Ba truyền thuyết đô thị gắn liền với màu đỏ khiến ai nghe cũng lạnh gáy

 

Những truyền thuyết đô thị đáng sợ bậc nhất Nhật Bản đều ít nhiều gắn với màu đỏ.

Ba truyền thuyết đô thị gắn liền với màu đỏ khiến ai nghe cũng lạnh gáy

‏Truyền thuyết đô thị Nhật Bản từ lâu đã vượt ngoài ranh giới những câu chuyện li kỳ, rùng rợn thông thường và trở thành một nét văn hóa độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Một số truyền thuyết thậm chí đã trở thành chủ đề quen thuộc với cả những người yêu thích các câu chuyện quái dị trên toàn thế giới. Trong số các truyền thuyết nổi tiếng nhất, người ta nhận thấy rằng có không ít câu chuyện gắn liền với màu đỏ - một màu sắc vốn được xem là dấu hiệu may mắn trong các nền văn hóa khác. ‏

1. Lời nguyền căn phòng màu đỏ và nỗi sợ thời Internet

photo-1676606021005

‏Truyền thuyết đô thị độc đáo này bắt nguồn từ một đoạn phim hoạt hình flash với chủ đề chết chóc có tựa đề "Căn phòng màu đỏ". Nó chỉ trở lên nổi tiếng sau trong cộng đồng người sử dụng Internet Nhật Bản sau vụ việc gây chấn động của một cô bé ở Sasebo, Nagasaki. Sau đó, người ta biết rằng cô bé rất hâm mộ phim hoạt hình Red Room. ‏

‏Lời nguyền trong truyền thuyết này được cho là bắt đầu khi cửa sổ pop-up trên màn hình máy tính đột nhiên bật lên lúc người dùng chỉ có một mình. Để đóng cửa sổ bật lên, nhiều từ khác sẽ xuất hiện cho đến khi xuất hiện nội dung: "Bạn có thích căn phòng màu đỏ không?"‏

‏Lúc này, toàn bộ màn hình chuyển sang màu đỏ và danh sách các nạn nhân trong quá khứ xuất hiện. Tuy nhiên, phần tiếp theo của câu chuyện vẫn là một ẩn số khi không ai biết liệu thế lực siêu nhiên nào đó đã đến hay nạn nhân bị ép buộc phải thực hiện theo những hành động mà cửa sổ này yêu cầu. Dù vậy, kết cục cuối cùng luôn có nạn nhân bị sát hại và các bức tường của căn phòng đều bị nhuốm đỏ máu. Thế nên truyền thuyết này được gọi bằng cái tên "Lời nguyền căn phòng màu đỏ".‏

2. Aka Manto - Gã đàn ông mặc áo choàng đỏ

photo-1676606026994

‏Có thể nói rằng các truyền thuyết đô thị của Nhật Bản diễn ra ở bất cứ đâu, từ những nơi đông đúc như đường phố, trường học cho đến những nơi khá kỳ khôi như nhà vệ sinh. Aka Manto (tạm dịch: Áo choàng đỏ) là một trong số các truyền thuyết đô thị về nhà vệ sinh rất nổi tiếng với người Nhật. ‏

‏Câu chuyện về gã đàn ông mặc áo choàng đỏ này có nhiều biến thể. Tuy nhiên, phiên bản được biết đến nhiều nhất kể rằng Aka Manto sẽ cầm giấy vệ sinh màu đỏ và màu xanh. Đôi khi hắn chỉ mặc áo choàng đỏ. Song, bất kể có thể nào đi nữa thì hắn sẽ luôn bắt nạn nhân chọn màu bằng câu hỏi: đỏ hay xanh?‏

‏Như nhiều truyền thuyết kinh dị có câu hỏi được đặt ra cho nạn nhân, dù trả lời như thế nào thì nạn nhân cũng sẽ không tránh khỏi kết cục bi thảm. Với Aka Manto, nếu chọn màu đỏ, nạn nhân sẽ bị sát hại, máu của họ sẽ tuôn ra xối xả. Nếu họ chọn màu xanh lam, Aka Manto sẽ hút máu hoặc làm họ ngạt thở cho đến khi khuôn mặt nạn nhân tái xanh. Do đó, nếu vô tình đụng độ với Aka Manto, cách phản ứng tốt nhất dành cho nạn nhân là nên mặc kệ câu hỏi và bỏ chạy càng xa càng tốt.‏

‏Truyền thuyết về Aka Manto nổi tiếng đến mức trở thành chủ đề cho nhiều bộ phim, trò chơi điện tử và phim truyền hình. Tiêu biểu có thể kể đến là bộ phim truyền hình Mỹ có tiêu đề Scream Queens. Một vài người lý giải nguồn gốc truyền thuyết này và cho rằng nó bắt nguồn từ tên sát nhân có thật với biệt danh ao getto (tạm dịch: chăn xanh) từng xuất hiện ở Fukui vào năm 1906. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ, vì ao getto có liên quan đến một truyền thuyết đô thị khác.‏

‏Lời giải thích thuyết phục hơn cho truyền thuyết đô thị Aka Manto là thực trạng các nhà vệ sinh tại trường học Nhật Bản quá tệ hại. Tại một số trường học, nhà vệ sinh không chỉ cũ kỹ mà còn nằm khá xa, cách biệt hoàn toàn với dãy phòng học. Do đó, nó trở thành nguồn cảm hứng bất tận để cho ra đời nhiều truyền thuyết đô thị đáng sợ.‏

3. Bloody Mary phiên bản Nhật

photo-1676606029998

‏Nói đến nỗi kinh hoàng trong nhà vệ sinh, ngoài Aka Manto, người Nhật chắc chắn sẽ nói đến truyền thuyết đô thị được ví von như Bloody Mary phiên bản Nhật. Toire no Hanako-san hay Hanako trong nhà vệ sinh, được xem là một linh hồn được triệu hồi. Giống như các linh hồn được triệu hồi khá phổ biến trong văn hóa đại chúng phương Tây, câu chuyện về Hanako luôn bắt đầu với nghi thức triệu hồi. Cụ thể, nếu một người bước vào nhà vệ sinh trên tầng ba, gõ ba lần vào ngăn thứ ba và hỏi: "Hanako, soko ni imasu ka," (tạm dịch: Hanako à, bạn có ở đó không?), thì bạn có thể nhận được câu trả lời.‏

‏Cánh cửa sẽ từ từ mở ra, để lộ Hanako bé nhỏ trong chiếc váy đỏ. Mái tóc của cô được búi lên theo kiểu truyền thống. Sau đó, cô ta tóm lấy nạn nhân của mình và kéo họ vào nhà vệ sinh. Từ đó, không ai còn nhìn thấy họ nữa.‏

‏Một số phiên bản khác lại kể rằng Hanako sẽ hỏi nạn nhân xem họ có cần một người bạn không. Bất kể câu trả lời là gì, Hanako đều kéo nạn nhân đến chỗ chết. ‏

‏Nguồn gốc của Hanako, cũng giống như Aka Manto, không rõ ràng. Dù theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Matthew Myers, câu chuyện về ma nữ nhà vệ sinh mới chỉ xuất hiện vào khoảng những năm 1950. Đa số thông tin đều đề cập đến việc Hanako có thể là một hồn ma  trốn trong phòng vệ sinh của trường và chết trong cuộc ném bom vào Thế chiến II.‏

‏Có thể thấy rằng dường như người Nhật xem màu đỏ gắn liền với máu, một điềm xấu, thế nên trong phần lớn các truyền thuyết đô thị của họ đều đề cập đến màu đỏ với ý nghĩa rùng rợn, chết chóc. 

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn