Đứng trước những thách thức khó khăn bởi nhiều lý do khách quan trong 2 năm vừa qua, Intel - doanh nghiệp hàng đầu về các sản phẩm và phần mềm công nghệ đã làm gì để vực dậy làng game Việt Nam?
Vì sao giai đoạn 2020-2021 được coi là "năm hạn" của làng game Việt Nam?
Tuyển thủ Thể thao điện tử là một trong những đối tượng chịu tác động nặng nề trong giai đoạn 2020-2021 vì lý do khách quan. Nhóm đối tượng này kiếm thu nhập chủ yếu dựa trên các giải đấu và thành tích cá nhân. Tuy nhiên vì yếu tố sức khỏe cộng đồng, hàng loại các cuộc thi Thể thao điện tử trong nước và quốc tế như League of Legends, Overwatch League, giải đấu CS:GO IEM Katowice 2020… đều buộc phải hủy bỏ hoặc chuyển sang hình thức không cho khán giả tham dự.
Tuyển thủ Trần hồng Phúc (Meomaika), người đã mang về tấm huy chương đầu tiên cho Thể thao điện tử Việt Nam tại SEA Games 30, chia sẻ về những khó khăn mình gặp phải trong mùa dịch. Đầu năm 2020, anh dự định sẽ đánh giải tại Úc và Mỹ, tuy nhiên do bị chậm visa và nhiều lý do khách quan nên cả hai đều không thành. Không còn nhiều sân chơi để tập luyện, thi đấu, nguồn thu từ các giải đấu, nguồn tài trợ và lương công ty giảm sút. Bản thân anh đã phải tìm các nguồn thu nhập khác ngoài Thể thao điện tử để duy trì cuộc sống.
Hành trình vực dậy của làng game Việt Nam năm 2022
Thấu hiểu những khó khăn của Thể thao điện tử Việt Nam đã phải trải qua sau giai đoạn 2020-2021, Intel và các đối tác công nghệ đã chính thức khởi động mùa giải Đấu Trường Máy Tính 2022, khiến thị trường Thể thao điện tử trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Cung cấp sân chơi công bằng, chuyên nghiệp cho các tuyển thủ Thể thao điện tử
Tổ chức bởi Intel cùng với sự hợp tác từ các hãng công nghệ nổi tiếng toàn cầu như AOC, ASUS, ASRock, Edra, Gigabyte, Kingston, HP, ViewSonic, Western Digital, Đấu Trường Máy Tính 2022 hứa hẹn là cuộc đua có sự "bảo trợ" từ các ông lớn. Diễn ra tại gần 30 phòng máy cao cấp chuyên nghiệp, trải dài từ Bắc đến Nam, Đấu Trường Máy Tính 2022 tạo cơ hội cho người chơi khắp mọi miền có thể đăng ký tham gia dự thi. Đặc biệt hơn cả, để đảm bảo chất lượng thi đấu, mùa giải năm nay giới hạn độ tuổi đối tượng tham gia (trên 18 tuổi) và giới hạn sự góp mặt của các tuyển thủ chuyên nghiệp, tạo cơ hội tỏa sáng cho các ngôi sao mới của làng Thể thao điện tử.
Không những thế, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng với nhiều phần quà đến từ nhà tài trợ, Đấu Trường Máy Tính 2022 cũng là cơ hội để các tuyển thủ nâng cao thu nhập, giải quyết vấn đề tài chính.
Hỗ trợ Truyền thông cho các phòng máy cao cấp tham gia
Bên cạnh việc đầu tư cho giải đấu, Intel cũng tạo điều kiện và hỗ trợ hết mình cho các phòng máy cao cấp (Cyber Gaming) tham gia mùa giải. Đây đều là những địa chỉ quen thuộc như Vikings, GameHome, GamingX, Star Gaming, Black Kingdom, Amazing Arena, Net269, X-Stadium, Spartacus Gaming hay Pegasus Gaming Arena. Tham gia mùa giải lần này, 27 phòng máy cao cấp có cơ hội được thể hiện sự chuyên nghiệp, quy mô hoành tráng cùng dàn thiết bị hiện đại của mình tới không chỉ người tham gia mà cả những người theo dõi diễn biến từng trận đấu.
Sau 2 năm đóng băng các hoạt động do nguyên nhân khách quan, làng game Việt Nam đều đang mong chờ sự trở lại của những giải đấu chuyên nghiệp với nhiều giá trị. Đấu Trường Máy Tính 2022 hứa hẹn sẽ là một trong những sân chơi kịch tích nhất trong năm, tạo điều kiện cho game thủ được cọ xát, đánh bóng tên tuổi. Đây cũng là dịp giúp quảng bá thương hiệu cho các phòng máy cao cấp sau một mùa "kinh tế buồn". Hi vọng rằng các tuyển thủ sẽ có một mùa giải thi đấu hết mình, tạo tiếng vang cho bản thân và cả làng game nói chung.
Chi tiết về lịch thi đấu, người chơi có thể theo dõi trên kênh thông tin Đấu Trường Máy Tính tại đây.