Cái tên tục tĩu vô tình của ngôi làng đã gây ra rất nhiều sự chú ý không mong muốn đối người dân tại đây, tuy nhiên hiện tại, nó đã có một cái tên mới.
Ngôn ngữ là một "công cụ" có thể tiến hóa, vì các từ và ý nghĩa của chúng sẽ thay đổi theo thời gian. Điều này đã gây ra một số sự hiểu nhầm cho một ngôi làng nhỏ ở Áo, nơi gần đây đã thông báo rằng họ đã bỏ cái tên truyền thống từ "F**king" thành "Fugging".
Theo Guardian , ngôi làng nhỏ này nằm cách thủ đô Vienna 215 km, những cư dân tại đây đã quyết định lấy tên mới sau nhiều năm bị chế giễu vì cái tên cũ. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp hội đồng thành phố vào cuối tháng 11 năm 2020, theo đó ngôi làng sẽ được gọi là "Fugging" bắt đầu từ tháng 1 năm 2021.
Ngôi làng F**king của Áo sẽ được gọi là Fugging bắt đầu vào tháng 1 năm 2021. Điểm nổi bật của làng F**king là biển báo giao thông với tên trên đó, khách du lich thường dừng lại để chụp ảnh. Biển báo này thường hay bị ăn cắp đến nổi người ta đã lập những quy công cộng để thay thế các biển báo bị đánh cắp. Kể từ đó, người người đổ xô về thăm ngôi làng đặc biệt này. Và người Anh có vẻ thích thú với F**king hơn cả.
"Tôi có thể xác nhận rằng ngôi làng đang được đổi tên", Andrea Holzner, thị trưởng của Tarsdorf, thành phố nơi ngôi làng tọa lạc, cho biết. "Tôi thực sự không muốn nói thêm bất cứ điều gì - chúng tôi đã có đủ sự 'chọc ngoáy' của giới truyền thông về điều này trong quá khứ".
Thật vậy, sự chú ý không mong muốn mà ngôi làng nhận được do tên gọi khác biệt của nó là điều đã mang lại sự thay đổi này, theo hãng tin Die Presse của Áo - Fuckingers là tên mà người dân địa phương trước đây đặt cho ngôi làng.
Mang cái tên kỳ dị, F**king trở nên hút khách. Augustina Lindlbauer, quản lý một nhà khách trong làng, cho biết nơi đây có hồ, rừng cây và khung cảnh tuyệt đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Nhưng khách du lich thường nhắc đến ý nghĩa của F**king hơn là thăm thú phong cảnh của ngôi làng. Ngoài ra, ngôi làng còn gặp một rắc rối khác. Đó là việc biển hiệu liên tục bị đánh cắp để làm quà lưu niệm, và sau mỗi lần như thế, chính quyền lại phải bỏ ra 300 euro để làm biển mới.
Thế nhưng tại sao ngôi làng này lại có cái tên như vậy? Theo một số truyền thuyết địa phương, ngôi làng được thành lập như một khu định cư bởi một nhà quý tộc Bavaria tên là Focko vào thế kỷ thứ 6, do đó nơi đây được đặt theo tên của ông, nhưng được đọc lệch đi một chút là "F**king" - có nghĩa là nơi sống của dòng họ Focko theo tiếng địa phương, cái tên này cũng từng xuất hiện trong một bản đồ từ năm 1825 của địa phương.
Tuy nhiên, theo một số ghi chép thì sự có mặt của ngôi làng này được ghi nhận lần đầu tiên với tên gọi là Vucchingen vào năm 1070, trên văn bản lưu trữ và các tài liệu khác cho thấy tên gọi của ngôi làng đã nhiều lần thay đổi như Fukching (năm 1303), Fugkhing (năm 1532), và từ thế kỷ XVIII đến trước khi có cái tên mới như hiện nay thì nó là F**king.
Đến năm 2011 khi tiểu thuyết gia người Áo Kurt Palm xuất bản cuốn sách Bad F**king sử dụng thị trấn tương đối ít người biết đến này làm bối cảnh và cuốn tiểu thuyết sau đó đã được chuyển thể thành phim truyện cùng tên hai năm sau đó, thì ngôi làng này đã được rất nhiều người chú ý và đọc tên ngôi làng này và hiểu nó là "F**king" theo tiếng Anh.
Đồng thời, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội cũng mang đến cho dân làng không ít sự chú ý không mong muốn.
Vì cách phát âm của ngôi làng đồng nghĩa với một từ "bậy" trong tiếng Anh, ngôi làng có từ thế kỷ 11 này từng gây bối rối, khó chịu cho nhiều du khách. Sự bối rối này được bắt đầu từ sau thế chiến thứ hai, khi lính Anh và Mỹ thường xuyên đến đây. Tuy nhiên, trên thực tế, tên của làng không mang nghĩa nhạy cảm. Trong tiếng Đức cổ, nó mang nghĩa là "Ngôi làng của những người Fock"
Ngôi làng trở nên nổi tiếng đến mức đã có những trường hợp có những du khách đã quay phim, ghi lại các cảnh giường chiếu ngay cạnh các biển hiệu vào kỳ nghỉ mùa hè. Những hành động này diễn ra nhiều đến mức vào tháng 7/2009, dân làng thông báo đã lắp đặt camera để ngăn chặn hành động trên.
Theo bản đồ "những địa danh thô thiển nhất trên thế giới", làng F**king có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Bản đồ do công ty lập bản đồ Strumpshaw của Anh, Tincleton & Giggleswick tạo ra, hiển thị 280 thị trấn, làng mạc, đường xá và thậm chí cả hồ mang những cái tên được coi là thô lỗ nhất trong thế giới nói tiếng Anh.
Ở Úc, một số địa danh có thể khiến người đọc cười khúc khích bao gồm Pisspot Creek, Lovely Bottom và Shaggery Gully. Hoa Kỳ cũng không thiếu những cái tên với những địa điểm có thật như New Erection, Horneytown và Hồ Titsworth.
Một hướng dẫn viên du lịch địa phương vui vẻ cho biết, người Đức muốn tới tham quan nhà của Mozart ở Salzburg, người Mỹ muốn xem nơi bộ phim Sound of Music được quay (nằm ở Đức, gần biên giới Áo). Người Nhật muốn tới thăm nơi sinh của Hitler ở Braunau. Nhưng người Anh, tất cả những gì họ muốn là ghé thăm ngôi làng này. Đó là lý do ngôi làng luôn là một địa điểm đặc biệt nổi tiếng với du khách đến từ Anh.