Tại sao mặt nước hồ trên thế giới lại có màu sắc đa dạng đến thế?

 

Mặt nước hồ trên trái đất có thể rất đa dạng về màu sắc, nhưng lý do cho sự phong phú tạo nên vẻ đẹp ''có một không hai'' cho mỗi hồ nước là gì?

Tại sao mặt nước hồ trên thế giới lại có màu sắc đa dạng đến thế?

Khoảng 2.000 năm trước, ba khối nước hoàn toàn khác nhau được hình thành từ một hồ Ethiopia cổ đại bị tách ra. Thông qua một quá trình hoạt động kiến tạo và thay đổi mô hình mưa, hồ Galla rộng lớn đã biến mất, và thay vào đó là Hồ Shala, Hồ Abijatta và Hồ Langando - ba "anh em ruột" trông không hề liên quan.

Tại sao mặt nước hồ trên thế giới lại có màu sắc đa dạng đến thế? - Ảnh 1.

Từng cùng một gốc nhưng 3 hồ nước có màu sắc hoàn toàn khác nhau. Từ trái sang phải là Shala, Abijata và Langano.

Ba "anh em" chung một gốc đã vậy, các hồ nước ở những khu vực khác nhau trên thế giới càng có nhiều sự khác biệt.

Lý do mặt nước hồ trên thế giới rất đa dạng

Vậy, làm thế nào mà những chiếc hồ trên khắp thế giới lại có những màu sắc khác nhau như vậy?

Có một số yếu tố góp phần tạo nên những mặt nước đầy màu sắc được nhìn thấy trong các loại ao, hồ trên thế giới. Khoáng chất là nguyên nhân phổ biến làm thay đổi màu nước, nhưng các hồ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi dòng chảy mặt của đất, trầm tích, tảo, và đôi khi chỉ là ảnh hưởng của thị giác.

Dòng chảy bề mặt là hiện tượng xảy ra khi lượng nước cấp cho đất vượt quá độ thấm tối đa. Nguồn nước có thể là nước mưa, nước tan từ băng đá hoặc từ các nguồn khác chảy vào đất. Nó là một phần của vòng tuần hoàn đất và là một tác nhân của xói mòn.

Theo thời gian, nước có thể khiến đá biến đổi, vỡ ra và hòa tan các khoáng chất thoát ra từ bề mặt đá ( Nước chảy đá mòn ). Các màu sắc khác nhau có thể là kết quả của các loại khoáng chất khác nhau được tìm thấy trong đá xung quanh hồ. Các dải màu từ đỏ đến xanh lục thường được tạo ra bởi sắt, magiê và canxi cacbonat giải phóng từ đá vôi.

Trong số các hồ từng thuộc Hồ Galla, Hồ Abijatta nhận được dòng chảy từ sông Bulbula, vượt qua một vùng địa chất dung nham trước khi lắng đọng trầm tích mềm trong nước của nó. Màu sắc của Hồ Langano thì được biến đổi bởi trầm tích mịn màu đỏ, tạo ra màu nâu âm u. Trong khi đó Hồ Shala có màu xanh đậm từ độ sâu rất lớn của nó, có nơi vượt quá 260 m.

Tuy nhiên, sự đa dạng được nhìn thấy ở 3 hồ trên là loại màu sắc "hiền lành" hơn những dải màu cầu vồng được phát hiện trên những hồ khác bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và tảo.

Tại sao mặt nước hồ trên thế giới lại có màu sắc đa dạng đến thế? - Ảnh 3.

Hồ Grand Prismatic Spring với mặt nước rực rỡ.

Hồ nước nóng Grand Prismatic Spring ở Công viên Quốc gia Yellowstone được cho là một trong những địa điểm có mặt nước nổi tiếng và đẹp nhất. Hiệu ứng nhiều lớp đầy màu sắc nhìn thấy ở các vòng ngoài của hồ nước nóng là do vi khuẩn ưa nhiệt tạo ra, trong khi vùng trung tâm màu xanh lam đậm của nó hoàn toàn là kết quả của cách chúng ta cảm nhận các bước sóng ánh sáng xanh lam.

Tuy nhiên, việc dựa vào các sinh vật sống để duy trì màu nước sinh động có thể tạo ra sự thất thường. Hồ Retba ở Senegal có màu hồng do một loại beta carotene được tạo ra bởi tảo sống trong vùng nước của nó. Các sinh vật tạo ra sắc tố này như một hình thức bảo vệ khỏi điều kiện mặn khắc nghiệt của hồ. Nhưng trong mùa mưa, nước bị pha loãng và không còn được coi là khắc nghiệt nữa, và tảo ngừng tạo ra sắc tố đỏ rực rỡ nên màu của hồ cũng thay đổi theo.

Tại sao mặt nước hồ trên thế giới lại có màu sắc đa dạng đến thế? - Ảnh 4.

Hồ Retba ở Senegal.

Không chỉ Senegal mà Úc cũng nổi tiếng có nhiều hồ màu hồng, tương tự như Mexico, Ấn Độ. Chủ yếu được tìm thấy ở Tây và Nam Úc, chúng cũng được gây ra bởi vi khuẩn và tảo phát triển mạnh trong các vùng nước siêu mặn, là những biểu tượng của Úc.

Các sắc tố đỏ Carotenoid do vi khuẩn Halobacteria và tảo có tên là Dunaliella salina tiết ra mang lại màu sắc cho chúng. Trong khi hầu hết các hồ màu hồng của Úc phụ thuộc theo mùa, thì Hồ Hillier ở Tây Úc vẫn có màu hồng quanh năm.

Mặc dù những hồ nước rạng rỡ này trông có vẻ hấp dẫn, nhưng trong một số trường hợp, tốt nhất là bạn nên chiêm ngưỡng chúng từ xa. Hồ Natron ở Tanzania là hồ nước ăn da nhiều nhất trên thế giới và có độ pH gần bằng 12 vô cùng nguy hiểm.

Mặc dù có màu đỏ trông đáng sợ nhưng không phải là điều kiện gây ra ăn da, thay vào đó là sự hiện diện của một vi sinh vật ưa muối, được gọi là Spirulina vốn có các sắc tố đỏ, hồng và cam.

Các điều kiện thay đổi bất thường và luôn thay đổi của bề mặt Trái đất đã dẫn đến sự hình thành hoàn toàn độc đáo của các hồ trên khắp thế giới và khi biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, sự xuất hiện của những khối nước lớn và mang tính biểu tượng này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nguồn: IFL Science

>

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn