Dù có lên án dữ dội thì những “scandal girl” vẫn có thể làm giàu dựa trên sự phê phán của CĐM.
Hẳn người dùng mạng xã hội vẫn chưa thể quên được những scandal được xem là chấn động trong năm 2021. Một trong số đó, không thể bỏ qua câu chuyện ba TikToker khá nổi tiếng trên mạng xã hội thực hiện clip với nội dung có thể nói là suy đồi về đạo đức. Cộng đồng mạng lên án, phẫn nộ và cho rằng cần phải có những chế tài xử lý mạnh tay với các video gây nguy hiểm tới khán giả nhỏ tuổi.
Người trong cuộc thì khóc lóc, giải thích nhưng rồi tất cả cũng chìm vào dĩ vãng. Gần như ngay sau đó, các TikToker này quay trở lại với cuộc sống thường nhật, vẫn ra những clip khiến cho cư dân mạng ngán ngẩm và scandal vẫn được tạo ra như thường lệ. Bởi lẽ, càng nhiều scandal thì cộng đồng mạng lại càng chú ý và “thương hiệu” của các “scandal girl” này càng nổi tiếng.
Bên cạnh sự nổi tiếng về lượng người theo dõi, lượng view và sự “nhắc nhở” của cư dân mạng thì đương nhiên các “scandal girl” sẽ được các nhãn hàng chú ý tới. Bất chấp những drama và scandal vẫn diễn ra liên tục khiến cho nhiều người dùng mạng xã hội cảm thấy khó chịu, song điều đó không hẳn là yếu tố quá quan trọng đối với những người làm marketing của một nhãn hàng nào đó, đặc biệt liên quan tới giới trẻ và game.
Bởi lẽ, sức hút của nhân vật mới là điều quan trọng mà thứ này thì các “scandal girl” này… có thừa. Họ đóng quảng cáo, các nhãn hàng thì tiếp tục… chạy quảng cáo cho những TVC này để tiếp cận được tối đa người xem và tăng thêm lượt truy cập, click vào link tải. Với người dùng mạng xã hội thì khi nhìn thấy những gương mặt thân quen kể trên thì hành động click vào để thỏa mãn trí tò mò cũng là điều không có gì quá khó hiểu.
Từ đó, nhãn hàng thì thỏa mãn được về lượng truy cập, lượt tải còn những scandal girl thì thỏa mãn vì có thêm phần thu nhập không hề nhỏ tới từ việc trở thành gương mặt đại diện cho các nhãn hàng này. Chỉ có người dùng MXH là dễ dàng bị lợi dụng để cho các nhãn hàng game hay các “scandal girl” trở nên ngày một nổi tiếng và giàu có hơn mà thôi.