và không khí lên tới 600 độ C (1.112 độ F) và không hòa tan trong hầu hết các axit, làm cho rhodium rất linh hoạt để sử dụng trong ô tô, máy bay, tiếp điểm điện, cặp nhiệt điện và dây điện trở ở nhiệt độ cao.

Là kim loại hiếm nhất trong nhóm bạch kim, rhodium xuất hiện ở khoảng 0,000037 phần triệu trong lớp vỏ Trái đất, trong khi vàng được tìm thấy với lượng dồi dào khoảng 0,0013 phần triệu , theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh. Được khai thác và sản xuất chủ yếu ở Nam Phi và Nga, rhodium có thể là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế quặng đồng và niken, chứa tới 0,1% kim loại quý. Khoảng 16 tấn rhodium được sản xuất hàng năm, với trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn.

Rhodium được phát hiện lần đầu vào năm 1803 bởi William Hyde Wollaston , một nhà hóa học người Anh, người đã chiết xuất nguyên tố này từ một mẩu quặng bạch kim từ Nam Mỹ. Phát hiện này được đưa ra ngay sau khi Wollaston phát hiện ra một kim loại nhóm bạch kim khác, đó là palladi.

Thường được tìm thấy cùng với các mỏ bạch kim, rhodium được tách từ mẫu vật của Wollaston bằng cách loại bỏ bạch kim và palađi, để lại một loại bột màu đỏ sẫm vốn được xử lý bằng khí hydro để lộ ra kim loại quý Rhodium.

Mặc dù sở hữu vẻ ngoài màu trắng bạc có thể phản chiếu ánh sáng, rhodium lại được đặt tên theo một từ trong tiếng Hy Lạp - "rhodon" có nghĩa là hoa hồng. Tên của nó đề cập đến màu đỏ của muối kim loại.

Bất chấp sự quý hiếm và vẻ đẹp của nó, số liệu thống kê từ năm 2019 cho thấy gần 90% nhu cầu rhodium là để sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác - một thiết bị kiểm soát khí thải giúp chuyển đổi khí độc và chất gây ô nhiễm trong khí thải từ động cơ đốt trong thành các chất ô nhiễm ít độc hơn bằng cách xúc tác phản ứng oxi hóa khử. Đây được coi một cách sử dụng được cho là không bình thường đối với một trong những kim loại quý hiếm nhất của Trái đất.

Tham khảo IFL Science

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn