Đó là 4 nhà xuất bản Shueisha Inc, KADOKAWA, KODANSHA, SHOGAKUKAN kiện nền tảng CLOUDFLARE.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2022, Shueisha Inc., cùng với KADOKAWA, KODANSHA và SHOGAKUKAN, đã đệ đơn kiện Cloudflare Inc. (trụ sở chính: San Francisco, California, Hoa Kỳ) tại Tòa án Quận Tokyo, yêu cầu lệnh chống lại việc truyền tải công khai và sao chép nội dung vi phạm bản quyền cũng như bồi thường thiệt hại. Số tiền bồi thường được yêu cầu dựa trên một tác phẩm bị vi phạm của mỗi nhà xuất bản, tổng cộng là 4 triệu đô la cho 4 tác phẩm như một phần của yêu cầu bồi thường.
Nguyên đơn 4 nhà xuất bản cùng cố vấn pháp lý của họ đã nhiều lần liên lạc với CloudFlare về 9 trang web vi phạm bản quyền với đề nghị:
- Ngừng các hoạt động truyền tải công khai thông qua máy chủ của CloudFlare;
- Ngừng lưu trữ bộ nhớ đệm của các máy chủ CloudFlare tại Nhật Bản; và
- Huỷ bỏ hợp đồng với các nhà điều hành web có hành vi vi phạm bản quyền bất hợp pháp.
Mặc dù CloudFlare đã phản hồi rằng họ đã thực hiện các biện pháp cần thiết lên 9 trang web được đề cập nhưng lại từ chối đưa ra các trả lời cụ thể về biện pháp mà họ đã thực hiện. Trên hết, hành động của công ty dường như không hề hiệu quả khi mà các trang web trên vẫn tiếp tục hoạt động như cũ.
Ngoài ra, các chuyên viên kỹ thuật của nguyên đơn chỉ ra rằng khả năng cao là những nhà điều hành trang web vi phạm bản quyền nêu trên vẫn sử dụng dịch vụ của CloudFlare, cũng như bộ nhớ đệm tiếp tục được dùng.
Vì những biểu hiện trên, 4 nhà xuất bản lớn của Nhật bản đã cùng nhau đệ đơn kiện công ty CloudFlare, yêu cầu cấm truyền tải và sao chép nội dung vi phạm bản quyền cùng yêu cầu bồi thường thiệt hại.
CLOUDFLARE là một trong những nhà cung cấp mạng phân phối nội dung (content delivery network, viết tắt: CDN) lớn nhất thế giới, đã và đang cung cấp dịch vụ của mình cho 9/10 trang web vi phạm bản quyền hàng đầu về lưu lượng truy cập tính đến tháng 12 năm ngoái.
Về CDN: Các nhà cung cấp CDN thiết lập nhiều máy chủ dung lượng cao ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và tạm thời sao chép (cache) nội dung của trang ký hợp đồng (trang gốc) lên những máy chủ này để phân phối các điểm truy cập từ phía người dùng, qua đó đảm bảo tốc độ truyền thông của các trang bằng cách cung cấp dữ diệu từ máy chủ gần nhất đến với người dùng. Đây là dịch vụ cần thiết để người dùng có một môi trường dùng internet thoải mái. Đa số các nhà cung cấp dịch vụ CDN thường có những biện pháp khác nhau để xác nhận chính xác danh tính của nhà điều hành web khi ký hợp đồng và đảm bảo rằng trang web đó sẽ không phân phối các nội dung bất hợp pháp.
Tuy nhiên, dịch vụ CDN của CLOUDFLARE không giới hạn thời gian sử dụng dịch vụ miễn phí và vẫn ký hợp đồng khi đối phương không cần cung cấp đủ nhận dạng. Do đó, các nhà điều hành trang web vẫn có thể sử dụng dịch vụ một cách tối ưu mà vẫn giữ được bí mật về nguồn gốc máy chủ cũng như địa chỉ IP của họ.
Các máy chủ gốc và cơ sở hạ tầng truyền thông khác được sử dụng bởi các trang web lậu không có khả năng xử lý hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng chứ chưa kể đến góc độ chi phí vận hành. Do đó, nếu dịch vụ CDN của CLOUDFLARE bị ngừng thì nhiều trang web vi phạm bản quyền sẽ không thể hoặc rất khó để duy trì hoạt động. Tóm lại, dịch vụ của CloudFlare đã trở thành không thể thiếu đối với hoạt động của nhiều trang web lậu.
Thông qua vụ kiện này, 4 nguyên đơn đặt câu hỏi rằng hành động bất hợp tác của CloudFlare trong vài năm qua trước lời đề cùng nhau chống vi phạm bản quyền liệu có phù hợp với một công ty có trách nhiệm đối với dịch vụ viễn thông hay không.
Cuối biên bản, NXB Shueisha nhấn mạnh lần nữa rằng họ sẽ nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm bản quyền, cả về mặt hình sự lẫn dân sự; mong muốn độc giả cũng như các bên liên quan thông cảm và cùng hợp tác.