Những tựa game flop đáng quên nhất trong lịch sử.
Làm game cũng như một canh bạc, khi bạn gần như chẳng thể biết trước được liệu tựa game của mình có trở nên thành công hay không. Ngay cả những cái tên đình đám, nổi tiếng như Ubisoft, Valve cũng đã từng chẳng ít lần phải nhận trái đắng với những thất bại nhớ đời. Thế nhưng, ít ra thì sau các thất bại, các studio cũng sẽ có cho mình những bài học đáng giá. Tuy vậy, đôi khi, có những tựa game còn flop, thất bại nặng nề tới mức khiến cho các NPH phải phá sản như các cái tên dưới đây.
Kingdoms of Amalur: Reckoning (38 Studios)
MMO giả tưởng Kingdoms of Amalur: Reckoning là trò chơi đầu tiên, và cũng là cuối cùng của 38 Studio xấu số. Trong quá trình phát triển, studio này đã tìm được tài trợ thông qua một khoản đầu tư từ bang Rhode Island. Thế nhưng trong khi trò chơi đang gây được tiếng vang và có doanh số bán hàng tốt thì tình hình kinh tế lại rất bất ổn khi số tiền kiếm được không đủ để trang trải cho chi phí.
38 Studio thông báo phá sản ít lâu sau đó và sa thải toàn bộ nhân viên ngay khi trò chơi vừa phát hành không lâu. Như thể chưa đủ lộn xộn, một cuộc điều tra còn diễn ra sau đó và những cáo buộc gian lận. Để rồi khi mọi thứ trở thành một mớ bòng bong, chẳng mấy ai quan tâm tới Kingdoms of Amalur: Reckoning nữa.
Vampire: The Masquerade - Bloodlines (Troika Games)
Sai lầm của Vampire: The Masquerade - Bloodlines là phát hành khi chưa được hoàn thiện dẫu cho tham vọng của nhà phát triển Troika Games là cực kỳ tham vọng. Tệ hơn nữa, vì thiếu kinh phí nên studio này còn buộc phải cắt giảm nhân viên, dẫn tới việc không còn đủ người để khắc phục các vấn đề hiệu hữu của trò chơi. Chưa kể, để tăng thêm tính cạnh tranh, Vampire: The Masquerade còn tự tin tới mức chọn thời điểm ra mắt cùng ngày với Half Life 2. Và đây rõ ràng là một quyết định sai lầm.
Sau thất bại nặng nề của Bloodlines, Troika Games không thể đảm bảo nguồn vốn cho bất kỳ dự án nào tiếp theo. Dẫu cho tựa game này sau đó được đánh giá rất cao về mô típ, thế nhưng, sau cùng, tất cả lại trở về con số 0 tròn trĩnh.
Epic Mickey 2 (Junction Point Studios)
Thương hiệu Epic Mickey thú vị ở chỗ nó khắc họa một thế giới đen tối hơn hẳn vũ trụ Disney mà nhiều người vốn tưởng tượng ra. Ở phiên bản đầu tiên, Epic Mickey thu hút một lượng lớn người mua. Thế nhưng, sự quan tâm dường như đã biến mất hoàn toàn ở phần 2, khi chẳng những không thể tái hiện lại những gì hay của phần một, nó còn bị đánh giá là thảm hại, tồi tệ.
Trước tình hình kinh doanh kém hiệu quả của Epic Mickey 2 , Disney được cho là đã cho nhân viên của nhà phát triển Junction Point nghỉ việc hai tháng. Ngay sau đó, đã có thông tin xác nhận rằng Disney đã quyết định đóng cửa hoàn toàn Junction Point Studios .