Nếu như lúc ấy Tào Tháo còn một chút sức lực thì có lẽ số phận của Tư Mã Ý và cả Tào Phi.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo được xem là một nhân vật kiệt xuất vào thời kỳ loạn lạc cuối thời Đông Hán. Tào Tháo đã dùng cách riêng của mình để trở thành thế lực lớn nhất trong chân vạc Tam Quốc. hơn nữa, Tào Tháo chưa bao giờ vượt qua ranh giới để trở thành hoàng đế trong cả đời mình, đó cũng là điều khiến cho Tào Tháo càng ngày càng có cách nhìn nhận khác trong lịch sử.
Tài năng và thao lược của Tào Tháo thể hiện có thể nói là vô song, đặc biệt là ở cách biết nhìn người và tầm nhìn xa trông rộng của Tào Tháo. Trong số các quân sư của mình, Tư Mã Ý có lẽ là một trong số những nhân vật khiến cho Tào Tháo vừa yêu và vừa ghét. Có thể nói, Tào Tháo đã rất đắn đo không biết có nên ra tay với Tư Mã Ý hay không. Dù tất cả đều biết cái kết nhưng có một chi tiết ít người để ý đó là hành động trước khi qua đời của Tào Tháo đã thay đổi số phận của Tư Mã Ý.
Chúng ta đều biết trong chương thứ bảy mươi tám của Tam Quốc Diễn Nghĩa, trước khi chết, Tào Tháo đã sắp xếp ba việc. Một trong số đó là lệnh cho con cháu lập bảy mươi hai ngôi mộ bí ẩn. “Khuyên xong, Tào Tháo thở dài, nước mắt rơi như mưa, phút chốc kiệt sức mà chết. Tào Tháo sáu mươi hai tuổi, đó là năm Kiến An thứ hai mươi lăm, tháng đầu tiên của mùa xuân”.
Nhưng trên thực tế, khi Tào Tháo hấp hối, một điều kỳ lạ khó tin đã xảy ra. Khi vừa sắp xếp xong sự việc phía sau, thật ra Tào Tháo vẫn còn canh cánh một nỗi lo, Tào Phi lúc này cũng phát hiện ánh mắt của phụ vương đang nhìn chằm chằm vào ly rượu trên bàn. Tào Phi đưa tới nhưng Tào Tháo chỉ nhúng tay vào rượu và sau đó nhìn chằm chằm vào ngón tay của mình. Không lâu sau, Tào Tháo đột nhiên búng rượu nơi nóng tay trong ánh mắt nghi ngờ của mọi người. Tháo đột ngột qua đời như vậy.
Vậy tại sao lúc đó Tào Tháo lại ra tay như vậy? Từ bao đời nay, nhiều người đã tranh luận về vấn đề này. Như đã nói trước đó, Tào Tháo không một phút mất cảnh giác với Tư Mã Ý. Ông hiểu nguyên tắc “nuôi hổ trong nhà” nhưng cũng hiểu được cách dùng người của mình. Theo Sohu, nếu suy nghĩ kỹ về những hành động của Tào Tháo, có thể thấy rằng Tháo đã đưa quyết định cuối cùng trên giường bệnh của mình, với Tư Mã Ý. Chỉ tiếc là không ai ở thời điểm đó hiểu được suy nghĩ của Tào Tháo.
Không ngoa khi nói rằng Tào Tháo có tài mưu lược bẩm sinh nên có thể trấn áp được tham vọng lang sói của Tư Mã Ý. Nhưng Tư Mã Ý là một trong những người tài giỏi nhất triều đình Tào Ngụy lúc bấy giờ. Vì vậy, trong khoảng thời gian nằm liệt giường, Tháo đã suy nghĩ xem có nên giải trừ mối nguy tiềm ẩn này cho nhà họ Tào hay không. Nhưng sự bất lực trước sức mạnh của Gia Cát Lượng khiến cho Tào Tháo xua tan ý định này này không biết bao nhiêu lần, ít nhất là nếu không còn Tư Mã Ý nữa, không một người có thể chống lại Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối đời, Tào Tháo hiểu rằng so với cái hại của Gia Cát Lượng thì Tư Mã Ý nguy hiểm hơn nhiều so với số mệnh của gia tộc họ Tào sau này. Và trong giây phút cuối đời, theo Sohu thì Tào Tháo đã hạ quyết tâm kết liễu Tư Mã Ý nhưng chỉ tiếc rằng thời điểm đó sức cùng lực kiệt, không thể giao phó việc cuối cùng này cho Tào Phi.
Còn Tư Mã Ý cũng không phải người thường, hắn ở bên cạnh theo dõi mọi hành tung của Tào Tháo, cuối cùng dấu vết tàn độc lóe lên trong mắt Tào Tháo tự nhiên không thoát khỏi tầm mắt của hắn, Ý sợ đến toát mồ hôi hột. Tư Mã Ý may mắn thoát chết đương nhiên rất may mắn nhưng Tào Phi thì cũng không thể hiểu được hành động của phụ vương dẫn đến số phận trái ngược sau này của gia tộc họ Tào và dòng họ Tư Mã.