Trong Tây Du Ký, ý nghĩa của câu thần chú mà Đường Tăng đã niệm là gì?
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là người mạnh nhất trong số những đồ đệ của Đường Tăng. Vốn dĩ với thực lực của mình thì Ngộ Không dường như sẽ không gặp bất kỳ một khó khăn gì khi đến Tây Phương thỉnh chân kinh. Nhưng tiếc thay, lại xuất hiện một Đường Tăng “yếu đuối” và bất lực.
Thế nhưng chính Đường Tăng lại là người nắm trong tay khẩu quyết để kiềm chế được Ngộ Không để lấn át đi bản tính của “con khỉ ngỗ ngược” này. Ngộ Không không sợ trời, chẳng sợ đất, chỉ sợ duy nhất niệm chú kim cô. Ngộ Không đã không ít lần bị Đường Tăng niệm chú, thậm chí có lần ngất đi vì đau đớn.
Theo miêu tả trong tiểu thuyết, Tôn Ngộ Không ban đầu rát lợi hại, sức mạnh của y sánh ngan với Nhị Lang Thần – người có sức mạnh bậc nhất trong Phong Thần Diễn Nghĩa. Bởi vậy, có thể nói trong Tam Giới, khả năng của Ngộ Không không phải dạng vừa, thậm chí có thể liệt vào dạng “hàng đầu”.
Tuy vậy thì dù Ngộ Không có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi câu niệm chú của Đường Tăng. Đây là một trong số những chiếc vòng mà Phật Tổ Như Lai ban cho Quan Âm Bồ Tát. Để có thể kiềm chế được Ngộ Không, Quan Âm Bồ Tát đã truyền lại câu thần chú cho Đường Tăng. Vậy câu thần chú này lợi hại như thế nào mà có thể lấn át được “tâm ma” của “con khỉ ngỗ ngược” này?
Trên thực tế, câu thần chú này khá thú vị bởi nó được gọi là câu thần chú của sự bình yên trong tâm trí. Đường Tăng chỉ niệm có 6 chữ: "唵(weng,嘛(mā,呢(nī,叭(bēi,咪(mēi,吽( hōng)" tạm dịch: Om (ong), Ma (mā), Ni (nī), Pa (bēi), Mi (mēi) và Hung (hōng). Đây là những từ có nguồn gốc tiếng Phạn.
“Theo Wikipedia: Om Mani Padme Hūm là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm hay chân linh trong hoa sen. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng.”
Rõ ràng, trong quá trình từ một con khỉ hoang trở thành một vị Phật, nhất định phải có một cuộc đấu tranh để từ từ xóa bỏ đi tâm ma của Ngộ Không. Vì vậy, Phật Tổ Như Lai đã ban câu thần chú này và yêu cầu Đường Tăng niệm chú khi Tôn Ngộ Không mắc lỗi. Phép thuật này không phải là sức mạnh siêu phàm mà là khống chế tâm trí của Ngộ Không, chỉ cần tâm trí của Ngộ Không được kiềm chế, hắn sẽ tiếp tục thuần hóa được bản tính hoang dã của mình và cuối cùng đã trở thành Đấu Chiến Thắng Phật.