Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta

 

Thế giới của người khiếm thị không phải là một màu đen tối vô tận và giấc mơ của họ cũng có thể rất "màu sắc".

Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta

Khiếm thị là tình trạng có thể xảy ra do bẩm sinh, sinh lý hay thần kinh suy yếu. Người bị khiếm thị là người khuyết tật và rất khó có thể sống, sinh hoạt như người bình thường. Khi không có khái niệm về hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, hình khối... thì thế giới của người khiếm thị như thế nào?

Người khiếm thị "nhìn" thấy gì?

Những gì một người khiếm thị có thể nhìn thấy phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thị lực của họ. Một người bị khiếm thị hoàn toàn sẽ không thể nhìn thấy gì. Thế nhưng một người khiếm thị không hoàn toàn vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng và thậm chí màu sắc và hình dạng, tất nhiên không quá rõ ràng.

Người bình thường thường nghĩ rằng người khiếm thị sẽ nhìn thấy giới toàn bộ là màu đen, giống như khi chúng ta nhắm mắt lại. Nhưng sự thật là khác xa như vậy. Mắt người bị khiếm thị hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối, không thấy được những gì xung quanh, tức bao gồm màu đen cũng không.

Đặc biệt, với những người khiếm thị bẩm sinh, tức chưa bao giờ biết đến màu sắc thì họ càng không có gì để so sánh. Nói một cách đơn giản, họ không "nhìn" thấy gì, dù là khi mở mắt hay nhắm mắt. Hãy thử hình dung, mắt người khiếm thị nhìn thấy giống như những gì khuỷu tay của bạn nhìn thấy, tức là hoàn toàn không có gì cả.

Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta - Ảnh 1.

Người khiếm thị không hoàn toàn vẫn có thể nhìn thấy màu sắc, hình khối một cách hạn chế như thế này, nhưng rất mờ nhòe

Người khiếm thị có mơ không?

Người khiếm thị có thể mơ, mặc dù giấc mơ của họ có thể hơi khác so với giấc mơ của người bình thường hoặc người không khiếm thị hoàn toàn. Đặc biệt, loại hình ảnh mà một người khiếm thị có trong giấc mơ của họ cũng có thể khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm họ bị mất thị lực.

Trước đây, người ta tin rằng người khiếm thị không mơ bằng mắt thường. Nói cách khác, họ không "nhìn thấy" trong giấc mơ nếu họ mất thị lực trước một độ tuổi nhất định. Nhưng nghiên cứu gần đây hơn cho thấy những người bị khiếm thị bẩm sinh hoặc bằng cách khác vẫn có thể trải nghiệm những hình ảnh trực quan trong giấc mơ của họ.

Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta - Ảnh 2.

Người khiếm thị vẫn mơ những giấc mơ như người bình thường

Nội dung những người khiếm thị mơ cũng tương tự như người bình thường. Một nghiên cứu năm 1999 đã xem xét những giấc mơ của 15 người khiếm thị trưởng thành trong khoảng thời gian 2 tháng - với tổng cộng 372 giấc mơ. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy giấc mơ của những người khiếm thị phần lớn giống với giấc mơ của những người không khiếm thị, với một số ngoại lệ như họ ít mơ về thành công hay thất bại hơn, ít có khả năng mơ về những tương tác gây hấn, hay mơ về động vật hay việc ăn uống thường xuyên hơn.

Một phát hiện khác từ nghiên cứu này cho thấy họ cũng hay mơ về những bi kịch, tai nạn hơn. Những người khiếm thị tham gia nghiên cứu mơ về những điều xui xẻo liên quan đến du lịch hoặc vận động thường xuyên gấp đôi những người nhìn thấy.

Cách người khiếm thị “nhìn” thế giới và nằm mơ, hoàn toàn khác biệt so với hình dung của chúng ta - Ảnh 3.

Người khiếm thị bẩm sinh có thể mơ nhưng không phải thấy hình ảnh mà qua xúc giác khác

Điều này cho thấy rằng giấc mơ của người khiếm thị, cũng giống như của những người bình thường, có thể phản ánh những điều xảy ra trong cuộc sống thực tại của họ. Bên cạnh đó, những người khiếm thị mất thị lực trước 5 tuổi thường không nhìn thấy hình ảnh trong giấc mơ. Vì vậy, một người mất thị lực càng khi lớn tuổi thì càng có nhiều khả năng tiếp tục có những giấc mơ về thị giác.

Theo một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Sleep Medicine, những người bị khiếm thị bẩm sinh cũng có nhiều khả năng trải qua giấc mơ thông qua vị giác, khứu giác, âm thanh và xúc giác.

Nguồn: Healthline

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn