Một số bộ phận trên cơ thể chúng ta dường như không thật sự cần thiết.
Núm vú ở nam giới
Sau khi các bà mẹ mang thai được khoảng 7 tuần, giới tính mới bắt đầu có sự khác biệt. Khi đó, gen SRY trên nhiễm sắc thể Y bắt đầu hoạt động, dẫn đến sự biến mất của cơ quan sinh sản nữ.
Theo nhà nghiên cứu Michelle Moscova, núm vú phát triển trước khi SRY được tạo ra. Vì vậy mọi người sinh ra đều có núm vú, bất kể là trai hay gái. Tuy nhiên, ở nam giới, nó không có chức năng tiết sữa. Cho nên, nhiều ý kiến cho rằng nó "vô dụng".
Răng khôn
Theo số liệu đã thống kế, khoảng 22% người trên thế giới có ít nhất 1 trong 4 chiếc răng khôn trồi lên khỏi nướu không đúng cách. Nguyên nhân là do hàm của con người thường quá nhỏ để chúng mọc đúng vị trí. Vậy nên, loại răng này được liệt vào danh sách một trong các bộ phận “vô dụng” ở người.
Cơ quan Jacobson
Cơ quan Jacobson tồn tại và hoạt động phổ biến ở các loài động vật như bò sát, lưỡng cư, động vật có vú,... Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy bộ phận này ở một số người. Họ cho rằng bộ phần này là “tàn dư” của tổ tiên chúng ta còn sót lại nên không còn cần thiết.
Cơ gân tay
Cơ gân tay kéo dài từ phần dưới cùng của xương cánh tay đến cổ tay. Nó là một trong những cơ liên quan đến việc gập mở bàn tay. Các nhà nghiên cứu cho biết không phải tất cả mọi người đều có cơ này. Và những người không có nó vẫn có thể thực hiện các chuyển động tay mà không gặp vấn đề gì.
Cơ tháp
Cơ tháp bắt đầu từ khớp giữa hai xương mu kéo dài sang đường mô liên kết chạy dọc giữa bụng. Tạp chí Nghiên cứu Chẩn đoán và Lâm sàng đã ước tính có 10-20% người bị thiếu ít nhất một cơ tháp, nhưng nó không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sụn tai Darwin
Sụn tai Darwin là phần sụn nhỏ nhô lên phía ngoài vành tai. Nó được cho là “dị tật vô hại” đối với tai người.
Cơ tai
Ở động vật, cơ tai có vai trò giúp tai có thể chuyển động nhằm nhận được âm thanh rõ ràng hơn. Đồng thời, ở con người, bộ phận này cũng có chức năng tương tự nhưng nó dần biến mất theo thời gian tiến hóa.
Xương cụt
Xương cụt là một phần của chiếc đuôi - vết tích tổ tiên ngày xưa. Trải qua thời gian tiến hóa, con người không cần đuôi để giữ thăng bằng nên nó đã tiêu biến thành xương cụt. Vì vậy, nó không còn cần thiết đối với con người.
Ruột thừa
Ruột thừa là cơ quan đã từng giúp tổ tiên chúng ta dễ dàng tiêu hóa các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ngày nay chế độ ăn uống của con người trở nên dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa hơn rất nhiều. Do đó ruột thừa trở nên thừa thãi, thậm chí có người phải cắt bỏ nó vì bị viêm.
Mí mắt thứ ba
Mí mắt thứ ba có cấu trúc như cần gạt nước này được gọi là màng nictitating Nó nằm ở góc trong của mỗi mắt với hình dạng như một nếp gấp nhỏ của mô. Tuy nhiên, nó được cho là vô dụng vì nó không có chức năng như mí mắt.