Bí ẩn thân phận thực sự của Đường Tăng: Không đơn thuần là đứa trẻ sống trong chùa, 'Fan cuồng' Tây du ký chưa chắc đã biết

 

Cho tới nay, Tây du ký vẫn ẩn chứa vô vàn những bí ẩn mà ngay cả những người yêu thích tác phẩm này cũng chưa thể giải đáp hết được. Trong đó phải kể đến thân phận bất phàm của Đường Tăng.

Bí ẩn thân phận thực sự của Đường Tăng: Không đơn thuần là đứa trẻ sống trong chùa, 'Fan cuồng' Tây du ký chưa chắc đã biết

Trong tác phẩm Tây du ký, nhân vật Đường Tăng mồ côi cha ngay từ trong bụng mẹ, do cha ông bị ám sát, còn mẹ bị ép làm vợ kẻ sát nhân.

Vì hoàn cảnh khó khăn, bản thân phải nhẫn nhịn làm vợ kẻ thủ ác chờ ngày mối oan của gia đình được giải, mẹ Đường Tăng phải bảo vệ con bằng cách đặt đứa bé mới sinh lên cái giỏ thả trôi sông, hy vọng con mình được người tốt nuôi dưỡng. Cơ duyên đưa chiếc giỏ dạt vào một ngôi chùa, và đứa bé sống đời tu hành ngay từ tuổi ấu thơ.

Song, thân phận thật của Đường Tăng không chỉ đơn thuần là vậy. Nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Đường Tăng (Đường Tam Tạng), họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu. Đường Tăng có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.

Do Kim Thiền Tử ngủ gật và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

Bí ẩn thân phận thực sự của Đường Tăng: Không đơn thuần là đứa trẻ sống trong chùa, Fan cuồng Tây du ký chưa chắc đã biết  - Ảnh 1.

Cho dù có là học trò, đệ tử của Phật Tổ thì khi phạm Phật quy, phạm tội tày đình vẫn phải chịu phạt như người thường.

Bởi kiếp trước là đồ đệ của Như Lai, thân thế bất phàm, tu vi hàng vạn năm, dung nhan ngời sáng nên tất thảy yêu quái tin rằng ăn thịt của Đường Tăng thì có thể trường sinh bất lão.

Tuy nhiên, trong nguyên tác Tây du ký có nói ngoài Phật Tổ Như Lai chỉ có 2 người biết thân thế thực sự của Đường Tăng đó là Quan Thế Âm và Trấn Nguyên Đại tiên.

Mô tả về Kim Thiền Tử trong nguyên tác Tây du ký

Trong hồi thứ 12, Bồ Tát cùng Mộc Xoa nói: "Hôm nay là ngày hội chính của 'Đại hội thủy lục' lấy một số bảy nối tiếp bảy số bảy, đúng đấy. Ta và con đi lẫn vào trong đám dân chúng đến dự lễ, một là xem hội ấy như thế nào, hai là xem Kim Thiền Tử có phúc đáng được dùng bảo bối của ta không, ba là xem họ giảng kinh gì".

Trong hồi thứ 24, khi thầy trò Đường Tăng đến quán Ngũ Trang. Đúng hôm ấy, Trấn Nguyên đại tiên nhận được tờ thiếp của Nguyên Thủy Thiên Tôn mời đến cung Di La trên Thương Thanh Thiên nghe giảng về "Hỗn nguyên đạo quả".

Lúc đi mang theo 46 vị đệ tử, và dặn 2 đệ tử Thanh Phong, Minh Nguyệt ở nhà rằng: "Sắp tới, có một cố nhân của ta đi qua đây, hai con phải tiếp đón nồng hậu, mang hai quả nhân sâm ra mời ngài xơi, để tỏ chút tình cố cựu." Hai đệ tử biết được cố nhân của sư phụ là hòa thượng sang phương Tây bái Phật cầu kinh, liền nói: "Khổng Tử có nói: 'Đạo bất đồng, bất tương vi mưu' (Đạo khác nhau, không cùng bàn bạc được).

Chúng ta thuộc Thái Ất huyền môn, sao sư phụ lại quen biết vị hòa thượng đó?" Trấn Nguyên Tử giải thích: "Vị hòa thượng đó vốn là Kim Thiền Tử chuyển sinh, đồ đệ thứ hai của Tây phương thánh lão là đức Phật Như Lai. Năm trăm năm trước, ta với ngài ấy có quen biết nhau ở "Hội Lan Bồn". Ngài đã từng tự tay mời trà ta, kính trọng ta. Từ đấy ta coi như bạn cũ."

Ngô Thừa Ân trong hồi thứ 27 viết rằng: "Quả nhiên ngọn núi này có một con yêu tinh, Khi Hành Giả ra đi, làm kinh động con yêu quái. Trên tầng mây, đạp luồng gió âm, hắn nhìn thấy Đường Tăng đang ngồi dưới đất, xiết bao mừng rỡ nói: 'May quá! May quá! Mấy năm nay mọi người thường nói về lão hòa thượng nhà Đường bên phương Đông đi lấy kinh Đại Thừa. Lão vốn là Kim Thiền Tử hóa thân, tu hành mười đời, ăn được một miếng thịt của lão sẽ sống lâu mãi mãi. Hôm nay lão đến đây rồi!"

Trong hồi thứ 100, chính Như Lai đã nói ra chân tướng. Lúc ấy Như Lai nói: "Này thánh tăng, kiếp trước nhà ngươi là đồ đệ thứ hai của ta, tên gọi Kim Thiền Tử. Chính vì nhà ngươi không chịu nghe thuyết pháp, coi thường đạo giáo của ta, nên ta đày linh hồn nhà ngươi xuống cõi phương Đông. Nay mừng nhà ngươi đã quy y, giữ đạo Sa Môn, tuân theo giáo lý của ta, đi thỉnh chân kinh có nhiều công quả, vậy ta gia phong cho chính quả chức to là Chiên Đàn Công Đức Phật."

Ý nghĩa thực sự về nhân vật Đường Tăng - Kim Thiền Tử

Tác giả cho rằng, trên thực tế, Kim Thiền Tử chính là để nói rằng Đường Tăng là hóa thân và truyền nhân của Thiền. Thiền tông Trung Quốc do tổ Đạt Ma truyền nhập vào, lúc đó là thời kỳ Nam Bắc Triều. Ban đầu, Phật Tổ tại Linh Sơn tổ chức Pháp hội cầm lên một cành hoa sen, đệ tử Ma Ha Ca Diếp (Mahākāśyapa) mỉm cười, tiếp nhận tâm pháp thiền, từ đây trải qua hai mươi mấy đời truyền về sau, cuối cùng do Đạt Ma Sư Tổ truyền nhập vào Trung Quốc, cũng tại Tung Sơn khai sáng thiền tông, sau cùng được lục tổ Huệ Năng làm cho rạng rỡ, trở thành tông phái lớn nhất trong Phật giáo Trung Quốc.

Đường Tăng là hóa thân của Kim Thiền Tử, Thiền (trong tên Kim Thiền Tử) và Thiền (trong thiền tông) có âm đọc giống nhau, ngụ ý là Thiền; Kim là phương Tây (ngũ hành chia theo 8 hướng, hành kim là hướng Tây, Tây Bắc), Kim Thiền ngụ ý là truyền Thiền đến phương Tây. Kim là kim cương, giống như Kim cương trong kinh Kim cương bát nha ba la mật, có thể phá hết thảy chướng ngại và phiền não. Tử là dùng để tôn xưng những Thánh nhân có thành tựu thời xưa, giống như Khổng Tử, Lão Tử, Quảng Thành Tử v.v. Kim Thiền Tử cũng thể hiện sự dung hợp cao độ của Thích, Nho, Đạo.

Bí ẩn thân phận thực sự của Đường Tăng: Không đơn thuần là đứa trẻ sống trong chùa, Fan cuồng Tây du ký chưa chắc đã biết  - Ảnh 2.

Trong lịch sử, pháp sư Huyền Trang đã trải qua khổ nạn, lấy được Tam tạng chân kinh, lại phải khổ tâm biên dịch, đây được coi là một dấu mốc thành công của Phật giáo Trung Quốc, từ đó Phật giáo cũng trở thành quốc giáo của Trung Quốc, ngay cả người Ấn Độ cũng phải đến Trung Quốc để lấy kinh.

Trong công cuộc hoằng dương Phật giáo, công lao của pháp sư Huyền Trang là rất lớn, không chỉ dân gian truyền tụng sự tích vĩ đại và công lao của ông, ngay cả Đường Thái Tông Lý Thế Dân lúc ấy cũng tự mình soạn ra một bài viết dài 781 chữ "Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự" để khen ngợi ông. Trong bài viết này, Đường Thái Tông đã khen Huyền Trang: "Gió thông trăng nước chẳng sánh vẻ hào hoa; ngọc sáng móc tiên khó so bề cốt cách." Như vậy đủ thấy Huyền Trang được đánh giá cao như thế nào.

Một ngày nọ, sau khi Đường Cao Tông biết được tin Huyền Trang bị bệnh nguy kịch, lập tức phái nhiều ngự y đến cứu chữa. Sau khi Huyền Trang qua đời, Cao Tông đau buồn bãi triều, cũng nhắc đi nhắc lại: "Trẫm mất quốc bảo rồi".


>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn